Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm hai đứa trẻ để hiểu thêm về tài năng truyện ngắn Thạch Lam
Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học mang tính nghệ thuật nên càng đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo những cách thức để giúp học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất, giúp học sinh cảm nhận một cách thuyết phục nhất vẻ đẹp của từng tác phẩm.
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông (THPT) nói chung và chương trình Ngữ văn lớp 11 nói riêng, số lượng các tác phẩm văn xuôi tự sự (chủ yếu là tác phẩm truyện) chiếm một số lượng đáng kể. Đó đều là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho mỗi chủ đề trong hiện thực đời sống được phản ánh vào trong văn học qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của nó. Trong mỗi tác phẩm truyện thì việc xây dựng nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhân vật là nơi để các tác giả thể hiện sự chiếm lĩnh, khám phá cuộc sống và con người, qua đó bộc lộ tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời. Có thể nói, xây dựng nhân vật chính là một yếu tố then chốt của nghệ thuật truyện ngắn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHƯ THANH II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ ĐỂ HIỂU THÊM VỀ TÀI NĂNG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM Người thực hiện: Nguyễn Văn Hải Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1 Cơ sở lí luận của SKKN 2 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3 2.3 Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Thống kê và phân loại nghệ thuật xây dựng nhân vật 5 2.3.2 Phân tích nhân vật theo nghệ thuật xây dựng 9 2.3.2.1 Phân tích nhân vật theo ngôn ngữ miêu tả nội tâm: chị Liên 9 2.3.2.2 Phân tích nhân vật theo ngôn ngữ đối thoại: bé An 11 2.3.2.3 Phân tích nhân vật theo ngôn ngữ giới thiệu: chị Tý, cụ Thi, bác Siêu, bác Xẩm 14 2.3.2.4 Tiểu kết: nhận xét, đánh giá về NTXDNV trong tác phẩm 15 2.3.3 Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng, mở rộng 15 2.3.4 Hiệu quả của SKKN 16 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17 3.1 Kết luận 17 3.2 Kiến nghị 18 Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục SKKN đã xếp loại 19 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học mang tính nghệ thuật nên càng đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo những cách thức để giúp học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất, giúp học sinh cảm nhận một cách thuyết phục nhất vẻ đẹp của từng tác phẩm. Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông (THPT) nói chung và chương trình Ngữ văn lớp 11 nói riêng, số lượng các tác phẩm văn xuôi tự sự (chủ yếu là tác phẩm truyện) chiếm một số lượng đáng kể. Đó đều là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho mỗi chủ đề trong hiện thực đời sống được phản ánh vào trong văn học qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của nó. Trong mỗi tác phẩm truyện thì việc xây dựng nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhân vật là nơi để các tác giả thể hiện sự chiếm lĩnh, khám phá cuộc sống và con người, qua đó bộc lộ tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời. Có thể nói, xây dựng nhân vật chính là một yếu tố then chốt của nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Tài năng truyện ngắn Thạch Lam có lẽ là điều không cần phải bàn cãi trong lịch sử văn học cũng như trong thực tiễn giảng dạy. Thế nhưng, nói đến tài năng truyện ngắn Thạch Lam, phần lớn những công trình nghiên cứu cũng như tài liệu dạy học phần lớn chưa chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có lẽ bởi mặc định truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi tác phẩm như một bài thơ trữ tình đượm buồn nên trong khi ai cũng ca ngợi thì hầu như chúng ta đã bỏ quên đi một phương diện quan trọng của truyện ngắn Thạch Lam: nghệ thuật xây dựng nhân vật mà thực tiễn sẽ chứng minh là thiếu sót. Với những lí do cơ bản trên cùng với những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và với mong muốn sẽ giúp học sinh cảm nhận một cách sâu sắc, thuyết phục hơn về tài năng truyện ngắn Thạch Lam, tôi đã xây dựng đề tài: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ để hiểu thêm về tài năng truyện ngắn Thạch Lam. Đây là đề tài được khái quát từ thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu của bản thân tôi và đã bước đầu chứng minh được tính thuyết phục 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là từ việc hướng dẫn học sinh phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật với những thủ pháp khác nhau phù hợp với từng đối tượng khác nhau sẽ chứng minh, làm rõ sức hấp dẫn của tác phẩm Hai đứa trẻ nói riêng, tài năng truyện ngắn Thạch Lam nói chung. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, có so sánh với một số nhân vật văn học khác. Phạm vi nghiên cứu không phải là tất cả các phương diện, các khía cạnh, các chi tiết nghệ thuật mà chúng tôi tập trung phân tích nghệ thuật xây dựng các nhân vật với các thủ pháp khác nhau trong tác phẩm như chị Liên, bé An, chị Tý, cụ Thi, bác Siêu, bác Xẩm 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp thống kê – phân loại; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp so sánh - liên tưởng; phương pháp vấn đáp - gợi mở; phương pháp diễn giải... và một số phương pháp khác. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Nhân vật là trung tâm của tác phẩm tự sự, là con người được phản ánh trong tác phẩm qua sự nhận thức, khám phá của nhà văn. Nhân vật có thể có nhiều loại được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau, song tựu trung lại thì đó đều là những con người từ cuộc sống đi vào văn học thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Qua nhân vật, nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm cái nhìn, tình cảm, tư tưởng và thái độ đối với con người và cuộc sống. Việc xây dựng, khắc hoạ nhân vật trong tác phẩm tự sự được nhà văn thực hiện bằng nhiều thủ pháp, nhiều phương tiện như: các chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, mối quan hệ với các nhân vật khác và thế giới xung quanh cũng như đời sống nội tâm. Tuỳ vào phong cách nghệ thuật của nhà văn và loại nhân vật trong mỗi tác phẩm cụ thể sẽ có một cách thức thể hiện khác nhau. Tài năng của nhà văn chính là với mỗi nhân vật tùy theo đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, vị trí, vai trò trong tác phẩm mà có những thủ pháp xây dựng khác nhau vừa để lại ấn tượng trong bạn đọc lại vừa thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Ngay cả với những tác phẩm được gọi là truyện ngắn trữ tình như Hai đứa trẻ cũng không là ngoại lệ. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Thạch Lam được in trong tập Nắng trong vườn năm 1938. Giá trị của tác phẩm nói riêng cũng như toàn bộ sáng tác của Thạch Lam đã sớm được chỉ ra với những nhận xét chuẩn xác như văn Thạch Lam là một cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân), ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp (Vũ Ngọc Phan), sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơnhiều truyện ngắn của ông không có cốt truyện song vẫn có sức hấp dẫn riêng (Nguyễn Hoành Khung). Đọc Hai đứa trẻ, bên cạnh ấn tượng về một văn phong tinh tế mà sâu lắng, độc giả hẳn cũng không thể nào nguôi những ám ảnh day dứt về cuộc sống của những cư dân phố huyện, những nhân vật trung tâm như Liên, An cho đến chị Tý, bác Siêu, cụ Thisức ám ảnh mạnh mẽ của các mảnh đời phố huyện chính là những minh chứng rõ nhất cho tài năng của Thạch Lam. Trong một câu chuyện gần như không biến cố, với một dung lượng hạn hẹp, nhà văn vẫn có những thủ pháp phù hợp để xây dựng thành công những nhân vật không thể nào quên. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh khám phá những thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật (NTXDNV) khác nhau của nhà văn trong tác phẩm là một nội dung quan trọng trong việc chiếm lĩnh tác phẩm qua đó khẳng định tài năng nhà văn. Tuy vậy, trong hầu hết tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh cũng như trong thực tiễn giảng dạy, vấn đề này gần như chưa được lưu tâm đúng mức. Trong các cuốn sách hướng dẫn việc dạy học môn Ngữ văn giành cho giáo viên, mà cụ thể là cuốn Sách giáo viên phân môn Văn học 11(phần Văn học Việt Nam) biên soạn theo chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000 và cuốn Sách giáo viên Ngữ văn 11 (tập 1) đều có hướng dẫn về việc phân tích, đọc hiểu và cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ nói chung và nhân vật Liên nói riêng. Tuy nhiên, những hướng dẫn về việc phân tích, đọc hiểu tác phẩm và nhân vật trong các cuốn sách đó mới chủ yếu dừng lại ở sự định hướng chung về những mục tiêu cần đạt, chưa chỉ rõ những cách thức cụ thể, nhất là đối với việc phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật với những thủ pháp khác nhau. Sách tham khảo Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11(tập 1) của tác giả Nguyễn Văn Đường, đã có những gợi ý theo phương pháp dạy học mới, thậm chí là có sự phân chia các hoạt động cụ thể cho việc đọc hiểu văn bản tác phẩm và nhân vật. Tuy nhiên, việc phân tích nhân vật cũng chủ yếu thiên về diễn biến nội tâm của cô bé Liên để khẳng định tính trữ tình hướng nội của tác phẩm mà chưa chú ý đến những nhân vật khác như một biểu hiện của nghệ thuật truyện ngắn. Cuốn Làm văn 11 (chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000) có bài học “Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự” đã nêu lên những cách thức để phân tích một nhân vật văn học với các phương diện như: ngoại hình, trang phục, cử chỉ, hành động, nội tâm và mối quan hệ với thế giới xung quanh. Đó là một bài học rất thiết thực mang tính lí luận chung để định hướng tiếp cận một truyện ngắn. Song điều đáng buồn là những dẫn chứng trong bài học lại không có hình bóng của Hai đứa trẻ. Và như vậy, hầu như chưa có tài liệu nào chuyên sâu đến nghệ thuật xây dựng nhân vật như một phương diện quan trọng làm nên giá trị tác phẩm, như một biểu hiện sống động của tài năng Thạch Lam- một cây bút có biệt tài về truyện ngắn ( PGS Nguyễn Hoành Khung). Thực trạng việc dạy học của giáo viên, học sinh Xuất phát từ sự định hướng của sách giáo viên và các loại tài liệu tham khảo nên đa phần giáo viên thường dạy học Hai đứa trẻ nói chung theo những quy chuẩn, những mẫu số chung về kiến thức, thiên nhiều về việc dạy tác phẩm chủ yếu theo bức tranh phố huyện, cảnh đợi tàu, văn phong mà ít chú ý đến nghệ thuật xây dựng các nhân vật. Cũng xuất phát từ các loại tài liệu và cách dạy truyền thống của giáo viên nên dẫn đến tình trạng học sinh tiếp nhận Hai đứa trẻ chủ yếu thiên về nội dung trữ tình đượm buồn, lòng đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé, về nghệ thuật, các em chủ yếu cảm nhận ở phương diện văn phong nhẹ nhàng tinh tế giàu chất thơ. Hầu như các em chưa thấy được tài năng truyện ngắn Thạch Lam trong phương diện xây dựng nhân vật. 2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. Thống kê, phân loại nhân vật trong Hai đứa trẻ theo nghệ thuật xây dựng Trước đây trong một số giáo trình, tài liệu tham khảo đã đề cập đến việc phân chia hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam như Phạm Phú Phong trong công trình Thi pháp học và thi pháp truyện ngắn, Phan Cự Đệ trong Truyện ngắn Việt Nam- lịch sử, thi pháp, chân dungđã đề xuất cách phân loại nhân vật theo những lát cắt đồng đại- nghĩa là phân chia theo những giai cấp, tầng lớp. Cách phân chia này có ưu điểm là rà soát khá kĩ hệ thống nhân vật, nhận diện được phong cách, tư tưởng nhà văn trong toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên, trong phạm vi một tác phẩm cụ thể như Hai đứa trẻ, cách phân chia này tỏ ra bất lực trong việc tìm ra sự liên hệ giữa các nhân vật, đặc biệt không hữu ích trong việc khám phá tác phẩm dưới góc độ nghệ thuật xây dựng. Với mục đích giúp học sinh thực sự cảm nhận được một phương diện quan trọng của tài năng truyện ngắn Thạch Lam, chúng tôi chú trọng tới việc phân chia hệ thống nhân vật theo các thủ pháp xây dựng, trong mối tương quan với ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc xây dựng, khắc hoạ nhân vật trong tác phẩm tự sự được nhà văn thực hiện bằng nhiều thủ pháp, nhiều phương tiện như: các chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, mối quan hệ với các nhân vật khác và thế giới xung quanh cũng như đời sống nội tâm. Trong đó, ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại) là một phương diện quan trọng để thể hiện tính cách, tâm hồn cũng như số phận của nhân vật. Tuỳ vào phong cách nghệ thuật của nhà văn và loại nhân vật trong mỗi tác phẩm cụ thể sẽ chi phối đến vai trò của ngôn ngữ trong việc thể hiện nhân vật trong tác phẩm. Do đặc thù của Hai đứa trẻ là một dạng truyện ngắn trữ tình- hầu như không có cốt truyện- nên các nhân vật chủ yếu được tạo dựng thông qua ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ miêu tả trực tiếp. Phân loại: Để tiến hành phân loại nhân vật một cách thuyết phục, chúng tôi đã giao nhiệm vụ khảo sát cho từng nhóm học sinh cụ thể như sau: - Nhóm 1: Xác định những đoạn đối thoại trong tác phẩm, thống kê lượt lời nhân vật - Nhóm 2: Xác định những đoạn văn miêu tả nội tâm trong tác phẩm, định dạng nhân vật - Nhóm 3: Xác định những nhân vật được khắc họa bằng ngôn ngữ miêu tả trực tiếp của tác giả. Kết quả khảo sát sơ bộ như sau: Về kết quả nhóm 1: Xác định những đoạn đối thoại trong tác phẩm, thống kê lượt lời nhân vật STT NỘI DUNG NHÂN VẬT 1 Em thắp đèn lên chị Liên nhé Hãy thong thả một lát nữa. An Liên 2 Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ Ừ, để chị bảo mẹ mua cái khác An Liên 3 Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế? Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì. Liên Chị Tý 4 Còn cô chưa dọn hàng à? Vào đóng cửa hàng thôi Chị Tý Liên 5 Có phải buổi trưa em bán cho bà Lộc Vâng. Thôi, để mai tính một thể Liên An Liên 6 A, cô bé làm gì thế? A, em Liên thảo nhỉ, hôm nay lại rót đầy cho chị đây. Cụ Thi 7 Kìa, hàng phở của bác Siêu đã ra đến kia rồi. An 8 Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm Chị Tý Bác Siêu 9 Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé. Ừ, em cứ ngủ đi. An Liên 10 Đèn ghi đã ra kia rồi Dậy đi, An, tàu đến rồi Bác Siêu Liên 11 Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ An 12 Thôi, đi ngủ đi chị. An Như vậy, qua thống kê sơ bộ chúng ta thấy trong Hai đưa trẻ có 12 lần đối thoại, trong đó có tới 4 lần mang dáng dấp của độc thoại( không có người trả lời- một của cụ Thi và ba của bé An). Số lượt lời tham gia của các nhân vật lần lượt là bé An( 7/12, trong đó có 5 lần chủ động), Liên( 8/12 trong đó chỉ có 1 lần chủ động, 7 lần là để trả lời hoặc đáp từ câu hỏi), chị Tý 3 lượt, bác Siêu 2 và cụ Thi 2. Về kết quả của nhóm 2: Xác định những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật: STT NỘI DUNG NHÂN VẬT 1 Chiều, chiều rồiLiên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đenchị thấy lòng buồn man mác Liên 2 Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâumột mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này Liên và An 3 Trời đã bắt đầu đêmAn và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân hà và con vịt theo sau ông Thần Nông An và Liên 4 Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệtLiên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon lạ Liên 5 Liên cầm tay em không đáp, chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn Liên 6 Liên vỗ vai em ngồi xuốngLiên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết Liên Như vậy, sơ bộ cho thấy trong tác phẩm có 6 đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật, trong đó chủ yếu để miêu tả tâm trạng Liên (6/6). Nhân vật An có được thể hiện 2 lần song chỉ trong thế cùng xuất hiện với chị ( chị em Liên, An và Liên). Về kết quả của nhóm 3: những nhân vật được tác giả giới thiệu trực tiếp gồm chị Tý với gánh hàng nước, ngọn đèn con, bác Siêu với gánh phở, cụ Thi với tiếng cười và cút rượu, bác Xẩm với tiếng đàn bầu và manh chiếu rách. Những nhân vật chỉ được nhắc đến mà không miêu tả như mấy bác lính lệ, phu xe, cụ thừa, cụ lục, lũ trẻ con nhà nghèo Tổng hợp: Căn cứ vào kết quả làm việc của 3 nhóm, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhà văn Thạch Lam đã sử dụng 3 thủ pháp khác nhau để xây dựng các nhân vật trong tác phẩm. Cụ thể: Xây dựng nhân vật chủ yếu bằng miêu tả nội tâm: chị Liên Xây dựng nhân vật chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại: bé An Xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ miêu tả trực tiếp: chị Tý, bác Siêu, bác Xẩm, cụ Thi Từ kết quả trên, giáo viên đặt vấn đề kích thích nhu cầu khám phá, lí giải của học sinh: vì sao với mỗi nhân vật, nhà văn lại sử dụng một thủ pháp xây dựng khác nhau? Phân tích sự phù hợp giữa thủ pháp xây dựng và đặc điểm nhân vật, nhận xét về tài năng của tác giả? 2.3.2. Phân tích nhân vật theo NTXD 2.3.2.1. XDNV qua ngôn ngữ miêu tả nội tâm: chị Liên Như chúng ta đều biết, Hai đứa trẻ là truyện ngắn được xây dựng từ hồi kí của nhà văn về những ngày thơ ấu khi nhà văn cùng chị Nguyễn Thị Thế được mẹ giao trông một cửa hàng nhỏ tại phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Theo hồi kí của bà Thế, khi ấy bà mới khoảng 10 tuổi còn nhà văn khoảng 8 tuổi. Đây cũng chính là nguyên mẫu của hai đứa trẻ Liên và An. Trong tác phẩm, nhà văn không giới thiệu hay miêu tả cụ thể gì về các nhân vật của mình và Liên cũng vậy. Chúng ta chỉ được biết rằng Liên và An được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng ở phố huyện, chị đã đủ lớn để có thể trông em và sắp xếp mọi việc. Dấu hiệu định tuổi của Liên có lẽ là ở chiếc khóa chị đeo vào dây xà tích bạc ở thắt lưng- chiếc xà tích và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang. Liên được An gọi là chị, cụ Thi gọi là em còn chị Tý gọi là cô. Như vậy có lẽ trong tâm thức tác giả, chị Liên là một nhân vật trưởng thành nhiều hơn so với nguyên mẫu là chị Thế chăng? Có điều nhan đề câu chuyện lại là Hai đứa trẻ - vậy thì Liên quả thực là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ sửa soạn xuân thì. Lựa chọn nhân vật chính trong truyện ngắn của mình là một cô gái như vậy quả là một mạo hiểm đối với mọi nhà văn bởi ở cái độ tuổi mà người ta luôn buồn không nói- tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ấy thì mọi hành động đều chưa hẳn đã thể hiện tích cách còn nội tâm của các cô thì xưa nay chưa ai dám khẳng định là đã thấu cảm rõ ràng. Với một nhân vật như vậy, theo thống kê nhà văn đã lựa chọn một giải pháp tối ưu để khắc họa - đó chính là miêu tả nội tâm - với 6 đoạn văn đã được lựa chọn, chúng tôi đã yêu cầu học sinh phân tích không chỉ về mặt nội dung cảm giác mà còn đánh giá về sự phù hợp với đặc điểm nhân vật và thi pháp thể loại. Cụ thể như sau: - Đoạn 1: Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ruVề nội dung, đó là tâm trạng của cô bé Liên trước cảnh chiều tàn, có trạng thái ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Có tâm trạng với nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Có thể nói sự miêu tả ở đây mới chỉ những cảm nhận về nội tâm nhân vật, cho chúng ta thấy những cảm giác buồn mơ hồ ở một cô gái mới lớn trong cái không - thời gian đang úa tàn. - Đoạn 2: Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâuVề nội dung, đó là những mảnh cảm giác của Liên trước cảnh chợ tàn, thể hiện những xao động tinh tế trong tâm hồn nhân vật khi cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương nàyvà cả lòng trắc ẩn khi thấy thương những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt rác nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. Nội tâm nhân vật trong đoạn này đã rõ nét hơn, tinh tế hơn và đã hiện hình một chân dung nhạy cảm. - Đoạn 3: Trời đã bắt đầu đêmtrong đoạn này, tác giả đã kết hợp cùng miêu tả hai chị em với trạng thái lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần NôngBằng sự kết hợp này, tâm trạng của hai chị em trong đêm tối tĩnh mịch quả đúng là tâm trạng của hai đứa trẻ với những cảm nhận rời rạc: vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, xa lạ và làm mỏi trí nghĩ. - Đoạn 4: Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt..Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon lạTrong đoạn này, cảm nhận về gánh phở của bác Siêu gắn liền với cả hai chị em: An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm nhưng ở cái phố huyện này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua đượcTuy nhiên, từ gánh phở mà nhớ về một quá khứ xa xăm khi còn ở Hà Nội với cảnh nhà còn khá giả và những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm thì lại là cảm xúc của riêng Liên. Đây cũng chính là tâm trạng hoài cổ điển hình của những người thanh niên lãng mạn trước hiện thực u buồn. Họ luôn nhớ về quá khứ như một cứu cánh thể khước từ hiện tại trong khi chưa định hình rõ con đường của tương lai. - Đoạn 5: Liên cầm tay em không đáp, chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơncảm xúc của Liên trong đoạn này như là một sự tiếp nối trong mạch hồi tưởng ở trên song lại được đặt trong thế đối lập với hiện tại bởi con tàu như đã đem một ch
Tài liệu đính kèm:
- phan_tich_nghe_thuat_xay_dung_nhan_vat_trong_tac_pham_hai_du.doc