Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 Địa lí 12 - Ban cơ bản

Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 Địa lí 12 - Ban cơ bản

Từ thực tế hiện nay cho thấy, sang đến thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức lớn nhất mà toàn thế giới đang qquan tâm là biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, đời sống sinh vật và cả của con người, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất.

Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Ngay hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn . trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu. (nguồn Internet – Biến đổi khí hậu ở Việt Nam)

Theo Báo cáo Phát triển con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản nước biển dâng, đến năm 2100 nhiệt độ tăng trung bình 3- 4 độ C sẽ có khoảng 22 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Bệnh tật ngày một nhiều lên, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét hay dịch tả phát triển mạnh khiến sức khỏe của người dân bị giảm sút.( nguồn Internet- Kịch bản nước biển dâng).

 Nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư. Để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu

doc 29 trang thuychi01 9291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 Địa lí 12 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC QUA VIỆC “TÍCH HỢP NỘI DUNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” TRONG BÀI 14 VÀ BÀI 15 ĐỊA LÍ 12 - BAN CƠ BẢN
Người thực hiện: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU...........2
1.1. Lí do chọn đề tài.............2
1.2. Mục đích nghiên cứu..................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu..............3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............3
2.1. Cơ sở lí luận................3
2.1.1. Cơ sở của việc dạy bộ môn..................3
2.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng............3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng.......4
2.2.1.Thực trạng học tập bộ môn Địa lí của học sinh ở trường THPT.................4
2.2.2.Thực trạng của dạy học giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu ở nhà trường phổ thông hiện nay................................................................................................4
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết .........................................................6
2.3.1.Khái quát về biến đổi khí hậu......................................................................6
2.3.2. Khả năng tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bộ môn Địa lí 12- Ban cơ bản....................................................................................7
2.3.3.Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và bài 15 Địa lí 12THPT – Ban cơ bản......................................................................................10
2.3.3.1.Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 ...............10
2.3.3.2.Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 15 ...............12
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.......................................................................................................16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................18
PHỤ LỤC...........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................28
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Từ thực tế hiện nay cho thấy, sang đến thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức lớn nhất mà toàn thế giới đang qquan tâm là biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, đời sống sinh vật và cả của con người, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. 
Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Ngay hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn. trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu. (nguồn Internet – Biến đổi khí hậu ở Việt Nam)
Theo Báo cáo Phát triển con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản nước biển dâng, đến năm 2100 nhiệt độ tăng trung bình 3- 4 độ C sẽ có khoảng 22 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Bệnh tật ngày một nhiều lên, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét hay dịch tả phát triển mạnh khiến sức khỏe của người dân bị giảm sút.( nguồn Internet- Kịch bản nước biển dâng).
 Nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư. Để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh.
 Là một giáo viên Địa lí, tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đối với việc phải giáo dục học sinh ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Qua đó góp phần nâng cao năng lực và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ trẻ những người làm chủ tương lai của đất nước.
Xuất phát từ các lí do trên tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và 15 Địa lí 12- Ban cơ bản. để nghiên cứu.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
 - Giúp học sinh lớp 12 có thêm được những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, giúp các em có những kiến thức cơ bản, trọng tâm có thể áp dụng vào bài học cũng như áp dụng vào cuộc sống thường ngày. Giúp các em vận dụng tốt kiến thức về biến đổi khí hậu để có thể ứng phó được với những bất thường mà biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt là ngay tại địa phương, nơi mà 98% gia đình các em sống bằng nghề nông.
- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn tìm cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác, tạo ra không khí hứng thú học tập tốt, giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
- Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả nỗ lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng áp dụng. 
Là học sinh khối 12, áp dụng cho 2 lớp ban cơ bản: lớp 12C2 và 12C7
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về biến đổi khí hậu hiện nay được tích hợp vào bài học đặc biệt là bài 14 và bài 15 trong chương trình Địa lí 12 - Ban cơ bản.
Hình thức nghiên cứu.
 Giáo viên tiến hành áp dụng đề tài thông qua bài dạy trên lớp, dạy phụ đạo, các buổi ngoại khóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để triển khai đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc “tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và 15 Địa lí 12- Ban cơ bản,tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quan trọng để khảo sát, phân loại học sinh dựa trên sự hiểu biết và năng lực học tập của bản thân.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp từ các nguồn tài liệu như tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp đánh giá: trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.1.1.Cơ sở của việc dạy học bộ môn.
Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức dễ dàng, có thể giải quyết tốt các dạng đề và ngược lại.
2.1.2.Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng.
- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, trong giờ giảng dạy bộ môn Địa lí. Đó là nền tảng cơ bản để các em phát triển tư duy, nâng cao năng lực học tập bộ môn.
- Về kĩ năng: Học sinh biết vân dụng kiến thức đã học trong các giờ Địa lí để phân tích, so sánh, áp dụng vào thực tế. Học sinh biết liên hệ kiến thức thực tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, Internet .. để áp dụng vào bài học tạo cho bài học có những ví dụ sinh động và mang tính thực tiễn và thời sự.
- Về thái độ: Thông qua bài học học sinh có tình yêu quê hương, đất nước, yêu nơi mình đang sinh sống, để từ đó có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, sau này trở thành công dân có ích cho xã hội và cho gia đình.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
2.2.1. Thực trạng học tập bộ môn Địa lí của học sinh ở trường THPT.
- Thuận lợi: 
- Đây là học sinh cuối cấp nên có ý thức tốt, chăm ngoan, có mục tiêu rõ ràng trong việc chọn ngành, chọn nghề của bản thân sau này.
- Phần lớn học sinh trường THPT Yên Định 3 đóng trên địa bàn vùng nông thôn nên có ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên trong học tập.
- Rất nhiều học sinh có năng lực và đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt điểm cao do nhà trường, do sở tổ chức, đặc biệt là kì thi THPT sắp tới. Đây là kì thi đổi mới hoàn toàn nên phần nào các em cũng tự giác trong học tập.
Khó khăn.
 - Đây là 2 lớp có ý thức học tập tốt tuy nhiên nhiều em theo khối A nên việc tiếp thu kiến thức môn Địa lí còn hạn chế, một số em cho rằng đây là môn phụ và không liên quan đến việc thi cử, đặc biệt là thi THPT quốc gia nên không cần phải học.
- Một số gia đình học sinh ở xa như Yên Lâm, Cẩm Tâm hay Yên Thịnh vì vậy việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi các em hay đi học muộn, vắng học nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy và học tập.
Khảo sát đầu năm của 2 lớp 12C2 và 12C7 về học tập, tôi thu được kết quả như sau:
- Lớp 12C2. 
1/3 học sinh có nhu cầu học tập mong muốn đậu tốt nghiệp và đại học – các em này học khá đều các môn và ham học hỏi.
1/3 học sinh học chỉ để đậu tốt nghiệp THPT- học lực trung bình.
1/3 học sinh không mặn mà với việc học tập của ban thân mình - học lực yếu, ý thức học và tiếp thu cũng kém .
- Lớp 12C7.
2/3 học sinh có nhu cầu học tập mong muốn đậu tốt nghiệp và đại học.– các em này học khá đều các môn và ham học hỏi.
1/3 học sinh học chỉ để đậu tốt nghiệp THPT - học lực trung bình.
2.2.2. Thực trạng dạy học tích hợp ứng phó với BĐKH ở nhà trường phổ thông hiện nay.
	Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và phương pháp tổ chức dạy học ứng phó với BĐKH của giáo viên. Khảo sát, kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh qua môn Địa lí tại trường THPT Yên Định 3, kết quả điều tra như sau:
	Về phía giáo viên
	- Về nhận thức: Phần lớn số giáo viên được điều tra đều có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề BĐKH và ứng phó với BĐKH.
	- 	Về thái độ: có khoảng 80% giáo viên có thái độ tích cực đối với vấn đề ứng hó với BĐKH. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có thái độ đúng đắn trong việc áp dụng ứng phó với BĐKH vào bài dạy cho học sinh của mình. Nhiều giáo viên cho rằng tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH qua môn Địa lí chỉ đơn thuần là việc chỉ truyền đạt hết kiến thức Địa lí trong bài cho học sinh nắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào khác. Bên cạnh đó, một số giáo viên lại nghĩ rằng muốn thực hiện được tích hợp ứng phó với BĐKH vào bài học cho học sinh thì cần phải có các trang thiết bị hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn, trong khi trường THPT Yên Định 3 là một trường ở miền núi nên lại càng khó khăn hơn.
	- Về hình thức tổ chức và phương pháp: Đa số các giáo viên đều cho rằng, có thể sử dụng cả dạy lí thuyết và thực hành cho học sinh về ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, các giáo viên thường sử dụng dạy học lí thuyết là chủ yếu vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh một cách thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của trường phổ thông Yên Định 3 chưa thật sự hiện đại. Thực tế đánh giá về mức độ tích hợp nội dung tích hợp ứng phó với BĐKH qua các tiết dạy của mình, các giáo viên cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới tích hợp được một vài nội dung vào bài học. 
Về phía học sinh.
	-Về nhận thức: Qua điều tra có thể thấy rằng, phần lớn học sinh xem môn Địa lí là môn phụ, cho nên khi được hỏi về vấn đề BĐKH hiện nay các em đều có nhận thức chưa đầy đủ, số học sinh biết tới BĐKH toàn cầu như một trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số cực kì khiêm tốn. Đặc biệt, còn có một bộ phận học sinh hiểu biết rất ít, thậm chí là hiểu sai về BĐKH và thờ ơ với nó và xem như chẳng liên quan gì tới mình. Đối với những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa phương mình các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ rất ít các em trong số học sinh được điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng biến đổi của thời tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% học sinh có hiểu biết về những thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống.
 	 Tất cả học sinh khi được hỏi đều trả lời rằng đã từng được nghe cụm từ BĐKH song cái biết đó mới chỉ dừng lại ở việc các em hiểu sơ sài, các thông tin mà các em nghe được chỉ là qua loa phát thanh của xã, hay nghe loáng thoáng trên ti vi hay Internet mà thôi. Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giảng dạy về nội dung BĐKH trong các nhà trường phổ thông để nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề BĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết và có thể ứng phó được với BĐKH ngay tại địa phương mình. 
	-Về thái độ: Đa số học sinh khi được hỏi đều có thái độ tích cực đối với các vấn đề về BĐKH và tỏ ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dung BĐKH và cho đó là việc làm rất cần thiết . 
`	- Hành vi: Do nhận thức của học sinh còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng phó với những hiện tượng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trường làm thay đổi hiện tượng BĐKH trong tương lai. 
	Như vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các giáo viên và học sinh về vấn đề giảng dạy nội dung BĐKH qua môn Địa lí, tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp nội dung BĐKH còn gặp không ít khó khăn mặc dù đa số giáo viên đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đưa nội dung BĐKH vào trong dạy học Địa lí, bởi không chỉ truyền thụ cho học sinh những những kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường mà còn phải hướng dẫn cho học sinh học được những kỹ năng, những giá trị để biết cách sống một cách bền vững, hài hoà với tự nhiên và thân thiện với con người. Biết áp dụng những gì đã học được trên ghế nhà trường vào cuộc sống đặc biệt là ứng phó với biến đổi khí hậu ngay tại địa phương mình đang sinh sống, có nghĩa là các bạn đang làm giàu đẹp cho quê hương của mình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Khái quát về biến đổi khí hậu.
- Khái niệm về biến đổi khí hậu.
 + Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam:“BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.(nguồn Internet- Biến đổi khí hậu)
+ Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. (nguồn Internet)
- Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu.
	+ Khí thải công nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đã đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra các chất khí như CO2, CH4,.
 	 + Sử dụng ô tô, xe máy làm tăng lượng CO2.
 + Đốt lò gạch nung vôi,.
 + Phá rừng, cháy rừng,
- Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm:
 	 + Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
	 + Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
	 + Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ ven biển.
	 + Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
	 + Đối với Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của Viện khí tượng Thủy văn và môi trường, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.50C đến 0.70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm. 
- Hậu quả của biến đổi khí hậu.
Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ BĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau:
+ El Nino ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể hiện rõ nhất là sự thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực. Mực nước các sông khu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Các tỉnh ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hiện tượng này.
+ BĐKH tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Mực nước biển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về BĐKH, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển dâng đến 1m. Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng( nguồn sách “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí cấp trung học phổ thông” (Bộ giáo dục và Đào tạo) )
- Giải pháp ứng phó và thích ứng với Biến đổi khí hậu.
 +Giảm sản xuất nhiệt điện, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: 
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng 
+Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 thải ra bầu khí quyển.
+Cải tạo, nâng cấp hạ tầng.
+Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất.
+ Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường.
2.3.2. Khả năng tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH thông qua môn Địa lí 12 - Ban cơ bản.
	 Chương trình Địa lí 12 dành cho Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Học chương trình Địa lí 12, học sinh cần nắm được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cả nước cũng như các vùng lãnh thổ, địa phương nơi học sinh đang sinh sống. Qua đó, có thể thấy môn Địa lí 12 có nhiều bài học có thể được tích hợp nội dung BĐKH
STT
Tên bài học
Nội dung có thể tích hợp
Mục đích ứng phó BĐKH
1
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Với những tác động tích cực và tiêu cực của con người sẽ làm cho bề mặt địa hình thay đổi =>Khí hậu thay đổi=> Sinh vật thay đổi.
Lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa hình, khí hậu của địa phương.
2
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
 Nội dung cần chú ý vận dụng là ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên Việt Nam biểu hiện qua các yếu tố thời tiết khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ trung bình, độ ẩm, chế độ gió).
 Lựa chọn cơ cấu mùa vụ phù hợp với địa phương.
3
Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu Việt Nam 
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió đến hoạt động sản xuất và đời sống
 Với những biểu hiện đa dạng, bất thường của một số yếu tố khí hậu (thời tiết, chế độ thủy văn..) đó là những tác nhân quan trọng với đời sống.
Phân tích những biểu hiện của các yếu tố khí hậu: nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn và các hoạt động của gió mùa đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người .
 Lựa chọn cơ cấu mùa vụ, vật nuôi phù hợp với thời tiết, khí hậu tại địa phương.
4
Bài 11,12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Các miền địa lí tự nhiên
 Tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của mỗi miền=> Nêu ra các giải pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_hieu_qua_day_hoc_qua_viec_tich_hop_noi_dung_ung_pho.doc