Một vài kinh nghiệm sử dụng bài tập trong dạy học môn lịch sử ở trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, trong mỗi chúng ta, ai cũng cần phải biết về lịch sử bởi lịch sử là cuội nguồn dân tộc mình, biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước. Hơn 70 năm qua trước khi về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định trong cuốn sách “ lịch sử nước ta”:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Trong hơn nữa thế kỉ qua, kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, việc giáo dục lịch sử ở trường trung học nói chung, trung học cơ sở nói riêng đã thực hiện đúng đắn sáng tạo. Do đó đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ trẻ làm nên những chiến công lừng lẫy trong lao động và trong chiến đấu.
Không những thế, học lịch sử còn để biết được những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, những yếu kém của dạy học lịch sử đã được bộc lộ rõ. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện lịch sử.Học sinh không chú tâm vào môn học vì cho rằng môn lịch sử là một môn học nhiều sự kiện, khó nhớ. Nhiều học sinh không mạnh dạn thi môn lịch sử hoặc thi thì điểm rất thấp, trong khi đó lại say mê các loại hình phim ảnh bạo lực hay những trò game trên mạng. Do đó học sinh của chúng ta không biết cuội nguồn tổ tiên cha ông ta đã làm gì để có được đất nước cho nên các em không biết vận dụng bài học kinh nghiệm của quá khứ vào rèn luyện đạo đức phẩm chất cho bản thân.
Đặc biệt hiện nay môn học lịch sử trong trường THCS bị coi là môn phụ, là môn học thuộc lòng, môn xã hội, không có tương lai phát triển. Do đó nhiều học sinh học tập mang tính đối phó, thậm chí phụ huynh cũng không khuyến khích con mình tham gia các kì thi học sinh giỏi do phòng giáo dục và sở giáo dục tổ chức.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy trong nhiều năm qua, thấy sự thờ ơ và rất dể bị lãng quên của các em về lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như nhân loại và để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trung học cơ sở, để bộ môn lịch sử luôn xứng đắng là một môn khoa học “ Ôn cố tri tân”,, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài kinh nghiệm sử dụng bài tập trong dạy học môn lịch sử ở trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả.” nhằm kích thích trí tò mò và ham hiểu biết về lịch sử của các em học sinh qua từng tiết học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ Người thực hiện: Lê Sỹ Kỳ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Thọ Tân SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Lịch sử THANH HÓA NĂM 2016 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD VÀ ĐT TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ Người thực hiện:Lê Sỹ Kỳ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác:Trường THCS Thọ Tân SKKN thuộc lĩnh vực(môn):Lịch sử MỤC LỤC: ĐỀ MỤC TRANG A. MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. B. NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận. 1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập lịch sử. 2. Các bước tiến hành. II. Thực trạng của vấn đề. 1. Đối với giáo viên. 2. Đối với học sinh. III. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 1. Sử dụng câu hỏi có những yếu tố của bài học nhận thức để học sinh tiếp nhận kiến thức mới. 2. Sử dụng bài tập để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. 3. Tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa,tự học ở nhà. 4. Sử dụng bài tập lịch sử trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 5. Sử dụng bài tập lịch sử trong ngoại khóa bộ môn. IV. Hiệu quả thực nghiệm. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận. 2. Đề xuất. Tài liệu tham khảo. 2 2 3 3 3 3 3 3 4 4 4 5 6 7 8 8 8 9 9 10 11 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, trong mỗi chúng ta, ai cũng cần phải biết về lịch sử bởi lịch sử là cuội nguồn dân tộc mình, biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước. Hơn 70 năm qua trước khi về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định trong cuốn sách “ lịch sử nước ta”: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Trong hơn nữa thế kỉ qua, kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, việc giáo dục lịch sử ở trường trung học nói chung, trung học cơ sở nói riêng đã thực hiện đúng đắn sáng tạo. Do đó đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ trẻ làm nên những chiến công lừng lẫy trong lao động và trong chiến đấu. Không những thế, học lịch sử còn để biết được những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay. Tuy nhiên trong những năm gần đây, những yếu kém của dạy học lịch sử đã được bộc lộ rõ. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện lịch sử.Học sinh không chú tâm vào môn học vì cho rằng môn lịch sử là một môn học nhiều sự kiện, khó nhớ. Nhiều học sinh không mạnh dạn thi môn lịch sử hoặc thi thì điểm rất thấp, trong khi đó lại say mê các loại hình phim ảnh bạo lực hay những trò game trên mạng. Do đó học sinh của chúng ta không biết cuội nguồn tổ tiên cha ông ta đã làm gì để có được đất nước cho nên các em không biết vận dụng bài học kinh nghiệm của quá khứ vào rèn luyện đạo đức phẩm chất cho bản thân. Đặc biệt hiện nay môn học lịch sử trong trường THCS bị coi là môn phụ, là môn học thuộc lòng, môn xã hội, không có tương lai phát triển. Do đó nhiều học sinh học tập mang tính đối phó, thậm chí phụ huynh cũng không khuyến khích con mình tham gia các kì thi học sinh giỏi do phòng giáo dục và sở giáo dục tổ chức. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy trong nhiều năm qua, thấy sự thờ ơ và rất dể bị lãng quên của các em về lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như nhân loại và để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trung học cơ sở, để bộ môn lịch sử luôn xứng đắng là một môn khoa học “ Ôn cố tri tân”,, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài kinh nghiệm sử dụng bài tập trong dạy học môn lịch sử ở trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả.” nhằm kích thích trí tò mò và ham hiểu biết về lịch sử của các em học sinh qua từng tiết học. 2. Mục đích nghiên cứu. Qua nghiên cứu viết sáng kiến này tôi mong muốn qua đây nâng cao hiểu biết cho bản thân và đồng nghiệp về đóng góp của dạng bài tập lịch sử trong tiết dạy.Qua đó nhằm nâng cao sự hiểu biết của học sinh khối THCS. 3. Đối tượng nghiên cứu. Sáng kiến này chỉ thực hiện đi sâu nghiên cứu các dạng bài tập lịch sử phục vụ cho tiết dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn lịch sử ở khối THCS. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện viết sáng kiến, tôi vân dụng phương pháp luận sử học và phương pháp nghiên cứu lịch sử như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin và tranh thủ sự giúp đỡ, góp ý của các đồng nghiệp để hoàn thành sáng kiến. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. 1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập lịch sử: Người thầy khi đứng trên bục giảng phải luôn lấy học sinh làm trung tâm, cùng với học sinh tìm hiểu và khám phá ra những điều mới lạ, các em luôn là người chủ động khám phá kiến thức,thầy chỉ là người định hướng để các em thực hiện. Người dạy khi xây dựng các loại bài tập lịch sử cần tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau : Thứ nhất: Nội dung bài tập lịch sử phải gắn liền với chương trình sách giáo khoa, phản ánh yêu cầu, trình độ học tập của học sinh. Thứ hai: Đảm bảo tính hệ thống của các loại bài tập thể hiện mối liên hệ lô gic giữa các sự kiện. Thứ ba: Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện của nội dung bài tập. Thứ tư: Nội dung bài tập phải phù hợp với trình độ của học sinh, phát huy trí thông minh sáng tạo có tính chất giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức của học sinh. Thứ năm: Bài tập cần chính xác về nội dung. 2. Các bước tiến hành: Căn cứ vào các yêu cầu trên, chúng ta có thể xây dựng hệ thống bài tập gồm các loại sau: Thứ nhất: Các câu hỏi trong sách giáo khoa cần giải quyết. Thứ hai: Các loại bài tập nhỏ liên quan đến kênh hình. Thứ ba: Các loại bài tập sử dụng tài liệu tham khảo và đồ dùng trực quan. Thứ tư: Bài tập trách nhiệm khách quan và chủ quan. Thứ năm: Bài tập tự luận. Thứ sáu: Bài tập liên hệ kiến thức quá khứ đang học với thực tiễn cuộc sống hiện nay. II. Thực trạng của vấn đề. 1. Đối với giáo viên: Lịch sử cũng giống như các bộ môn khoa học khác, trong mỗi tiết dạy, giáo viên cũng phải tiến hành cho các em làm bài tập nhằm tổ chức việc hình thành, củng cố đánh giá, kiểm tra tri thức được lĩnh hội. Vì thế giáo viên phải là người tổ chức hướng dẫn học sinh trong hoạt động học tập như những tiết làm bài tập, ôn tập tại lớp, hướng dẫn làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp, hướng dẫn ngay cả quá trình tiếp thu kiến thức mới. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2. Đối với học sinh: Học sinh trung học cơ sở có những đặc điểm tâm sinh lí mà đổi mới dạy học phải quan tâm. Đó là nguyện vọng có được vị trí trong mối quan hệ với người lớn, có tính tự lập cao, có sự tự do trong hành động, có tính tò mò và hay thắc mắc, yêu cầu được giải đáp. Điều này tạo nên ưu điểm lớn của tuổi thiếu niên là sẵn sàng đối diện với hoạt động học tập. Học sinh dễ bị cuốn hút vào hoạt động học tập tự lập. Ví như: Tìm ô chữ cho một sự kiện, một nhân vật lịch sử, những hoạt động ngoại khóa, giải đáp tình huống với các vấn đề được giáo viên đặt ra trong các tiết họ. Từ đó khẳng định khả năng của mình trong hoạt động nhận thức. Thực tế học sinh hiện này rất ít những em ham tìm hiểu về lịch sử, văn hoá. Số học sinh ham học môn lịch sử lại không nhiều vì quan niệm sai lầm của cả các em và gia đình là “môn phụ”, hơn nữa kiến thức lich sử lại rất khó học khó nhớ nên hầu hết học sinh đều thấy nhiều khó khăn khi học môn học này. III. Giải pháp và tổ chức thực hiện. Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần giúp các em say mê học tập, nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử, thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT . Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng để làm được điều này trước tiên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh học tập sao cho có hiệu quả, hấp dẫn và dể hiểu, và một trong những phương pháp đó là: sử dụng bài tập trong dạy và học lịch sử. Từ thực tế dạy ở khối 8 và khối 9 tôi thực hiện các giải pháp sau: 1. Sử dụng câu hỏi có những yếu tố của bài học nhận thức để học sinh tiếp nhận kiến thức mới. Trong một giờ học lịch sử, trước khi truyền thụ kiến thức mới, giáo viên phải xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh. Công việc này có hai tác dụng: một là nêu rõ mục đích nhận thức của học sinh, hai là hướng học sinh chú ý tới những kiến thức trọng tâm của bài học. Biện pháp này thực hiện bằng cách: Một là, nêu rõ vấn đề nhận thức bằng một câu hỏi thể hiện nội dung vấn đề cần nghiên cứu. Ví dụ: Chương trình lịch sử 8, khi dạy bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng(1917-1921), giáo viên nêu câu hỏi nhận thức ngay từ đầu giờ: Các em hãy theo dõi bài dạy của thầy hôm nay để cuối giờ trả lời cho thầy những câu hỏi sau: Tại sao nước Nga năm 1917 lại xuất hiện 2 cuộc cách mạng? Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình nước Nga và thế giới? Hay trong chương trình lịch sử lớp 9, khi dạy bài 5: Các nước Đông Nam Á giáo viên nêu câu hỏi nhận thức ngay từ đầu giờ: Các em hãy theo dõi bài dạy của thầy hôm nay để cuối giờ trả lời cho thầy những câu hỏi sau: Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX,” một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Hai là, Có thể định hướng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh bằng cách đưa ra một số ý kiến, nhận định, đánh giá trái ngược nhau về một sự kiện lịch sử để tạo ra xung đột mâu thuẫn về mặt nhận thức nhằm tạo ra hứng thú kích thích suy nghĩ của học sinh. Ví dụ: Khi dạy chương trình lịch sử 9, bài 23 “ Tổng khởi ngĩa Tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” giáo viên có thể đưa ra định hướng : Có ý kiến cho rằng Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta là sự ăn may, nó diễn ra trong sự “Trống vắng quyền lực” các em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao? Ba là, một cách khác để định hướng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh là xác lập mâu thuẫn giữa kiến thức cũ mà các em đã học với kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy chương trình lịch sử 8, bài 2, “Cách mạng tư sản Pháp”, giáo viên có thể định hướng nhiệm vụ nhận thức: Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi các vấn đề cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập ở Băc Mĩ về tính chất, ý nghĩa, kết quả, rồi nêu câu hỏi nhận thức: Dựa vào những nội dung cơ bản này, các em nghiên cứu bài học hôm nay để xem cách mạng tư sản Pháp có gì khác với cách mạng tư sản Anh và Mĩ và vì sao Lê nin lại gọi là “ Đại cách mạng” * Một số lưu ý: - Bài tập định hướng nhiệm vụ nhận thức của học sinh không chỉ được tiến hành vào đầu giờ học mà còn được sử dụng ở từng phần từng đơn vị kiến thức của bài học. - Định hướng nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong các giờ học lịch sử phải tạo ra tình huống có vấn đề, nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, góp phần phát triển tư duy của các em. - Bài tập đưa ra đầu giờ học để định hướng nhiệm vụ cho các em phải hướng vào kiến thức trọng tâm và viết ngay câu hỏi lên góc bảng, song không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà trả lời vào cuối mỗi đề mục hoặc cuối bài. 2. Sử dụng bài tập để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là chuyển từ dạy học cũ - dựa vào trí nhớ, thuộc lòng kiến thức có sẵn sang việc dạy học theo kiểu mới - phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy giáo viên phải sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong quá trình truyền thụ kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1076 )”. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi cơ bản: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống( 1075 - 1076) và những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt? Để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên có thể thiết lập bảng sau: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 - 1076) 1- Vua tôi nhà Lý kiên quyết chống quân xâm lược. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt 2- Quân đội ngày đêm luyện tập sẵn sàng chiến đấu 3- Lý Thường Kiệt có tài thao lược- Tháng 4-1075 chủ động tiến công vào Ung Châu, Khâm Châu để tự vệ. 5- Xây dựng phàng tuyến sông Như Nguyệt. 6- Đoàn kết toàn dân. 7- Năm 1077 bất ngờ vượt sông Như Nguyệt tấn công vào các doanh trại quân Tống. 8- Chủ động thương lượng, giảng hòa. 9- Quân xâm lược Tống phải rút về nước. Quan sát câu hỏi và hệ thống kiến thức trong bảng nêu trên học sinh tự tìm ra câu trả lời. Trong học sinh sẽ có cuộc tranh luận đâu là nguyên nhân thắng lợi, đâu là nét độc đáo trong cách đánh giặc. Khi học sinh trả lời đúng và đầy đủ ta sẽ có bảng như trên. Có ba cách sử dụng bài tập trên lớp: Một là, giáo viên đưa bài tập cho học sinh suy nghĩ rồi trình bày cách giải quyết. Học sinh chú ý ghi chép và nắm được phương pháp giải quyết. Hai là, Giáo viên nêu bài tập yêu cầu học sinh lên bảng trình bày, số còn lại ở dưới lớp làm bài tập vào vở, giáo viên theo dõi gợi ý và uốn nắn những sai sót. Ba là, Giáo viên đưa ra bài tập, học sinh cả lớp cùng thảo luận. 3. Tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa, tự học ở nhà. Lý luận dạy học đã chỉ rõ giữa việc dạy và học có mối quan hệ biên chứng với nhau. Do đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao, khi dạy học cộng hưởng với tự học sẽ tạo ra năng lực sáng tạo của người học. Hơn nữa giảng dạy trên lớp chỉ là bước mở đầu cho công việc tiếp tục học ở nhà để hiểu vấn đề chứ không phải là cung cấp kiến thức hoàn chỉnh cuối cùng. Tự học trong môn lịch sử được tiến hành ở nhiều khâu khác nhau của quá trình dạy học và thực tế bằng nhiều con đường khác nhau. Trong đó tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà là quan trọng, không thể thiếu được. Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách: - Tổ chức và hướng dẫn học sinh giải quyết các câu hỏi, bài tập sách giáo khoa. Từ đó giúp các em phục hồi và củng cố những tài liệu đã học tập trên lớp cũng như học tập cách tái hiện nó dưới hình thức nói và viết. - Tổ chức và hướng dẫn học sinh làm một số bài tập do giáo viên đưa ra sau mỗi bài học trên lớp, nhằm giúp học sinh hệ thống, củng cố kiến thức trong bài hoặc chương trình ở cuối buổi học hoặc trong các tiết ôn tập. làm bài tập lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở lớp 6 giáo viên yêu cầu học sinh trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa qua lược đồ. Hoặc khi dạy bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc(1953-1954)” ở lớp 9, giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện Ngày 7/5/1953 Tháng 9/1953 Tháng 12/1953 Tháng 1/1954 Tháng 2/1954 * Một số lưu ý: - Giáo viên cần đưa ra nhiều loại bài tập, đảm bảo tính đa dạng phong phú nhằm rèn luyện toàn diện kĩ năng học tập bộ môn. - Việc gợi ý hướng dẫn học sinh cách thức giải quyết bài tập là cần thiết đặc biệt đối với học sinh lớp 6, 7. - Phải kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập từ nhà của học sinh. Vì vậy giáo viên phải yêu cầu 100% học sinh có vở bài tập, có vở bài soạn lịch sử, thường xuyên kiểm tra, cho điểm nhằm động viên, khuyến khích kịp thời. - Nên tổ chức những tổ nhóm học tập để cùng nhau trao đổi, bàn bạc trong giải quyết bài tập. 4. Sử dụng bài tập lịch sử trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hiệu quả giảng dạy của giáo viên chủ yếu được phản ánh ở kết quả học tập của học sinh. Vì vậy kiểm tra đánh giá là biện pháp quan trọng để xem xét kết quả học tập của học sinh, đồng thời tự đánh giá kết quả sư phạm của mình. Trong thực tế dạy học lịch sử nhiều giáo viên chỉ đặt ra những câu hỏi để đánh giá việc ghi nhớ sự kiện bằng cách học thuộc lòng, hoặc không đề ra tìm hiểu về lĩnh vực chính trị, quân sự, ít có kiến thức kinh tế, xã hội. Để khắc phục tình trạng nêu trên việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở những câu hỏi có hay không, đúng hay sai, mà phải sử dụng nhiều loại câu hỏi ở những hình thức và mức độ nhận thức khác nhau. Để giúp học sinh nhớ kiến thức cơ bản đã học, cần đặt những câu hỏi “ Như thế nào”, rồi phân tích bản chất, tác dụng, ý nghĩa qua câu hỏi “vì sao”. Ví dụ: Khi kiểm tra học sinh lớp 9. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: “ Những sự kiện nào đánh dấu cách mạng tháng Tám trong cả nước”, học sinh dễ dàng nhắc lại các sự kiện khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh “ Vì sao những sự kiện đó dánh dấu sự thành công của cách mạng tháng Tám” 5. Sử dụng bài tập lịch sử trong ngoại khóa bộ môn. Hoạt động ngoại khóa bộ môn lịch sử ở trung học cơ sở được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, quy mô, điều kiện, trình độ học sinh và thời gian tiến hành. Trong hoạt động ngoại khóa việc sử dụng bài tập lịch sử là một phương tiện không thể thiếu. IV. Hiệu quả thực nghiệm. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học, trong các tiết học là phương tiện để kích thích sự hoạt động tìm tòi của học sinh, phát huy vai trò tích cực, chủ động của các em. Bản thân trong quá trình giảng dạy môn lịch sử trung học cơ sở. Tôi đã cố gắng sử dụng các bài tập trong các tiết dạy, tiết kiểm tra. Kết quả là học sinh rất ham thích, hứng thú học tập đặc biệt là hoạt động thảo luận nhóm hay các tiết làm bài tập lịch sử tại lớp có những bài tập giải mật mã lịch sử, tìm ô chữ lịch sử. Biện pháp này đã mang lại kết quả tốt vì dạy học theo phương pháp này phát huy được vai trò tích cực chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Đây cũng là sự phù hợp dạy học đổi mới hiện nay phù hợp cho bản thân và đồng nghiệp. Kết quả: Trong quá trình giảng dạy, tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp 9A và lấy lớp 9B làm đối chứng. Kết quả kiểm tra lớp 9A điểm số cao hơn so với lớp 9B. Cụ thể: Lớp Sĩ số Điểm 0 - 2,75 3 - 4.75 5- 6.75 7.0 - 8.75 9.0 -10 SL % SL % SL % SL % SL % 9A 30 hs 0 0 0 0 11 36.7 12 40.0 07 23.3 9B 30 hs 01 3.3 06 20.0 13 43.4 07 23.3 03 10.0 Như vậy, thông qua kết quả học tập của học sinh lớp 9A cao hơn so với lớp 9B cho nên tôi quyết đinh áp dụng các dạng bài tập cho tất cả các khối ở trường THCS Thọ Tân. Cuối năm riêng đối với học sinh khối 9 đạt 98,3% điểm trung bình trở lên. Chính vì vậy, việc sử dụng bài tập trong dạy và học bộ môn lịch sử là tích cực C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Sau một năm dạy học,đưa phương pháp sử dụng bài tập vào trong các tiết dạy và đặt yêu cầu học sinh học tập tốt nhiệm vụ tự học ở nhà, bản thân tôi đã nhận được sự phản hồi tích cực đó là kết quả học tập của các em tăng lên rõ rệt. Chính lý do đó tôi nhận thấy việc sử dụng bài tập trong tiết dạy là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. Song, trong quá trình giảng dạy việc thực hiện tốt “Sử dụng bài tập trong dạy học môn lịch sử ở trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả môn học.” còn một số hạn chế. Do vị trí bộ môn lịch sử chưa được coi trọng trong các nhà trường, học sinh học tập nhiều khi mang tính đối phó với giáo viên, chưa thực sự chủ động và tích cực. Đặc biệt chương trình lịch sử 9 không có tiết làm bài tập để giáo viên có thời gian nhiều cho việc sử dụng bài tập trong cả một tiết dạy. Hơn nữa nội dung kiến thức ở mỗi bài là rất nhiều, giáo viên chỉ có thể truyền đạt kiến thức mới trong sách giáo khoa, mà không có thời gian cuối giờ để làm bài tập củng cố cho học sinh. Kết quả việc dạy học nêu trên được đánh giá bằng kết quả học tập của học sinh sau một năm học: - Học sinh có hứng thú học tập, ham tìm hiểu về các kiến thức lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc, các anh hùng, danh nhân văn hóa. - Học sinh đã hình thành cho bản thân một số kĩ năng: + Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, bản đồ. + Kĩ năng một số thao tác tư duy cơ bản: Phân tích, so
Tài liệu đính kèm:
- mot_vai_kinh_nghiem_su_dung_bai_tap_trong_day_hoc_mon_lich_s.doc