Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua bài “thông tin về ngày trái đất năm 2000” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8 trường THCS Nam Giang
Con người, xã hội nghĩ cho cùng trước tiên cần đất, nước, sức khỏe để sinh tồn rồi sau đó mới nói đến các chuyện lớn, chuyện nhỏ khác. Thế nhưng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hủy hoại những điều kiện cơ bản để sống này. Trong số đó “luôn luôn bên ta, chủ yếu do ta tạo ra” là rác thải, nó là anh em sinh đôi với con người và cuộc sống. Rác thải làm cho môi trường sống bẩn thỉu, hôi hám, ô nhiễm. Nước ta mỗi ngày thải ra khoảng 50 nghìn tấn rác, trong đó có 22.220 tấn rác thải sinh hoạt. Điều này đã gây ra mối nguy hại cho môi trường sống của con người đó chính là tình trạng ô nhiễm .
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí.Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông bị ô nhiễm nặng, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh, sinh viên.
Vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các cấp học, ngoại trừ một số trường đại học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về môi trường. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý và một số tiết học ngoại khóa của các môn học khác. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học, song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức. Do vậy, ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên.
Nhận thấy môn Ngữ Văn của bản thân mình dạy có rất nhiều tiết học có thể lồng ghép kĩ năng bảo vệ môi trường cho các em nhất là hệ thống văn bản nhật dụng. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc dạy văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8 trường THCS Nam Giang” với một mong muốn nho nhỏ giúp các em nhận thức đúng đắn về môi trường sống của mình bằng những việc làm thiết thực nhất, hiệu quả nhất để môi trường sống quanh ta được Xanh – Sạch- Đẹp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA BÀI “THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000” NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS NAM GIANG Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Nam Giang-Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ Văn THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC: TT Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Những điểm mới của SKKN 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3. Các các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14 3. Kết luận, kiến nghị 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 14 1. më ®Çu 1.1. Lí do chọn đề tài Con người, xã hội nghĩ cho cùng trước tiên cần đất, nước, sức khỏe để sinh tồn rồi sau đó mới nói đến các chuyện lớn, chuyện nhỏ khác. Thế nhưng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hủy hoại những điều kiện cơ bản để sống này. Trong số đó “luôn luôn bên ta, chủ yếu do ta tạo ra” là rác thải, nó là anh em sinh đôi với con người và cuộc sống. Rác thải làm cho môi trường sống bẩn thỉu, hôi hám, ô nhiễm. Nước ta mỗi ngày thải ra khoảng 50 nghìn tấn rác, trong đó có 22.220 tấn rác thải sinh hoạt. Điều này đã gây ra mối nguy hại cho môi trường sống của con người đó chính là tình trạng ô nhiễm . Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí...Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông bị ô nhiễm nặng, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh, sinh viên. Vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các cấp học, ngoại trừ một số trường đại học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về môi trường. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý và một số tiết học ngoại khóa của các môn học khác. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học, song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức. Do vậy, ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên. Nhận thấy môn Ngữ Văn của bản thân mình dạy có rất nhiều tiết học có thể lồng ghép kĩ năng bảo vệ môi trường cho các em nhất là hệ thống văn bản nhật dụng. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc dạy văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8 trường THCS Nam Giang” với một mong muốn nho nhỏ giúp các em nhận thức đúng đắn về môi trường sống của mình bằng những việc làm thiết thực nhất, hiệu quả nhất để môi trường sống quanh ta được Xanh – Sạch- Đẹp. Bản thân công tác trên địa bàn xã cũng đã lâu, tôi nhận thấy rằng người dân Nam Giang từ bao đời nay đã gắn bó với nghề chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm từ các hộ chăn nuôi lợn, gà, bò, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động. Theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa), tính đến hết năm 2017, toàn xã có 1 doanh nghiệp sản xuất gạch không nung, trên 50 cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm lớn, nhỏ, khoảng 60 hộ gia đình làm nghề mộcTình trạng ô nhiễm môi trường từ các cơ sở này cũng đang là vấn đề phức tạp và nóng nhất. Trong khi đó, phần lớn các hộ chăn nuôi, nghề mộc lại nằm trong khu vực dân cư nên tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng. Mặt khác, các hộ chưa có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm, chưa có hệ thống sử lý tiếng ồn và khói bụi do vậy phần lớn đều xả thẳng ra môi trường. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm từ chợ Neo đang là thực trạng đáng lo ngại ở địa phương. Hầu hết rác ở chợ hằng ngày được xả thẳng ra môi trường đã gây ra tình trạng ô nhiễm về không khí, cảnh quan. Đặc biệt vào những ngày nắng, khô, mùi hôi thối theo gió bốc lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng khu vực dân cư sinh sống quanh chợ. Như đã nói, hầu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã có quy mô nhỏ, phần lớn là hoạt động chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư với trình độ thủ công thủ công. Bên cạnh đó là ý thức về việc bảo vệ môi trường của các chủ chăn nuôi còn thấp, nên ô nhiễm môi trường ở lĩnh vực này đang có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư. 1.2. Mục đích nghiên cứu Từ thực tế đời sống của địa bàn dân cư xã Nam Giang tôi muốn nghiên cứu đề tài này nhằm định hướng cho thế hệ trẻ là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng là chủ nhân tương lai của địa bàn này nhận thức rõ một điều rằng: Phát triển kinh tế cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cần đi đôi với việc giữ gìn môi trường sống sạch đẹp bằng những việc làm nhỏ nhưng phải thiết thực. Có như thế cuộc sống của sống ta mới bền vững. Đồng thời, phần nào cho các em thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường sống là vô cùng cần thiết, tạo sự chủ động trong việc bảo vệ môi trường sống cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua đề tài này, giáo viên cho học sinh thấy được vai trò của bản thân mình chính là một tuyên truyền viên nhỏ tuổi trong việc xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào ở từng hộ gia đình về ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do đặc thù của cấp học THCS là nội dung bảo vệ môi trường chưa đưa vào học như một môn học như các môn học khác nên các giáo viên bộ môn cần căn cứ vào nội dung của môn học để có thể lồng ghép các kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua các bài học. Và bộ môn Văn cũng là một bộ môn có thể lồng ghép kĩ năng bảo vệ môi trường cho các em nhất là hệ thống văn bản nhật dụng. Thông qua việc lồng ghép đó để phần nào giáo dục định hướng hình thành cho học sinh những kĩ năng bảo vệ môi trường ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường có như vậy mới phần nào giảm thiểu được những đáng tiếc xảy ra đối với môi trường sống của chúng ta. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một việc làm giúp cho học sinh hiểu về môi trường, có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm đối với môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không chỉ là kiến thức mà còn cả tình cảm, thái độ, kỹ năng và hành động xã hội. Giáo dục cho các em nhận thức được mình cần có những hành vi, thói quen tốt, có cách ứng xử đẹp và văn minh đối với môi trường vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là đối tượng nghiên cứu và toàn thể học sinh khối 8 trường THCS Nam Giang với một mong muốn các em trở thành những con người toàn diện “Cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Ở trong đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau : + Phương pháp điều tra. + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp trực quan + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp làm việc nhóm + Phương pháp nghiên cứu tài liệu tổng hợp Ngoài ra tôi còn đi dự giờ các đồng nghiệp để rút ra những ưu điểm và nhược điểm cho bản thân. 1.5. Điểm mới của SKKN Sáng kiến kinh nghiệm này năm nay tôi mới áp dụng. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: a.Cơ sở lý luận : Bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Các nghị quyết, các quyết định được ban hành như : + Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Quyết định số 1363/QĐ – TT ngày 17/10/2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Và quyết định số 256/2003/QĐ –TT ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2015, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 và các năm tiếp theo cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng môi trường Xanh – sạch – đẹp phù hợp vời các vùng, miền. b. Cơ sở thực tiễn : Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng bên cạnh những kết quả thu được cũng có không ít tác hại riêng của nó gây ra như: ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp, bao bì nilon, khói bụi các nhà máy làm ô nhiễm bầu không khí,...gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường sống và sức khỏe của con người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm không có vác xin phòng bệnh. Cùng với đó tốc độ dân số tăng nhanh chóng mặt, nhu cầu sinh hoạt của con người cũng đa dạng phong phú dẫn đến các chất thải ngày càng nhiều. Môi trường trong xã hội có nhiều chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến chất thải gần gũi với chúng ta, nhất là các em học sinh và gia đình các em, loại rác thải đó là: Bao bì nilon, loại rác thải này có mặt ở khắp mọi nơi trên mặt đất, trong lòng đất, trên mỗi dòng sông, con suối, ngoài biển cả, ở mọi gia đình, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học Nilon cũng có những công dụng của nó, do vậy cũng hữu dụng với con người hàng ngày. Ta đựng, gói, lót nền, che mưa nắng, làm một số sản phẩm gia dụng, công nghiệp đều bằng nilon. Nhưng bên cạnh những hữu dụng đó thì bao bì nilon là một loại rác thải tiềm ẩn những nguy hiểm như: Nilon dưới mặt đất ngăn chặn độ phì nhiêu, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối, làm tắc nghẽn và nhiễm bẩn nguồn nước. Năm 1983 rùa biển của nhiều nước chết nguyên nhân là nuốt phải bao bì nilon mà chúng nhầm là sứa. Các nhà khoa học ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 động vật biển chết do túi nilon gây ra. Một số loại túi nilon còn chứa chất độc, hại não và gây ung thư phổi. Khi tiêu hủy túi ni lon bằng cách đốt có thể sinh ra chất đi-ô- xin rất độc. Ngay từ khi các sản phẩm từ nhựa, nilon mới ra đời người ta gọi là cuộc “cách mạng trắng” còn bây giờ được coi là “thảm họa màu trắng”. Thế nhưng mọi người không để ý đến và nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt, hầu như nhà nhà sử dụng bọc ni lon để đựng thức ăn hàng ngày mà không quan tâm đến hậu quả của nó để lại. Việc sử dụng bao nilon mang đến những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng như thế nhưng không phải ai cũng nhìn thấy, ai cũng biết và ai cũng quan tâm. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS thì các em lại càng bàng quang hơn trong việc tìm hiểu tác hại của việc sử dụng những loại rác thải này. Vì vậy tôi muốn thông qua bài dạy “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” chỉ rõ cho các em thấy mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với môi trường? Mình cần có những hành vi, thói quen văn minh nào đối với môi trường sống. Và cũng đã đến lúc ta phải nhìn nhận lại thói quen dùng bao bì nilon trong sinh hoạt hàng ngày. Và thông qua các em sẽ là những nhịp cầu nối đến với gia đình – đó sẽ là những tuyên truyền viên làm việc có hiểu quả nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường lớn là xã hội trong một môi trường nhỏ là gia đình, bà con lối xóm trong cộng đồng dân cư. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a. Đối với địa bàn dân cư : Những năm gần đây ở địa bàn dân cư xã Nam Giang đã xuất hiện nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, hay có nhiều hộ gia đình làm nghề mộc với quy mô lớn... đã làm cho môi trường ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguồn nước sông bị ô nhiễm do nước thải của các hộ chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường. Rồi mùi hôi, bụi bay từ những gia đình làm nghề mộc thải ra khiến cho nguồn không khí không còn trong lành nữa. Vì vậy dân cư nơi đây gọi khẩu trang là mặt nạ phòng độc. Không những thế mà ở chợ, những người bán hàng sử dụng bao bì nilon để đựng đồ dài ngày. Khi bán hàng xong các túi ni lon vứt lại ở chợ nằm la liệt mà không được thu gom về một mối. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân vùng quanh chợ mà nó còn làm mất đi vẻ đẹp thẩm mĩ nơi đây. Quá trình sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Sau mỗi mùa thu hoạch dưa, lạc túi ni lon che phủ được dở ra bà con không thu gom lại mà vứt tràn lan lên ngay bờ ruộng phần nào cũng làm giảm đi vẻ đẹp thẩm mĩ của cảnh quan – môi trường Bên cạnh đó do bố mẹ đi làm ăn xa, học sinh ở nhà với ông bà không quản lý được nên học sinh có thói quen ăn sáng, ăn quà ở các quán hàng ngay trên đường đi học. Các quán hàng mọc lên rất nhiều phục vụ đều dùng các túi nilon, vỏ nhựa để đựng xôi, đựng bánh nên các em ăn thì bỏ rác ngay trên đường đi học. Và đặc biệt là rác thải trong sinh hoạt thì vô cùng nhiều nhưng người dân lại tiếc tiền nên không đăng kí với công ty vệ sinh môi trường để họ thu gom rác thải, mà tất cả các hộ dân nơi đây họ đều vứt rác xuống dòng sông Nông Giang khiến cho con sông này bị ô nhiễm trầm trọng. b.Đối với bộ môn ngữ văn (Cấu trúc chương trình) Như ta đã biết, văn bản Nhật dụng chiếm số luợng không nhiều nhng nã l¹i cung cÊp cho chóng ta nh÷ng vÊn ®Ò bøc thiÕt cña cuéc sèng hµng ngµy mµ ®Ó gi¶i quyÕt ®îc nh÷ng vÊn ®Ò ®ã kh«ng ph¶i lµ dÔ. Ví dụ trong văn bản “Thông tin về trái đất năm 2000”, giáo viên kh«ng chØ giúp học sinh nắm được đặc tính không phân huỷ và tác hại của bao bì gây ra mà cßn ph¶i t¸c ®éng vµo ý thøc cña c¸c em trong viÖc sö dông h¹n chÕ ®Õn møc tèi ®a viÖc sö dông bao b× ni l«ng ngay khi cßn ngåi trªn ghÕ nhµ trêng. Hay hình thành những thói quen tốt trong việc sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường để thay thế bao bì ni lông như lá hay sách báo cũ. Lµm ®îc ®iÒu nµy kh«ng ph¶i lµ dÔ v× ngay trong khu«n viªn trêng häc c¸c em vÉn tiÖn tay vøt bõa b·i hay n¬i d©n c c¸c em ®ang sinh sèng. Kh«ng chØ viÖc sö dông bao b× ni l«ng vøt bõa b·i theo thãi quen vµ viÖc lµm vÖ sinh n¬i khu«n viªn trêng líp c¸c em vÉn cha cã ý thøc ph©n lo¹i r¸c th¶i vµ sö lÝ nã mét c¸ch hîp vÖ sinh ®Ó tr¶ l¹i khu«n viªn s©n trêng xanh, s¹ch, ®Ñp . c.Đối với bản thân học sinh: Do đặc thù của nếp sống sinh hoạt của dân cư vùng nông thôn nên đa số học sinh vẫn giữ thói tiện đâu vứt đó, ăn đâu bỏ đó đã tạo nên một thói quen khó có thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Từ thói quen ở gia đình, địa phương nên khi ở trường, ở lớp các em vẫn giữ thói quen sinh hoạt đó. Ở sân trường có hệ thống thùng rác công cộng nhưng học sinh vẫn không thể bỏ rác thải đúng quy định, đâu đó quanh sân trường, lớp học vẫn thấy bao ni lông rải rác hay rác từ các món quà vặt các em ăn. Trên đường đến trường, các em mua đồ ăn sáng hay các thứ quà ăn vặt, song các em vứt luôn trên con đường dẫn đến trường làm mất đi vẻ thẩm mĩ. Điều đáng nói ở đây là các em xem hành động của mình là một việc làm đương nhiên chẳng ảnh hưởng đến ai và cũng chẳng bạn nào nhắc nhở hay có một hành động đẹp là cúi xuống nhặt những rác thải vứt bừa bãi hay bị gió bay tứ phía ấy vào thùng bỏ rác hay nơi đổ rác đúng quy định. Mặt khác học sinh chưa biết liên hệ thực tế bằng những việc làm thiết thực như tích cực trồng và bảo vệ cây xanh ngay trong khuôn viên trường, chưa biết vận dụng các kiÕn thøc ®· ®îc häc ®Ó vËn ®éng tuyªn truyÒn cho gia ®×nh, bµ con lèi xãm thÊy ®îc t¸c h¹i cña vÊn ®Ò mµ c¸c em ®· ®îc häc. d. Đối với giáo viên : Bản thân tôi trong quá trình đứng lớp nhận thấy hệ thống văn bản nhật dụng có nhiều cơ hội để lồng ghép các kĩ năng sống như kĩ năng bảo vệ, gìn giữ quảng bá di tích lịch sử, văn hóa (Văn bản Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương), kĩ năng bảo vệ môi trường (Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)... trách nhiệm của giáo viên là phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên qua môn học. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập. Hay nói cách khác môn V¨n là mét trong nh÷ng bé m«n có nhiều khả năng để tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng nhất. Từ thực trạng đó tôi làm khảo sát về vấn đề bảo vệ môi trường của học sinh khối 8 trường THCS Nam Giang qua phiếu thăm dò như sau: Câu 1: Hằng ngày đi chợ em và mẹ có hay dùng bao bì ni lon để đựng thực phẩm không? -100% hs trả lời: Có Câu 2: Gia đình em đi chợ có bao giờ dùng làn hay những loại vật dụng khác để đựng thực phẩm thay cho bao bì nilon không? - 5% trả lời có mang theo làn đi chợ để đựng thực phẩm? - 95% trả lời không mang làn và cũng không dùng vật dụng khác để thay thế bao bì ni long? Câu 3: Em có hiểu gì về tác hại của bao bì ni lông không ? - 10% có nghe qua nhưng không để ý tìm hiểu sâu. - 90% không hiểu gì về tác hại của bao bì ni lông. Câu 4: Giả sử em thấy một bạn trên đường đến trường hay trong sân trường sả rác không đúng quy định em có nhắc nhở bạn phải bỏ rác đúng vị trí không? - 50% học sinh cười để tránh câu trả lời. - 50% học sinh trả lời: Không dám nhắc vì ngại. Câu 5: Nếu thấy một bao ni lông thải ra sân trường hay trên đường đi học em sẽ làm gì? - 100% trả lời: Lờ đi như không thấy. Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên nên t«i m¹nh d¹n ®a ra vÊn ®Ò “Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc dạy văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8 trường THCS Nam Giang”. 2.3. Các các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Xác định nội dung kiến thức cần lồng ghép trong bài giảng “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” a. Đối với giáo viên cần chuẩn bị như sau trước khi tiến hành bài dạy: - Cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài giảng và dung lượng vấn đề cần lồng ghép để không ảnh hưởng đến lượng kiến thức theo chuẩn của bộ đề ra mà vẫn có thể hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết theo mục tiêu đề ra. - Giáo viên quay một số video hay chụp những tấm ảnh liên quan đến vấn đề rác thải và việc sử dụng bao bì nilon ngay nơi địa bàn dân cư nơi các em đang sinh sống để làm phong phú thêm nội dung bài học. - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu tư liệu. Để tư liệu phong phú và tránh trùng lặp cụ thể như sau: (Trong từng lớp học phát phiếu có ghi yêu cầu – cử nhóm trưởng để phân công các bạn trong lớp) + Nhóm 1: Tìm những tranh ảnh liên quan đến việc sử dụng bao bì nilon và việc xả rác thải ra môi trường làm mất vẻ mĩ quan. Và việc đốt các rác thải là bao bì nilon gây ra những hậu quả như thế nào? + Nhóm 2: Tìm những tranh ả
Tài liệu đính kèm:
- mot_vai_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_ki_nang_bao_ve_moi_tr.doc