Một vài kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém lớp 10 cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Một vài kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém lớp 10 cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Cách cân bằng phản ứng oxi hoá - khử là phần khó đối với học sinh. Đây là kiến thức mới đối với học sinh lớp 10. Ở những lớp dưới học sinh đã làm quen với khái niệm phản ứng oxi hoá - khử nhưng trong phạm vi hẹp là phản ứng đó phải có nguyên tố oxi tham gia phản ứng. Vậy bằng cách nào đó có thể giúp học sinh cân bằng phản ứng oxi hoá - khử. Việc học sinh khá giỏi hiểu và vận dụng cân bằng oxi hoá - khử đã khó nhưng đối với học sinh trung bình và yếu thì việc biết và vận dụng được việc này còn khó hơn. Qua các năm giảng dạy cho thấy hầu hết học sinh đặc biệt là học sinh trung bình và yếu gặp nhiều khó khăn và lúng túng khi cân bằng phản ứng oxi hóa khử. Để cân bằng phản ứng oxi hóa khử học sinh mất nhiều thời gian và không chính xác.

Qua tham khảo một số tài liệu tôi thấy mới chỉ viết chung chung về vấn đề này. Một số học sinh trung bình, yếu khi đọc vào sẽ thấy khó hiểu, khó làm theo. Vì vậy tôi muốn đây sẽ là tài liệu riêng cho đối tượng học sinh này, khi đọc các em có thể tự làm theo hướng dẫn. Khi học sinh đã được hướng dẫn và đã nắm chắc cách cân bằng các phản ứng oxi hóa –khử sẽ gúp cho học sinh cảm thấy tự tin hơn trong khi học môn hóa học, từ đó sẽ cảm thấy yêu thích môn học hơn và sẽ giúp cho các em học tốt được môn học này.

 Chính vì những lí do đó nên tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém lớp 10 cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron”.

 

doc 16 trang thuychi01 11245
Bạn đang xem tài liệu "Một vài kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém lớp 10 cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 10 CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THĂNG BẰNG ELECTRON”
Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cách cân bằng phản ứng oxi hoá - khử là phần khó đối với học sinh. Đây là kiến thức mới đối với học sinh lớp 10. Ở những lớp dưới học sinh đã làm quen với khái niệm phản ứng oxi hoá - khử nhưng trong phạm vi hẹp là phản ứng đó phải có nguyên tố oxi tham gia phản ứng. Vậy bằng cách nào đó có thể giúp học sinh cân bằng phản ứng oxi hoá - khử. Việc học sinh khá giỏi hiểu và vận dụng cân bằng oxi hoá - khử đã khó nhưng đối với học sinh trung bình và yếu thì việc biết và vận dụng được việc này còn khó hơn. Qua các năm giảng dạy cho thấy hầu hết học sinh đặc biệt là học sinh trung bình và yếu gặp nhiều khó khăn và lúng túng khi cân bằng phản ứng oxi hóa khử. Để cân bằng phản ứng oxi hóa khử học sinh mất nhiều thời gian và không chính xác.
Qua tham khảo một số tài liệu tôi thấy mới chỉ viết chung chung về vấn đề này. Một số học sinh trung bình, yếu khi đọc vào sẽ thấy khó hiểu, khó làm theo. Vì vậy tôi muốn đây sẽ là tài liệu riêng cho đối tượng học sinh này, khi đọc các em có thể tự làm theo hướng dẫn. Khi học sinh đã được hướng dẫn và đã nắm chắc cách cân bằng các phản ứng oxi hóa –khử sẽ gúp cho học sinh cảm thấy tự tin hơn trong khi học môn hóa học, từ đó sẽ cảm thấy yêu thích môn học hơn và sẽ giúp cho các em học tốt được môn học này.
	Chính vì những lí do đó nên tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém lớp 10 cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:	
Giúp cho một số đối tượng học sinh trung bình và yếu ở lớp 10 trường THPT Lang Chánh có thể biết cân bằng một số phản ứng oxi hoá - khử thường gặp. Giúp đối tượng HS này không phải mất nhiều thời gian cho việc cân bằng phản ứng và không còn cảm thấy khó khăn khi gặp các phản ứng oxi hóa khử. Qua việc cân bằng được các phản ứng oxi hoá - khử giúp học sinh giải được một số dạng toán hoá học đơn giản liên quan. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:	
	Một số phản ứng oxi hóa khử đơn giản, thường gặp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Tìm hiểu chung về phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. 
	- Tìm hiểu từ thực tiễn khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh để đưa ra một số dạng cụ thể của phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh.
	- Sưu tầm, nghiên cứu một số bài tập sử dụng phương pháp này để cho học sinh làm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Cách xác định số oxi hóa.
Theo 4 qui tắc (trong SGK Hóa học 10). Cần cho học sinh phân biệt cách viết số oxi hóa và điện tích của ion:
- Số oxi hóa: dấu viết trước, số viết sau và viết ngay trên kí hiệu hóa học
- Điện tích ion: số viết trước, dấu viết sau và viết lệch về bên phải, hơi thấp hơn.
VD: + Số oxi hóa của Fe trong: 
 + Điện tích của ion Fe(III) : 
Từ việc xác định chính xác số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng, HS xác định được đó có phải là phản ứng oxi hóa khử không để áp dụng phương pháp thăng bằng electron vào cân bằng phản ứng.
2.1.2. Các khái niệm. 
Phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử.
Khi hình thành cho HS các khái niệm cơ bản này cần gắn sự nhường - nhận electron với sự tăng – giảm số oxi hóa.
- Phản ứng oxi hoá - khử: là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
- Chất khử: là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng. Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hoá. 
- Chất oxi hoá: là chất nhận electron hay là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng. Chất oxi hoá còn được gọi là chất bị khử.
Nói một cách dễ nhớ: Khử - cho. O – nhận.
- Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.
- Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó.
2.1.3. Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
Gồm 4 bước (trong SGK Hóa học 10). Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường phải đúng bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
Ở bước này chỉ yêu cầu HS xác định và viết số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi vào sơ đồ phản ứng.
VD: 
Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận electron, cân bằng mỗi quá trình.
Quá trình nhường số oxi hóa tăng lên và viết phía sau mũi tên. Quá trình nhận số oxi hóa giảm xuống và viết phía trước mũi tên. Luôn viết cộng thêm electron ở phía có số oxi hóa cao hơn. Chỉ cần viết nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi. Thêm hệ số thích hợp để số nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi hai bên bằng nhau.
 VD: 
 Trong sơ đồ phản ứng trên: 
+ Fe có số OXH từ 0 tăng lên +3: nên viết cộng e ở phía Fe có số OXH +3: 
 (Quá trình nhường e)
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +4: nên viết cộng e ở phía N có số OXH +5:
 (Quá trình nhận e)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất nhường, nhận electron.
Đảm bảo tổng số electron nhường bằng tổng số electro nhận:
- Tìm bội chung nhỏ nhất của số electron nhường và số electron nhận. 
- Lấy bội chung nhỏ nhất chia cho số e ở từng quá trình được hệ số.
VD: Sơ đồ phản ứng: 
Căn cứ vào quá trình nhường nhận e ở trên ta thấy: Số e nhường là 3, số e nhận là 1. BCNN là 3. Lấy 3 chia 3 được 1,nhân 1 vào quá trình nhường e. Lấy 3 chia 1 được 3, nhân 3 vào quá trình nhận e.
	(Quá trình nhường e)
	 (Quá trình nhận e)
	Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra.
Thứ tự cân bằng: Chất thay đổi số oxi hóa Kim loại tham gia Axit 
Hiđro Kiểm tra oxi.
Đặt hệ số vào các chất nhường, nhận electron trước sau đó cân bằng các chất khác. Nếu phản ứng có các axit như HNO3, H2SO4 đặc thì đặt hệ số cho các sản phẩm khử (như: NO, NO2, SO2..) trước, đặt hệ số cho các axít này sau dựa vào tổng số nguyên tử N, S phiá sau phản ứng.
	VD: 
Trong sơ đồ phản ứng trên. Ta đặt hệ số cho Fe và NO2 trước. Hệ số của Fe là l. Hệ số cho NO2 là 3. Sau đó đặt hệ số cho HNO3 bằng cách đếm tổng số nguyên tử N ở sau phản ứng là 6. Vì vậy đặt hệ số ở HNO3 là 6. Ta được PTPƯ:
2.1.4. Một số bài tập thường gặp.
Với đề tài này tôi chỉ chọn một số phản ứng đơn giản, thường gặp để HS có thể cân bằng một số phản ứng oxi hóa khử liên quan đến những bài học về sau như: SO2, H2SO4, HNO3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Qua các năm giảng dạy cho thấy hầu hết học sinh đặc biệt là học sinh trung bình và yếu rất “sợ” cân bằng phản ứng oxi hóa khử. 
Để cân bằng phản ứng oxi hóa khử học sinh mất nhiều thời gian và không chính xác. Qua các bài kiểm tra 1 tiết số 1 trong các năm học hầu hết khi học sinh cân bằng đúng phản ứng sẽ làm nhanh và chính xác các bài toán liên quan.
2.3. Biện pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Vấn đề 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
	Đây là một mắt xích quan trọng làm cơ sở để viết các bán phương trình nhường, nhận electron một cách đúng đắn nhất. Từ việc xác định đúng số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng, HS xác định được đó có phải là phản ứng oxi hóa khử không để vận dụng phương pháp thăng bằng electron vào cân bằng phản ứng.
	Để thực hiện tốt việc này tôi thực hiện từng bước một theo trình tự đã có trong sách giáo khoa.
* Quy tắc 1: Số oxi hoá của đơn chất bằng 0.
Ví dụ : Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các đơn chất sau: O2, Fe, Cu, Al, N2, S, H2.
Theo quy tắc, số OXH của các nguyên tố O, Fe, Cu, Al, N, S, H trong các đơn chất trên đều bằng không.
* Quy tắc 2: Trong hầu hết hợp chất số oxi hoá của oxi luôn bằng -2 và của hiđro bằng +1.
VD: Trong các hợp chất như H2O, HNO3, H2SO4... số OXH của nguyên tố O bằng 2 và H bằng 1.
* Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó.
VD: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các ion trong các trường hợp sau: Na+, Al3+, Fe2+, K+, Cr3+, Fe3+, Zn2+, S2-, O2-. Cl-.
GVHD: Số oxi hóa của các nguyên tố Na, Al, Fe, K, Cr, Fe, Zn, S, O, Cl trong các ion trên lần lượt là: +1, +3, +2, +1, +3, +3, +2, -2, -2, -1.
* Quy tắc 4: Tổng số oxi hoá trong một phân tử bằng không và trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đấy.
Ví dụ : - Xác định số oxi hoá (x) của Photpho trong phân tử: 
Ta có : 3(+1) + 1(x)+ 4(-2) = 0 giải ra x = +5.
 - Xác định số oxi hoá (y) của Nitơ trong ion NO3-: 	
Ta có : 1(y) + 3(-2) = -1 giải ra y = +5.
- Xác định số oxi hoá (a) của Lưu huỳnh trong ion SO42- :
Ta có : 1(a) + 4(-2) = -2 giải ra a = +6.
- Xác định số oxi hoá (b) của N trong phân tử: NO2 :	
Ta có : 1(b)+ 2(-2) = 0 giải ra b = +4.
Giáo viên rèn học sinh cách tính số oxi hóa của các nguyên tố trong một số hợp chất : KMnO4, KClO3, H2SO4, HNO3, NO, NO2, N2O, SO2, H2S.
2.3.2. Vấn đề 2: Viết quá trình nhường nhận e, cân bằng mỗi quá trình.
     + Dấu "+e" đặt bên có số oxi hoá lớn.
     + Số e = số oxi hoá lớn - số oxi hoá bé.
     + Nhân cả quá trình với chỉ số của nguyên tố thay đổi số oxi hoá nếu chỉ số khác 1 (với các đơn chất có thể chấp nhận giữ nguyên chỉ số).
VD1: 
 Trong sơ đồ phản ứng trên: 
+ Fe có số OXH từ 0 tăng lên +3: nên viết cộng e ở phía Fe có số OXH lớn hơn là +3 và số e cộng bằng: 3-0 = 3:
 (Quá trình nhường e)
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +4: nên viết cộng e ở phía N có số OXH lớn hơn là +5 và số e cộng bằng: 5 - 4 = 1:
 (Quá trình nhận e)
 VD2: 
- P có số OXH từ 0 tăng lên +5: nên viết cộng e ở phía P có số OXH lớn hơn là +5 và số e cộng bằng: 5-0 = 5:
 (Quá trình nhường e)
- O có số OXH từ 0 giảm xuống -2: nên viết cộng e ở phía O có số OXH lớn hơn là 0 và số e cộng bằng: 0 - (-2) = 2, sau đó nhân cả quá trình với 2 vì chỉ số của O là 2:
 (Quá trình nhận e)
2.3.3. Vấn đề 3: Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
	Ở đây để giúp học sinh làm quen và cảm thấy đơn giản tôi lựa chọn một số phản ứng đơn giản, quen thuộc. Sau khi HS cân bằng thành thạo một số phản ứng đơn giản, tôi sẽ hướng dẫn HS cân bằng các phản ứng đó một cách nhanh hơn để không mất thời gian viết các bước nhường nhận e. Từ đó HS sẽ cảm thấy đơn giản hơn trong việc cân bằng phản ứng oxi hóa khử. Đây chính là mục đích chính của đề tài này.
Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng theo sơ đồ: 
Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
- Số oxi hoá của P tăng từ 0 lên +5: P là chất khử.
- Số oxi hoá của O giảm từ 0 xuống -2 : O2 là chất oxi hoá.
Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận e:
- P có số OXH từ 0 tăng lên +5: nhường 5e, nên viết cộng e ở phía P có số OXH +5: 
 	 (Quá trình nhường e)
- O có số OXH từ 0 giảm xuống -2: hai nguyên tử O nên nhận 4e, viết cộng e ở phía O có số OXH 0: 
 	 (Quá trình nhận e)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất nhường, nhận electron.
Căn cứ vào quá trình nhường nhận e ở trên ta thấy: Số e nhường là 5, số e nhận là 4. BCNN là 20. Lấy 20 chia 5 được 4,nhân 4 vào quá trình nhường e. Lấy 20 chia 4 được 5, nhân 5 vào quá trình nhận e.
Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra.
Đặt 4 vào P, 5 vào O2 và 2 vào P2O5. Ta được ptpư:
Sau đó tôi sẽ hướng dẫn HS cân bằng nhanh.
VD: Ở sơ đồ phản ứng trên: 
+ P có số OXH từ 0 tăng lên +5: nhường 5e, đặt 5 xuống phía dưới P
+ O có số OXH từ 0 giảm xuống -2: hai nguyên tử O nên số e nhận là 4, đặt 4 xuống phía dưới O2. 
Sau đó nhân chéo số e nhường và nhận lên hai chất (nhân 5 lên O2, nhân 4 lên P) và cân bằng các chất còn lại (thêm 2 vào P2O5
 5 4 
Ta được ptpư: 
Từ đây HS sẽ thấy việc cân bằng phản ứng sẽ trở nên nhanh hơn và dễ hơn.
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng theo sơ đồ pư: Fe2O3 + CO Fe + CO2.
Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
- Số oxi hoá của C tăng từ +2 đến +4: CO là chất khử.
- Số oxi hoá của Fe giảm từ +3 xuống 0 : Fe2O3 là chất oxi hoá.
Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận e:
+ C có số OXH từ +2 tăng lên +4: nhường 2e, nên viết cộng e ở phía C có số OXH +4: 
 (Quá trình nhường e)
+ Fe có số OXH từ +3 giảm xuống 0: nhận 3e, nên viết cộng e ở phía Fe có số OXH +3:
 (Quá trình nhận e)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất nhường, nhận electron.
Căn cứ vào quá trình nhường nhận e ở trên ta thấy: Số e nhường là 2, số e nhận là 3. BCNN là 6. Lấy 6 chia 2 được 3, nhân 3 vào quá trình nhường e. Lấy 6 chia 3 được 2, nhân 2 vào quá trình nhận e.
Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra.
Đặt 3 vào CO, 3 vào CO2, 2 vào Fe. Ta được ptpư:
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh:
+ C có số OXH từ +2 tăng lên +4: nhường 2e, nên đặt 2 xuống phia dưới CO2
+ Fe có số OXH từ +3 giảm xuống 0: nhận 3e, nên đặt 3 xuống phía dưới Fe.
Sau đó nhân chéo số e nhường và nhận lên hai chất (nhân 2 lên Fe và 3 lên CO2) rồi cân bằng các chất còn lại (thêm 3 vào CO)
 3 2
Ta được ptpư: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Ví dụ 3: Hoàn thành phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron: Al + HNO3 ¨ Al(NO3)3 + NO2 + H2O
Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
- Số oxi hoá của Al tăng từ 0 đến +3: Al là chất khử.
- Số oxi hoá của N giảm từ + 5 đến +4 : HNO3 là chất oxi hoá.
Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận e:
+ Al có số OXH từ 0 tăng lên +3: nhường 3e, viết cộng e ở phía Al có số OXH +3: (Quá trình nhường e)
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +4: nhận 1e, viết cộng e ở phía N có số OXH +5: (Quá trình nhận e)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất nhường, nhận electron.
Căn cứ vào quá trình nhường nhận e ở trên ta thấy: Số e nhường là 3, số e nhận là 1. BCNN là 3. Lấy 3 chia 3 được 1,nhân 1 vào quá trình nhường e. Lấy 3 chia 1 được 3, nhân 3 vào quá trình nhận e.
	(Quá trình nhường e)
 (Quá trình nhận e)
Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra.
Ta đặt hệ số cho Al và NO2 trước. Hệ số của Al là l. Hệ số cho NO2 là 3. Sau đó đặt hệ số cho HNO3 bằng cách đếm tổng số nguyên tử N ở sau phản ứng là 6. Vì vậy đặt hệ số ở HNO3 là 6. Hệ số ở H2O là 3. Ta được PTPƯ:
Al + 6HNO3 ¨ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh:
+ Al có số OXH từ 0 tăng lên +3: nhường 3e, đặt 3 xuống phía dưới Al.
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +4: nhận 1e, đặt 1 xuống phía dưới NO2
Sau đó nhân chéo số e nhường và nhận lên hai chất (nhân 3 lên NO2 và 1 lên Al) rồi cân bằng các chất còn lại như đã cân bằng ở trên.
 3 1
Ta được PTPƯ: Al + 6HNO3 ¨ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Ví dụ 4: Hoàn thành phương trình phản ứng sau theo pp thăng bằng electron:
Cu + HNO3 ¨ Cu(NO3)2 + NO + H2O
Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
- Số oxi hoá của Cu tăng từ 0 đến +2: Cu là chất khử.
- Số oxi hoá của N giảm từ + 5 xuống +2 : HNO3 là chất oxi hoá.
Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận e:
+ Cu có số OXH từ 0 tăng lên +2: nhường 2e, viết cộng e ở phía Cu có số OXH +2: (Quá trình nhường e)
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +2: nhận 3e, viết cộng e ở phía N có số OXH +5: (Quá trình nhận e)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất nhường, nhận electron.
Căn cứ vào quá trình nhường nhận e ở trên ta thấy: Số e nhường là 2, số e nhận là 3. BCNN là 6. Lấy 6 chia 2 được 3,nhân 3 vào quá trình nhường e. Lấy 6 chia 3 được 2, nhân 2 vào quá trình nhận e.
Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra.
Ta đặt hệ số cho Cu và NO trước. Hệ số của Cu là 3. Hệ số cho NO là 2. Sau đó đặt hệ số cho HNO3 bằng cách đếm tổng số nguyên tử N ở sau phản ứng là 8. Vì vậy đặt hệ số ở HNO3 là 8. Hệ số ở H2O là 4. Ta được PTPƯ:
3Cu +8HNO3 ¨ 3Cu(NO3)2 +2NO + 4H2O
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh:
+ Cu có số OXH từ 0 tăng lên +2: nhường 2e, đặt 2 xuống phía dưới Cu.
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +2: nhận 3e, đặt 3 xuống phía dưới NO.
 2 3
Sau đó nhân chéo số e nhường và nhận lên hai chất (nhân 2 lên NO và 3 lên Cu) rồi cân bằng các chất còn lại như đã cân bằng ở trên.
Ta được PTPƯ:
3Cu + 8HNO3 ¨ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Ví dụ 5: Hoàn thành phương trình phản ứng sau theo pp thăng bằng electron:
Fe + HNO3 ¨ Fe(NO3)3 + NO + H2O
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh:
+ Fe có số OXH từ 0 tăng lên +3: nhường 3e, đặt 3 xuống phía dưới Fe.
 3 3
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +2: nhận 3e, đặt 3 xuống phía dưới NO.
Khi số e nhường và số e nhận bằng nhau ta không cần nhân chéo số e nhường và nhận lên các chất nữa. Ta cân bằng HNO3 bằng cách đếm tổng số nguyên tử N phía sau phản ứng là 4. Đặt 4 vào HNO3. Đặt 2 vào H2O. 
Ta được PTPƯ:
Fe + 4HNO3 ¨ Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Ví dụ 6: Hoàn thành phương trình phản ứng sau theo pp thăng bằng electron:
Fe + H2SO4 ¨ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
- Số oxi hoá của Fe tăng từ 0 đến +3: Fe là chất khử.
Số oxi hoá của S giảm từ + 6 đến +4 : H2SO4 là chất oxi hoá.
Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận e:
+ Fe có số OXH từ 0 tăng lên +3: nhường 3e, viết cộng e ở phía Fe có số OXH +3: 
 (Quá trình nhường e)
+ S có số OXH từ +6 giảm xuống +4: nhận 2e, viết cộng e ở phía S có số OXH +6: 
 (Quá trình nhận e)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất nhường, nhận electron.
Căn cứ vào quá trình nhường nhận e ở trên ta thấy: Số e nhường là 3, số e nhận là 2. BCNN là 6. Lấy 6 chia 3 được 2, nhân 2 vào quá trình nhường e. Lấy 6 chia 2 được 3, nhân 3 vào quá trình nhận e.
Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra.
Ta đặt hệ số cho Fe và SO2 trước. Hệ số của Fe là 2. Hệ số cho SO2 là 3. Sau đó đặt hệ số cho H2SO4 bằng cách đếm tổng số nguyên tử S ở sau phản ứng là 6. Vì vậy đặt hệ số ở H2SO4 là 6. Hệ số ở H2O là 6. Ta được PTPƯ:
2Fe + 6H2SO4 ¨ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh:
+ Fe có số OXH từ 0 tăng lên +3: nhường 3e, đặt 3 xuống phía dưới Fe
+ S có số OXH từ +6 giảm xuống +4: nhận 2e, đặt 2 xuống phía dưới SO2
Sau đó nhân chéo số e nhường và nhận lên hai chất (nhân 3 lên SO2 và 2 lên Fe) rồi cân bằng các chất còn lại như đã cân bằng ở trên.
 3 2
Ta được PTPƯ: 
Ví dụ 7: Hoàn thành phương trình phản ứng sau theo pp thăng bằng electron:
Cu + H2SO4 ¨ CuSO4 + SO2 + H2O
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh:
+ Cu có số OXH từ 0 tăng lên +2: nhường 2e, đặt 2 xuống phía dưới Cu
2 2
+ S có số OXH từ +6 giảm xuống +4: nhận 2e, đặt 2 xuống phía dưới SO2
Khi số e nhường và số e nhận bằng nhau ta không cần nhân chéo số e nhường và nhận lên các chất nữa. Ta cân bằng H2SO4 bằng cách đếm tổng số nguyên tử S phía sau phản ứng là 2. Đặt 2 vào H2SO4. Đặt 2 vào H2O. Ta được PTPƯ: 
Ví dụ 8: Hoàn thành phương trình phản ứng sau theo pp thăng bằng electron:
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh: 
+ S có số OXH từ -2 tăng lên +4: nhường 6e, đặt 6 xuống phía dưới H2S
 6 4
+ O có số OXH từ 0 giảm xuống -2: hai nguyên tử O nên số e nhận là 4, đặt 4 xuống phía dưới O2
Sau đó nhân chéo số e nhường và nhận lên hai chất (nhân 6 lên O2 và 4 lên H2S) rồi cân bằng các chất còn lại (thêm 4 vào SO2 và 4 vào H2O).
Ta được PTPƯ: 
Sau khi nhân hệ số của các chất chưa tối giản vì vậy ta chia cả 2 vế của phương trình cho 2 ta được phản ứng đã cân bằng:
Ví dụ 9: Hoàn thành phương trình phản ứng sau theo pp thăng bằng electron:
Hướng dẫn HS cân bằng nhanh:
+ Fe có số OXH từ +2 tăng lên +3: nhường 1e, đặt 1 xuống phía dưới FeO.
 1 3
+ N có số OXH từ +5 giảm xuống +2: nhận 3e, đặt 3 xuống phía dưới NO.
Sau đó nhân chéo số e nhường và nhận lên hai chất (nhân 1 lên NO và 3 lên FeO) rồi cân bằng các chất còn lại (thêm 3 vào Fe(NO3)3, 10 vào HNO3 và 5 vào H2O).
Ta được PTPƯ: 
Ví dụ 10: Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng: 
KMnO4 + HCl ®KCl + MnCl2 + Cl2+ H2O theo thứ tự là:
	A. 1: 8: 1: 1: 5: 4.	B. 2: 16: 2: 2: 5: 8.
	C. 1:16:1:1: 5: 8.	D. 2: 16: 2: 2: 5: 4.
Để trả lời câu hỏi dạng này ta phải cân bẳng phản ứng:
+ Cl có số OXH từ -1 tăng lên 0: hai nguyên tử Cl nên nhường 2e, đặt 2 xuống phía dưới Cl2.
5 2
+ Mn có số OXH từ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_yeu_kem_lop_10_can_bang_pha.doc