Một số phương pháp tiếp cận truyện “tấm cám” thông qua vận dụng tinh thần phôncơlo trong giảng dạy văn bản (Ngữ văn 10 - Tập I, chương trình cơ bản)

Một số phương pháp tiếp cận truyện “tấm cám” thông qua vận dụng tinh thần phôncơlo trong giảng dạy văn bản (Ngữ văn 10 - Tập I, chương trình cơ bản)

Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Kho tri thức này là phần lớn các kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc rút từ thực tế, thông qua sự mã hóa bằng ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức lâu bền cùng năm tháng.

Văn học dân gian có giá trị to lớn và vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc. Nó có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục tốt đối với thế hệ trẻ trong nhà trường, nó góp phần bồi đắp tâm hồn học sinh, hướng học sinh tới những ước mơ, suy nghĩ cao đẹp, niềm tin vào cái tốt, cái thiện, làm những việc xấu nhất định sẽ bị trừng trị. Quan trọng hơn nữa nó còn giúp chúng ta giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống, của bản sắc dân tộc. Đó chính là cái hồn dân tộc mà khi xa tổ quốc quê hương mọi người đều nhớ đến. Nó trở thành sức mạnh tinh thần để chúng ta vươn tới. Nguyễn Khoa Điềm đã nói rất đúng:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước.

(Đất nước- trích Trường ca Mặt đường khát vọng)

 

doc 19 trang thuychi01 33721
Bạn đang xem tài liệu "Một số phương pháp tiếp cận truyện “tấm cám” thông qua vận dụng tinh thần phôncơlo trong giảng dạy văn bản (Ngữ văn 10 - Tập I, chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRUYỆN “TẤM CÁM” THÔNG QUA VẬN DỤNG TINH THẦN PHÔNCƠLO
TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN
(NGỮ VĂN 10-TẬP I, CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
 Người thực hiện: 	Phạm Thị Hà
 Chức vụ: 	Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
NỘI DUNG
5
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1.1
Khái niệm Văn học dân gian
5
2.1.2
Thuật ngữ phôncơlo
5
2.1.3
Khái niệm truyện cổ tích - truyện cổ tích Tấm cám
6
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
7
2.3
Một số phương pháp tiếp cận truyện Tấm Cám thông qua vận dụng tinh thần Phôncơlo trong giảng dạy văn bản.
8
2.3.1
Cách cấu tạo cốt truyện
8
2.3.2
Các môtip
9
2.3.3
Những câu văn vần xen kẽ
11
2.3.4
Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật
13
2.3.5
Không khí truyện
14
2.3.6
Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xướng dân gian
14
2.4
Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
2.4.1
Đối với hoạt động giáo dục
15
2.4.2
Đối với bản thân
15
2.4.3
Đối với học sinh
15
2.5
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
18
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Kho tri thức này là phần lớn các kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc rút từ thực tế, thông qua sự mã hóa bằng ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức lâu bền cùng năm tháng. 
Văn học dân gian có giá trị to lớn và vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc. Nó có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục tốt đối với thế hệ trẻ trong nhà trường, nó góp phần bồi đắp tâm hồn học sinh, hướng học sinh tới những ước mơ, suy nghĩ cao đẹp, niềm tin vào cái tốt, cái thiện, làm những việc xấu nhất định sẽ bị trừng trị. Quan trọng hơn nữa nó còn giúp chúng ta giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống, của bản sắc dân tộc. Đó chính là cái hồn dân tộc mà khi xa tổ quốc quê hương mọi người đều nhớ đến. Nó trở thành sức mạnh tinh thần để chúng ta vươn tới. Nguyễn Khoa Điềm đã nói rất đúng:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước.
(Đất nước- trích Trường ca Mặt đường khát vọng)
Người Việt nào mà chẳng có trong tâm hồn mình một Hồ Hoàn kiếm, một Đền Hùng, một giếng nước gốc đa, một bức tranh Đông Hồ, một làn dân ca quan họ, và cả những mắt đen cô gái long lanhNhững cái đó làm nên hồn dân tộc, giúp ta hiểu rõ bản sắc Việt Nam: Một dân tộc bất khuất hiền hòa, anh hùng mà tình nghĩa “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” (Nguyễn Đình Thi) và “ Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” (Huy Cận). 
Tất cả những điều đó văn học dân gian đều ghi lại một cách đậm đà, từ một lời ca tát nước đầu đình đến hình ảnh cô Tấm hóa kiếp, từ khúc hát Tiễn dặn người yêu đến hình tượng Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt trờiđều in đậm bản sắc đân tộc Việt Nam mà người học sinh – những thế hệ trẻ càng cần phải lĩnh hội được. 
Hơn nữa, cuộc sống ngày càng phát triển, hiện đại hơn, lối sống của con người vì thế cũng có nhiều biến đổi, xấu có, tốt có. Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ không nên quay lưng với quá khứ, sống buông thả, vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Chính vì vậy, VHDG với nghĩa tuyệt đối của nó sẽ là dòng sữa mát lạnh giúp ta tìm về với chính con người mình. Cho nên, chúng ta cũng không thể tìm hiểu tác phẩm VHDG một cách nửa vời, làm mất đi vẻ đẹp của nó, thậm chí còn phản tác dụng. VHDG mãi là VHDG, nó là nó và không thể lẫn lộn với bất cứ thể loại nào:
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”
 ( Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Đề tài Một số phương pháp tiếp cận truyện Tấm Cám thông qua vận dụng tinh thần phôncơlo trong giảng dạy văn bản là cố gắng để đưa ra một cách tìm hiểu nữa về tác phẩm Tám Cám, để học sinh hiểu hết được ý nghĩa và giá trị to lớn của VHDG.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Sự đổi mới trong quá trình giáo dục và giảng dạy luôn là một yếu tố cần thiết. Hơn nữa một tác phẩm văn học ở mọi góc độ tiếp cận luôn có những cái hay, vẻ đẹp riêng. Giúp học sinh cảm thụ tốt một tác phẩm là nhiệm vụ của một người giáo viên dạy văn. Tuy nhiên, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích đã được đưa vào chương trình giáo dục từ rất lâu, và nó không còn xa lạ gì với bất cứ học sinh nào. Hình ảnh cô Tấm hiền lành, Mụ dì ghẻ độc ác đã trở thành biểu tượng trong văn học và trong cả cuộc sống. Vậy thì làm thế nào để một học sinh lớp 10 tiếp cận văn bản ở một cái nhìn đa chiều hơn, để thoát khỏi sự rập khuân, cách hiểu đơn điệu như trước? Đó chính là mục đích mà sáng kiến kinh nghiệm xin được đề xuất một cách tiếp cận theo tinh thần phôncơlo học để học sinh thấy được màu sắc dân gian qua một câu chuyện cổ tích. 
Tiếp nhận Tấm Cám là tiếp nhận một truyện dân gian, một tác phẩm phôncơlo mà phôncơlo thì có những quy luật cấu tạo riêng của nó khác với văn học viết. Do vậy tác phẩm phôncơlo có những đặc trưng mà tác phẩm văn học viết không có. Phải từ những đặc trưng đó của tác phẩm phôncơlo mà tìm ra cách tiếp cận nó. 
Như vậy chúng ta tìm hiểu một tác phẩm văn học dân gian theo đúng nghĩa của nó sẽ tạo ra cho học sinh sự hứng thú, kích thích sự tò mò để học sinh tiếp nhận tác phẩm với một tâm thế mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Truyện cổ tích Tấm Cám (Ngữ văn 10, chương trình cơ bản)
- Học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí thuyết: Dựa trên việc đọc và tìm hiểu các tài liệu về Thi pháp văn học dân gian, Phôncơlo học, Từ điển Tiếng Việt
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra khảo sát ban đầu, điều tra khảo sát sau thực nghiệm. Kết quả điều tra khảo sát có phân tích, đánh giá và so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực thực nghiệm và đối chứng tại hai lớp 10A7 và lớp 10A6
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Như đã trình bày ở trên, Tấm Cám là câu chuyện cổ tích quen thuộc. Vì vậy làm lạ một tác phẩm quen là một điều không dễ. Nhưng sự phong phú đa dạng, cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng khiến chúng ta không thể không suy ngẫm. Không thể đi mãi trên một con đường mòn, điều đó nó sẽ làm cho một tác phẩm trở nên nhàm chán, mà quan trọng hơn học sinh sẽ không thấy được đặc trưng của một tác phẩm văn học dân gian. 
	Không tìm hiểu Tấm Cám như một tác phẩm tự sự hiện đại hay một câu chuyện cổ tích đơn thuần như trước kia mà tìm hiểu tiếp cận theo thi pháp văn học dân gian, theo tinh thần phôncơlo học. Và nếu phải phân biệt một câu chuyện cổ Tấm Cám với một câu chuyện ngắn Tấm Cám ở thời kỳ hiện đại đặt cạnh nhau ai cũng có thể phân biệt được dễ dàng.  Nhưng điều quan trọng ở đây “Thi pháp” chính là những “chế định” trong sáng tác xảy ra ở từng thời kỳ, từng thể loại tác phẩm, theo quan niệm sáng tác của con người ở thời kỳ ấy . Cho nên chúng ta cần tìm hiểu một câu chuyện cổ tích theo đúng đặc trưng của mộ tác phẩm văn học dân gian. Sẽ không tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám theo hệ thống nhân vật, theo xung đột, mâu thuẫn chính.như trước kia. Mà chúng ta sẽ tiếp cận truyện Tấm Cám ở sáu bình diện sau:
	- Cách cấu tạo cốt truyện:
Truyện Tấm Cám được cấu tạo theo đường thẳng,theo trình tự diễn biến các hành động của nhân vật (cũng là trình tự thời gian) một cách chặt chẽ, không thể khác được, khiến các chi tiết dính kết với nhau trên một trục thống nhất.
	- Các môtip
Các môtíp quen thuộc: người mẹ ghẻ ác nghiệt, ông Bụt hiền từ nhân đức, vật giúp người, vật xấu xí biến thành người đẹp đẽ. đó là nét đẹp của văn học dân gian, góp phần quan trọng tạo nên sắc thái dân gian của truyện.
	- Những câu văn vần xen kẽ
Trong truyện có rất nhiều câu văn vần xen kẽ, nó góp phần làm nên nghệ thuật diễn xướng dân gian, mang đậm chất phôncơlo.
	- Thời gian và không gian nghệ thuật:
Thời gian và không gian nghệ thuật trong phần lớn các truyện cổ tích đều mang tính phiếm chỉ không xác định. Sáng kiến kinh nghiệm sẽ làm rõ điều đó và trong quá trình giảng dạy giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lí giải vì sao.
- Không khí truyện
Đó là cái không khí dân gian khi ta xem một bức tranh Đông Hồ, nghe một bài hát dân ca quan họ. Cái không khí dân gian mơ màng vừa hư vừa thực góp phần vun đắp tâm hồn cổ tích cho học sinh.
- Cuối cùng là sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xướng dân gian
Truyện Tấm Cám có nhiều dị bản ở cả Việt Nam và trên thế giới, vì thế cần so sánh, đối chiếu để không làm mất đi màu sắc dân gian cổ tích Việt Nam.
Bốn mặt đầu sẽ được tiếp nhận qua ngôn từ của văn bản truyện, mặt thứ năm có thể xem là sự giao thoa giữa thành tố chủ yếu ngôn từ với thành tố khác trong tổng thể phôncơlo, còn mặt cuối cùng thì đã thoát li văn bản truyện để đi vào đời sống phôncơlo như nó vốn có trong thực tế.
Hơn nữa qua bài dạy, giáo viên tích hợp kiến thức về Giáo dục đạo đức cho học sinh, về truyền thống nhân nghĩa, về lòng yêu thương con người, ở hiền gặp lành và ác giả ác báo. Góp phần bồi dưỡng nhân cách lối sống, những hành động ứng xử của học sinh trong đời sống hàng ngày với những người xung quanh. Biết giúp đỡ sẻ chia, biết yêu thương, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai, biết sống có trách nhiệm, không dựa dẫm ỷ lại, biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống bằng chính sức lực của mình.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Khái niệm Văn học dân gian:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Ở bất kì thể loại dân gian nào, mỗi tác phẩm văn học cũng là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ làm phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian và theo thời gian.
Lúc đầu tác phẩm dân gian do một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận, sau đó những người khác tham gia sữa chữa, bổ sung làm cho tác phẩm biến đổi dần, phong phú hoàn thiện hơn.
2.1.2.Thuật ngữ Phôncơlo:
Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những baì dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với ngiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Ở Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau :
* Nghĩa rộng: bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo (folkculture). Theo cách hiểu này, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học
* Nghĩa hẹp: Những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, văn hóa dân gian gồm ba thành tố : Nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn học dân gian), nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian.
* Nghĩa chuyên biệt: folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch do tập thể dân chúng sáng tác. Cũng có thể dùng thuật ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore – văn hoá văn dân gian .
2.1.3. Khái niệm truyện cổ tích - truyện cổ tích Tấm cám:
* Khái niệm:	
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như người
* Phân loại:
Truyện cổ tích gồm 3 loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì.
Truyện cổ tích thần kì: kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội( Tấm cám, Cây khế, Sự tích con khỉ)
Những truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật lập chiến công, diệt cái ác bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người ( Thạch sanh, Người thợ săn và mụ chằn tinh). 
Những truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi; về mặt tính cách họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng, trừ những nhân vật xấu xí mà có tài ( Sọ dừa, Lấy vợ cóc, Cây tre trăm đốt)
* Truyện cổ tích Tấm Cám:
Truyện cổ tích Tấm Cám kể về Tấm - một cô gái hiền lành, xinh đẹp, mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ và cô em cùng bố khác mẹ tên là Cám. Tấm bị mẹ con Cám ghen ghét, ngược đãi. Đi hớt tép, tấm bị cám đánh lừa trút hết giỏ tép. Tấm nuôi con cá bống, mẹ con Cám giết chết con cá bống. Ngày hội, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt tấm ở nhà nhặt xong mới được di xem. Mỗi lần bị mẹ con Cám gây chuyện ngược đãi, đau khổ như vậy, tấm đều được Bụt hiện lên an ủi, giúp đỡ. Bụt bảo Tấm nuôi cá bống cho có bạn, Bụt sai chim sẻ nhặt giúp tấm mớ gạo trộn lẫn thóc. Bụt chỉ cho Tấm cách chôn xương cá bống để đến ngày hội tấm có quần áo, khăn, giày đẹp. Tấm đi xem hội, đến chỗ lội, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Nhờ chiếc giày bị rơi ấy, tấm được vua biết đến và lấy làm vợ. Mẹ con Cám lập mưu giết chết tấm rồi đưa Cám vào thế chân tấm. Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Chim vàng anh bị cám giết chết lại hóa thành cây xoan đào. Cám chặt cây xoan đào, đóng khung cửi, khi ngồi vào dệt vải, con ác bằng gỗ trên khung cửi kêu: "cót ca cót két, mày tranh chồng chị, chị khoét mắt ra". Cám đốt khung cửi, đồ tro ở một nơi xa cung vua. Từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả thật to. Một bà cụ bán hàng nước được quả thị ấy, mang về để ở nhà. Mỗi khi bà cụ vắng nhà, từ quả thị, một cô gái - tức Tấm chui ra quét dọn, nấu ăn giúp bà cụ. Một hôm, vua đến uống nước, ăn trầu ở hàng bà cụ, thấy có miếng trầu do Tấm têm, đã nhận ra vợ. Tấm trở lại cuộc sống hạnh phúc bên vua, còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Về phía giáo viên: Có thể thấy rằng, hiện nay việc tiếp cận tác phẩm Tấm Cám đã có nhiều đổi mới. Nếu như trước kia, trong các giờ giảng văn phân tích truyện Tấm Cám giáo viên thường kẻ đôi bảng, một bên nhân vật Tấm, một bên ghi nhân vật mụ dì ghẻ, rồi hướng dẫn học sinh phân tích hai nhân vật đó qua các hành động để đi đến kết luận: Tấm là một cô gái hiền lành, nết na, chăm chỉ, tượng trưng cho chính nghĩa; mụ dì ghẻ là người tham lam, gian ác tiêu biểu cho cái tà; nhưng người chính nghĩa dù có gặp nhiều tai họa nhưng được Bụt giúp nên cuối cùng đã thắng lợi và được hưởng hạnh phúc, còn kẻ gian bị trừng trị thích đáng.
Trong thời gian gần đây, giáo viên tiếp cận và giảng dạy truyện Tám cám theo thi pháp văn học dân gian và đặc trưng thể loại truyện cổ tích, nhưng lại chủ yếu xoáy sâu vào các mâu thuẫn, xung đột, và đặc biệt hơn là dạy truyện cổ tích như dạy truyện ngắn, phân tích đánh giá nhân vật truyện cổ tích như phân tích nhân vật tự sự trong văn học viết; hoặc khai thác quá sâu, quá tỉ mỉ không chú ý đến tính dị bản của VHDG, có khi đó chỉ là ngôn từ của người ghi chép lại.
Qua đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng không hề có bóng dáng phôncơlo, màu sắc phôncơlo và vẻ đẹp riêng của tác phẩm phôncơlo. Hiển nhiên học sinh sẽ không hiểu hết bản chất, đặc trưng của một tác phẩm VHDG.
Vì sao có hiện tượng trên? Nguyên nhân có nhiều: do chúng ta chưa nắm được bản chất và đặc trưng của tác phẩm phôncolo, do khả năng còn hạn chế, do sức ỳ của thói quen nên ngại đổi mới cách phân tích một phần do chúng ta chủ quan khi nghĩ rằng việc tìm hiểu truyện cổ tích khá dễ dàng, không quá khó khăn vì một học sinh tiểu học cũng có thể biết được nội dung câu chuyện. 
- Về phía học sinh: Văn bản Tấm Cám không còn xa lạ với học sinh, các em đã được tiếp nhận văn bản, thậm chí nhiều học sinh còn thuộc làu câu chuyện này, vì vậy khi một lần nữa tiếp nhận câu chuyện sẽ khó tránh khỏi sự nhàm chán, không thoát khỏi tâm lí “đã biết”. Nhưng các em chỉ mới tiếp nhận ở góc độ của một câu chuyện cổ tích mà không nhận thức được đây là một tác phẩm văn học dân gian – những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, do tập thể sáng tác, được ra đời và truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng. Có nghĩa là học sinh được tìm hiểu như một tác phẩm văn học tự sự chứ không phải là một tác phẩm văn học dân gian. Do đó các em sẽ không cảm nhận được cái hay, cái đẹp và linh hồn của dân tộc trong mỗi tác phẩm đó.
Trong năm học 2018-2019, tôi đã tiến hành cho học sinh 2 lớp khối 10 tiếp cận văn bản theo hướng truyền thống, đã tiến hành khảo sát về khả năng tiếp nhận văn bản, kết quả ban đầu như sau:
2.2.3 Kết quả khảo sát ban đầu: 
Đối tượng đối chứng
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A5
43
0
0
13
30,2
29
67,5
1
2,3
10A7
38
0
0
10
26,3
25
65,8
3
7,9
Từ kết quả khảo sát ban đầu cho thấy rằng:
- Số lượng và tỉ lệ % học sinh đạt loại giỏi ở 2 lớp 10A5, 10A7 là không có. 
- Số lượng học sinh đạt loại khá ở 2 lớp trên đang còn rất thấp : Lớp 10A5 là 13/43 học sinh chiếm 30,2%; Lớp 10A7 thì chỉ có 10/38 học sinh chiếm tỉ 26,3%.
- Số lượng và tỉ lệ học sinh trung bình ở 2 lớp trên đang còn rất cao chiếm hơn 65%. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu đang còn, nhiều nhất là lớp 10A7 chiếm 7,9%.
Từ thực trạng dạy và học, kết quả khảo sát việc đọc hiểu văn bản Tấm Cám của học sinh Trường THPT Lang Chánh như trên tôi nhận thấy cần việc dạy một tác phẩm văn học dân gian như một tác phẩm văn học dân gian thực thụ là điều cần thiết, chắc chắn sẽ tạo ra sự hứng thú mới cho học sinh. 
2.3. Một số phương pháp tiếp cận truyện Tấm Cám thông qua vận dụng tinh thần Phôncơlo:
2.3.1. Cách cấu tạo cốt truyện:
Điều lí thú hấp dẫn của truyện cổ tích là cốt truyện chứ không phải nhân vật như trong truyện hiện đại. Nhưng thi pháp truyện cổ tích lại hướng sự chú ý vào cách cấu tạo cốt truyện chứ không phải bản thân cốt truyện vì cốt truyện thuộc nội dung còn cách cấu tạo cốt truyện thì lại là hình thức nghệ thuật của tác phẩm phôncơlo, mà hình thức nghệ thuật thì mới là đối tượng nghiên cứu của thi pháp. Trong truyện Tấm Cám, đã bộc lộ khá đậm chất phôncơlo.
Truyện Tấm Cám được cấu tạo theo đường thẳng,theo trình tự diễn biến các hành động của nhân vật (cũng là trình tự thời gian) một cách chặt chẽ, không thể khác được, khiến các chi tiết dính kết với nhau trên một trục thống nhất, làm cho truyện không những rõ ràng, dễ nhớ mà còn lí thú, hấp dẫn. Đó chính là vẻ đẹp riêng của cổ tích Việt Nam và thế giới.
Trong truyện Tấm Cám, ban đầu là hình ảnh cô Tấm xuất hiện trong tình thế bị ức hiếp, chèn ép bởi mẹ con Cám. Những hành động của Tấm đơn thuần là nghe lời và khóc lóc khi gặp bất công.
- Đi bắt tôm tép: Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình, khi nhìn trong giỏ không còn gì Tấm chỉ biết bưng mặt khóc.
- Đi chăn trâu:  mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám ở nhà giết cá bống làm thịt ăn. Về không thấy bống đâu Tấm lại cũng khóc.
- Đi xem hội: Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt, không cho Tấm đi xem hội. Dù rất khao khát được đi dự hội nhưng Tấm không một chút tinh thần phản kháng nào chỉ biết khóc hu hu.
- Trèo cây cau: nhân ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_phuong_phap_tiep_can_truyen_tam_cam_thong_qua_van_dun.doc