Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Địa lí lớp 12

Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Địa lí lớp 12

Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra nhiệm vụ tăng cường các hoạt động ngoại khóa và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Sau khi học xong, học sinh có được những kĩ năng sống cần thiết để bước vào đời, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên thực tế hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản cần trong cuộc sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hoá giải căng thẳng. Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục và xã hội cho rằng việc nhiều bộ phận học sinh ở nước ta hiện nay thiếu các kĩ năng để có thể đương đầu và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, học sinh còn thờ ơ với nhiều vấn đề xảy ra xung quanh mính. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lương giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đó sẽ dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của giáo dục.

doc 20 trang thuychi01 9891
Bạn đang xem tài liệu "Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài	
 Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra nhiệm vụ tăng cường các hoạt động ngoại khóa và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Sau khi học xong, học sinh có được những kĩ năng sống cần thiết để bước vào đời, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên thực tế  hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản cần trong cuộc sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hoá giải căng thẳng... Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục và xã hội cho rằng việc nhiều bộ phận học sinh ở nước ta hiện nay thiếu các kĩ năng để có thể đương đầu và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, học sinh còn thờ ơ với nhiều vấn đề xảy ra xung quanh mính... Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lương giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đó sẽ dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của giáo dục.
 Để đạt được mục tiêu trên trong quá trình dạy học giáo viên cần vận dụng mọi phương pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm giúp học sinh biết cách tự học, cách hợp tác trong quá trình tự học, tích cực, chủ động sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các kĩ năng địa lí, đặc biệt là những kĩ năng sống. Giáo dục cần đi liền với giáo dưỡng, dạy học không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cho học sinh mà cần phải giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo. 
 Địa lí là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vì có nhiều kiến thức thực tế gắn với tự nhiên, kinh tế xã hội. Thông qua tổ chức dạy học địa lí sẽ có nhiều cơ hội tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em.
  Hiện nay, trong dạy học môn Địa lí đã thực hiện việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; giúp học sinh có những kĩ năng hành động ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, với xã hội; có khả năng ứng phó và giải quyết một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên, xã hội mang lại. Tuy nhiên tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua bài dạy địa lí cần phải sử dụng các phương pháp thích hợp, giáo dục kĩ năng sống nhưng không làm bài giảng quá nặng nề, quá tải nội dung môn học mà phải giúp cho môn học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả. 
 Tổ chức các trò chơi Địa lí sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trao đổi, bộc lộ, học tập và rèn luyện các kĩ năng sống như kĩ năng trao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng phó và tự bảo vệ trước những thiên tai, những hiểm họa trong xã hội, hình thành ở các em kĩ năng cảm thông, chia sẻ với mọi người... Trước nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt: trí, đức, thể, mỹ để góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học thích hợp, qua đó để tích lũy được kiến thức, nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn địa lí lớp 12 ” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tổ chức các trò chơi địa lí thích hợp trong dạy học chính khóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí ở trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy dạy địa lí lớp 12
 - Học sinh các lớp 12A1, 12A2 Trường THPT Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hoá
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát điều tra, thực nghiệm tổ chức trên lớp...
- Phương pháp thống kê , xử lí số liệu, báo các kết quả 
	2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Kĩ năng sống: 
2.1.1.1 Khái niệm:
   Kĩ  năng sống là một phạm trù rộng bao hàm nhiều vấn đề của cuộc sống, đó là những vấn  đề phát sinh trong mối quan hệ giữa con người và  con người, con người với thiên nhiên nhiên, con người với sự phát triển kinh tế xã hội... Những người có kĩ năng sống là những người có sự trải nghiệm hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng những nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. 
2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
Học sinh cắp sách đến trường với một mục tiêu quan trọng nhất là học chữ, “học lấy cái chữ” nhà trường cũng có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ cho các em, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Chính vì điều đó các mục tiêu đề ra cũng chỉ xoay quanh việc đào tạo tri thức, trong khi sự phát trển mạnh mẽ của nền kinh kế xã hội các em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục trong nhà trường các em còn tiếp cận với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải có kiễn thức về nó, phải có kĩ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, và phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới.
2.1.1.3. Những kĩ năng sống cần được giáo dục cho học sinh trong  nhà trường phổ thông qua dạy học môn Địa lí
a. Kĩ năng tự nhận thức 
  Tù  nhËn thøc lµ mét kĩ năng sống c¬ b¶n, gióp học sinh biÕt nh×n nhËn,  ®¸nh gi¸ ®óng vÒ b¶n th©n m×nh (tiÒm n¨ng, t×nh c¶m, së thÝch, thãi quen, ®iÓm m¹nh, ®iÓm yÕu,...) 
b. Kĩ năng giải quyết vấn đề     
 Trong cuộc sống mỗi học sinh thường gặp nhiều vấn đề khó khăn. Đó là những khó khăn trong học tập,  trong các mối quan hệ,  trong công việc...Kĩ năng giải quyết các tình huống khó khăn trong cuộc sống là kĩ năng biến những vấn đề khó khăn đó trở thành những vấn đề đơn giản, hay đó cũng là năng lực cá nhân có thể vượt qua những vấn đề khó khăn đó một cách hiệu quả. 
c. Kĩ năng giao tiếp 
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc trao đổi những thông tin, mong muốn, suy nghĩ, tình cảm giữa người này với người khác 
d. Kĩ năng tư duy
Trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm, học sinh luôn phải tìm kiếm và xử lí thông tin từ SGK, từ các nguồn tư liệu khác nhau để các được những tri thức cần thiết gắn với nội dung bài học địa lí. Vận dụng các kĩ năng phân tích, so sánh đối chiếu các hiện tượng sự vật địa lí giúp học sinh hiểu sâu vấn đề và có thể đưa tới những ý kiến sáng tạo khi đề xuất biện pháp giải quyết tình huống của thực tiễn...
e. Kĩ năng làm chủ bản thân 
    Hoạt động nhóm hoặc thực hiện những bài tập nhỏ trong các tiết học Địa lí theo yêu cầu và nhiệm vụ mà giáo viên giao sẽ tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng đặt ra mục tiêu cho từng hoạt động, ví dụ phân tích lược đồ để nhận xét sự phân bố của một số đối tượng địa lí. Tham gia hoạt động nhóm, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ theo sự phân công và việc hoàn thành nhiệm vụ sẽ luyện tập cho các em khả năng chịu trách nhiệm (đảm nhận trách nhiệm) với công việc được giao. 
g. Một số kĩ năng khác
 - Kĩ năng xác định mục tiêu
 - Kĩ năng đương đầu, hóa giải stress và cảm xúc tiêu cực   
 - Kĩ năng xác định giá trị
 - Kĩ năng ra quyết định 
 - Kĩ năng làm việc nhóm       
 - Kĩ năng bảo vệ môi trường
 - Kĩ năng sống về phòng chống thiên tai
 - Kĩ năng sống về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng...
2.1.2 Trò chơi Địa lí 
2.1.2.1. Khái niệm trò chơi Địa lí 
Trò chơi trong dạy học địa lí là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết Địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, tính sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của học sinh. Ngoài ra, hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao, môn địa lí trở nên sinh động, gần gũi thiết thực hơn đối với học sinh.
2.1.2.2. Một số trò chơi Địa lí có thể được tổ chức trong dạy học chính khóa
a. Đố vui địa lí
Đố vui địa lí là hình thức trò chơi trí tuệ đơn giản nhằm tăng cường sự hiểu biết kiến thức địa lí của học sinh, là hình thức dễ vận dụng, ở mọi nơi
b. Trò chơi “kẻ giấu tên”
c. Trò chơi “ai biết nhiều hơn”
d. Trò chơi “ giải ô chữ”
e. Trò chơi “ai nhanh hơn”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Kết quả điều tra dành cho giáo viên: 
     - Có 100% giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất quan trọng
    - Có 100% giáo viên đồng ý cần đưa mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào mục tiêu giáo dục chung cho học sinh.
    - Có 100% giáo viên cho rằng cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học chính khóa trên lớp và cả thông qua các hoạt động ngoại khóa
     -66% giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường chỉ được quan tâm ở mức bình thường.
     -Sự chú ý của giáo viên trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi giảng dạy chủ yếu ở mức trung bình chiếm 75%.
    - 66% ý kiến cho rằng việc tổ chức các trò chơi Địa lí trong dạy học hiện nay ít được thực hiện.
    - 100% ý kiến cho rằng học sinh ít có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống. 
2.2.2. Kết quả điều tra dành cho học sinh:
     - 80% ý kiến cho rằng chưa được giáo dục kĩ năng sống.
    - 40% ý kiến cho rằng các em chưa bao giờ tìm sự tư vấn khi gặp các vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống.
   - 70% ý kiến cho rằng hiện tượng bạo lực học đường diễn ra một cách thường xuyên.
    - 50% cho rằng khi các em gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống các em không có hướng giải quyết hiệu quả.
    - 50% ý kiến cho rằng các em tham gia các hoạt động bề nổi của nhà trường ở mức trung bình.
    - 60% ý kiến cho rằng các em thường ngại ngùng khi đề cập đến các vấn đề tâm sinh lí.
    - 70% ý kiến cho rằng các em thường tỏ ra không tự tin khi trình bày ý kiến trước đám đông.
   - 60% ý kiến cho rằng các em thường ít đề ra những mục tiêu trong cuộc sống.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng   
- Với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là đổi mới phương pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào trường học, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ cũng như thể hiện mình đó là yếu tố thuận lợi để tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh . 
 - Sự phát triển mạnh của xã hội cho phép các em học sinh có thể rèn luyện các kĩ năng sống từ thực tế một cách thuận lợi.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được trú trọng đúng mức, thập chí coi nhẹ, việc tích hợp các nội dung kĩ năng sống vào các tiết học, môn học còn hạn chế. 
  - Những hiểu biết về kĩ năng sống của nhiều giáo viên còn chưa cao dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp. 
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
2.3.1. Tổ chức đố vui địa lí 
  Đố vui địa lí là hình thức trò chơi trí tuệ đơn giản nhằm tăng cường sự hiểu biết
kiến thức địa lí của học sinh, là hình thức dễ vận dụng, ở mọi nơi.
  * Ý nghĩa của đố vui địa lí 
 - Giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lí và vận dụng vào lí giải một số hiện tượng địa lí đang diễn ra xung quanh các em.
  - Tạo hứng thú học tập của học sinh. 
 - Giúp các em hiểu được các vấn đề địa lí địa phương .
 - Giáo dục kĩ năng sống như:
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng hóa giải căng thẳng
     * Trong dạy học địa lí lớp 12 giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua đố vui địa lí là hình thức được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả cao vì: 
  - Các kiến thức địa lí lớp 12 thường gần gũi với thiên nhiên và các hoạt động sản xuất cũng như đời sống của con người.
 - Đố vui là hình thức tạo không khí vui vẻ, thoải mái, kĩ thuật thực hiện đơn giản, không đòi hỏi cao về các yêu cầu cơ sở vật chất, thời gian phục vụ nên được tiến hành một cách dễ dàng và hiệu quả cao.
 * Cánh thức tiến hành giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hóa giải cảm xúc căng thẳng thông qua đố vui địa lí. 
       Khi thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hóa giải cảm xúc căng thẳng thông qua đố vui địa lí giáo viên nên thực hiện theo các bước như sau:
  + Bước 1. Bước đọc câu đố: giáo viên đọc câu đố cho cả lớp nghe, cho các em trao đổi ý kiến, với các bạn trong lớp, trong nhóm 
  + Bước 2. Trình bày lời giải: giáo viên tổ chức cho các em trình bày lời giải thích của mình
 + Bước 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận 
 + Bước 4. Bước giáo viên tổng kết hoạt động
Ví  dụ. Giải thích câu tục ngữ: “Rét tháng ba, bà già chết cóng”
    - Mục tiêu 
   + Kiến thức: làm rõ và khắc sâu kiến thức đã được học trong bài 10 địa lí lớp 12 cơ bản.
 + Kĩ năng: liên hệ thực tế về ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến đời sống, kĩ năng phân tích vấn đề.
  + Thái độ: tạo hứng thú trong học tập địa lí
 + Giáo dục kĩ năng sống kĩ năng giao tiếp, hóa giải cảm xúc căng thẳng
 - Các bước hoạt động
  + Bước 1. 
 Giáo viên đọc câu tục ngữ “Rét tháng ba, bà già chết cóng”
  Giáo viên yêu cầu các em học sinh vận dụng sự hiểu biết của mình lí giải câu tục ngữ trên. 
Học sinh suy nghĩ trao đổi với các bạn: khi trao đổi với bạn bè các em cần chú ý lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực, tôn trọng nhu cầu của đối tượng giao tiếp, các bạn cùng trao đổi một cách ch©n thµnh, c¶m th«ng chia sÎ víi ngêi m×nh giao tiÕp, vui vÎ, hoµ nh·, ch©n thµnh, cÇu thÞ, lu«n t×m ë ngêi kh¸c nh÷ng ®iÒu tèt h¬n m×nh ®Ó häc tËp, kÕt hîp gi÷a lêi nãi víi cö chØ, ®iÖu bé, ®éng t¸c ®Ó t¹o sù hÊp dÉn ®èi víi ngêi kh¸c trong giao tiÕp. 
Học sinh chủ động đưa ra quan điểm của mình về vấn đề tìm hiểu. 
 + Bước 2. Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày lời giải 
    Giáo viên tổ chức cho từng em học sinh trình bày phần lí giải của mình theo các hướng: 
         Vì sao có câu tục ngữ trên?
+ Bước 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận
      Giáo viên cho học sinh tiến hành tranh luận kết quả để phát triển kĩ năng giao tiếp giáo viên có thể hướng các em thảo luận theo yêu cầu sau:
  Tranh luận đúng trọng tâm. 
  Có  thể đưa ra các ý kiến, suy nghĩ khác nhau.
  Tôn trọng ý kiến của các bạn trình bày. 
  Khi trao đổi cần theo hướng người nói phải có người nghe. 
  Tích cực tham gia trao đổi ý kiến. 
 + Bước 4. Giáo viên tổng kết hoạt động
      Giáo viên tổng kết đáp án, đưa ra phương án trả lời hiệu quả nhất. 
* Lưu ý khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua đố vui địa lí.
 Muốn đạt hiệu quả giáo viên cần lưu ý yêu cầu các em học sinh thực hiện theo các hướng như sau: 
 - Các em cần xác định nhu cầu giao tiếp
 -  Các em cần tôn trọng đối tượng giao tiếp 
-  Khi giao tiếp các em cần vui vẻ 
-  Các em cần chủ động tham gia vào hoạt động
-  Các em cần không cảm thấy mất tự tin khi trả lời sai yêu cầu câu hỏi trong đố
2.3.2. Tổ chức trò chơi ai nhanh hơn
Ai nhanh hơn là trò chơi đơn giản, thể hiện sự nhanh nhẹn và tính tập thể của HS tăng cường sự hiểu biết kiến thức địa lí, là hình thức dễ vận dụng, có thể tổ chức ở trong lớp học.
  * Ý nghĩa của trò chơi ai nhanh hơn 
 - Giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lí 
 - Tạo hứng thú học tập của học sinh. 
 - Giúp các em hiểu được các vấn đề địa lí địa phương .
 - Giáo dục kĩ năng sống như:
+ Kĩ năng giao tiếp
  + Kĩ năng hóa giải căng thẳng
 + Kĩ năng tự nhận thức...
* Trong dạy học địa lí lớp 12 giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua trò chơi ai nhanh hơn là hình thức được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả cao vì: 
  - Các kiến thức địa lí lớp 12 thường gần gũi với thiên nhiên và các hoạt động sản xuất cũng như đời sống của con người.
 - Là hình thức tạo không khí vui vẻ, thoải mái, kĩ thuật thực hiện đơn giản, không đòi hỏi cao về các yêu cầu cơ sở vật chất, thời gian phục vụ nên được tiến hành một cách dễ dàng và hiệu quả cao.           
Ví dụ 1: 
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
 Mục 1. Công nghiệp năng lượng 
*Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống : 
- Qua hoạt động này học sinh thấy được nguồn năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt là tài nguyên không thể phục hồi, mặc dù đây là những thế mạnh trong phát triển công nghiệp của nước ta nhưng nếu như với mức khai thác như hiện nay thì tương lai nguồn năng lượng này sẽ cạn kiệt. Học sinh ý thức được nước ta cần phải khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Các kĩ năng sống được giáo dục qua hoạt động: 
  Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hóa giải stress, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng
* Hoạt động: Sau khi giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nắm được, trữ lượng, sản lượng và phân bố của các ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu trong bài giảng. Giáo viên chức cho học sinh thực hiện trò chơi.
- Thời gian thực hiện 4 phút.
- Bước 1: Giáo viên chuẩn bị một số thứ trước như:
+ Các cục đá tượng trưng cho những mỏ than đá với nhiều kích cỡ khác nhau.
+ Các túi nước tượng trưng cho những túi dầu, các túi này có kích cỡ khác nhau.
- Bước 2: Giáo viên đưa ra luật chơi: lớp có 4 tổ chia làm 4 đội mỗi đội có 3 học sinh. 
Giáo viên trọng tài, sau khi giáo viên hô bắt đầu các học sinh chạy lên “cướp” các thứ đã chuẩn bị sẵn trên bàn giáo viên, đội nào cướp được nhiều thì đội đó sẽ thắng.
- Bước 3: Tổ chức thực hiện trò chơi: Giáo viên làm trọng tài hô bắt đầu các HS chạy lên cướp các thứ đã chuẩn bị sẵn trên bàn. 
- Bước 4 kết thúc trò chơi: khi giáo viên thấy trên bàn còn lại một vài túi nước nhỏ, cục đá nhỏ thì cho dừng trò chơi.
Giáo viên nhận xét kết luận: Qua trò chơi chúng ta có thể thấy than đá, dầu mỏ và khí đốt của nước ta có trữ lượng lớn nhưng con người với mức khai thác và sử dụng như hiện nay thì tương lai không xa nguồn tài nguyên này của nước ta sẽ chỉ còn lại những cục than đá rất nhỏ, những túi dầu mỏ rất nhỏ rồi dần dần sẽ dẫn đến cạn kiệt loại tài nguyên này và lúc đó ngành công nghiệp này của nước ta không còn là ngành công nghiệp trọng điểm nữa. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần phải khai thác và sử dụng hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng này đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Giáo viên :là học sinh chúng ta cần làm gì để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng?
Học sinh tự nhận thức được những hành vi của mình như:
- Tắt đèn, tắt quạt điện, điều hòa khi đi ra khỏi phòng học
- Vận động mọi người xung quanh sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, sử dụng năng lượng sạch như năng lượng từ mặt trời, từ gió, từ thủy triều....
- Học tập thật giỏi để tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế nguồn năng lương truyền thống.
Ví dụ 2: Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Mục 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng tránh.
a) Bão
* Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống: 
- Qua hoạt động này học sinh thấy được phạm vi hoạt động, tần suất hoạt động, hướng chuyển động của bão ở nước ta. 
- Qua đó các em có được các kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng giao tiếp: phản hồi lắng nghe tích cực; trình bày ý tưởng, suy nghĩ về vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Thể hiện sự cảm thông chia sẻ với những người không may gặp thiên tai. kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với thiên taỉ ở nước ta đặc biệt là ở khu vực Miền Trung trong đó có tỉnh Quảng Bình.
* Hoạt động:
- Thời gian thực hiện 5 phút
- Chuẩn bị
+ Hai bản đồ Việt Nam, dạng bản đồ câm (khuyết một số thông tin) trên đó có các chấm điểm, kí hiệu các tỉnh thành phố. Mỗi điểm được đánh một số;
+ Các thẻ được cắt bàng giấy tương ứng với các mũi tên thể hiện hướng, cường độ và tần 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_phuong_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ki_nang_song_c.doc