Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn học hát ở trường tiểu học
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống âm nhạc là một phần không thể thiếu đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng.
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời trẻ em đã được nghe những tiếng hát ru ầu ơ của bà, của mẹ. Đến khi đi mẫu giáo các em cũng được học hát, học múa. Lên Tiểu học, Âm nhạc hết sức cần thiết cho sự phát triển của các em. Vì vậy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học chiếm một vị trí quan trọng Học môn Âm nhạc không chỉ mang đến cho các em kiến thức cơ bản của môn học mà nó còn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong hoạt động học tập và rèn luyện của các em. Âm nhạc giúp cho các em dần hình thành nhân cách, lối sống, tình yêu con người, yêu quê hương đất nước.
Trong chương trình Âm nhạc Tiểu học chủ yếu là học hát, đến lớp 4,5 có thêm các phân môn Tập đọc nhạc; Nghe nhạc; Âm nhạc thường thức. Học hát là phân môn phù hợp nhất và rất thiết thực với học sinh Tiểu học, các em rất ngây thơ hồn nhiên và rất thích hát. Ca hát không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của các em, những lời ca hay với nhịp điệu rộn ràng với sắc thái đa dạng, phong phú, những điệu múa nhí nhảnh phụ hoạ cho các bài hát đã làm cho tâm hồn trẻ thơ mở rộng. Những mơ ước cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên như bài hát: “Bạn ơi lắng nghe”(lớp 4); “Ước mơ”(lớp 5); “Hoa lá mùa xuân” (lớp 2). Những bài học đạo đức rất dễ nhận được trong các bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết”(lớp 3); “Lời chào” . Mỗi bài hát còn biểu hiện một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội tâm được diễn tả
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THÀNH PHỐ -------&------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN HỌC HÁT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Người thực hiện : Trần Thị Thu Phương Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Minh Khai 1 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực môn: Âm Nhạc THANH HÓA, NĂM 2015 - 2016 MỤC LỤC: 1. MỞ ĐẦU: Trang 1 - Lý do chọn đề tài Trang 1 - Mục đích nghiên cứu Trang 2 - Đối tượng nghiên cứu Trang 2 - Phương pháp nghiên cứu Trang 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 3 - Cơ sở lý luận Trang 3 - Thực trạng Trang 4 - Giải pháp và tổ chức thực hiện Trang 4 - Hiệu quả áp dụng đề tài Trang 10 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 13 1. MỞ ĐẦU: *). Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống âm nhạc là một phần không thể thiếu đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời trẻ em đã được nghe những tiếng hát ru ầu ơ của bà, của mẹ. Đến khi đi mẫu giáo các em cũng được học hát, học múa. Lên Tiểu học, Âm nhạc hết sức cần thiết cho sự phát triển của các em. Vì vậy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học chiếm một vị trí quan trọng Học môn Âm nhạc không chỉ mang đến cho các em kiến thức cơ bản của môn học mà nó còn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong hoạt động học tập và rèn luyện của các em. Âm nhạc giúp cho các em dần hình thành nhân cách, lối sống, tình yêu con người, yêu quê hương đất nước. Trong chương trình Âm nhạc Tiểu học chủ yếu là học hát, đến lớp 4,5 có thêm các phân môn Tập đọc nhạc; Nghe nhạc; Âm nhạc thường thức. Học hát là phân môn phù hợp nhất và rất thiết thực với học sinh Tiểu học, các em rất ngây thơ hồn nhiên và rất thích hát. Ca hát không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của các em, những lời ca hay với nhịp điệu rộn ràng với sắc thái đa dạng, phong phú, những điệu múa nhí nhảnh phụ hoạ cho các bài hát đã làm cho tâm hồn trẻ thơ mở rộng. Những mơ ước cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên như bài hát: “Bạn ơi lắng nghe”(lớp 4); “Ước mơ”(lớp 5); “Hoa lá mùa xuân” (lớp 2)... Những bài học đạo đức rất dễ nhận được trong các bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết”(lớp 3); “Lời chào” ... Mỗi bài hát còn biểu hiện một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và Âm nhạc. Vì vậy khi giảng dạy phân môn học hát ngoài truyền thụ cho học sinh đầy đủ về nội dung bài học người giáo viên phải không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo sao cho mỗi buổi học là một hoạt động mới lạ để lôi cuốn và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó qua những năm thực tế giảng dạy tại Trường Tiểu học Minh Khai 1 Thành phố Thanh Hoá, tôi luôn luôn trăn trở, băn khoăn và miệt mài tìm kiếm những phương pháp phát huy tính tích cực của môn dạy nói chung và giảng dạy phân môn học hát nói riêng. Nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn học hát ở trường Tiểu học” *). Mục đích nghiên cứu: - Trình bày những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc. Trình bày hiệu quả thu được khi áp dụng đề tài Đề xuất một số kiến nghị với cấp trên *). Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh từ khối 1 đến khối 5 vể thực trạng dạy và học phân môn học hát ở trường Tiểu học Minh Khai 1 Thành phố Thanh Hoá. *). Phương pháp nghiện cứu: - Các phương pháp nghiên cứu khoa học như: + Phương pháp quan sát tổng hợp + Phương pháp quan sát sư phạm + phương pháp thống kê toán học + Phương pháp điều tra giáo dục + Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm Các phương pháp nghiên cứu trên tôi đã vận dụng chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: *) Thuân lợi: Thực tế ở trường Tiểu học Minh Khai 1 nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận thấy rằng: Trường có các phòng học khá khang trang với đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó các đồng nghiệp luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh các lớp có đầy đủ sách giáo khoa và vở chép nhạc, vở bài tập âm nhạc và các đồ dùng học tập phục vụ cho môn hát nhạc như thanh phách, trống, song loan hơn nữa các em lại rất yêu môn Âm nhạc, thích được ca hát, thích được biểu diễn và cũng rất thích được xem cô và các bạn biểu diễn. *). Khó khăn: - Những năm trước đây chưa có giáo viên Âm nhạc, giáo viên chủ nhiệm dạy văn hoá kiêm dạy nhạc. Thực tế các giáo viên chỉ dạy cho học sinh hát thuộc lời thậm chí còn chưa đúng giai điệu, trang thiết bị không có, nốt nhạc cũng đọc chưa chính xác, dẫn đến phương pháp truyền thụ cho học sinh chưa chính xác, làm cho học sinh thiếu tự tin, rụt rè, ngại hát khi hát tỏ ra lúng túng giáo viên phụ trách dạy còn chưa sáng tạo. - Phòng học chức năng chưa có nên khi học hát còn hạn chế, nhiều khi tôi chỉ cho học sinh hát nhẹ, gõ nhịp phách cũng phải nhẹ vì sợ ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh. Mỗi lẫn dạy giáo viên phải mang đàn và các đồ dùng dạy học lên từng lớp cũng rất vất vả và mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị. - Từ phía học sinh: Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học tập. Năng lực cảm thụ Âm nhạc dẫn đến càng bị hạn chế. Bên cạnh đó nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn Âm nhạc trong chương trình học nên cũng bị hạn chế. Về tiếp thu âm nhạc thì số em học sinh có năng khiếu âm nhạc tiếp thu rất nhanh, nhưng số em không có năng khiếu âm nhạc nên rất khó tiếp thu được môn đặc thù này. Hơn nữa lên tới lớp 4 và lớp 5 lại có một số bài hát khó và dài như: Lớp 4,“Khăn quàng thắm mãi vai em”; “Trên ngựa ta phi nhanh”; “Bạn ơi lắng nghe”; “Cò lả”; “Chim sáo”.... . ở lớp 5 có các bài: “Màu xanh quê hương”; “Con chim hay hót”;“Hát mừng ...” Trước thực trạng trên tôi nhận thấy nếu mình không nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học gây hứng thú và dễ tiếp thu cho học sinh thì kết quả học tập môn Âm nhạc đạt được sẽ không khả quan. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm: Khi chưa áp dụng sáng kiến này chất lượng các em đạt được còn chưa cao. Theo khảo sát kết quả học tập môn Âm nhạc đầu năm 2015– 2016 cho thấy: Khối lớp Số học sinh Kết quả đầu năm Hoàn thành Chưa hoàn thành Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) 1 263 165 63% 98 37% 2 220 175 79% 45 21% 3 238 200 84% 38 16% 4 221 190 86% 31 14% 5 149 125 84% 24 16% Là một giáo viên dạy môn âm nhạc tuổi nghề còn rất trẻ tôi chưa thể có được nhiều những kinh nghiệm lâu năm. Nên nhiều năm nay tôi luôn suy nghĩ tìm ra những biện pháp khác nhau trong phương pháp dạy học phân môn học hát để giúp các em có hứng thú với giờ học hát nói riêng và giờ nhạc nói chung. Vì vậy không những nâng cao chất lượng cho giờ học mà học sinh luôn đón đợi những tiết học nhạc đầy không khí háo hức, vui tươi. 2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: Qua quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học trong nhiều năm giảng dạy tôi thấy để phát huy tính tích cực trong phân môn học hát tôi đã áp dụng cụ thể những phương pháp sau: *). Dạy hát kết hợp các phương tiện trực quan: Sử dụng phương tiện trực quan vào bài học, nó có tác dụng điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh từ tư duy trừu tượng trở thành hình ảnh thực tế giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ: Khi giới thiệu bài hát “Bạn ơi lắng nghe” (trang 7 sgk Âm nhạc 4) giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh trên 3 bức tranh: Dòng suối chảy Đàn cá bơi dưới suối Đàn chim câu đang bay Khi quan sát tranh học sinh liên tưởng ngay đến nội dung bài hát: BẠN ƠI LẮNG NGHE Dân ca: Ba Na Tha thiết - hồn nhiên Sưu tầm lời: Tô Ngọc Thanh Cũng có thể sử dụng trực quan sinh động ngay khi cho học sinh nghe bài hát để kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh. Ví dụ: Khi cho học sinh nghe bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” (trang 35 sgk Âm nhạc 4) hát nội dung đoạn nào chiếu hình ảnh minh hoạ nội dung đoạn đó. Hoặc có thể cho học sinh xem trực tiếp phần biểu diễn bài hát trên màn hình. Do đó việc sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học trên lớp có tác dụng vô cùng to lớn giúp học sinh cảm nhận một cách sâu sắc nhưng lại dễ hiểu và quen thuộc như cuộc sống thực tế của các em. Điều này khiến cho bài giảng của giáo viên dễ dàng thấm sâu vào tâm hồn non nớt, ngây thơ trong sáng của trẻ. Vì thế chất lượng giờ dạy sẽ rất cao. *). Dạy hát kết hợp các hoạt động phụ hoạ cho bài hát: a) Hoạt động gõ đệm theo bài hát: Mỗi bài hát học sinh đều được tham gia gõ đệm bằng: Vỗ vay hay sử dụng các nhạc cụ gõ đơn giản như: “Thanh phách, song loan, xênh tiền, trống con, mõ...”. Thường có 3 cách gõ: - Gõ theo nhịp. - Gõ theo phách. - Gõ theo tiết tấu bài hát. Mỗi bài hát cũng có nhiều hoạt động gõ đệm khác nhau. Ví dụ: Dạy bài hát “Cộc cách tùng cheng”(trang13 sgk Âm nhạc 2) Cách 1: Chia 3 nhóm. Nhóm 1 dùng trống gõ nhịp. Nhóm 2 dùng mõ gõ phách. Nhóm 3 sử dụng thanh phách gõ theo âm hình tiết tấu bài hát. Cách 2: Chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 hát lĩnh xướng câu đầu. Nhóm 2 dùng thanh phách gõ theo tiếng nhạc cụ. b) Hoạt động hát theo tiếng tượng thanh: Khi cho học sinh hát ôn một bài hát nào đó, câu 1 giáo viên chỉ huy cho học sinh hát bình thường, câu 2 giáo viên chỉ thước vào các âm a hoặc ô, u, i ghi sẵn trên bảng cho học sinh hát theo âm đó... Hoạt động này có thể giáo viên dùng tay ra ám hiệu để học sinh thực hiện. c) Hoạt động hát nối tiếp hoà giọng: Khi thực hiện hoạt động này chúng ta có thể chia lớp ra thành 2 hoặc 3 dãy. Dãy thứ nhất hát câu 1; dãy 2 hát nối câu tiếp theo đến khi còn một đoạn hoặc một câu tuỳ theo cấu trúc của bài hát thì cả lớp hát hoà giọng. d) Hoạt động hát xướng xô: Trong chương trình âm nhạc ở các trường phổ thông có một số bài hát có thể sử dụng cách hát xướng xô, cách này do một học sinh lĩnh xướng những câu phù hợp còn phần xô thì do cả lớp hát. đ) Hoạt động hát kết hợp với múa và vận động theo nhạc: Các hình thức hoạt động còn tuỳ theo từng bài học cụ thể mà sáng tạo thêm cho học sinh nhằm phát triển thêm khả năng nhận biết và thực hành những nhận biết của mình ở mức độ cao hơn. Phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trên lớp. Khi ôn bài hát các động tác phụ hoạ cho bài hát do cô giáo hướng dẫn phải đơn giản, phù hợp với nội dung khi hướng dẫn giáo viên phải hướng dẫn từng câu và thực hiện mẫu từng câu để học sinh quan sát tự nhận xét động tác và thực hành theo. Song giáo viên cần gợi ý nhiều động tác khác nhau cho cùng một câu hát và hướng dẫn cho học sinh cách sáng tạo các động tác cho riêng mình. *) Dạy hát kết hợp với trò chơi âm nhạc Trước hết người giáo viên cầm phải nắm vững mục đích yêu cầu của trò chơi, hiểu được tính giáo dục âm nhạc qua trò chơi, giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng trước khi bắt đầu tổ chức cho học sinh chơi, hơn thế nữa giáo viên cần phải chuẩn bị đạo cụ chu đáo trước cho học sinh, nếu trò chơi yêu cầu. Giáo viên cần phải biết động viên, khích lệ học sinh hào hứng tham gia vào trò chơi một cách vui vẻ và có hiệu quả. Trò chơi không nhất thiết chỉ tiết hành vào một thời điểm nhất định trong tiết học mà chúng ta có thể tổ chức một cách linh hoạt. Trò chơi có thể tiến hành ở đầu tiết học, có thể được diễn ra ở giữa tiết học cũng có thể được tổ chức vào cuối tiết học. Thời điểm tổ chức trò chơi linh hoạt như vậy sẽ khiến cho học sinh có được bất ngờ, thú vị không nhàm chán, không dập khuôn máy móc. Các hình thức trò chơi và thời điểm chơi cần được lựa chọn kỹ lượng cho phù hợp với nội dung từng bài hát và cả mục đích yêu cầu của từng tiết học cụ thể. Ví dụ 1: Trò chơi “Em tập làm ca sĩ” Trò chơi này cũng tương tự như phần biểu diễn tốp ca hoặc đơn ca của học sinh nhưng khi ta biến nó thành trò chơi “Em tập làm ca sĩ” sẽ gây hứng thú cho học sinh ngay từ cách gọi tên của trò chơi. - Cách chơi: Khi các em đã hát kết hợp vận động hoặc múa thành thạo chính xác bài hát, ta gọi các em lên biểu diễn trước lớp. Nếu là 2 học sinh diễn ta gọi là “Hai ca sĩ lên song ca”. Nếu là ba học sinh lên diễn ta gọi là “Các ca sĩ lên tam ca”. Bốn hoặc năm học sinh lên diễn ta gọi là “Tốp ca”. Các em sẽ rất thích thú khi được gọi như vậy và đa số các em rất hào hứng tham gia, hơn nữa các em lại có ý thức cao trong khi hát kết hợp biểu diễn. - Tác dụng của trò chơi: Trò chơi này giúp các em mạnh dạn, tự tin vào bản thân và hướng cho các em vươn tới những ước mơ cao đẹp đồng thời trò chơi cũng nâng cao ý thức cho các em về cách hát kết hợp biểu diễn thể hiện đúng sắc thái tình cảm khi hát một bài hát. Ví dụ 2: Trò chơi nghe hát tìm vật. Trò chơi này sử dụng trong tiết ôn bào hát. - Cách chơi: Sau khi cho các em ôn hát thuộc và thể hiện tốt sắc thái của bài hát chúng ta cho 2 em lên bảng, em A đứng úp mặt vào bảng, em B dấu một đồ vật ở dưới lớp, khi lớp hát ôn thì em A quay xuống tìm đồ vật, em A đến càng gần vật dấu thì lớp hát to dần, khi em A rời xa vật dấu thì lớp hát nhỏ dần, cho đến khi em A tìm được đồ vật thì em B thua, nếu không tìm được thì em A thua và bị phạt theo hình thức lớp đề ra. - Tác dụng của trò chơi: Rèn luyện cho các em cách hát to, hát nhỏ và sự nhanh nhẹn trong phán đoán của mình. Ví dụ 3: Nhìn tranh thể hiện bài hát. - Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị 4 bức tranh mang nội dung của 4 bài hát đã học, giáo viên treo 4 bức tranh lên bảng và chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử một học sinh lên bốc thăm các phiếu mà học giáo viên đã chuẩn bị sẵn theo thứ tự 1, 2, 3, 4 tương ứng với 4 bức tranh, nhóm nào bắt được phiếu nào thì đoán tên bài hát qua bức tranh tương ứng và thể hiện luôn bài hát đó. Nhóm nào hát đúng với bài hát có nội dung vẽ trong bức tranh, hát chuẩn xác và nói được tên tác giả thì sẽ được tặng điểm thi đua cao nhất cho cả nhóm, nhóm nào hát sai nội dung thì nhóm khác được quyền trình bày thay thế. Kết thúc trò chơi giáo viên cùng cả lớp cộng điểm, nhóm nào được nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng cuộc, nhóm nào thua thì cả nhóm đứng dậy vừa hát vừa kết hợp múa vận động phụ hoạ một trong bốn bài hát trên. - Tác dụng của trò chơi: Thông qua trò chơi giúp các em nâng cao được khả năng phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và hiểu được nội dung của các bài hát sâu hơn qua các bức tranh, qua đó cũng rèn luyện được kỹ năng ca hát cho học sinh. *). Sử dụng nhạc cụ trong dạy hát: Trong khi dạy hát, mỗi người giáo viên cần phải biết sử dụng thành thạo dàn Oocgan, kèn Mêđôin hoặc đàn ghi ta, sáo và sở dụng thuần thục, thành thạo nhạc cụ gõ. Điều này là hết sức quan trọng và cần thiết bởi việc sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ sẽ khiến cho giờ học thêm phần sinh động, sôi nổi, tươi vui. Cả giáo viên lẫn học sinh có thêm nhiều hứng thú. Việc sử dụng nhạc cụ trong các tiết dạy hát cũng cần được thay đổi thường xuyên bằng cách sử dụng rất nhiều các loại cụ khác nhau như: Đàn phím điện tử, kèn Mêđôin, đàn ghi ta, sáo và các loại nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan, trống con, mõ... Tuy nhiên ở các trường phổ không thể có đủ hết các loại nhạc cụ, nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ giáo viên có thể đầu tư, sưu tầm thêm cho phong phú kho tàng nhạc cụ của mình để mỗi khi có tiết học nào thích hợp chơ từng loại nhạc cụ, chúng ta có thể sử dụng, để mỗi tiết đều là một khám mới đối với các em học sinh. Việc sưu tầm và học cách sử dụng kể trên không phức tạp lắm chỉ cần người giáo viên có lòng tâm huyết với nghề, yêu trẻ, luôn luôn nâng cao bản thân qua việc tự đào tạo là có thể sử dụng được. So với tất cả các phương tiện dạy học nói chung và các loại nhạc cụ nói riêng, sử dụng đàn phím điện tử là khó nhất và đòi hỏi giáo viên phải có quá trình học tập, rèn luyện, lâu dài mới có thể sử dụng tốt. Nếu người giáo viên sử dụng nhạc cụ không thành thạo thì thật là tai hại. Ví dụ: Khi giáo viên đàn mẫu cho học sinh nghe giai điệu của một bài hát mà đàn không chuẩn thì học sinh nghe mãi mà không hiểu thầy đàn bài hát gì? Hay khi nghe giáo viên đàn từng câu mà sai thì học sinh hát sẽ không chuẩn. Chưa nói đến thầy cô đàn bị vấp hoặc lên tông xuống tông để điều chỉnh cữ giọng không thành thạo sẽ mất rất nhiều thời gian của tiết học và làm cho học sinh cảm thấy chán. Vì vậy muốn lôi cuốn được học sinh bằng tiếng đàn, tiếng sáo của mình thì người thầy không ngừng luyện tập phải sử dụng thật tốt nhạc cụ đó, chính là phương tiện dạy học mà học sinh yêu thích nhất. 2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm: Sau khi áp dụng những phương pháp mới vào việc giảng dạy môn học Âm nhạc của mình tôi nhận thấy mức độ yêu thích và tiếp thu học tập của học sinh đã nâng lên một cách rõ rệt. Việc áp dụng các phương pháp mớí đã tạo những hiệu quả rõ rệt và tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: Lâu nay ở trường Tiểu học chúng ta vẫn tiến hành dạy hát theo phương pháp truyền thống đó là dạy truyền miệng từng câu ngắn theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi học sinh hát theo. Nên cải tiến một chút, ta có thể đánh đàn giai điệu cho học sinh từng câu ngắn và tự tập lời ca. Hơn nữa, khi vào bước vào dạy bài hát giáo viên cần dành một vài phút cho học sinh luyện thở, luyện âm như một hoạt động khởi động giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài. Trong quá trình học hát giáo viên cần giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói, khi hát âm thanh được phát ra phải có độ ngân, mỗi âm vang đều đặn nhưng cần phải rõ và đẹp. Có thể đàn giai điệu cho học sinh nghe đồng thời luyện cách ghi nhớ và đệm theo giai theo điệu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho học sinh hát sai, theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì có một số biện pháp sau: Vì vậy để phát huy tính tích cực của học sinh trong mỗi giờ học thì giáo viên cần lu ý những điểm sau: + Động viên tất cả học sinh đều làm việc. + Tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh. + Học âm nhạc với tình thần học vui - vui học. + Tận dụng âm thanh của tiếng đàn, giọng hát, chú trọng trong việc tổ chức cho học sinh thực hành. Ngoài ra để giờ học thêm phong phú và sinh động thì giáo viên cần phải sử dụng nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học đơn giản như: song loan, thanh phách, mõ, trống nhỏ, quả sóc... sử dụng các loại nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ, máy nghe nhạc và băng đĩa nhạc có lời và không lời. Mọi sự thành công của giờ dạy đều phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực của giáo viên và kết quả cuối cùng là thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Song nếu chỉ với lòng nhiệt tình và say mê thôi cũng chưa đủ để có được những thành công mà điều quan trọng hơn cả là ta phải biết kết hợp tất cả những phương pháp, thủ pháp nhưng phải thật khoa học trong mỗi tiết dạy học để đạt hiệu quả cao. Trên đây là biện pháp tôi đưa ra chưa phải là tối ưu, nhưng tôi hài lòng với các biện pháp này. Bởi vì qua thực tế bản thân tôi cũng thấy được tác dụng to lớn của việc áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh vào từng tiết học hát trong nhà trường cuối cùng cũng đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Kết quả gần cuối năm học 2015 – 2016 cho thấy chất lượng đại trà của bộ môn Âm nhạc được nâng lên rõ rệt, kết quả cụ thể: Khối lớp Số học sinh Kết quả đầu năm Hoàn thành Chưa hoàn thành Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) 1 263 257 98% 6 2% 2 220 215 98% 5 2% 3 238 235 99% 3 1% 4 221 218 99% 3 1% 5 149 145 97% 4 3% 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: *) Kết luận: Vai trò Âm nhạc đối với đời sống con người từ lâu đã được khẳng định. Chúng ta là những giáo viên Âm nhạc, hơn ai hết nhận thức rõ được điều này. Nhưng chỉ có niềm đam mê thật sự với nghề mới giúp chúng ta đem tình yêu Âm nhạc đến với học sinh của mình. Niềm đam mê nghề nghiệp chính là tài sản quý giá mà mỗi chúng ta ai cũng phải trau dồi, chăm sóc cho nó trong suốt cuộc đời. Là một giáo viên chuyên trách bộ môn Âm nhạc tôi nghĩ: Trước tiên chúng ta phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với công việc. Sau đó chúng ta phải biết nắm bắt được tâm lý lứa tuổi học sinh, phải luôn tạo được niềm vui, sự hứng thú cho người học. Bản thân phải không ngừng học tập dưới nhiều hình thức, biế
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_si.doc