Một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào môn giáo dục công dân lớp 10 THPT
Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu, rộng và mạnh mẽ hơn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử dụng ma túy và hiểm họa AIDS, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, vấn đề vi phạm an toàn giao thông, vấn đề bạo lực học đường, lối sống thực dụng lấy đồng tiền làm mục đích cuối cùng của cuộc sống, lối sống hưởng thụ, tự do vô kỉ luật. đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu, rộng trong toàn Đảng và toàn dân trên phạm vi cả nước. Mục đích là: khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp; đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 THPT” Môn : Giáo dục công dân Người thực hiện: Nguyễn Minh Tuyên Giáo viên môn : Giáo dục công dân Năm học 2017 - 2018 MỤC LỤC Trang PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 2 2 2 3 PHẦN HAI: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 4 5 3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp 5 3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp 6 3.3. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp 6 3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà 6 3.5. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp 7 4. Hiệu quả đạt được 14 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu, rộng và mạnh mẽ hơn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử dụng ma túy và hiểm họa AIDS, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, vấn đề vi phạm an toàn giao thông, vấn đề bạo lực học đường, lối sống thực dụng lấy đồng tiền làm mục đích cuối cùng của cuộc sống, lối sống hưởng thụ, tự do vô kỉ luật... đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu, rộng trong toàn Đảng và toàn dân trên phạm vi cả nước. Mục đích là: khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp; đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội... hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ. Xuất phát từ tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong hoạt động dạy và học ở các cấp học và ở nhiều môn học. Việc tích hợp này được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn, thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp cụ thể. Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hoài bão lớn của Bác Hồ, đòi hỏi bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn cải tiến phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy, đồng hành dạy Chữ với dạy Người. Đối với chương trình Giáo dục công dân trong trường Trung học phổ thông, là môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống; mặt khác, đây là môn học giúp hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, pháp luật, từ đó hình thành ở các em ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung của xã hội. Đặc biệt trong trương trình Giáo dục công dân lớp 10 đã đề cập tới hai vấn đề lớn: "Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học" và "Công dân với đạo đức". Với nội dung chương trình như vậy việc tích hợp: tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là hết sức thuận lợi. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân là làm thế nào để việc tích hợp đó đạt được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Như chúng ta đã biết: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan trọng là các thế hệ sau người phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với công việc, lứa tuổi của bản thân. Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 10 nói riêng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc tích hợp: Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh có thêm hiểu biết về phẩm chất đạo đức của Bác từ đó hình thành ở các em niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen vận dụng, phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội như: Sống có hoài bão, có lối sống trong sáng, văn minh, quan hệ xã hội lành mạnh. Qua đó, giúp các em xác định rõ mục đích học tập và rèn luyện của bản thân, đồng thời giúp các em có thêm nghị lực để thực hiện ước mơ, hoài bão lập thân, lập nghiệp góp phần nhỏ bé của mình cho công cuộc Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong phạm vi của đề tài, người thực hiện muốn tìm hiểu thực trạng của việc tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông và đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp đạt hiệu quả,chất lượng. 3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Hà trung. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.3. Phương pháp trắc nghiệm 5.4. Phương pháp phỏng vấn 5.5. Phương pháp thống kê phân loại Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của một số phương pháp trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông. Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông. Đề tài có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông. PHẦN HAI: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Do đó, tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình môn học thực chất là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa. Nhằm giúp người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vừa hình thành ở các em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời, vừa thấy được những tư tưởng, phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh, từ đó giúp học sinh có thêm niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Cụ thể là trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung môn học, chính là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung hoc phổ thông nặng về lí luận và mang tính trừu tượng hóa, khái quát hóa rất cao đặc biệt là phần một: "Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học". Do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài là rất cần thiết và quan trọng. Việc tích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho nội dung bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, bớt tính khô khan, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú với bài học hơn. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân lớp 10 là phải tìm ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả cho từng bài cụ thể. Đối với môn Giáo dục công dân giáo viên có thể tích hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy của môn học. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung từng bài và phù hợp với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của giờ dạy cũng như của việc tích hợp. 2. Cơ sở thực tiễn Trong nhà trường trung học phổ thông môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống...qua đó học sinh hình thành và phát triển nhân cách theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông thường bị học sinh, thậm chí cả một số giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục coi đây là môn học phụ do đó ít được quan tâm đầu tư như những môn học khác, nhiều học sinh có tâm lí học để đủ điều kiện lên lớp do đó nhiều em không có hứng thú với môn học này. Mặt khác, một số giáo viên giảng dạy môn học này chưa thực sự đầu tư đúng mức, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của từng nội dung, từng bài học cụ thể, xem nhẹ việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy. Từ đó làm cho học sinh khó hiểu bài và không gây được hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập môn Giáo dục công dân. Trong chương trình môn giáo dục công dân lớp 10 trung học phổ thông có một số bài mang tính trựu tượng, khái quát rất cao, nặng về lí luận với mục đích là trang bị cho học sinh cơ bản về triết học và đạo đức học... từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, khoa học để nhìn nhận, xem xét và đánh giá các vấn đề của thực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung quanh chúng ta. Qua kinh nghiệm công tác của bản thân, tôi nhận thấy việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung, chương trình giáo dục công dân lớp 10 nó có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức trừu tượng, khô khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây được sự hứng thú với học sinh hơn. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Hồ Chí minh từ đó thôi thúc các em có những hành động tích cực trong việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân. Đồng thời nó còn có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh, giúp các em thêm yêu thích môn học, tích cực học tập qua đó càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chúng ta đều biết chương trình Giáo dục công dân lớp 10 trung học phổ thông là trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức và lối sống tiến bộ, văn minh. Từ đó, hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, giúp các em có được ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung của xã hội. Chính vì lí do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tích hợp vừa có những thuận lợi và khó khăn nhất định: + Thuận lợi: Trong chương trình có nhiều nội dung gần gũi với chủ đề tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Khó khăn: Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 chủ yếu là kiến thức mang tính trừu tượng hóa, khái quát hóa cao, đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng về nội dung của từng bài học cũng như nội dung của chủ đề cần tích hợp. Trong một số bài chỉ có một phần hoặc một số nội dung nhỏ có thể tích hợp được do đó đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học đồng thời phải có kiến thức sâu, rộng về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Qua quá trình công tác tôi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau: 3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo. Dẫn đến không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học. 3.1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. 3.1.2. Xác định mục tiêu của vệc tích hợp Như chúng ta đã biết đều biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Giáo dục công dân lớp 10 là nhằm giúp học sinh hiểu được tình yêu thương bao la của Hồ Chủ tịch đối với con người và thiên nhiên. Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và nghị lực để phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp. Nếu giáo viên xác định nội dung kiên thức tích hợp không phù hợp với nội dung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống kiến thức của bài học. Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ không đảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu tích hợp => Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau: + Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của bài học. + Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài học. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy định. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học sinh trong lớp, trong trường mình giảng dạy. 3.3. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học. 3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải: + Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin. + Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên chấm điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo. 3.5. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp 3.5.1. Phương pháp tích hợp: Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân trung học phổ thông, từ các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương đến các phương pháp hiện đại như: Thảo luận nhóm, Động não, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Xử lí tình huống Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại. Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã được đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng thường xuyên trong các bài giảng của mình. Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp. Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng nội dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: + Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp . + Căn cứ vào đối tượng học sinh. + Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy. Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp, thường được áp dụng trong dạy học tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông. * Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu chuyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. - Mục tiêu của phương pháp: Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút được học sinh tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài hơn. - Cách thực hiện: + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình. + Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm. +Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. + Giáo viên kết luận. - Một số lưu ý: Những trường hợp điển hình phải là những câu chuyện về người thật, việc thật trong cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau. Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với chủ đề tích hợp và chủ đề bài học Giáo dục công dân, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi học sinh. Câu chuyện có độ dài vừa phải. - Ví dụ minh họa: Khi dạy tích hợp bài Tự hoàn thiện bản thân ở lớp 10, với chủ đề “Tấm gương tự hoàn thiện bản thân của Bác Hồ”, GV có thể nêu trường hợp điển hình qua câu chuyện về Bác Hồ học tiếng Anh : “Qua tiếng Pháp, Bác học thêm tiếng Anh. Tại sao Bác đi Anh ?Bác nói là để học tiếng Anh. Bác sang Anh có nhiều mục đích, nhưng chắc chắn cũng là để học thêm một thứ tiếng nước ngoài ở ngay trên đất nước nói thứ tiếng đó. Bác muốn học được nhanh hơn, thuận lợi hơn nên sang Anh để có một môi trường tiếng Anh tốt hơn là ở đất Pháp. Tất nhiên, vẫn phải vừa làm vừa học. Ngày nay, đường phố Hây-ma-kít lớn rộng giữa thủ đô Luân Đôn còn ghi dấu vết tiệm ăn khách sạn Các-lơ-tơn (Carlton Hotel), nơi khoảng năm 1914 Bác đã làm phụ bếp ở đấy, Khách sạn lớn nhất nước Anh hồi bấy giờ có ông vua bếp nổi tiếng là
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_tich_hop_tu_tuong_tam_guong_da.doc