Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy, học chương 5 – Hóa học 10.

Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy, học chương 5 – Hóa học 10.

 Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.Trong mỗi bài học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: Khởi động nêu vấn đề; hình thành kiến thức bài học; hệ thống hóa kiến thức và luyện tập; vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng [1].

 “Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, là những câu nói dân gian của ông cha ta khi nói về thành công của bất kỳ việc gì đều ít nhiều phụ thuộc vào việc mở đầu như thế nào. Trong giảng dạy cũng vậy, khi bạn khởi động thành công một bài giảng có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa [2].

 Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều cần có phần khởi động hấp dẫn, lôi cuốn, có hiệu quả vì những phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả bài học.Trong hoạt động khởi động giáo viên vừa kiểm tra được những kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh cũng vừa dẫn dắt học sinh đến với những kiến thức mới mà chính học sinh cần giải quyết nó. Nhưng làm thế nào để tổ chức hoạt động khởi động hay và hấp dẫn“phát huy được tính tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [3]? Việc tổ chức thành công hoạt động khởi động nói riêng và hoạt động học nói chung mang lại hiệu quả rất lớn trong dạy, học. Tuy nhiên phương pháp dạy học này lại chưa được nhiều giáo viên quan tâm và chú trọng; chưa hiểu rõ về cách thiết kế cũng như cách tổ chức hoạt động học trong bài giảng.

 

docx 24 trang thuychi01 77756
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy, học chương 5 – Hóa học 10.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY, HỌC CHƯƠNG 5 – HÓA HỌC 10.
.
Người thực hiện: Khương Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
 Nội dung	Trang
1.MỞ ĐẦU
1
1.1.Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm.
17
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.Trong mỗi bài học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: Khởi động nêu vấn đề; hình thành kiến thức bài học; hệ thống hóa kiến thức và luyện tập; vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng [1]. 
 “Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, là những câu nói dân gian của ông cha ta khi nói về thành công của bất kỳ việc gì đều ít nhiều phụ thuộc vào việc mở đầu như thế nào. Trong giảng dạy cũng vậy, khi bạn khởi động thành công một bài giảng có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa [2].
 Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều cần có phần khởi động hấp dẫn, lôi cuốn, có hiệu quả vì những phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả bài học.Trong hoạt động khởi động giáo viên vừa kiểm tra được những kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh cũng vừa dẫn dắt học sinh đến với những kiến thức mới mà chính học sinh cần giải quyết nó. Nhưng làm thế nào để tổ chức hoạt động khởi động hay và hấp dẫn“phát huy được tính tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [3]? Việc tổ chức thành công hoạt động khởi động nói riêng và hoạt động học nói chung mang lại hiệu quả rất lớn trong dạy, học. Tuy nhiên phương pháp dạy học này lại chưa được nhiều giáo viên quan tâm và chú trọng; chưa hiểu rõ về cách thiết kế cũng như cách tổ chức hoạt động học trong bài giảng.
 Với bản thân tôi là một giáo viên dạy hóa học, sau khi được học tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động học theo nhóm,  theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi nhận thấy việc đổi mới cách giảng dạy của bản thân là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó tôi đã áp dụng những gì học được vào thực tế giảng dạy, bước đầu đã mang lại được hiệu quả tôi mong muốn, nâng cao được chất lượng dạy học ở các lớp thực nghiệm. Hiện nay, chưa có tài liệu nghiên cứu sâu về việc tổ chức hoạt động khởi động bài dạy nào, bản thân đồng nghiệp của tôi cũng chưa có kinh nghiệm để tổ chức tốt hoạt động đó. Vì vậy trong năm học này tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương 5 – Hóa học 10” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho đồng nghiệp của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, sáng tạo và thiết kế các hoạt động khởi động cho các bài dạy nhóm halogen để tạo sự hứng thú, tích cực, tự giác, kích thích sự ham học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học của học sinh Trung học phổ thông, cụ thể là học sinh lớp 10. 
- Tổ chức các hoạt động khởi động, từ đó rút ra các kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động khởi động đạt hiệu quả cao trong dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu: 
- Cơ sở lí luận của hoạt động khởi động trong bài giảng.
- Việc thiết kế, tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng chương nhóm halogen môn hóa học chương trình chuẩn lớp 10 theo định phát triển năng lực học sinh.
- Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động khởi động rút ra từ thực tế giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy, học.
 Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế tôi chọn hai lớp của trường THPT Triệu Sơn 4 đó là lớp 10B3 làm lớp đối chứng và lớp 10B2 (năm học 2017 -2018) làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này có sự tương đồng về số lượng, tỉ lệ nam/nữ trong lớp, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập và có trình độ đầu vào của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Sáng kiến này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên nghành, truy cập thông tin trên
internet để nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến cách thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động.
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phát phiếu điều tra các giáo viên phổ thông về hiểu biết, áp dụng và tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng. 
+ Phương pháp quan sát.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức hoạt động khởi động trong các bài giảng và rút ra kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 
1.5. Những điểm mới của đề tài
- Đề tài đã chỉ ra được cơ sở lí luận về hoạt động khởi động trong bài giảng.
- Việc thiết kế cũng như tổ chức hoạt động học đối với nhiều giáo viên còn mới mẻ. Trong đề tài này, tôi đã nêu ra được một số kinh nghiệm để tổ chức hoạt động khởi động thành công và thiết kế, phân tích được 3 chủ đề (bài học) trong chương halogen hóa học 10.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình thành kiến thức là mục đích chính của phần khởi động trong dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và mô hình trường học mới VNEN.
 Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích trên, người giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên dù có dưới bất kì hình thức nào thì giáo viên vẫn phải dùng câu hỏi để kết nối học sinh tham gia vào hoạt động học.
 Giáo viên cũng cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì? 
 Bằng các câu hỏi, GV giúp HS tự thể hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị được học; muốn đào sâu hoặc tìm cách lí giải cho mình một vấn đề chưa thấu đáo nào đó. Theo hướng này thì sản phẩm của hoạt động khởi động phải là những câu hỏi có liên quan đến bài học, những dự kiến về kế hoạch học tập tiếp theo hoặc những dự đoán về kết quả của việc học[4].
* Chuẩn bị của giáo viên
- Với nội dung này, TS Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên (SGV); hình dung ra kịch bản bài học trên lớp. Cùng với đó, cụ thể hoá mục tiêu bài học thành những yêu cầu cụ thể (đầu ra) của hoạt động học, nếu SGK và SGV nêu chưa được cụ thể.
- Tìm hiểu để biết HS đã có những kiến thức, kinh nghiệm gì (từ thực tiễn, từ các bài đã học ở cùng môn hay môn khác trong chương trình tiểu học hoặc trung học cơ sở) liên quan đến nội dung học tập trong bài học mới để sẵn sàng gợi ý cho HS nhớ lại và liên hệ với bài mới, để HS cảm nhận được nhiệm vụ bài học là nhẹ nhàng, không xa lạ. Từ đó hình dung cụ thể hoạt động khởi động ở trên lớp và thiết kế câu hỏi phù hợp, kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của HS vào bài học mới.
* Thực hiện trên lớp
- Giáo viên yêu cầu HS đọc và làm theo SGK hoặc thực hiện theo thiết kế mới của GV; nếu cần, GV hướng dẫn thêm nhằm làm cho HS ý thức rõ vấn đề/tình huống/nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện. Ngoài những nhiệm vụ, câu hỏi trong SGK, GV cần dự kiến thêm những câu hỏi để gợi lại các kiến thức, biểu tượng đã có của HS liên quan đến bài học mới; những câu hỏi cho HS giỏi để phát triển vấn đề, tìm hiểu vấn đề ở mức cao; những câu hỏi để cụ thể hoá, chia nhỏ, làm rõ vấn đề đối với những HS còn chưa rõ.
- GV dùng các câu hỏi “mở” để khuyến khích HS nêu các câu hỏi, giải pháp khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Không cần trả lời, không cần khẳng định đúng sai ngay trong hoạt động khởi động. Từ đó, GV cùng HS lựa chọn những câu hỏi, giải pháp muốn được/cần được trả lời, khẳng định. GV sắp xếp lại, ghi tóm tắt trên bảng chính để định hướng hoạt động học bài mới và để đối chiếu với kết quả học vào cuối nhóm hoạt động luyện tập để biết rằng có phải tất cả HS đã đạt mục tiêu bài học hay chưa?[4].
* Một số hình thức khởi động (mở bài) bài dạy 
Theo PGS.TS.Trịnh Văn Biều [5], có thể kể ra 7 kiểu mở đầu bài học sau:
• Hình thức 1: Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic.
• Hình thức 2: Vào bài theo phương pháp kể chuyện.
• Hình thức 3: Vào bài bằng việc liên hệ thực tế.
• Hình thức 4: Vào bài theo phương pháp trực quan.
• Hình thức 5: Vào bài theo phương pháp đặt câu hỏi.
• Hình thức 6: Vào bài bằng phương pháp kiểm tra.
• Hình thức 7: Vào bài bằng phương pháp tổ chức hoạt động tập thể.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã khảo sát thực trạng việc hiểu biết, áp dụng và tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng của 22 học viên lớp Đào tạo trình độ thạc sĩ Hóa học K10 năm học 2017-2018 trường ĐH Hồng Đức bằng phiếu điều tra với các câu hỏi:
 1. Hoạt động khởi động chứa nội dung gì?....................................................
 2. Việc áp dụng hoạt động khởi động trong giảng dạy? (Thường xuyên, bình thường, thi thoảng, không bao giờ)..
 3. Tổ chức hoạt động khởi động như thế nào để đạt hiệu quả?......................
 Kết quả khảo sát cho thấy:
- Có 6 giáo viên cho rằng khởi động là kiểm tra bài cũ, có 14 giáo viên cho rằng khởi động là tìm một hình thức nào đó để vào bài cho hay, sát với nội dung chính của bài dạy. Chỉ có 2 giáo viên cho rằng hoạt động khởi động là tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.
- Việc áp hoạt động khởi động trong giảng dạy: (Theo đúng nghĩa của hoạt động khởi động)
 Thường xuyên: 0 giáo viên; Bình thường: 8 giáo viên; Thi thoảng: 14 giáo viên; Không bao giờ: 0 giáo viên.
- Về việc tổ chức hoạt động khởi động như thế nào để đạt hiệu quả: Nhiều giáo viên đều chưa chú trọng tổ chức hoạt động này, mới chỉ đơn thuần là tìm một thí nghiệm, hình vẽ để dẫn dắt vào bài hay vài câu hỏi đưa ra để kiểm tra kiến thức cũ. 
 Thực tế còn cho thấy: Không ít giáo viên cho rằng chỉ cần học sinh chú ý vào bài giảng và nắm vững kiến thức là được, do đó chỉ tập trung cho nội dung bài học mà xem nhẹ hoạt động trải nghiệm kết nối (khởi động), tiết học như vậy chưa thể gọi là thành công. Ngoài ra cũng có trường hợp giáo viên gặp khó khăn khi không biết khởi động bài dạy như thế nào cho hấp dẫn, vừa huy động được kiến thức vốn có, kiến thức thực tế vừa tạo ra mâu thuẫn kiến thức cho học sinh để kích thích các em tìm hiểu kiến thức mới. 
 Kết quả của thực trạng trên:
- Học sinh cảm thấy không hứng thú, nhàm chán với môn học.
- Không kích thích được tư duy, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, mạnh dạn trong hoạt động nhóm.
- Học sinh không chờ đón tiết học, chất lượng dạy học không cao.
- Giáo viên không nâng cao trình độ chuyên môn, làm giảm sự tin yêu, uy tín với học sinh.
 Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm để ý tới chủ trương đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Việc soạn được bài giảng có tổ chức hoạt động học mất nhều thời gian, cần huy động nhiều nguồn kiến thức, tìm tòi nhiều tài liệu nên giáo viên ngại.
- Công việc giảng dạy khá bận rộn nên cũng chưa có thời gian đầu tư vào phương pháp giảng dạy.
- Nhiều học sinh có xu hướng thi tốt nghiệp và học nghề nên chưa có ý thức trong việc học môn Hóa làm giảm động lực phát triển năng lực của bản thân giáo viên, cho rằng chỉ cần dạy kiến thức cơ bản trong SGK là đủ. Bên cạnh đó học sinh cũng chưa tập trung, tự giác, tích cực trong hoạt động học nói chung cũng như hoạt động khởi động nói riêng.
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
 Khi tổ chức hoạt động khởi động cần phải phù hợp với nội dung mục tiêu bài học và thời gian có hạn của tiết học, tránh lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho học sinh. Trong đề tài này tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm giúp giáo viên tổ chức hoạt động khởi động có hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học.
a. Chia nhóm học tập trong hoạt động khởi động
 Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập.
 Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau.
 Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận; lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.
 Giáo viên nên: Chia nhóm một cách tối ưu sao cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học tập. Có thể mỗi bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc 2 em cạnh nhau là 1 nhóm... Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học. Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt động nhóm.
b. Nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, giáo viên phải dự kiến được những khó khăn vướng mắc của học sinh
 Hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.
 Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết.
 Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên tránh: Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng hội đồng tự quản (nhóm học sinh) để điều khiển việc này; lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu lệnh what?). Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này...
 Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, SGK của bài học; coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động. Cần dự kiến những khó khăn, vướng mắc của học sinh khi hoạt động và các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Phần nhiệm vụ chuyển giao ở phần khởi động có thể giao cho học sinh tham khảo trước ở nhà (tùy theo chủ đề dạy, bản thiết kế hoạt động học của giáo viên).
c. Khởi động bài dạy có sử dụng thí nghiệm
 Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với môn Hoá học. Hoạt động này giúp HS trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Ở đây HS có thể tự làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm. Tuy nhiên không nhất thiết hoạt động khởi động phải áp đặt sử dụng thí nghiệm, thông thường hay sử dụng thí nghiệm trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
 Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần: Chuyển giao nhiệm vụ, cho HS xây dựng phương án thí nghiệm (bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, mẫu báo cáo), dự đoán kết quả; hướng dẫn an toàn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm và thu dọn dụng cụ thí nghiệm; hướng dẫn cách thu thập thông tin, phân tích kết quả và ghi báo cáo, cách trình bày báo cáo; thảo luận, tính khả thi, an toàn thí nghiệm trước khi làm thí nghiệm. Đối với những thí nghiệm khó thực hiện thành công hoặc chiếm nhiều thời gian ảnh hưởng đến hoạt động học, giáo viên cần sử dụng thí nghiệm ảo, hay mô phỏng thí nghiệm.
 Giáo viên nên tránh: Thực hành thí nghiệm thay cho HS (trừ thí nghiệm biểu diễn trên lớp). Áp đặt HS làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của GV.
d. Kĩ thuật theo dõi học sinh đánh giá quá trình hoạt động của học sinh
 Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. 
 Giáo viên cần: Có sổ theo dõi quá trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập. Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành. Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS, giúp đỡ các em giải quyết những khó khăn trong nhiệm vụ được giao, động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em
 Giáo viên cần tránh: Ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính không có minh chứng kết quả học tập; Thiên vị, không tạo cơ hội cho các em được đóng vai, nhất là khi tổ chức học hợp tác như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,...; Bỏ qua những HS bị bỏ rơi, lười học tập mà không tìm hiểu nghuyên nhân, không có sự trợ giúp kịp thời; Bỏ quên những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của HS...
e. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tổ chức hoạt động khởi động
 Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động học. Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng, video... có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.
 Giáo viên chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà thực tế khó thực hiện, mang tính nguy hiểm... hoặc không có đủ hóa chất để tiến hành thí nghiệm.
 Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, giáo viên cần: Chuẩn bị chu đáo các thiết bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính,.... Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến thức bài học.... Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip... phù hợp với cách tổ chức hoạt động.
 Giáo viên nên tránh: Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài. Trình chiếu trong lúc học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm....
f. Hướng dẫn học sinh ghi vở
 Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của mình, giúp cho giáo viên cũng như

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_trong_bai_gia.docx