Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục địa lý địa phương huyện tĩnh gia nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy địa lý THPT tại trường thpt Tĩnh Gia 3
“ Học đi đôi với hành”, “ Lí luận gắn liền với thực tiễn”là một trong những quan điểm giáo dục giá trị mà sinh thời Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc đã để lại cho nền giáo dục Việt Nam. Trải qua hơn nữa thế kỉ, kề thừa quan điểm ấy, trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “ dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình môn Địa lí đã có nhiều bổ sung phần Địa lí địa phương nhằm theo kịp xu hướng chung của giáo dục hiện nay. Mục tiêu của giáo dục Địa lí địa phương là giúp cho học sinh có được các kiến thức về Địa lý địa phương qua việc học tập trên lớp, khảo sát, nghiên cứu Địa lý địa phương, tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương về những khó khăn và thuận lợi của tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội ở địa phương. Qua đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước. Ngoài ra còn rèn luyện kĩ năng khảo sát, nghiên cứu,khảo sát, điều tra, quan sát, phân tích ,vẽ, thiết lập các số liệu, biểu đồ, bản đồ., bước đầu tập cho học sinh làm quen với tính chất và công việc của công tác nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp cho học sinh bồi dưỡng thế giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và những kỹ năng thực tiễn. Mặt khác, bài giảng Địa lý có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với học sinh hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN TĨNH GIA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ THPT TẠI TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lý THANH HÓA NĂM 2017 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN TĨNH GIA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ THPT TẠI TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lý MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu ...................................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 2 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................ 3 2.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................ 3 2.2. Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 3.......................... 4 2.3. Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục Địa lí địa phương huyện huyện Tĩnh Gia nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy địa lí THPT tại trường THPT Tĩnh Gia 3 ........................................................................................... 5 2.3.1. Lồng ghép kiến thức Địa lí địa phương trong từng bài giảng phù hợp với mục tiêu bài học ....................................................................................... 5 2.3.2. Lồng ghép kiến thức Địa lí Địa phương Tĩnh Gia qua việc ra bài tập về nhà để học sinh tự nghiên cứu và tìm hướng giải quyết ........................... 9 2.3.3. Lồng ghép kiến thức Địa lí Địa phương Tĩnh Gia qua việc yêu cầu HS sưu tầm các tư liệu Địa lí liên quan đến kiến thức trong bài học ............. 11 2.4. Hiệu quả của đề tài................................................................................... 14 3. Kết luận, khuyến nghị ........................................................................... 17 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài “ Học đi đôi với hành”, “ Lí luận gắn liền với thực tiễn”là một trong những quan điểm giáo dục giá trị mà sinh thời Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc đã để lại cho nền giáo dục Việt Nam. Trải qua hơn nữa thế kỉ, kề thừa quan điểm ấy, trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “ dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình môn Địa lí đã có nhiều bổ sung phần Địa lí địa phương nhằm theo kịp xu hướng chung của giáo dục hiện nay. Mục tiêu của giáo dục Địa lí địa phương là giúp cho học sinh có được các kiến thức về Địa lý địa phương qua việc học tập trên lớp, khảo sát, nghiên cứu Địa lý địa phương, tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương về những khó khăn và thuận lợi của tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội ở địa phương. Qua đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước. Ngoài ra còn rèn luyện kĩ năng khảo sát, nghiên cứu,khảo sát, điều tra, quan sát, phân tích ,vẽ, thiết lập các số liệu, biểu đồ, bản đồ...., bước đầu tập cho học sinh làm quen với tính chất và công việc của công tác nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp cho học sinh bồi dưỡng thế giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và những kỹ năng thực tiễn. Mặt khác, bài giảng Địa lý có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với học sinh hơn. Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT phải kết hợp giảng dạy lí thuyết với các hoạt động thực tiễn như tham quan, dã ngoại, thực hànhnhưng hiện nay hầu như chỉ mới tiến hành dạy lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí. Về phía học sinh, do sự quá tải của chương trình và tâm lý thực dụng chỉ tập trung học các môn, các nội dung liên quan đến thi cử nên rất ít quan tâm đến nội dung giáo dục địa phương. Hậu quả là rất nhiều HS đã học xong chương trình THPT nhưng kiến thức về địa phương rất hạn chế. Ngoài các tiết dạy Địa lý địa phương theo quy định, thầy (cô) giáo chưa thường xuyên đưa kiến thức Địa lý địa phương vào bài giảng , hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức dùng kiến thức Địa lí địa phương minh họa cho những kiến thức trong bài dạy. Vì vậy học sinh chỉ nhìn thấy các hiện tượng địa lí như: ở địa phương mình có khoáng sản gì? Có ngành công nghiệp gì, có cây trồng, vật nuôi gìtrong khi đó học sinh không có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn một cách có hệ thống. Do đó, kiến thức Địa lý địa phương của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức Địa lý địa phương cho học sinh còn nhiều hạn chế. Một số lí do trên đang cản trở con đường tiếp cận, sáng tạo tri thức của Thầy và Trò trong môn Địa lí. Nhận thấy tính cấp thiết đó, những năm học qua tôi đã thử nghiệm phương pháp lồng ghép một số nội dung Địa lí địa phương huyện Tĩnh Gia vào các bài học Địa lí THPT mà chủ yếu là cho khối 10 và khối 12. Đó cũng là lí do Tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục Địa lí địa phương huyện Tĩnh Gia nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lí THPT tại trường THPT Tĩnh Gia 3”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục Địa lí địa phương huyện Tĩnh Gia nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lí THPT tại trường THPT Tĩnh Gia 3” với mục đích: Giúp học sinh có thể nắm rõ và hiểu được các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường qua các hiện tượng địa lí cụ thể của huyện Tĩnh Gia. Rèn luyện các kĩ năng xác định vị trí, thu thập, xử lí và phân tích bản đồ, biểu đồ và các thông tin qua các hiện tượng địa lí thực tiễn tại địa phương nơi các em sinh sống, từ đó dần hình thành cho học sinh tính chủ động tìm tòi, sáng tạo, tự học. Khơi gợi và vun đắp ở học sinh lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thông qua thái độ, cách đối xử của các em đối với chính vùng đất nơi chôn nhau cắt rốn, nơi các em khôn lớn, trưởng thành. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sẽ nghiên cứu về một số giải pháp giáo dục Địa lí địa phương qua các bài học trong chương trình Địa lí cấp THPT để mang lại hiệu quả giáo dục cao cho bộ môn Địa lí của trường THPT Tĩnh Gia 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận cho đề tài + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: nhằm nắm bắt được thực trạng dạy và học của bộ môn Địa lí ở trường THPT Tĩnh Gia 3, từ đó thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. + Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: việc thống kê và xử lí số liệu để có những thông số cần thiết đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài. Nghiên cứu về quan điểm dạy học Địa lí địa phương trong nhà trường theo hướng tích cực, PGS – TS Lâm Quang Dốc cho rằng: “ Khi dùng thuật ngữ địa lý địa phương (geogrphic locale), Giáo viên tự đặt mình trong một viễn cảnh xác định. Sự quan tâm của Giáo viên tập trung vào địa phương, tức là vào cái cụ thể, vào cái đập vào mắt của học sinh, không cần bất cứ một sức tưởng tượng nào. Đó chính là nhà cửa, làng mạc, ruộng vườn, đình chùa, miếu mạo xung quanh học sinh; là các làng nghề; là trang trại; là các nhà máy, xí nghiệp, là các hầm mỏ, các danh thắng .v.v. và mọi thứ bao quanh chúng. Giáo viên đưa học sinh tiếp cận với thế giới hiện thực của quê hương và giới thiệu cho học sinh những cơ sở nào hoạt động gây ô nhiễm, những cơ sở nào bị huỷ hoại theo thời gian và luyện tập cho học sinh về cách thức làm việc của khoa học quan sát; hướng dẫn học sinh thu thập các chất gây ô nhiễm không khí, nước, thực vật và đất; hướng dẫn học sinh chụp ảnh, quay phim thu thập chứng cứ huỷ hoại nguồn tài nguyên nhân văn, các danh thắng của quê hương và đất nước. Rõ ràng là mục tiêu của Giáo viên không chỉ giới hạn ở chỗ chỉ nghiên cứu một không gian quen thuộc. Hiểu biết địa lí địa phương chỉ là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức mà qua hiểu biết địa lí địa phương và quốc gia có thể nói khái quát hơn là địa lí khu vực (geographic regionale) sẽ đi tới hiểu biết thế giới”. Điạ lý địa phương - cơ sở của kiến thức địa lí. Ngày nay, thực tế mọi người đều công nhận rằng dạy học địa lí địa phương phải bắt đầu bằng những sự kiện có thực trong không gian bao quanh trường, trong làng xóm quê hương mà học sinh có thể quan sát được. Đó là yêu cầu một mặt do chính bản thân khoa học địa lí, một trong những khoa học dựa trên phương pháp quan sát, mặt khác do tâm lí học sinh thiên về tính cụ thể, thích khám phá và hướng về hành động đòi hỏi phải như vậy. Ưu tiên nghiên cứu môi trường địa phương trong giảng dạy địa lí, ít nhất là về mặt thời gian là công nhận một phương pháp giảng dạy có tính trực giác và cụ thể, tức là tôn trọng nguyên tắc lấy hiện thực làm nền tảng cho giảng dạy. Theo quan niệm hiện đại về việc học “Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người mình, bằng cách thu nhận xử lí thông tin, lấy từ môi trường sống chung quanh”. Nguyên tắc mà địa lí tuân thủ một cách đặc biệt chính là xuất phát từ chỗ những khái niệm tiếp thu sau phải dựa trên những khái niệm đã tiếp thu từ trước và lấy thực tiễn làm trực quan sinh động. Như đã nói ở trên, Địa lí địa phương phải tạo điều kiện để học sinh có thể học trên lớp, nghiên cứu khảo sát ngoài thực địa, phân tích, tổng hợp, trình bày quan điểm cá nhân một cách khoa học. Để làm được điều đó, bản thân mỗi giáo viên ngoài việc cần dành nhiều thời gian cho phần liên hệ thực tế thì còn phải thường xuyên đưa ra những yêu cầu để học sinh về nhà tìm hiểu những hiện tượng địa lí tại địa phương mình có liên quan đến bài học trên lớp, suy nghĩ và giải thích nguyên nhân sau đó trình bày lại trước lớp trong thời gian thích hợp. Với quan điểm như vậy, bản thân tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và mạnh dạn thử nghiệm một số biện pháp nhằm tạo nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy địa lí địa phương và đã thu được kết quả khả quan. 2.2. Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 3. 2.2.1. Thuận lợi. Trường THPT Tĩnh Gia 3 năm 2016 - 2017 có 29 lớp học với hơn 1200 học sinh. Những năm qua, môn Địa lí là môn học trọng điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tốt nghiệp cuối cấp và một bộ phận học sinh lựa chọn là môn thi Đại học, cao đẳng. Vì vậy đây là một trong những môn học trọng tâm của nhà trường. Bộ môn cũng đã nhận được sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu và lãnh đạo nhà trường, điều đó đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên phải biết đào sâu tìm tòi, nâng cao năng lực và hiệu quả giảng dạy. Sự phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin hiện đại đã tạo điều kiện để thầy (cô) giáo và học sinh được tiếp cận bài học theo nhiều phương pháp tiên tiến với những kết quả tích cực nhất định. 2.2.2. Khó khăn. Đối với học sinh, hiện nay đa số các em chưa nắm vững được kiến thức; kĩ năng thực hành còn yếu; thái độ học tập thụ động, đối phó, không chịu tìm tòi, thiếu tính tư duy sáng tạo nên kết quả học tập chưa cao. Về phía giáo viên, đội ngũ giáo viên trường Tôi với tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, việc tiếp thu kiến thức mới, phương pháp và phương tiện dạy học mới là một lợi thế, song kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhất là trong vấn đề nắm bắt và hiểu được tâm lí học sinh, nên vai trò của người Thầy đối với môn học còn chưa được phát huy tốt, tâm lí dạy học còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là từ thái độ thiếu tích cực của học sinh, từ đó dần hình thành thói quen “ Thầy ngại dạy - Trò ngại học”. Nhiều phương pháp dạy học tích cực chưa được chú trọng do nhiều yếu tố chi phối như thời gian một tiết học eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lí, cơ sở vật chất còn nghèo nàn dẫn đến nhà trường và bản thân giáo viên không chủ động áp dụng và đưa các phương pháp dạy học tích cực trở thành phương pháp dạy học chính thức. Kinh phí đầu tư cho tiết học khảo sát thực địa không có đã hạn chế vai trò của giáo dục địa phương đối với việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Kết quả xếp loại học lực môn Địa lí trường THPT Tĩnh Gia 3 năm học 2015 – 2016 như sau: Tổng số: 1202 học sinh Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng( Học sinh) 30 640 434 89 6 Tỉ lệ (%) 2,5 53,3 36,3 7,4 0,5 Phân tích kết quả của môn học như trên cho thấy: tỉ lệ học sinh xếp loại bộ môn Địa lí từ trung bình trở xuống là khá cao (chiếm hơn 40%), đặc biệt là nhóm học sinh yếu, kém mà nguyên nhân đã được nêu ở trên, như vậy cần thiết phải hình thành cho học sinh cách thức học tập để tiếp cận với môn học nhanh, đơn giản và hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học, từ đó tạo được hứng thú tránh sự uể oải và nhàm chán trong mỗi giờ học. Vì vậy, đề tài sẽ góp phần khắc phục những khó khăn trên và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục Địa lí trong nhà trường. 2.3. Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục Địa lí địa phương huyện Tĩnh Gia nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy địa lí THPT tại trường THPT Tĩnh Gia 3. 2.3.1. Lồng ghép kiến thức Địa lí địa phương trong từng bài giảng phù hợp với mục tiêu bài học Một trong những cách làm hay được vận dụng nhiều trong những năm gần đây là giáo viên đưa các kiến thức Địa lý địa phương dưới dạng các ví dụ để phục vụ cho bài giảng. Bài giảng địa lý lúc đó không chỉ có tính thuyết phục, hấp dẫn mà còn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc, nhớ kiến thức lâu. Bởi những kiến thức Địa lý địa phương là những hiểu biết rất đời thường, rất gần gũi, quen thuộc với các em được khái quát lên thành khái niệm, thành quy luật và thành tri thức mà các em cần phải nắm. Thực tế cho thấy, bộ môn địa lý khác với các môn khoa học tự nhiên khác ở chỗ: đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi lại có những nét đặc trưng. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lý (nhất là các khái niệm địa lý chung) không có gì tốt bằng việc giáo viên lấy ví dụ minh hoạ cho khái niệm là những sự vật, hiện tượng ở gần, thân thuộc với các em; một ngọn núi, dòng sông cạnh làng (xã, huyện, tỉnh) sẽ làm biểu tượng rõ nét hơn nhiều so với nơi khác. Các ví dụ minh họa gần gũi, thân quen phải là những điều học sinh đã từng nhìn, từng nghe thấy; như vậy bài giảng địa lý sẽ có tính thuyết phục cao hơn, gắn với thực tiễn cuộc sống nhiều hơn và học sinh cũng sẽ yêu môn địa lý hơn. Tuy nhiên để việc lồng ghép kiến thức Địa lí địa phương đạt hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc: Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức Địa lý địa phương đưa vào bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học. Các kiến thức của bài học được coi như là cái nền làm cơ sở cho kiến thức Địa lý địa phương có chỗ dựa. Nói cách khác, dạy bài nào chúng ta cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức phù hợp với nội dung của bài học. Các kiến thức đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải đối với nhận thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học. Theo nguyên tắc này, những kiến thức đưa vào bài cần được sắp xếp đúng chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn và logic của môn học, bài học không bị phá vỡ, học sinh hứng thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới. Sau đây là một số ví dụ dẫn chứng của đề tài: Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 – Địa lí 10 “ Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt đất”, mục tiêu đặt ra cần phải giúp học sinh hiểu rõ nội lực có vai trò rất quan trọng làm thay đổi địa hình bề mặt Trái đất thông qua các vận động địa chất. Để giúp học sinh hiểu được tác động của nội lực theo phương nằm ngang qua hiện tượng uốn nếp, giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào vận động uốn nếp địa hình, Em hãy mô tả những đặc điểm hình dạng của vùng núi đá vôi tại xã Trường Lâm, Tân Trường. Sau đó học sinh có thể mô tả: vùng núi đá vôi gồm nhiều ngọn núi đá nằm liền kề với kích thước lớn bé khác nhau, có màu trắng đục hoặc màu hỗn hợp của đá trầm tích. Nếu có lát dọc sẽ thấy những đường vân uốn thành nếp có thứ tự rõ rệt, đó là hệ quả của vận động uốn nếp địa chất điển hình. Nếu học sinh còn vướng mắc trong câu trả lời thì giáo viên sẽ bổ sung thêm. Bởi đây cũng là phần kiến thức liên quan đến địa chất khá phức tạp, nếu chỉ để học sinh tự giải quyết sẽ khó khăn. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có được ví dụ điển hình thực tế này, vì vậy đây là cơ hội tốt để các em khám phá thực tế. Ví dụ 2: Khi dạy bài 9 – Địa lí 10 “ Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất”, Kết hợp với bài học trước, khi liên hệ địa hình uốn nếp đá vôi tại xã Trường Lâm, Giáo viên sẽ đặt câu hỏi: Khi di chuyển vào sâu bên trong Động Trường Lâm, hãy nêu những dạng địa hình mà em quan sát được? Học sinh trả lời: đầu tiên bước đến cửa động sau đó quan sát thấy động sâu, cao với nhiều hình thù kỳ quái, phức tạp như măng đá, cột đá, nhũ đá, hình con vật, hình cô Tiên nên Động này còn có tên gọi là Động Cô Tiên. Giáo viên hỏi thêm: Tại sao ở vùng núi đá vôi lại xuất hiện những địa hình này? HS dựa vào kiến thức đã học trả lời: Đây là hệ quả của quá trình phá hủy đá do yếu tố ngoại lực, trong đó nước sẽ đóng vai trò chủ yếu tạo nên những phản ứng hóa học nhằm và hình thành nên hệ thống hang động đá vôi – một dạng địa hình cacxtơ phổ biến tại đây. Ví dụ 3: Khi dạy bài 12 – Địa lí 10 “ Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”, mục tiêu của bài này cần trang bị cho học sinh hiểu biết về khí áp trên Trái Đất và một số loại giáo hoạt động trên địa cầu. Trong phần tìm hiểu gió địa phương, Giáo viên có thể cho học sinh liên hệ với đặc điểm của gió biển và gió đất nơi các em sinh sống. Bởi vì Tĩnh Gia là địa phương ven biển nên không khó để các em có thể nhận biết ngay loại gió này. Học sinh thuộc xã Hải Bình còn có thể quan sát trực tiếp ý nghĩa của gió đất và gió biển đối với hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân vùng biển quê các em, nhất là thời điểm khi mơ sáng các tàu ghe bắt đầu nổ máy lao ra biển cả để chiều về cá, tôm, cua, mực.v.v lại đầy ắp khoang từ xa tấp nập cập bờ. Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao ghe tàu của ngư dân lại ra khơi vào thời điểm sáng sớm và trở về lúc buổi chiều? Học sinh dựa trên nguyên lí hoạt động của gió đất và gió biển để trả lời( Gió đất hoạt động ban đêm giúp sự di chuyển của ghe tàu ra khơi nhanh hơn và ngược lại buổi chiều gió biển thổi vào đất liền mạnh hơn giúp tàu thuyền về bến cũng thuận lợi hơn). Ví dụ 4: Khi dạy bài 33 – Địa lí 10 “ Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp”. Mục tiêu của bài này là phân biệt được đặc điểm của bốn hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu. Đối với hình thức khu công nghiệp, Giáo viên rất thuận lợi khi cho học sinh lấy ví dụ về khu công nghiệp Nghi Sơn làm minh họa rõ nét. Câu hỏi đặt ra: Các em quan sát biểu hiện nào cho thấy Nghi Sơn cũng được xem là hình thức của khu công nghiệp? Học sinh sẽ lần lượt trả lời: để có diện tích mặt bằng rộng các nhà thầu thực hiện di dời dân ra khỏi khu công nghiệp, nhiều ngành công nghiệp trong đó có một số ngành công nghiệp
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_dia_ly_dia_phuong_huye.doc