Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài thi trắc nghiệm ở trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa
Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng từ xưa đến nay không ai phủ nhận vai trò của giáo viên trong việc lĩnh hội và truyền thụ tri thức đến với học sinh, thậm chí việc học sinh có yêu thích bộ môn này hay không giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ trông tin và những thành quả quan trọng đạt được từ những tiến bộ quan trọng của khoa học cộng nghệ, nhiều phương pháp dạy học truyền thống đang dần mất đi vị thế và vai trò. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, phương pháp giaó dục phổ thông nói chung và đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử nói riêng đã chịu những tác động không nhỏ cả về yếu tố tích cực và hạn chế. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành phát triển năng lực tự học như sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm hiểu thông tin đã và đang được hình thành nhanh chóng. Trên con đường tiếp nhận tri thức và học tập, kiểm tra là một trong trong những phương tiện được xem là hình thức của đánh giá và bài thi là kết quả của quá trình học tập, thông qua đó có thể đánh giá được phần nào mức độ tiếp thu, kết quả đạt được cũng như những tiến bộ và hạn chế của mỗi học sinh, từ đó có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích, động viên các em học tập. Mặt khác, kiểm tra đánh giá còn giúp cho giáo viên có được cách nhìn toàn diện hơn trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh. Hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình học tập, không giới hạn ở các bài kiểm tra hay bài thi. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh hướng đén mục tiêu đào tạo những con người năng động, sáng tạo có khả năng thích nghi với mọi chuyển biến trong đời sống xã
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM Ở TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ THANH HÓA Người thực hiện: Hoàng Thị Oanh Chức vụ: Tổ phó chuyên môn SKKN thuộc môn: Lịch sử THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu .2 1.1. Lí do chọn đề tài.2 1.2. Mục đích nghiên cứu..3 1.3. Đối tượng nghiên cứu.3 1.4. Phương pháp nghiên cứu....4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .......4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....5 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề......7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...11 3. Kết luận, kiến nghị .......11 3.1. Kết luận........11 3.2. Kiến nghị......11 Tài liệu tham khảo.......13 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng từ xưa đến nay không ai phủ nhận vai trò của giáo viên trong việc lĩnh hội và truyền thụ tri thức đến với học sinh, thậm chí việc học sinh có yêu thích bộ môn này hay không giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ trông tin và những thành quả quan trọng đạt được từ những tiến bộ quan trọng của khoa học cộng nghệ, nhiều phương pháp dạy học truyền thống đang dần mất đi vị thế và vai trò. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, phương pháp giaó dục phổ thông nói chung và đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử nói riêng đã chịu những tác động không nhỏ cả về yếu tố tích cực và hạn chế. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành phát triển năng lực tự học như sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm hiểu thông tin đã và đang được hình thành nhanh chóng. Trên con đường tiếp nhận tri thức và học tập, kiểm tra là một trong trong những phương tiện được xem là hình thức của đánh giá và bài thi là kết quả của quá trình học tập, thông qua đó có thể đánh giá được phần nào mức độ tiếp thu, kết quả đạt được cũng như những tiến bộ và hạn chế của mỗi học sinh, từ đó có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích, động viên các em học tập. Mặt khác, kiểm tra đánh giá còn giúp cho giáo viên có được cách nhìn toàn diện hơn trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh. Hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình học tập, không giới hạn ở các bài kiểm tra hay bài thi. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh hướng đén mục tiêu đào tạo những con người năng động, sáng tạo có khả năng thích nghi với mọi chuyển biến trong đời sống xã hội , hòa nhập và phát trỉển cộng đồng. Theo tinh thần đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp học tập, đổi mới hình thức thi THPT quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2016-2017 hình thức thi trắc nghiệm môn lịch sử đã được áp dụng trên phạm vi cả nước. Vì vậy quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức thi có ảnh hưởng không nhỏ đến bộ môn lịch sử trong các trường phổ thông nói chung và trong các trung tâm GDTX nói riêng. Trong khoảng thời gian áp dụng hình thức thi TNKQ được thực hiện từ năm học 2016-2017, chúng tôi cũng bước đầu rút ra cho mình và học viên trong trung tâm GDTX thành phố một số kinh nghiệm nhỏ. Đây cũng chính là nội dung chúng tôi muốn đề cập trong bài viết nhỏ này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã nêu rõ : “Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Trong những năm qua, ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên chất lượng của bộ môn lịch sử dường như chưa có biến chuyển tích cực. Đặc biệt, trong các trung tâm GDTX-DN bộ môn này đang còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan... Có thể nói Lịch sử là cội nguồn, là linh hồn của một quốc gia, dân tộc. Trên thế giới, tất cả các quốc gia đều coi trọng những giá trị tinh thần của bộ môn này và nó đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, góp phần định hướng cho học sinh về nhận thức, tư duy và hành động. Lịch sử đóng vai trò chủ đạo trong việc tái hiện lại quá khứ, khẳng định những giá trị lịch sử mà quá khứ để lại, trân trọng hiện tại và hướng đến tương lai. Vì vậy đổi mới nội dung biên soạn và giảng dạy lịch sử song cũng cần phải tôn trọng lịch sử, từ đó đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập trong bộ môn lịch sử. Đông thời cùng với đổi mới phương pháp học tập là hình thức thi mới cũng được áp dụng : Trắc nghiệm lịch sử. Qua thực tế áp dụng hình thức thi mới ở trung tâm GDTX thành phố chúng tôi nhận thấy kết quả bài làm của học sinh có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vì vậy chúng tôi chọn nội “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm” làm vấn đề nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ, hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp học và thi trắc nghiệm môn lịch sử ở Trung tâm GDTX Thành phố nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ, hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Tổng hợp. - Phân tích, so sánh. - Thực hành - Khảo sát thực tế 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Căn cứ vào định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang từng bước thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. Đối với Giáo dục thường xuyên, đảm bảo cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; đảm bảo xóa mù bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDTX và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý phát triển hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông hay các trung tâm giáo dục thường xuyên đều phải tiến hành kiểm tra với các hình thức và phương pháp đa dạng, trong đó phương pháp kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách quan, bài tập lịch sử là những hình thức cơ bản. 2.2. Cơ sở thực tiễn – Thực trạng vấn đề Sau gần 2 năm thực hiện hình thức thi trắc nghiệm đối với bộ môn lịch sử, chúng tôi nhận thấy những ưu điểm và hạn chế của hình thức thi trắc nghiệm như sau: Về ưu điểm: - Chấm điểm nhanh (nếu sử dụng máy), chính xác và khách quan (bằng máy và thủ công) - Cung cấp và phản hồi nhanh kết quả học tập của học viên - Trong thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức trên diện rộng -Kiểm tra đánh giá được khả năng hiểu, nhớ, và vận dụng đơn giản kiến thức của học sinh - Góp phần rèn luyện kĩ năng , tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá thông qua việc giáo viên công bố đáp án trả lời và thang điểm đánh giá. Về hạn chế: - Khó đánh giá được những mức độ nhận thức cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá. Sự kiện chỉ dừng lại ở khái niệm, thông báo, độ chính xác chứ không mang tính chuyên sâu vào những vấn đề cụ thể. - Dễ xảy ra tình trạng sai số hệ thống như đoán mò, tô chừng, ngẫu hứng - Khó đánh giá được khả năng tư duy, suy luận, kĩ năng nói, viết của học viên - Đề thi trắc nghiệm thường đầu tư tốn thời gian, công sức - Không tạo điều kiện cho học viên tự phát hiện và giải quyết vấn đề. - Khó vận động các em tham dự kì thi học sinh giỏi do hình thức thi của học sinh giỏi là hình thức thi tự luận. Mặc dù còn có hạn chế nhưng đối với học viên trung tâm, thi trắc nghiệm cũng nhận được sự hưởng ứng không nhỏ với lí do hầu hết các em đối với bộ môn lịch sử học viên ngại đọc các nội dung có trong sách giáo khoa, nếu có đọc thì cũng rất miễn cưỡng. Thậm chí, các em cũng không quan tâm nhiều đến việc ghi bài ở lớp (không ghi hoặc có ghi thì rất sơ sài), ít tranh luận, thảo luận về các kiến thức liên quan, các em cũng rất ít phát biểu khi giáo viên nêu câu hỏi. gặp khó khăn trong việc trình bày một vấn đề cụ thể, ghi nhớ sự kiện kém, nhiều em trông chờ vào may mắn, khoanh, tô ngẫu hứng và không cần suy nghĩ nhiều. Vì vậy kết quả thi trắc nghiệm năm học 2016-2017 tỉ lệ điểm môn lịch sử thấp hơn so với các năm học trước. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và giúp học viên đạt kết quả tốt hơn trong các kì thi môn lịch sử và kích thích, động viên gây hứng thú cho các em tại trung tâm GDTX-DN thành phố, trong những năm học qua tôi đã khuyến khích, động viên và cùng các em tìm hiểu, áp dụng, sử dụng nhiều cách thức, phương pháp tự học, tự sáng tạo và bản thân tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện phương pháp thi trắc nghiệm ở trung tâm GDTX thành phố. Đối với học viên Học viên trung tâm GDTX chất lượng đầu vào thấp, số lượng không đông do đã được” sàng lọc” qua các trường phổ thông, các trường dân lập trên địa bàn. Đối tượng học viên ở trung tâm GDTX thành phố có độ tuổi khoảng từ 15 tuổi trở lên đa dạng về trình độ, hoàn cảnh gia đình, thời gian nghỉ học, tái học lại, khác nhau về vốn hiểu biết, động cơ và nhu cầu học tập. Họ có thể nghỉ học do nhiều nguyên nhân khác nhau: gia đình không đủ điều kiện về kinh tế, sức học yếu không thi được vào các trường THPT, có người không đủ điều kiện theo học các trường dân lập, cũng có người đã từng học ở trung tâm hay ở các trường THCS, THPT rồi nghỉ học giữa chừng nay học lại. Học viên trung tâm là nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhiều học viên phải vừa đi học, vừa kiếm sống mưu sinh nên sớm va chạm với đời, chủ yếu sử dụng tư duy cụ thể nên tư duy khái quát và trìu tượng có phần hạn chế , năng lực tiếp thu kiến thức chậm. Đặc điểm của học viên trong trung tâm thường mặc cảm, tự ti, an phận, có lòng tự trọng cao, dễ tự ái nếu không được tôn trọng. Nhiều học viên nghỉ học đã lâu ngày nên quên kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập cơ bản, có ít thời gian học tập do phải giúp gia đình và lao động kiếm sống. Động cơ học tập của học viên trung tâm cũng hạn chế hơn so với các trường THPT, đa số không học lên cao mà chủ yếu có bằng tốt nghiệp để tìm kiếm công việc sau khi học. Tuy nhiên hầu hết đều xác định được mục đích học tập nên có nhiều cố gắng trong quá trình tiếp nhận kiến thức ở trung tâm. Đối với giáo viên Đây là năm thứ hai áp dụng hình thức thi trắc nghiệm. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, cũng như dạy ôn thi tốt nghiệp THPT và thi CĐ - ĐH bộ môn lịch sử nói riêng ở trung tâm GDTX là một vấn đề được giáo viên , phụ huynh và học viên quan tâm. Dạy ôn như thế nào để học viên dễ học, dễ nhớ, dễ hiểu để từ đó giúp học viên khái quát hóa vấn đề, vận dụng kiến thức lịch sử vào làm bài trắc nghiệm đạt kết quả tốt nhất. Qua thực tế các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi HSG, CĐ - ĐH, chúng tôi nhận thấy bài làm lịch sử của các học viên thường bộc lộ những hạn chế như chưa đọc kĩ đề, hiểu sai đề, khả năng khái quát, tổng hợp, phân tích vấn đề đang còn yếu dẫn đến kết quả đạt được không cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với đối tượng học viên tại các trung tâm GDTX nói chung và trung tâm GDTX thành phố nói riêng. Từ thực tế đó, đòi hỏi trong quá trình giảng dạy và ôn tập, cần giúp cho học viên nắm vững về kiến thức lịch sử, nhưng đồng thời tăng cường chú ý rèn luyện phương pháp thi trắc nghiệm mới nhằm đạt hiệu quả và chất lượng trong bài thi. 2.3. Giải pháp thực hiện Một số giải pháp cụ thể (Áp dụng chủ yếu cho học viên khối 12 ở trung tâm GDTX thành phố) Trước hết, trong quá trình dạy học chúng tôi luôn lưu ý học viên về phương pháp thi mới này. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nên kết quả đạt được cũng hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm nên kết quả đạt được có độ chính xác cao. Thời gian cho môn thi không nhiều(50 phút) nhưng số lượng câu hỏi và phạm vi kiến thức tương đối rộng. So với hình thức thi tự luận trước đây, học viên chỉ cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu được hỏi là sẽ viết được, còn bài thi trắc nghiệm có tới 40 câu trải đề trong chương trình lớp 12 và một phần của lớp 11. Vì vậy mối học viên phải nỗ lực hết mình mới mong hoàn thành bài làm và đạt kết quả tốt. Để làm được điều này, trong quá trình học tập, học viên cần thực hiện tốt các hướng dẫn của giáo viên, cụ thể: Thứ nhất: Nắm vững nội dung chương trình đã học Không nắm vững nội dung chương trình đã học học viên không thể có được kiến thức cơ bản, càng không hiểu rõ bản chất, sự kiện, hiện tượng để làm bài cho chính xác. Dù hình thức thi trắc nghiệm khác xa so với tự luận giáo viên vẫn phải hướng dẫn cho học viên ôn tập kiến thức cơ bản về lý thuyết thông qua từng chương, bài trong sách giáo khoa với các nội dung chính để hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kĩ năng ghi nhớ. Phương pháp học truyền thống cần được duy trì. Đối với lịch sử 12 học viên cần phải nắm được: I. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949). - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000). - Các nước Đông Bắc Á. - Các nước Đông Nam Á. - Các nước Châu Phi và Mỹ Latinh. - Nước Mỹ. - Tây Âu. - Nhật Bản. - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh. - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX. - Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000. II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919-2000. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 - 1925. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 - 1930. - Phong trào cách mạng từ 1930 - 1935. - Phong trào dân chủ từ 1936 - 1939. - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946. - Những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). - Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954). - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyến Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965). - Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). - Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975). - Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975. - Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986). - Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). - Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 - 2000. Học viên cũng có thể ghi nhớ từng chủ đề kiến thức theo các giai đoạn lịch sử Lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991) và Liên bang Nga (1991 - 2000). - Các nước Á, Phi và Mỹ Latinh (1945 - 2000). - Mỹ , Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000). - Quan hệ quốc tế (1945 - 2000). - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 - Giai đoạn 1919 - 1930: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Bao gồm hai giai đoạn nhỏ của phong trào dân tộc dân chủ (1919 – 1925; 1925 - 1930). - Giai đoạn 1930 - 1945: từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Bao gồm phong trào cách mạng 1930 – 1935; phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945). - Giai đoạn 1945 - 1954: từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc. Giai đoạn này gồm các phần: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày thành lập đến trước ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 -1946); những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950); bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954). - Giai đoạn 1954 - 1975: sau khi Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi. Giai đoạn này gồm các nội dung: đất nước từ sau khi Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết ,khi phong trào Đồng khởi thắng lợi (1954 - 1960); miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, miền Nam chiến đấu chống chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965); nhân dân hai miền Nam - Bắc trực tiếp đương đầu với đế quốc Mỹ xâm lược (1965 - 1973); khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miến Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975). - Giai đoạn 1975 đến 2000, bao gồm 3 giai đoạn nhỏ: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975 - 1976); Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986); đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Thứ hai: Hướng dẫn học viên ghi chép, nghe giảng và làm việc với SGK vì đây là những kỹ năng học tập vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh. Học viên của trung tâm GDTX đa phần là những đối tượng hạn chế về năng lực nên hầu hết học sinh thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau. Trước đây học viên chỉ chờ giáo viên đọc, ghi bảng mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì bỏ trống vở. Đối với các vấn đề quan trọng, giáo viên luôn phải nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để học viên tiếp thu dễ dàng hơn. Bản thân chúng tôi mặc dù dạy tại trung tâm GDTX cũng đã nhận thức được những ích lợi của việc nhắc nhở, động viên cho các em áp dụng hình thức tự học trong môn lịch sử . Để nắm được các kiến thức cơ bản của môn lịch sử thì học sinh phải tăng cường kỹ năng đọc sách giáo khoa. Thông qua việc đọc sách giáo khoa là nắm được hệ thống kiến thức một cách bài bản và trả lời được các câu hỏi, các vấn đề liên quan. Kinh nghiệm cho thấy, với phương pháp thi trắc nghiệm, học viên làm việc càng nhiều, liên tục với sách giáo khoa thì khả năng ghi nhớ sự kiện sẽ tốt hơn, bài làm có hiệu quả hơn. Thứ ba: Hướng dẫn học viên tự học ở nhà, tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông, qua Intenet... Chúng tôi nhấn mạnh cho học sinh thấy rằng, kiến thức lịch sử không chỉ gói gọn trong nội dung SGK, trong bài giảng của giáo viên mà còn đến từ nhiều nguồn khác nh
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_lam_bai_thi_tra.doc