Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần đọc- Hiểu trong bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi thpt quốc gia

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần đọc- Hiểu trong bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi thpt quốc gia

Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về “đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo”, trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện đổi mới một cách đồng bộ ở tất cả các khâu. Trong đó chú trọng đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, từ khâu then chốt này sẽ dẫn đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nếu như trước đây việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nặng về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thì bây giờ việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Để thực hiện được điều này, Bộ đã thực hiện nhiều phương án trong đó đổi mới thi cử và cách ra đề thi là phương án hữu hiệu nhất. Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc- hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói, đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc-hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) Như vậy, có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc- hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. Để làm được phần này phải đòi hỏi người học có một năng lực đọc-hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản.

doc 22 trang thuychi01 7135
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần đọc- Hiểu trong bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi thpt quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
KHỐI 12 CÁCH LÀM PHẦN ĐỌC- HIỂU TRONG BÀI THI MÔN NGỮ VĂN, KỲ THI THPT QUỐC GIA
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
 Chức vụ: Tổ phó CM
 SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): Ngữ văn
Thiệu Hoá, tháng 5 năm 2017
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 
3
1.1. Li do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
1.5. Điểm mới của đề tài
 4
2. NỘI DUNG
5
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
5
2.2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng vấn đề)
6
2.3. Các giải pháp thực hiện
7
2.3.1. Cung cấp lý thuyết 
7
2.3.2.Những lưu ý khi làm bài
15
2.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
TÀI LIỆU THAM KHAO
22
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về “đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo”, trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện đổi mới một cách đồng bộ ở tất cả các khâu. Trong đó chú trọng đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, từ khâu then chốt này sẽ dẫn đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nếu như trước đây việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nặng về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thì bây giờ việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Để thực hiện được điều này, Bộ đã thực hiện nhiều phương án trong đó đổi mới thi cử và cách ra đề thi là phương án hữu hiệu nhất. Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc- hiểu bắt đầu được  đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói, đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc-hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) Như vậy, có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc- hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. Để làm được phần này phải đòi hỏi người học có một năng lực đọc-hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ  bản. 
- Năm 2015, Bộ đã sát nhập hai kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học- Cao đẳng thành kì thi THPT Quốc gia. Những thay đổi nói trên tiếp tục được thực hiện. Bố cục của đề thi những năm gần đây bao gồm hai phần: Đọc- hiểu và Làm văn. Đối với phần đọc- hiểu, thí sinh cần phải nắm vững kiến thức phần tiếng Việt, lý thuyết làm văn của chương trình THCS và THPT.
- Ngữ văn là môn học “khó nhằn” đối với nhiều học sinh vì thông thường môn văn khá dài, khó nhớ ý và có cách diễn đạt rất phong phú. Thực trạng học sinh hứng thú với các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý ngày càng suy giảm. Phần lớn học sinh học văn với thái độ đối phó, học vì sức ép thi cử. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của phụ huynh học sinh và học sinh chưa tìm được cách học khoa học và hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, yêu cầu của thi cử cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần đọc- hiểu trong bài thi Môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh khối 12 cách làm bài các dạng đề Đọc- hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc-hiểu của học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Lê Văn Hưu nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 12C4 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia. Vì thế, khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau:
- Giúp học sinh nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi đọc hiểu
- Giúp học sinh có kỹ năng, phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Tôi chọn lớp 12 C4 trường THPT Lê Văn Hưu.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra
1.5. Điểm mới của đề tài
Kỳ thi THPT quốc gia 2017, có sự thay đổi về thời lượng và yêu cầu của đề thi. Cụ thể, năm nay, thời gian làm bài thi giảm từ 180 phút còn 120 phút. Cấu trúc đề thi vẫn gồm 2 phần nhưng phần Đọc-hiểu (3.0 điểm), trước đây gồm 2 đoạn trích - 2 văn bản , thí sinh phải trả lời 8 câu hỏi thì nay chỉ còn một văn bản với việc trả lời 4 câu hỏi. Đặc biệt phần văn bản đọc- hiểu sẽ là cơ sở để học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội trong phần Làm văn của bài thi.
Những thay đổi về hình thức thi của kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 đã mang tới cho các học sinh lớp 12 không ít bối rối. Theo sự thay đổi này, năm nay, các học sinh sẽ phải thi 4 môn trong đó có 3 môn bắt buộc là: Toán, Văn, Anh và tổ hợp (hoặc tự nhiên hoặc xã hội).
Việc phải làm một bài thi được sử dụng với hai mục đích là vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh Đại học- Cao đẳng đã mang tới cho học sinh nhiều băn khoăn, nhất là đối với môn Ngữ văn. Bởi lẽ, lâu nay nhiều học sinh theo khối tự nhiên dường như bỏ ngỏ môn học này. Chính vì thế, thời điểm này, các em đang rơi vào tình trạng chạy cấp tốc với mong muốn đủ điểm tốt nghiệp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm đọc- hiểu
Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn, phân tích vănsong từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc- hiểu văn bản. Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất của môn Ngữ văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư Trần Đình Sử :“Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Đọc- hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT cần quan tâm. Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì không hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc- hiểu  môn Ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết
    Như vậy, Đọc- hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc- hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc- hiểu văn bản ngày càng được quan tâm .
Đọc- hiểu văn học trong nhà trường THPT thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau:
- Nhận biết đúng, chính xác về văn bản: các phong cách ngôn ngữ; Nhận biết đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản; Nắm được các phương thức biểu đạt của văn bản ; các thao tác lập luận 
- Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản: Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật về từ ngữ, hình ảnh,chi tiết, các biện pháp tu từ...; Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình.
- Vận dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể: Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình; Vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội.
2.1.2. Phạm vi đọc - hiểu
- Văn bản đưa ra làm ngữ liệu có thể là văn bản văn học (thơ/ văn xuôi). Văn bản đó có thể nằm trong chương trình chính khóa/ đọc thêm thậm chí là những văn bản rất mới, hoàn toàn xa lạ với học sinh- văn bản ngoài nhà trường. Loại văn bản này đang được sử dụng nhiều hơn vì nó liên quan đến viết đoạn văn nghị luận xã hội ở phần Làm văn.
- Văn bản đưa ra làm ngữ liệu có thể là những văn bản nhật dụng trong đời sống hàng ngày. 
2.2. Thực trạng vấn đề
- Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc THPT. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Ngữ văn từ cấpTHCS đến cấp THPT.  Chính vì thế, mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia  tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh.
 - Đọc -hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm(3/10) nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại, nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy, phần Đọc- hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Ngữ văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói, ôn tập và làm tốt phần Đọc -hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy, việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc- hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết. Đối với học sinh trường THPT Lê Văn Hưu, nhất là lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. 
- Ngay từ khi Bộ GD&ĐT thông báo và hướng dẫn các sở, các trường THPT thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014, vấn đề Đọc - hiểu thu hút sự chú ý của rất nhiều các thầy cô và học sinh nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ GD & ĐT giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc - hiểu (liên quan đến phần ngữ pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm) thì nhiều thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của mình những bài ôn tập Đọc- hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó thực sự chưa có tính hệ thống. 
- Một số cuốn sách phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã ra mắt bạn đọc: Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Ngữ văn năm 2015 của thầy Phan Danh Hiếu, Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 và cuốn Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016, đã đề cập tới dạng câu hỏi Đọc hiểu, cung cấp một số kiến thức lý thuyết. Song học sinh chưa được tiếp cận nhiều.
Như vậy, các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề cập tới tất cả các phần trong đề thi môn văn THPT Quốc gia. Chưa có sách nghiên cứu riêng phần Đọc- hiểu một cách bài bản những kiến thức lý thuyết, bài tập thường gặp trong đề Đọc- hiểu và cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết, hệ thống kiến thức để học sinh dễ ôn tập. Chính vì thế, đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần Đọc- hiểu trong bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi THPT Quốc gia” vẫn là một đề tài mới, có tính ứng dụng, cần thiết rất cao.
 - Thực tế mấy năm gần đây đề thi môn Ngữ văn có phần Đọc- hiểu. Năm 2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn (đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D), năm nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để xét vào Đại học, Cao đẳng. Phần Đọc -hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm 2/10 điểm  nay được nâng lên 3/10 điểm. Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi năm 2015 ra 2 văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm 2016 cấu trúc đề thi môn văn cũng không có gì thay đổi so với năm học trước. Năm nay, chỉ một văn bản với 4 câu hỏi nhỏ.(GV cung cấp các đề thi của từng năm để học sinh tham khảo).
 - Kiến thức đọc-hiểu cả trong chương trình THCS và THPT tương đối nhiều, học sinh đã học từ lâu nên thường bị mai một, thậm chí không còn để ý. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp một cách hệ thống lượng kiến thức liên quan đến đọc- hiểu.
2.3. Các giải pháp thực hiện (Hướng dẫn học sinh ôn luyện)
Với phần đọc- hiểu trong bài thi nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng, băn khoăn làm thế nào để làm tốt được phần này trong bài thi. Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia, qua những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên đề ôn thi đại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 làm phần Đọc- hiểu trong bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi THPT Quốc gia như sau:
 	Một là, cung cấp kiến thức lý thuyết Đọc- hiểu (Hệ thống kiến thức) 	
Hai là, đưa ra một số lưu ý về phương pháp làm phần Đọc- hiểu
 Ba là, cung cấp hệ thống bài tập thực hành rèn kĩ năng Đọc- hiểu
2.3.1. Cung cấp lý thuyết 
 Giáo viên cần cung cấp kiến thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi Đọc- hiểu để ôn tập cho học sinh. Nó là chìa khóa mà học sinh phải có để sử dụng trong quá trình đọc hiểu một văn bản thông thường. Khi học sinh đã có một nền tảng kiến thức cơ bản thì giáo viên chỉ cần mình họa bằng một số đề cơ bản. Từ đó học sinh hoàn toàn có thể chủ động, tự tin khi đứng trước bất cứ một đề đọc hiểu văn bản nào. 
 Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để học sinh củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết. Bao gồm các câu hỏi về: Các loại phong cách ngôn ngữ; các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận; phương thức trần thuật; phương thức miêu tả tâm lí; các biện pháp tu từ; các phép liên kết; các hình thức lập luận; các thể thơ; xác định nội dung chính, đặt nhan đền; viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến văn bản.
2.3.1.1. Các phong cách chức năng ngôn ngữ (6 phong cách)
 Bất kỳ một văn bản đều thuộc một phong cách nhất định, thậm chí có thể thuộc 2 phong cách. Vậy làm thế nào để học sinh nhận diện phong cách một cách chính xác. 
- Để cung cấp về khái niệm, đặc trưng và để học sinh dễ nhận diện, phân biệt các phong cách, giáo viên có thể cho học sinh nắm kiến thức bằng cách lập bảng như sau: 
TT
Phong cách ngôn ngữ
 Khái niệm
Đặc trưng
Nhận diện
1
Sinh hoạt
- Là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,
+ Tính cụ thể 
+ Tính cảm xúc.
+Tính cá thể
- Sử dụng ngôn ngữ mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốtgiao tiếp tư cách cá nhân.
- Gồm Thư từ, nhật kí, cuộc nói chuyện
2
Khoa học
- Là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
+Tính trừu tượng- khái quát. 
+ Tính lí trí- lôgic.
+Tính khách quan- phi cá thể
- Phong cách này bao gồm các văn bản: khoa học chuyên sâu,  KH giáo khoa ,  KH phổ cập.
3
Nghệ thuật
- Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương. 
+ Tính hình tượng.
+Tính truyền cảm.
+ Tính cá thể hoá
 - Các văn bản văn học: Thơ, truyện, kịch...
- Từ ngữ trau chuốt, tinh luyện
4
 Chính luận
- Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội, thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
+ Tính công khai về quan điểm chính trị.
+Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
+ Tính truyền cảm và thuyết phục:
-Người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với  những vấn đề chính trị, xã hội.
- lời tuyên ngôn, cáo, chiếu biểu, hịch, bài luận...
5
Báo chí (thông tấn)
- Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. 
+Tính thông tin thời sự.
+ Tính ngắn gọn.
+ Tính sinh động, hấp dẫn. 
- Các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
6
Hành chính- Công vụ
 Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính- công vụ. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
+ Tính minh xác 
+ Tính khuôn mẫu
+ Tính công vụ.
- Các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Sau khi cung cấp lý thuyết, giáo viên cung cấp một số văn bản, yêu cầu học sinh nhận diện xem văn bản ấy thuộc phong cách ngôn ngữ nào, vì sao? 
2.3.1.2. Các phương thức biểu đạt (6 phương thức).
 Một văn bản bất kỳ nào đó đều phải sử dụng phương thức biểu đạt. Có thể xuất hiện nhiều phương thức biểu đạt như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm song sẽ có một phương phương thức nổi bật nhất.
- Để học sinh dễ nhận diện các phương thức biểu đạt trong các văn bản, giáo viên cung cấp một cách hệ thống đặc điểm các phương thức biểu đạt. Giáo viên cho học sinh nắm kiến thức bằng cách lập bảng như sau:
TT
Phương thức biểu đạt 
Đặc điểm nhận diện
Thể loại
1
Tự sự
Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến sự việc)
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình
-Tác phẩm văn học nghệ thuật .
2
Miêu tả
Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn tả cảnh, tả người, vật
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3
Biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật
- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút
4
Thuyết minh
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Thuyết minh sản phẩm
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học
5
Nghị luận
Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi, sách lí luận.
- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa
6
Hành chính - công vụ
- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.
- Đơn từ
- Báo cáo
- Đề nghị
- Giáo viên cung cấp các ngữ liệu( văn bản) cụ thể yêu cầu học sinh chỉ ra các phương thức biểu đạt của văn bản.
2.3.1.3. Các thao tác lập luận (6 thao tác)
 Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao tác chính. 
Để học sinh dễ nắm bắt kiến thức giáo viên cung cấp hệ thống lý thuyết về các thao tác lập luận theo bảng sau:
TT
Thao tác lập luận
 Khái niệm- Đặc điểm để nhận diện
1
Giải thích
- Giải thích là vận dụng lí lẽ để cắt nghĩa vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý nghĩa.
2
Phân tích
- Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khoi_12_cach_lam_phan.doc