Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4A trường tiểu học thị trấn Thường Xuân học tốt cảm thụ văn học
Chương trình Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm “Bối dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh”.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy việc giáo dục cho các em trở thành một học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ là rất quan trọng và cần thiết, trong đó mặt giáo dục cần tập trung rèn luyện nhất là trí dục. Chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học rất đa dạng phong phú. Môn tiếng Việt là môn học mang tính tổng hợp của nhiều phân môn. Mỗi phân môn có một đặc thù riêng song tôi thấy phân môn Tập đọc là môn học rất quan trọng. Để giúp các em thấy được biết bao điều kì thú và hấp dẫn của những bài văn, bài thơ mà mỗi tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình thì người đọc, người nghe phải cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những bài văn, bài thơ đó.
Từ thực tế dạy học, tôi thấy học sinh tiểu học không chỉ biết đọc đúng, đọc hay mà còn phải biết cảm thụ văn học để trở thành những học sinh khá, giỏi ở các bậc học sau này. Dưới sự dẫn dắt của các thầy giáo, cô giáo, những bài thơ, bài văn trong sách giáo khoa đã đem đến cho các em bao điều bổ ích. Tuy nhiên muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi em cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt , nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học mới có được năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế. Từ thực tế trên, tôi băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để giúp các em học tốt hơn môn học này cho nên tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh có khă năng cảm thụ văn học được tốt thông qua đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân học tôt cảm thụ văn học”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 4A TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THƯỜNG XUÂN HỌC TỐT CẢM THỤ VĂN HỌC Người thực hiện: Lê Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Thường Xuân SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2 2.3. Các giải pháp thực hiện 6 2.3.1. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ 6 2.3.2. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống 6 2.3.3. Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt 7 2.3.4. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học 7 2.3.5. Một số dạng bài tập cảm thu văn học cho học sinh luyện tập 8 2.4. Hiệu quả của đề tài 14 3. Kết luận và đề xuất 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Đề xuất 14 Mở đầu: Lý do chọn đề tài: Chương trình Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm “Bối dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh”. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy việc giáo dục cho các em trở thành một học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ là rất quan trọng và cần thiết, trong đó mặt giáo dục cần tập trung rèn luyện nhất là trí dục. Chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học rất đa dạng phong phú. Môn tiếng Việt là môn học mang tính tổng hợp của nhiều phân môn. Mỗi phân môn có một đặc thù riêng song tôi thấy phân môn Tập đọc là môn học rất quan trọng. Để giúp các em thấy được biết bao điều kì thú và hấp dẫn của những bài văn, bài thơ mà mỗi tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình thì người đọc, người nghe phải cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những bài văn, bài thơ đó. Từ thực tế dạy học, tôi thấy học sinh tiểu học không chỉ biết đọc đúng, đọc hay mà còn phải biết cảm thụ văn học để trở thành những học sinh khá, giỏi ở các bậc học sau này. Dưới sự dẫn dắt của các thầy giáo, cô giáo, những bài thơ, bài văn trong sách giáo khoa đã đem đến cho các em bao điều bổ ích. Tuy nhiên muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi em cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt , nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học mới có được năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế. Từ thực tế trên, tôi băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để giúp các em học tốt hơn môn học này cho nên tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh có khă năng cảm thụ văn học được tốt thông qua đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân học tôt cảm thụ văn học”. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi nhằm: Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy học. Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tập làm văn lớp 4 ở trường tiểu học Thị trấn Thường Xuân. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị trấn và xây dựng và triển khai một số biện pháp bồi dưỡng môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy Tập làm văn từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm làm cơ sở cho đề tài. Phương pháp thực tiễn. Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Việc dạy cảm thụ văn học trong tập đọc nhằm giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc ở ngôn từ, nghệ thuật viết, ở ý nghĩa của bài thơ, bài văn, khổ thơ, đoạn văn trong bài tập đọc mà các em được học ở bài tập đọc. Giúp các em phát huy trí tưởng tượng, phân tích văn học từ đó yêu thích môn tập đọc, yêu tiếng Việt hơn. Qua cảm thụ văn học, học sinh tăng cường vốn từ ngữ; biết sử dụng các phương pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, hoán dụ, ẩn dụ trong bài tập làm văn của mình. Ngoài ra phát huy năng khiếu văn học cho các học sinh có sự cảm thụ tốt và làm nền tảng cho học sinh học tốt môn ngữ văn ở bậc THCS và THPT. Qua sự cảm thụ sẽ bồi dưỡng học sinh tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu hòa bình, yêu cái đẹp Từ đó góp phần giáo dục nhân cách học sinh.[1] Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ, được cắp sách tới trường, các em bắt đầu được lĩnh hội kiến thức khoa học, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa tiếng Việt, nhiều em muốn đọc to lên một các thích thú, đó chính là sự biểu hiện của hứng thú, cần giữ gìn và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê, được nghe kể chuyện, được đọc những câu thơ, bài văn trong sách giáo khoa tiếng Việt, các em đã biết trau dồi từng bước về cảm thụ văn học. Ta thử hình dung một học sinh chưa thích văn thơ, thiếu sự say mê cần thiết , nhất định em đó chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn, bài thơ hay, chưa thể xúc động thực sự với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn, bài thơ ấy. Còn đối với những học sinh đã có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, các em sẽ vượt qua được khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ tốt văn học và học giỏi môn Tiếng Việt. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta. Tập dùng từ ngữ cho đúng cho hay, nói viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm, tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học. Việc luyện tập để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một yêu cầu cần thiết đối với học sinh tiểu học. Tuy các em còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học, giúp cho việc học tập môn tiếng việt ngày càng tốt hơn và trở thành học sinh giỏi. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở lớp 4 chưa được chú trọng vì nhiều lí do: thời lượng một tiết tập đọc ngắn, giáo viên chỉ tập trung rèn các em đọc trôi chảy và tìm hiểu nội dung bài đọc. Mặt khác, giáo viên lớp 4 dạy quá nhiều môn nên thiếu đầu tư cho việc cảm thụ bài tập đọc mà bản thân sắp dạy. Học sinh hiện nay thích xem truyện tranh hơn đọc các sách văn học thiếu nhi nên các em thiếu cái nền cơ bản khi cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài tập đọc... Chính vì thế, tiết tập đọc trở nên khô khan, nhàm chán và học sinh không phát huy được khả năng cảm thụ văn học của bản thân cũng như sẽ gặp khó khăn khi học tìm hiểu văn bản ở bậc THCS. Do đó, việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở tiểu học là điều cần phải thực hiện. Trong năm học 2017 - 2018, tôi được nhà trường phân công Chủ nhiệm lớp 4A- Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân - lớp được xem là lớp năng khiếu trong khối 4. Đây là lớp có nhiều điều kiện thuận lợi vì học sinh học tốt, chất lượng tương đối đồng đều, các em ngoan chăm học, được sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc học tập của con em mình , sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường song bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. Vì các em mới từ lớp 3 lên, lớp năng khiếu của nhà trường, là lớp nguồn cho lớp 5 và lớp đề án ở cấp THCS sau này nên việc học tập của các em cũng rất căng thẳng, học nhiều môn, kiến thức nâng cao khó, môn Toán đã rất khó song môn Tiếng Việt – phần cảm thụ văn học đối với các em lại càng khó hơn, môn học mang tính tư duy trìu tượng cao vì thế hầu như các em ngại học môn học này. Từ tình hình thực tế tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức phần cảm thụ văn học của lớp 4A. Qua khảo sát tình hình thực tế đầu năm học, đã thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh: 26 em, trong đó : Số học sinh nam : 13 em Số học sinh nữ : 13 em Số học sinh được kiểm tra : 26 em . Trong đó: Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 2 em 7,6 4 em 15,2 20em 77,2 0 0 Căn cứ vào kết quả kiểm tra đầu năm học, tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân chất lượng học sinh học phần cảm thụ văn học môn Tiếng Việt lại thấp hơn so với các phân môn khác trong môn tiếng Việt. Sau khi giảng dạy các em trong một thời gian đầu năm học, tôi đã theo dõi ở tất cả các môn, nhìn chung các em nắm được nội dung bài học, thực hành được tại lớp đối với các môn học khác tương đối tốt, song môn Tiếng Việt thì phần lớn các em ngại học. Có thể do các em đang học giai đoạn 1 chuyển lên học giai đoạn 2, kiến thức giai đoạn 1 cụ thể, rõ ràng. Sang giai đoạn 2 tính tư duy lô gic, tính trừu tượng cao hơn nhiều. Vì vậy, tôi thấy chất lượng cảm thụ văn học của học sinh lớp 4 có mấy điểm như sau: Thứ nhất: Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ trong văn bản, kĩ năng đọc thành thạo để nắm được đề bài và những từ ngữ cần tìm nghĩa để từ đó hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế. Đọc và hiểu đang còn tách rời nhau. Học sinh đọc nhưng không hiểu, đọc nhưng không tư duy cái được đọc, đọc mà không hiểu huống gì nói đến cảm thụ. Thứ hai: Phần tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh trả lời câu hỏi SGK còn máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong suy nghĩ và trả lời học sinh chưa chủ động và chưa có tính sáng tạo. Chẳng hạn, tìm từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong văn bản thì học sinh đọc cả đoạn trích trong văn bản. Hay việc xác định các biện pháp nghệ thuật của văn bản, học sinh cũng còn nhiều lúng túng, nhiều học sinh còn lẫn lộn chưa phân biệt rạch ròi các biện pháp tu từ tiếng Việt. Dạng bài tập: Em thích hình ảnh nào nhất, từ ngữ, câu thơ, nhân vậtnào nhất? Thì học sinh có một số em trả lời được, nhưng khi hỏi để lý giải vì sao em thích thì học sinh không trả lời được hoặc diễn đạt ngắc ngứ. Phần đông học sinh chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu văn bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, chưa biết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi được đọc, được nghe. Đặc biệt học sinh chưa biết suy nghĩ để phê phán hay khẳng định nội dung văn bản đưa ra, học sinh không biết quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt vào chính đối tượng người đọc, người nghe. Như vậy, quá trình nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của giáo viên và học sinh trong nhà trường tiểu học đang còn nhiều tồn tại. Việc dạy cảm thụ văn học còn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chứ chưa có một quy trình nào đảm bảo tính khoa học để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Bản thân các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho học sinh không thấy hứng thú khi học cảm thụ văn học. Đôi khi học sinh cảm thấy sợ khi làm các bài tập về cảm thụ văn học, đặc biệt là dạng hồi đáp văn bản, học sinh không chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, “ngại”bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình. Nếu như giáo viên có vốn kiến thức và kỹ năng nhất định về cảm thụ văn học, biết tạo hứng thú học tập ở học sinh bằng cách đưa ra hệ thống các biện pháp phù hợp kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của các em thì chắc chắn sẽ giải quyết được những khó khăn này, đồng thời rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh để quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh từng bước được nâng lên. Trong chương trình tiếng Việt, ngoài những kiến thức về ngữ âm, chữ viết, từ và câu qua các giờ Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn ở Tiểu học, các em còn được làm quen và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức liên quan đến cảm thụ văn học như: hình ảnh là toàn bộ đường nét, màu sắc hoặc đặc điểm của người, vật, cảnh bên ngoài được ghi lại trong tác phẩm, nhờ đó ta ta có thể tưởng tượng ra được người hay cảnh vật đó. Các em có thể chưa hiểu được các khái niệm cơ bản như: Chi tiết ( là điểm nhỏ, ý nhỏ, khía cạnh nhỏ trong nội dung sự việc hoặc câu chuyện; Bố cục (là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh) Khi học một bài Tập đọc, để hiểu được nội dung ý nghĩa của bài văn, bài thơ và cảm thụ được tốt hơn, các em cần phải hiểu được các biện pháp nghệ thuật thuộc yêu cầu của chương trình tiểu học Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi học sinh tiểu học. Nếu năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều cái đẹp, cái hay của văn thơ, tâm hồn sẽ thêm phong phú, nói viết tiếng Việt sẽ thêm trong sáng và sinh động. Chính vì vậy, để đánh giá kết quả học tập của học sinh năng khiếu môn tiếng Việt ở Tiểu học, ngoài những bài tập về luyện từ và câu, làm văn, bài kiểm tra còn có một bài tập về cảm thụ văn học nhưng chỉ ở mức độ đơn giản. Là một giáo viên tiểu học có nhiều năm được nhà trường phân công dạy lớp 4, tôi nghĩ rằng : Để dạy tốt môn Tiếng Việt, giáo viên phải biết hướng cho học sinh tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề cho học sinh, giáo viên phải biết hướng cho học sinh để học sinh thấy được cái chân, thiện, mĩ định hướng trong đề bài. Khi dạy cảm thụ văn học cho học sinh, giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy thích hợp, tạo cơ cho học sinh thể hiện được khả năng cảm thụ, khám phá những điều mới lạ được tác giả gửi gắm trong bài văn, bài thơ, từ đó giúp học sinh có cách nhìn con người, cảnh vật thiên nhiên thêm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người hơn. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ. Để cho học sinh nắm được một cách cơ bản, lô gích phần cảm thụ văn học, Ngay từ đầu giáo viên nên tổng hợp khái quát chung về toàn bộ chương trình học sinh có thể hiểu được học phần này là học những vấn đề gì, học như thế nào để tự mỗi học sinh có định hướng lĩnh hội được kiến thức chủ động hơn, các em phải có sự tư duy lô gích giữa môn học này với các môn học khác như tập đọc, kể chuyện hoặc luyện từ và câugiữa bài học này với bài học kia để nắm được kiến thức cơ bản. Đối với giáo viên phải nắm được toàn bộ hệ thống chương trình sau đó có kế hoạch dạy đối với từng loại bài theo một trình tự lô gích, khi dạy bài sau tiếp theo giáo viên phải tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học trước dành một quỹ thời gian nhất định phù hợp nhắc lại nhằm củng cố lại cho các em để các em nhớ lại, ôn lại kiến thức đã học sau đó so sánh, liên hệ với bài học hiện tại thì học sinh mới dễ tiếp thu được nội dung bài học. Chương trình SGK Tiếng Việt 4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2005 - 2006. Phân môn Tập đọc lớp 4, tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 32 bài. Phần môn Tập đọc lớp 4 tập 2 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất cả kì là 30 bài. Như vậy SGK Tiếng Việt 4 có tổng cộng 62 bài tập đọc, trong đó 41 bài thuộc thể loại văn xuôi, 1 bài tục ngữ và 20 bài thuộc thể loại thơ.[5] Trong 62 bài tập đọc thì có đến 60 bài là văn bản nghệ thuật, 2 bài là văn bản phi nghệ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi giúp học sinh học tốt cảm thụ văn học. Tìm hiểu câu hỏi và bài tập sử dụng sau mỗi bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 và sách Bài tập Tiếng Việt 4 tôi thấy: do SGK được soạn theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng nên một phần hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài Tập đọc một cách rõ ràng, giúp học sinh làm quen với phong cách văn học và tạo cơ hội cho học sinh hồi đáp văn bản tốt hơn. Như vậy, tôi thấy tính tích hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt là rất cao, các phân môn liên quan mật thiết với nhau, cùng sử dụng chung một số văn bản để hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Vì thế, các câu hỏi nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ văn học thì cũng giúp học sinh học tốt các môn học khác và ngược lại.[5] Bên cạnh đó, do tính tích hợp giữa các phân môn như đã nêu ở trên, nên trong quá trình học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc thì loại câu hỏi, bài tập tìm dàn ý, ý của đoạn, đại ý của bài rất hạn chế và được thể hiện chủ yếu ở phân môn Tập làm văn. Thay vào đó là nhiều câu hỏi, bài tập yêu cầu sự hồi đáp của học sinh, yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến, thái độ, nêu cảm nghĩ về nội dung bài học, điều đó chứng tỏ các tác giả khi biên soạn đã chú ý quan tâm đến bước hồi đáp văn bản trong dạy đọc hiểu của học sinh, giúp học sinh từng bước có nhu cầu cảm thụ văn học và biết cách cảm thụ văn học. Tuy nhiên, trong vở Bài tập Tiếng Việt 4 không có các câu hỏi, bài tập dành cho phân môn Tập đọc mà chỉ có các câu hỏi, bài tập cho phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Nên việc giúp học sinh đọc - hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ thông qua hệ thống bài tập - những việc làm cụ thể như các phân môn học khác thì gặp không ít những khó khăn. Các giải pháp đã thực hiện. Từ thực tế trên, tôi đã tìm hiểu và đề ra một số giải pháp thực hiện áp dụng vào giảng dạy của lớp tôi phụ trách như sau: Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn Ngay từ khi cắp sách tới trường tiểu học các em được cảm nhận cái hay, cái đẹp từ những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa tiếng Việt, chính người thầy đã khơi dậy cho các em niềm say mê với với nhứng áng thơ, chất văn gây hứng thú khi các em cảm nhận về nó, giúp các em hiểu thêm về giá trị nghệ thuật của các tác giả, giúp các em vượt qua những khó khăn trở ngại, cố gắng học tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn tiếng Việt. Đối chiếu bài tập đọc với các loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc, kịch, điện ảnh, hội họa Học sinh hết sức thích thú khi nghe bài hát được phổ từ bài thơ mình vừa học như bài Cánh diều tuổi thơ hay bài tập đọc của mình là một tác phẩm văn học được dựng thành phim hoạt hình(bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu). Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống của mỗi người. Cái vốn ấy trước hết được tích luỹ bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua hoạt động và sự quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta, ta tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng nếu ta không chú ý quan sát , nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ hoặc ghi chép lại thì thì không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của mình . Vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan là một thói quen cần thiết cho người học sinh giỏi. Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em cần tích luỹ cả vốn hiểu biết thông qua việc đọc sách thường xuyên. Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp ta tự học được nhiều điều thú vị, từ đó mà “lớn lên” về cả trí tuệ và tâm hồn. Càng hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗi người càng thêm phong phú, chân thực. Đây chính là điều kiện quan trọng để cảm thụ văn học được sâu sắc và tinh tế.[1] Giáo viên đưa ra lời bình đủ và đúng thời điểm. Sau khi hướng dẫn học sinh cảm thụ bài tập đọc, giáo viên có thể cho học sinh nêu lên cảm nhận của mình rồi sau đó đưa ra lời bình của mình về bài tập đọc để học sinh thấy lời bình của thầy cô khác ý mình, hay hơn mình, đồng thời có sự giao lưu tình cảm giữa giáo viên và học sinh. (Cảm nhận của mọi người được bộc lộ ra một cách gần gũi thân thiện). Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng lời bình của mình đưa ra, khéo léo tránh tình trạng học sinh cảm thấy cảm nhận của mình dở, không hay như giáo viên từ đó các em ngại bộc lộ suy nghĩ của mình. Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học, các em cần nắm vững các kiến thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa tiếng Việt ở Tiểu học. Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, các em không chỉ nói tốt, viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo. Khi học tập đọc trên lớp, để hiểu được nội dung ý nghĩa bài văn, bài thơ và cảm thụ được tốt hơn, các em thường được các thầy cô giáo hướng dẫn về các biện pháp n
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4a_truong_tieu_hoc_thi.doc