Một số kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở trường Tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa

Một số kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở trường Tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa

“Kĩ năng sống” là nhân tố quan trọng để con người vươn lên gặt hái thành công. Tuy nhiên “kĩ năng sống” ( KNS) không phải tự nhiên mà có. Kĩ năng sống là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân của mỗi con người. Ở tất cả các bậc học, giáo dục kĩ năng sống cần phải được quan tâm giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học.

Thực tế cho thấy, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy mà chỉ luôn chú trọng đến việc học kiến thức văn hóa

 Về phía học sinh, các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế. Với học sinh tiểu học, tâm lý độ tuổi cho thấy các em rất hiếu động, có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt. Mặt khác, các em một mực tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô nói gì thì các em nghe và làm theo. Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc rèn kĩ năng sống là không đúng, nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa còn mơ hồ chứ chưa chú tâm thật sự rèn kĩ năng sống cho học sinh.

Để thực hiện hiệu quả việc nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, giúp phụ huynh, học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống là giúp các em trang bị những năng lực cần thiết trong cuộc sống cho các em học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động vào tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường, với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở, nhiều đêm luôn vang trong đầu câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài "Một số kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở trường Tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa." làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường.

 

doc 19 trang thuychi01 7711
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở trường Tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Kĩ năng sống” là nhân tố quan trọng để con người vươn lên gặt hái thành công. Tuy nhiên “kĩ năng sống” ( KNS) không phải tự nhiên mà có. Kĩ năng sống là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân của mỗi con người. Ở tất cả các bậc học, giáo dục kĩ năng sống cần phải được quan tâm giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học.
Thực tế cho thấy, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy mà chỉ luôn chú trọng đến việc học kiến thức văn hóa
         Về phía học sinh, các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế. Với học sinh tiểu học, tâm lý độ tuổi cho thấy các em rất hiếu động, có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt. Mặt khác, các em một mực tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô nói gì thì các em nghe và làm theo. Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc rèn kĩ năng sống là không đúng, nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa còn mơ hồ chứ chưa chú tâm thật sự rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Để thực hiện hiệu quả việc nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, giúp phụ huynh, học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống là giúp các em trang bị những năng lực cần thiết trong cuộc sống cho các em học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động vào tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường, với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở, nhiều đêm luôn vang trong đầu câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài "Một số kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở trường Tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa." làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu lí luận và thực trạng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng rèn kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
- Nhằm giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luậtMặt khác, giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	Giáo viên, học sinh trường tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
        Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau:
	Phương pháp nghiên cứu lí luận;
	Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện;
	Phương pháp đọc báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động;
Phương pháp quan sát; 
Phương pháp thống kê số liệu.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
Như chúng ta đã biết giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của thế hệ hôm nay và mai sau. 
Nghị quyết số 29 Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng khóa XI đã xác định mục tiêu " Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế". Để thực hiện thành công mục tiêu đó đòi hỏi sự nổ lực quyết tâm của toàn ngành Giáo dục nói chung trong đó có Giáo dục Tiểu học nói riêng.
Đối với bậc học Tiểu học, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội là một nhiệm vụ thiết thực, tạo nên mối liên hệ khăng khít, có sự tác động qua lại từ đó tìm sự thống nhất về nội dung, phương pháp trong công tác giáo dục. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện.
	Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em những hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
	Vậy Kĩ năng sống là gì?
	Có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về kĩ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường kĩ năng sống được hiểu là những kĩ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.
Theo Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp Quốc (UNESCO) KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Theo UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống. Cụ thể:
- Học để biết: gồm các kĩ năng tư duy như là phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, ...
- Học để làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu, ...
- Học để cùng chung sống: gồm kĩ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, ...
- Học để làm người: gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, kiên định, ...
Theo tổ chức Y tế thế giới(WHO), kĩ năng sống là kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kĩ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tạiKĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): Kĩ năng sống là tập hợp rất nhiều kĩ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kĩ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.
Tóm lại, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Từ quan điểm này, Chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 -2013 đã xác định nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, bao gồm ba nội dung sau:
- Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 
Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia nêu rõ: Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:
- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 Quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học; Công văn số 1490/SGDĐT-GDTH ngày 11/8/2015 về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học.
- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên.
- Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, múa hát tập thể sân trường, tham gia chương trình du lịch xứ thanh và tổ chức hoạt động ngoại khoá phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Theo cơ sở lí luận nêu trên, tôi nhận thấy các cơ sở lý luận này rất thiết thực, cần nêu cao những lý luận trên để áp dụng vào thực tế. Vì vậy công tác chỉ đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia là rất cần thiết và cần thực hiện ngay. Nó là hành trang, là phương pháp luận quý báu làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ giáo viên vững tin hơn, trí tuệ sắc sảo hơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học Phú Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa để từng bước thực hiện phát triển sự nghiệp giáo dục cho học sinh ở bậc Tiểu học.
2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ SƠN TĨNH GIA . 
Trường Tiểu học Phú Sơn là một trường miền núi của huyện Tĩnh Gia, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, phòng học còn thiếu; trường có khu lẻ cách trung tâm hơn 4 km. Năm học 2016- 2017, nhà trường có 19 lớp với 431 học sinh, đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm học, yêu thích các hoạt động tập thể ở trường, yêu thích các hoạt động xã hội, Có em có khả năng học tập và vận dụng tốt những bài học vào cuộc sống hằng ngày như giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức, tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, một vài em có khả năng diễn thuyết trước đông người, giao tiếp lịch sự với thầy cô, bạn bè, những người thân trong gia đình và những người xung quanh. Cũng có em có được sự tự tin, xử lí mọi công việc được giao. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh hết mực, dành nhiều thời gian công sức để dạy dỗ, dìu dắt học sinh.
Tuy nhiên qua nghiên cứu tình hình thưc tế nhà trường và theo dõi các em thông qua các hoạt động tại trường, tôi nhận thấy rằng một số em cũng đã dần hình thành cho mình một số kĩ năng cơ bản như biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, làm việc theo nhóm, tham gia các hoạt động tập thể tại trường ... Tuy nhiên khi đưa các em đi tham gia các hoạt động giao lưu với học sinh trong trường (Khu lẻ về khu chính tham gia hoạt động ngoại khóa) hoặc với các trường trên địa bàn trong huyện và tham quan, học tập ở những khu Di tích Lịch sử, Văn hóa địa phương..... tôi lại nhận ra rằng học sinh mình chưa thành thạo lắm một số kĩ năng cần thiết như: tự tin tham gia giao lưu trước tập thể, giữ vệ sinh nơi công cộng, lên xuống xe an toàn, xử lí các tình huống , .... Các em chưa mạnh dạn, tự tin nơi đông người. Khi tham gia các hoạt động, được người dẫn chương trình mời hát hoặc giao lưu với khán giả, các em chưa dám xung phong. Nếu được mời tham gia thì các em nói chưa trôi chảy, ... Khi các em tham gia tham quan một số nơi công cộng, các em chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh chung, còn vứt rác chưa đúng nơi quy định và hay sờ tay vào hiện vật được trưng bày....
Là một trường thuộc xã miền núi việc đi lại khó khăn, có em khoảng cách từ nhà đến trường gần 8 km. Điều kiện để giao lưu tiếp xúc với mọi người rất hạn chế. Nên các em chưa mạnh dạn , không đủ tự tin giao tiếp với người xung quanh. Rụt rè trước các bạn trường khác. Có những em còn rất sợ Thầy Cô, đôi khi gặp thầy cô chỉ nhìn mà không dám chào. Với thực tiễn như trên, là cán bộ quản lý nhà trường mặc dù mới nhận công tác từ ngày 2 tháng 11 năm 2016 trong năm học 2016 – 2017 nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra các biện pháp khắc phục bằng cách tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp để giúp các em có được một số kĩ năng sống cần thiết nhằm phát triển toàn diện bản thân đồng thời góp phần hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.       
   	Qua tiến hành khảo sát bằng nhiều hình thức như phỏng vấn, tổ chức trò chơi tình huống, phiếu thăm dò, thông qua các hoạt động học tập để đánh giá mức độ đạt được một số kĩ năng sống của học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG SỐNG 
CỦA HỌC SINH NĂM HỌC 2014 – 2015; 2015 – 2016
Kĩ năng được đánh giá
Kết quả - Tính theo tỷ lệ %
Khối lớp nhỏ 
(khối 1, 2, 3)
Khối lớp lớn 
(khối 4, 5)
Khá, tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khá, tốt
Bình thường
Chưa tốt
Kĩ năng giao tiếp
24,3
43,1
32,6
28,3
45,1
26,6
Kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm
35,1
30
34,9
39,3
31
29,7
Kĩ năng chia sẻ, cảm thông
30
32,2
37,8
37,4
30,3
32,3
Kĩ năng làm các công việc lao động đơn giản
33
27,1
39,9
40
31,6
28,4
Kĩ năng thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng
24,2
36,2
39,6
31,6
39,3
29,1
Kĩ năng tham gia giao thông an toàn
34
39,1
26,9
20,6
32,2
47,2
Kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích
19,2
25
55,8
31,6
37,4
31
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
29
32,2
38,8
30,9
29
40,1
Nhìn vào kết quả điều tra đối với 2 nhóm khối lớp: Nhóm khối nhỏ (lớp 1, 2, 3); Nhóm khối lớn ( khối 4, 5), chúng ta thấy được những kĩ năng các em đạt được ở mức độ tốt còn thấp, ở mức độ chưa tốt còn cao. Hoặc với cùng một kĩ năng nhưng khối này cao thì khối kia lại thấp. Điều đó chứng tỏ rằng, với các độ tuổi khác nhau thì việc thể hiện các kĩ năng cũng khác nhau tuỳ theo tâm lí lứa tuổi. Ví dụ: Khối lớp 4, 5 khả năng làm việc theo nhóm, tổ chức các hoạt động, tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bản thân, một số nội dung của kĩ năng giao tiếp được thực hiện tốt hơn lớp 1, 2 vì các em lớn hơn, được tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, nhận thức tốt hơn, nhưng với nhiều học sinh lớp 4,5 việc nói lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp hay việc chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người hoặc chia sẻ cảm thông với người khác lại là điều làm các em ngại ngùng, khó nói. Với lớp 1, 2, 3 do còn bé, hồn nhiên hơn nên việc nói lời cảm ơn, xin lỗi hay việc bộc lộ và chia sẻ cảm xúc được thực hiện rất tốt phù hợp với lứa tuổi. Theo đó người giáo viên cần nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh để có biện pháp rèn luyện giáo dục phù hợp thì mới đạt kết quả cao. 
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
Từ thực tiễn nêu trên, tôi đã cùng bàn bạc, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường và tiến hành một số giải pháp như sau:
3.1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Xác định việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, thầy cô chính là cầu nối trung gian giữa nhà trường và gia đình học sinh. Vì vậy, tôi đã triển khai, quán triệt lại trong hội đồng sư phạm các văn bản của ngành về những nội dung và hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Qua việc giới thiệu 5 nội dung của phong trào này, tôi phân tích cho cán bộ giáo viên nắm được một số khái niệm về kĩ năng sống, các loại kĩ năng sống và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đồng thời giúp các thầy cô giáo sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác. Giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng diễn đạt, thuyết phục, hình thành lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành công trong sống.
	Tôi cũng đã lưu ý với các thầy cô giáo việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Vì vậy chúng tôi cũng đã xác định với các thầy cô giáo: Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong công việc... Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng về học tập và rèn luyện cho học sinh noi theo.
Để thực hiện tốt việc này, tôi đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Đội và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn của nhà trường phát động toàn thể nhà giáo, người lao động của trường tiếp tục hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" do ngành phát động bằng việc đăng ký những nội dung học tập cụ thể. Chúng tôi cũng đã tổ chức cho các tổ chuyên môn theo dõi. Sau mỗi đợt phát động có sơ kết, đánh giá, góp ý cụ thể từng thành viên của tổ mình để kịp thời giúp nhau khắc phục những tồn tại của bản thân.
3.2. Ban Giám hiệu tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
	Cán bộ quản lí nhà trường thường xuyên tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, triển khai đầy đủ các nội dung cuộc vận động thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong nhà trường tới toàn thể cán bộ giáo viên và các em học sinh. Cùng với việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học, Ban Giám hiệu nhà trường luôn trăn trở tìm lời giải cho "bài toán" tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đó là:
	Hằng tuần, trong các buổi chào cờ, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường liên tục thay đổi hình thức tổ chức. Nội dung của buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần của giáo viên tổng phụ trách Đội và phổ biến kế hoạch tuần tới của Ban Giám hiệu mà chúng tôi để cho học sinh thay mặt cho lớp trực cờ đỏ tự đánh giá nhận xét nền nếp hoạt động của các lớp và thêm phần giao lưu văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ theo chủ điểm... Phần triển khai nội dung công việc của BGH chúng tôi thường tổ chức dưới hình thức trao đổi vấn đề, tương tác, trò chuyện với học sinh để đi đến những thống nhất về quan điểm xử lí những vấn đề cụ thể diễn ra trong trường, điều chỉnh trong kế hoạch, 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_chi_dao_to_chuc_thuc_hien_giao_duc_ki_nan.doc