Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh lớp 7, Trường THCS DTNT, Thường Xuân

Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh lớp 7, Trường THCS DTNT, Thường Xuân

 “Văn học là nhân học”. Vậy văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của con người.Nó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.bên cạnh đó nó còn giúp cho con người phát triển hoàn thiện về: “Đức-Trí-Thể-Mĩ.”.

Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn. Nhưng Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn Văn học, Tiếng việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình THCS và thể hiện đậm nét dấu ấn của cá nhân.Như vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh theo hướng đổi mới là nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng đoạn văn thông thường và biết hình thành văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một số nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể.Thông qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ những tri thức, vốn sống ,tư tưởng, tình cảm của cá nhân, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như long nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng.căm ghét cái xấu, cái ác.Từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện ,mĩ trong nghệ thuật. Vì thế , giáo viên giảng dạy phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh lệch lạc trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm của các em. Bên cạnh đó người giáo viên cần phải kết hợp với việc vân dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn.

 Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 - Tập I, văn biểu cảm là một kiểu bài quan trọng, có số lượng lớn trong phân phối chương trình về phân môn Tập làm văn. Kiểu bài văn biểu cảm không phải là mới đối với học sinh lớp 7, nhưng qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm ở người đọc” (Ngữ văn 7, tập 1). Khi viết văn các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt được văn biểu cảm với các thể loại văn khác như tự sự, miêu tả. Chính vì vậy điểm ở những bài kiểm tra không cao nên học sinh cũng chưa có hứng thú với bộ môn Ngữ văn. Đó cũng là điều trăn trở của giáo viên dạy văn nói chung và bản thân tôi nói riêng. Bởi thế trong tôi luôn đặt ra mục tiêu trong quá trình giảng dạy của mình là phải tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kiểu bài văn biểu cảm để tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn hơn.

 

doc 17 trang thuychi01 41294
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh lớp 7, Trường THCS DTNT, Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. Mở đầu.
	1.1. Lí do chọn đề tài.
 “Văn học là nhân học”. Vậy văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của con người.Nó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.bên cạnh đó nó còn giúp cho con người phát triển hoàn thiện về: “Đức-Trí-Thể-Mĩ.”. 
Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn. Nhưng Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn Văn học, Tiếng việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình THCS và thể hiện đậm nét dấu ấn của cá nhân.Như vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh theo hướng đổi mới là nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng đoạn văn thông thường và biết hình thành văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một số nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể.Thông qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ những tri thức, vốn sống ,tư tưởng, tình cảm của cá nhân, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như long nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng.căm ghét cái xấu, cái ác.Từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện ,mĩ trong nghệ thuật. Vì thế , giáo viên giảng dạy phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh lệch lạc trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm của các em. Bên cạnh đó người giáo viên cần phải kết hợp với việc vân dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn.
	Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 - Tập I, văn biểu cảm là một kiểu bài quan trọng, có số lượng lớn trong phân phối chương trình về phân môn Tập làm văn. Kiểu bài văn biểu cảm không phải là mới đối với học sinh lớp 7, nhưng qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm ở người đọc” (Ngữ văn 7, tập 1). Khi viết văn các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt được văn biểu cảm với các thể loại văn khác như tự sự, miêu tả. Chính vì vậy điểm ở những bài kiểm tra không cao nên học sinh cũng chưa có hứng thú với bộ môn Ngữ văn. Đó cũng là điều trăn trở của giáo viên dạy văn nói chung và bản thân tôi nói riêng. Bởi thế trong tôi luôn đặt ra mục tiêu trong quá trình giảng dạy của mình là phải tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kiểu bài văn biểu cảm để tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn hơn. 
	Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh lớp 7, Trường THCS DTNT, Thường Xuân”, để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 được tốt hơn. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu này tôi hi vọng giúp được bản thân mình và các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 7 biết cách viết đoạn văn biểu cảm và hiểu được vai trò của đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản biểu cảm .Từ đó các em có hứng thú học thể loại văn biểu cảm và yêu thích môn Ngữ văn hơn.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tôi đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau đây: 	
- Kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh lớp 7
-  Phát huy tính sáng tạo giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, hình dung được một cách chân thực, sinh động cuộc sống xung quanh mình qua bài văn biểu cảm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp thu thập thông tin. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đều biết: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Vậy trước tiên ta phải hiểu kĩ năng là gì? Gần đây ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ “kĩ năng” như kĩ năng sống, kĩ năng mềm, kĩ năng chuyên môn , trung tâm huấn luyện kĩ năng . Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Theo từ điển Tiếng Việt: Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Đối với môn Ngữ Văn, rèn kĩ năng làm văn cho học sinh tức là hướng dẫn học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để dựng đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc học THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn cho các em cách thức viết đoạn văn. Vậy trước hết ta phải hiểu đoạn văn là gì? Đoạn văn là một đơn vị trức tiếp cấu thành nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Văn bản là một chỉnh thể thống nhất, thường bao gồm nhiều đoạn văn. Các đoạn văn trong một văn bản vừa cần được tách ra một cách rõ rệt, vừa cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Bên trong mỗi đoạn văn cũng cần có sự liên kết của các câu. Hơn nữa, các câu bên trong một đoạn văn cần có quan hệ với nhau, tạo nên những kiểu kết cấu của đoạn văn. Trong việc cấu tạo một văn bản thì việc tạo dựng một đoạn văn là khâu có vị trí quan trọng đáng kể. Để có được bài văn hay, chất lượng thì việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn là cần thiết.
 Vì vậy người giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài việc truyền đạt kiến thức lý thuyết, còn cần có phương pháp phù hợp để hướng dẫn các em biết cách thể hiện vốn hiểu biết của mình một cách mạch lạc, tức là cần rèn luyện cho các em các kỹ năng làm bài, viết đoạn. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
Phân môn tập làm văn mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập các phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn để sáng tạo ra văn bản. Mọi sự sáng tạo trong làm văn đều phải được thực hiện trên cơ sở nắm vững các quy tắc cơ bản về làm văn. Văn biểu cảm là một kiểu bài văn quan trọng, có số lượng lớn trong phân phối chương trình về phân môn Tập làm văn ở Ngữ Văn 7, tập I. Kiểu bài văn biểu cảm không phải là mới đối với học sinh lớp 7 mà ở đây nó phát huy có kế thừa và nâng cao hơn so với bậc Tiểu học. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tại trường THCS DTNT, tôi thấy học sinh khi viết bài văn biểu cảm, các em còn thường mắc phải một số lỗi sau đây:
 	1. Các em chưa phân biệt được văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả. Vì vậy, dù mới được học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên khi viết bài “Cảm nghĩ về loài cây em yêu”, nhiều bài viết không phải viết về thái độ và tinh cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà tả về loài cây đó. Hoặc tiết Viết bài tập làm văn số 3, đề yêu cầu “Cảm nghĩ về người thân”. Học sinh viết “Mẹ em hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối mẹ chưa làm. Mẹ thường đi rừng lấy lá dong, lá chuối rừng để bán kiếm tiền nuôi chúng em. Em thấy vậy bảo mẹ hay là mẹ đừng đi rừng nữa vất vả lắm, mẹ chuyển sang đi làm công ty đi. Mẹ suy nghĩ một hồi lâu rồi nói, đó cũng là một ý kiến hay”. Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những lời văn, đoạn văn tương tự như thế. Các em cảm nhận và viết văn như nghĩa vụ, làm qua loa cho xong rồi đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu cảm.
2. Chưa biết cách tìm ý cho bài văn biểu cảm. Vì thế bài làm của các em thường thiếu ý hoặc thừa ý.
3. Chưa biết tách đoạn, dựng đoạn theo kết cấu. Có đoạn dung lượng quá lớn, chất chứa nhiều nội dung vượt quá “sức chứa” của một đoạn; có đoạn lại chưa đầy đủ ý được tách riêng ra không có dụng ý nhấn mạnh hoặc không sử dụng biện pháp tu từ nào.
Ví dụ 1:
Ca dao có nhiều câu ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Nếu Lạng Sơn – nơi biên giới phía Bắc – hấp dẫn người ta bởi “có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” thì kinh thành Thăng Long – nơi phồn hoa đô thị - lại có sức lôi cuốn bởi “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.
Ca dao đưa chúng ta vô xứ Nghệ quanh quanh với “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Rồi đến với xứ Huế đẹp và thơ, đắm mình trong đêm “lờ đờ bóng ngả trăng chênh” với “ giọng hò xa vọng thắm tình nước non”.
 (Bài làm của học sinh)
Hai đoạn văn trên cùng đang liệt kê những câu ca dao ca ngợi cảnh đẹp đất nước nhưng lại tách ra thành 2 đoạn.
Ví dụ 2: 
Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan quân Thái thú Tô Định, buộc hắn phải chốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị quân phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
 (Bài làm của học sinh)
Học sinh triển khai ý thời nào cũng có còn bị thiếu hụt nhưng đã chấm sang đoạn khác.
4. Chưa biết xây dựng câu chủ đề cho đoạn văn biểu cảm.
5. Chưa biết lựa chọn các phép liên kết, phương tiện liên kết, từ ngữ liên kết để liên kết câu và liên kết đoạn văn. Nhiều khi các em dùng không chính xác phương tiện liên kết để liên kết câu, khiến cho mối quan hệ nghĩa giữa các câu hoặc không rõ ràng hoặc sai lạc hẳn ý; nhiều khi các em dùng thiếu các phương tiện liên kết nên nội dung trở nên mơ hồ, khó xác định.
Ví dụ:
Ca dao, dân ca là tiếng hát cất lên từ trái tim chất chứa bao nỗi buồn vui, sướng khổ của con người. Thơ ca dân gian nảy sinh và phát triển là để đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm ấy. Thế nhưng, nó còn sống mãi, ngân vang mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta.
 (Bài làm của học sinh)
Trên cơ sở đó tôi đã chọn đề tài "Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh lớp 7, Trường THCS DTNT, Thường Xuân", giúp cho các em khắc phục những lỗi khi viết văn.
Trước khi tiến hành thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát học sinh lớp 7A, Trường THCS DTNT năm học 2014 – 2015; 2015-2016 kết quả điểm trung bình như sau:
Năm học
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-
2015
7A
 32
0
 0
6
18,8
16
50
8
25
2
6,2
2015-
2016
7A
30
0
0
7
23,3
14
46,7
7
23,3
2
6,7
	Nguyên nhân của thực trạng:
	Nguyên nhân của thực trạng trên có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng theo cá nhân tôi nó bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
	- Thứ nhất, phân môn tập làm văn là một phân môn học khó, nó mang tính chất thực hành tổng hợp, nó đòi hỏi giáo viên vừa phải cung cấp kiến thức lý thuyết vừa phải rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Trong khi đó, thời gian học chính khoá còn quá ít so với lượng kiến thức mà giáo viên phải truyền đạt cho học sinh theo PPCT và SGK yêu cầu (VD trong PPCT Ngữ văn 7 tiết 24: Đặc điểm văn bản biểu cảm; Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm), chỉ trong 45 phút giáo viên phải cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức khá nhiều (theo PPCT trước năm 2011-2012 tiết này được học trong hai tiết và trong SGK tiết này cũng được tách ra hai bài), nên giáo viên không có thời gian để hướng dẫn học sinh so sánh tìm ra điểm khác biệt giữa kiểu bài văn biểu cảm với kiểu bài văn miêu tả và tự sự mà các em đã được học ở lớp 6. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều học sinh khi làm bài còn hay lẫn lộn giữa kiểu bài biểu cảm với kiểu bài miêu tả và tự sự.
	- Thứ hai, trong PPCT Ngữ văn lớp 6 và lớp 7 không có tiết nào dành cho việc hướng dẫn học sinh cách xây dựng đoạn văn cũng như cách liên kết đoạn văn trong văn bản. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều học sinh lớp 6, lớp 7 chưa biết dựng đoạn và liên kết đoạn khi làm bài.
	- Thứ ba, Trường THCS DTNT, Thường Xuân đa số toàn là HS dân tộc thiểu số nên kĩ năng giao tiếp còn hạn chế ,hơn nữa kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên việc phụ huynh đầu tư về đồ dùng học tập như sách tham khảo để các em đọc còn rất hạn chế. Bên cạnh đó một số học sinh còn lười học; một số phụ huynh lại hướng cho con em mình học thiên về khối A theo xu thế chung của xã hội. Tất cả những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng nêu trên.
	Từ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng nêu trên, tôi đã và đang tiến hành các giải pháp sau đây để giải quyết thực trạng nêu trên, bước đầu thu được hiệu quả rất khả quan. 
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
	2.3.1. Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức lý thuyết về văn biểu cảm:
 2.3.1.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố một số kiến thức đã học về văn biểu cảm: 
a. Khái niệm Văn biểu cảm:
 Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút. 
Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, đoạn văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm.
 ( Sách giáo khoa – Ngữ Văn – 7 / Tập I – Trang 73)
b. Đặc điểm của văn bản biểu cảm:
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu như yêu thiên nhiên, yêu loài vật, yêu con người, yêu thương trường lớp, bạn hữu, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, ghét thói tầm thường, độc ác
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (một đồ vật, một loài cây cỏ, một danh lam thắng cảnh hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Cũng như đoạn văn thuộc các thể loại khác, đoạn văn biểu cảm cũng có bố cục ba phần (Mở đoạn; Thân thân; Kết đoạn). 
- Đoạn văn biểu cảm chỉ thực sự có giá trị khi tình cảm và tư tưởng hoà quện với nhau chặt chẽ. Cảm xúc phải chân thật, trong sáng, tư tưởng phải tiến bộ, đúng đắn. Câu văn, lời văn, giọng văn phải có giá trị biểu cảm.
- Trong văn biểu cảm, tình cảm con người đã qua suy nghĩ, khác với trạng thái, cảm xúc ( biểu hiện ra nét mặt, cử chỉ).
- Có hai cách (lối) biểu cảm:
Biểu cảm trực tiếp: Thông qua cách sử dụng các từ cảm : ôi, hỡi, tôi, ta Tác dụng bộc lộ, biểu hiện tình cảm, thái độ đối với sự việc có liên quan. Điều này thấy rõ nhất trong thơ trữ tình, trong tuỳ bút, trong đối thoại nội tâm của nhân vật.
Biểu cảm gián tiếp: Thông qua cách miêu tả cử chỉ, động tác, thái độ của nhân vật và tình cảm của người viết.
Biểu cảm gián tiếp là cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc thông qua hình ảnh một phong cảnh, một câu chuyện, một suy nghĩ.
2.3.1.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu đối với đoạn văn biểu cảm:
Cũng như các đoạn văn khác, đoạn văn trong văn biểu cảm cũng có những yêu cầu cụ thể nhằm giúp học sinh nắm một cách khái quát về mặt hình thức cũng như nội dung đoạn văn biểu cảm. Từ đó, các em mới có thể viết đoạn (xây dựng đoạn) đúng với yêu cầu. Đoạn văn biểu cảm với việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học của học sinh là những yêu cầu, nội dung liên quan mật thiết với nhau.
- Yêu cầu trước hết là học sinh phải nắm được dấu hiệu, qui ước khi viết đoạn văn biểu cảm cũng như các đoạn văn khác: Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.
- Các câu trong đoạn văn biểu cảm phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng các phép liên kết, phương tiện liên kết, từ ngữ - câu liên kết, hoặc các mối quan hệ phụ thuộc, không phụ thuộc giữa các đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài.
- Đoạn văn phải có sự lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực, giàu giá trị biểu cảm để gợi ra được cảm xúc, tình cảm của người viết, có sức thuyết phục, lay động người đọc, người nghe. Từ ngữ ấy phải thể hiện được thái độ rõ ràng của người viết: đó là tình cảm buồn, vui, yêu ghét, hay thích thúCó thể biểu cảm trực tiếp hoặc biểu cảm gián tiếp hoặc kết hợp cả hai lối biểu cảm
Trên đây là những yêu cầu cơ bản nhất để giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng vào các tiết thực hành viết bài văn biểu cảm.
2.3.2. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh:
2.3.2.1. Xác định câu chủ đề.
Từ những ý đã xác định được ở phần Lập dàn bài, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tập viết các câu chủ đề. Đây là khâu quan trọng trong việc tạo lập đoạn văn. Vì có viết được câu chủ đề thì mới có thể triển khai ý của đoạn văn và lựa chọn nội dung trình bày của đoạn văn.
Để học sinh viết được câu chủ đề, giáo viên cần nêu để học sinh nắm được thế nào được gọi là câu chủ đề: Câu chủ đề của đoạn văn là câu chứa đựng nội dung chính, khái quát, là hạt nhân ý nghĩa của cả đoạn, lời lẽ câu chủ đề ngắn gọn, hàm xúc và thường đủ hai thành phần chính của câu: Chủ ngữ và vị ngữ. Câu chủ đề có thể đứng ở đầu đoạn văn đối với đoạn văn viết theo kết cấu diễn dịch, có thể đứng ở cuối đoạn đối với đoạn văn viết theo kết cấu quy nạp. 
Việc viết câu chủ đề đúng với ý chính đã tìm được ở phần lập dàn bài sẽ giúp học sinh định hướng cách lựa chọn nội dung trình bày theo cấu trúc diễn dịch, qui nạp hay các kiểu cấu trúc khác. Đồng thời cũng định hướng cho các em lựa chọn các phép liên kết, phương tiện liên kết, cách dùng từ ngữ cho phù hợp với cảm xúc trong bài viết của mình.
Ví dụ: Với đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh lập được dàn bài như đã nêu ở Phần 1.3, Bước 2: Lập dàn bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh: Từ những ý đã xác định được ở phần Lập dàn bài, em hãy viết các câu chủ đề tương ứng?
Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định câu chủ đề mang tính khái quát cho toàn bài văn bằng câu hỏi: Nội dung chính bài ca dao là gì? Từ đó học sinh có thể viết như sau: 
“Bài ca dao nói về cánh đồng lúa bao la, trù phú và hình ảnh cô thôn nữ xinh đẹp đứng giữa đồng quê trong buổi sớm mai hồng rạng rỡ, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước.”
Tiếp đến, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định câu chủ đề cho từng đoạn văn bằng các câu hỏi gợi dẫn như: Ở ý thứ nhất trong phần thân bài em định trình bày bằng mấy đoạn văn? Em dự định sẽ viết đoạn 1 trong phần thân bài theo kiểu kết cấu nào? Em hãy viết câu chủ đề thể hiện nội dung khái quát của đoạn theo kết cấu em định viết ? 
Lưu ý: Viết câu chủ đề phải bám sát vào các ý đã tìm được trong phần lập dàn bài. Chẳng hạn:
Câu chủ đề 1: “Hai câu đầu bài ca dao, hình ảnh cánh đồng quê hương hiện lên không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống”.
Giáo viên: Tương tự em hãy viết câu chủ đề cho các ý tiếp theo?
Câu chủ đề 2: “Hai câu cuối là hình ảnh cô thôn nữ ra thăm đồng với niềm vui sướng trào dâng”.
Câu chủ đề 3: Hình ảnh cô thôn nữ hiện lên thật xinh đẹp, thật tươi trẻ và đầy sức xuân.” 
Câu chủ đề 4: Bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” là một bài ca dao trữ tình đặc sắc ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước.
Câu chủ đề thứ 5: Bài ca dao được sáng tạo bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo.
Từ đó, giáo viên định hướng cho các em viết các đoạn văn bằng việc lựa chọn các phép liên kết, phương tiện liên kết, từ ngữ liên kết v.v
2.3.2.2. Cách viết đoạn văn biểu cảm.
Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm một cách khái quát yêu cầu của các đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài.
Đoạn văn mở bài: Khái quát được cảm xúc, tình cảm của người viết

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_bieu_cam_ch.doc