Một số giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh trường THPT Lê Hoàn

Một số giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh trường THPT Lê Hoàn

Tham gia giao thông là quyền và nhu cầu chính đáng của mỗi người theo luật định, giao thông luôn góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. An toàn giao thông là vấn đề của mọi người, mọi nhà. Tôn trọng luật giao thông, hiểu luật và chấp hành nghiêm chỉnh không những là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người, đặc biệt là học sinh.

Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước; sức khỏe, thành công của các bạn là vinh quang của tổ quốc. Vì thế, ngay hôm nay, chúng ta hãy cùng chung tay hành động vì tương lai, vì một xã hội an toàn - một xã hội không còn tai nạn giao thông.

Đối với các em học sinh luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, được học những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông từ khi còn là học sinh tiểu học, vậy thì đây chính là lúc các em cần áp dụng kiến thức vào thực tiễn để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè, đồng thời góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho toàn xã hội Bởi thế, tìm hiểu về luật an toàn giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật khi tham gia giao thông là điều vô cùng quan trọng. Khi tham gia giao thông, điều quan trọng là phải hiểu biết về các quy định đối với người tham gia giao thông, biết hệ thống tín hiệu giao thông, từ đó sẽ giảm được khả năng gây ra hoặc gặp phải tai nạn. Những điều đó, học sinh, sinh viên học được hằng ngày, ngoài ra các em còn có thể học thêm trong sách vở, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhằm góp phần nâng cao ý thức của các em học sinh trong trường khi tham gia giao thông, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài SKKN: “Một số giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh trường THPT Lê Hoàn”

 

doc 24 trang thuychi01 16222
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh trường THPT Lê Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HOÀN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT 
LÊ HOÀN
 Người thực hiện: Hà Duyên Dũng
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
	 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2017
Mục lục
Trang
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2
 2.1.1. Thực trạng hiện nay
2
 2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
4
 2.1.3. Hậu quả của tai nạn giao thông
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
 2.2.1. Thuận lợi
6
 2.2.1. Khó khăn
6
2.3. Giải pháp
6
 2.3.1. Tìm hiểu thực trạng ATGT đang diễn ra ở trường
6
 2.3.2. Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng tháng
7
 2.3.3. Công tác phối hợp giữa BGH – BCH Đoàn trường – GV trong các hoạt động về ATGT.
9
 2.3.4. Công tác phối hợp giữa BGH – GVCN – PHHS 
9
 2.3.5. Công tác phối hợp giữa BGH – BCH Đoàn trường
10
 2.3.6. Công tác phối hợp giữa BGH – GVCN
12
 2.3.7. Công tác phối hợp giữa BGH – GV bộ môn
13
 2.3.8. Công tác phối hợp giữa BGH – Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương
18
2.4. Hiệu quả của SKKN
19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 3.1. Kết luận 
19
 3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo 
21
Danh mục các chữ viết tắt 
22
Danh mục các đề tài SKKN đã đạt giải cấp tỉnh
23
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tham gia giao thông là quyền và nhu cầu chính đáng của mỗi người theo luật định, giao thông luôn góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. An toàn giao thông là vấn đề của mọi người, mọi nhà. Tôn trọng luật giao thông, hiểu luật và chấp hành nghiêm chỉnh không những là trách nhiệm,  nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người, đặc biệt là học sinh.
Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước; sức khỏe, thành công của các bạn là vinh quang của tổ quốc. Vì thế, ngay hôm nay, chúng ta hãy cùng chung tay hành động vì tương lai, vì một xã hội an toàn - một xã hội không còn tai nạn giao thông.
Đối với các em học sinh luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, được học những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông từ khi còn là học sinh tiểu học, vậy thì đây chính là lúc các em cần áp dụng kiến thức vào thực tiễn để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè, đồng thời góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho toàn xã hộiBởi thế, tìm hiểu về luật an toàn giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật khi tham gia giao thông là điều vô cùng quan trọng. Khi tham gia giao thông, điều quan trọng là phải hiểu biết về các quy định đối với người tham gia giao thông, biết hệ thống tín hiệu giao thông, từ đó sẽ giảm được khả năng gây ra hoặc gặp phải tai nạn. Những điều đó, học sinh, sinh viên học được hằng ngày, ngoài ra các em còn có thể học thêm trong sách vở, qua các phương tiện thông tin đại chúng... Nhằm góp phần nâng cao ý thức của các em học sinh trong trường khi tham gia giao thông, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài SKKN: “Một số giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh trường THPT Lê Hoàn” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp tất cả học sinh trong trường hiểu rõ về những tác hại, hậu quả khi tham gia giao thông không đúng luật như thế nào.
- Đề xuất một số giải pháp để giúp học sinh nâng cao ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông. 
- Giúp học sinh có thái độ đúng đắn, cư xử đúng mực trong việc tham gia giao thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Toàn thể học sinh trường THPT Lê Hoàn trong năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT Lê Hoàn.
- Nghiên cứu tài liệu, Internet, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Thực trạng hiện nay:
a. Trên cả nước.
 Thống kê cho thấy tại Việt Nam tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 19 tuổi do tai nạn giao thông chiếm gần 25% tổng số tử vong do tai nạn giao thông cả nước. Trong đó có gần 75% là trẻ từ 15 - 19 tuổi
Tỷ lệ tai nạn giao thông của trẻ dưới 19 tuổi 
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 11000 ca tử vong do tai nạn giao thông. Một ngày cả nước có 33 - 34 người chết và bị thương. Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước - chiếm 35%.
b. Tỉnh Thanh Hóa 
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng trong đó số vụ tai nạn do học sinh gây ra chiếm một phần đáng kể (khoảng 30%). Thời gian cao điểm xảy ra tai nạn là: giờ tan trường, tan sở.
 Bảng thống kê thời gian xảy ra tai nạn giao thông 
c. Tại trường THPT Lê Hoàn.
 	- Số lượng xe đạp điện và xe máy điện năm học 2016 – 2017 tăng lên đáng kể 400 chiếc (Hơn 200 chiếc so năm 2015 – 2016), một lượng đáng kể số học sinh được bố mẹ cho điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường và gửi xe ở ngoài
 	- Phần lớn học sinh tham gia giao thông còn ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, buông tay, lạng lách, đánh võng, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông 
 - Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm, thường có đội mũ chỉ mang tính đối phó khi có lực lượng chức năng kiểm tra hoặc đi vào trường có thầy cô ban chấp hành đoàn trường kiểm tra cổng trường hoặc bảo vệ nhắc nhở mới đội vào.
- Một nhóm đối tượng học sinh khác biết luật pháp, hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp luật. Biết mình sai mà vẫn cố cãi nhằm "gỡ gạc" tội của mình. 
 	- Một số học sinh trong khi đang tham gia giao thông lại tập trung tâm trí làm những việc khác như: nhắn tin, nghe điện thoại, nghe nhạc, nói chuyện với những người xung quanh, ăn uống
 	 - Hay việc các bạn học sinh đợi nhau ở cổng trường nhưng không đứng sát vào lề đường cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông và gây tai nạn giao thông cho người khác
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên:
a. Về phía người tham gia giao thông (nguyên nhân chủ quan) 
 	- Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn ấy, trước hết là từ ý thức của những người tham gia giao thông. Họ chưa biết quý trọng bản thân, chưa nhận thức đầy đủ sự nguy hiểm của những hành vi vi phạm luật lệ giao thông, mà khi hối tiếc thì sự thể đã muộn. Vì thế, đi trên đường họ nghênh ngang, coi thường, không chấp hành luật giao thông. Bên cạnh đó, tai  nạn giao thông còn xảy ra do ý thức thấp kém của những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sự an toàn tính mạng của người đi đường.
- Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do ý thức của mỗi học sinh mà còn do đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi: bồng bột, ham vui, thích ra oai, thích thể hiện “cái tôi”. Tại sao bạn lại đánh đổi mạng sống của mình để bốc đầu ra oai với bạn bè? Tại sao bạn lại đánh đối mạng sống của mình để lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu chỉ vì một lời khích bác? Bạn ơi, đó đâu phải cách tuyên xứng “cái tôi” cá nhân của mỗi người. Cái tôi của chúng ta được khẳng định bằng những dạng hình thức khác: bằng học tập, bằng tính cách chân thành, cởi mở, nhiệt tình, ham học hỏi,  Và bạn sẽ đẹp dần lên trong mắt mọi người.
 	- Vì thói sĩ diện của mình mà học sinh không thích mang nón bảo hiểm vì cho rằng nó không "hợp thời trang" mặc dù điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của họ. Nhiều vụ tai nạn thương vong cũng đã xảy ra vì điều đó. Họ thật ngu ngốc khi có những hành vi như thế. 
- Ngoài ra còn một nguyên nhân mà ít ai ngờ tới đó là học sinh vi phạm điều cấm của nhà trường: Uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện. Chính nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra.
b. Về phía gia đình, nhà trường, xã hội (nguyên nhân khách quan)
* Về gia đình:
 	 - Một số phụ huynh không dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ, thậm chí có một số phụ huynh vì thương con không đúng cách mà còn thờ ơ trước việc đi xe máy của con.
 	 - Đặc biệt những hành động của chính phụ huynh khi tham gia giao không không gương mẫu: không đội mũ, phóng nhanh vượt ẩuvà như vậy tạo ra một hình ảnh không đẹp và ăn xâu vào hành vi và ý thức các em.
 	- Phụ huynh quá tin tưởng con cái mình, họ thờ ơ với những lời nói không tốt về con mình khi tham gia giao thông và cho rằng những người đó có ý bêu xấu con mình.
* Về phía nhà trường: 
 - Thầy cô giáo chưa quản lí được hết nhưng học sinh tự ý đi học bằng phương tiện môtô, xe máy.
 - Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng từ phía gia đình và nhà trường về việc quản lí phương tiện tham gia giao thông của các em.
 - Nhà trường chưa có biện pháp hiệu quả để giáo dục học sinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, ý thức giữ gìn cho bản thân và cho những người xung quanh khi tham gia giao thông.
 - Nhà trường chưa có những biện pháp răn đe thỏa đáng đối với những học sinh không tuân thủ giao thông học đường khiến các em quen nhờn.
* Về xã hội:
 	 - Đội ngũ điều hành, quản lý giao thông có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt động kém hiệu quả.
 	 - Lượng xe lưu thông quá nhiều, mật độ quá lớn; đa phần là ôtô, môtô phân khối lớn. Đặc biệt trong thời gian gần đây: mật độ xe tăng nhanh là nguyên nhân làm rối loạn, giảm độ an toàn và tính ổn định của hệ thống giao thông.
 - Bên cạnh đó cơ sở và chất lượng hạ tầng cũng là một mối quan ngại, có nhiều nguyên nhân làm cho hệ thống giao thông ngây nguy hiểm cho người tham gia giao thông: Do đất nước còn nghèo, do sự quản lí còn lỏng lẻo, do thiên tai tàn phá, có những vụ tai nạn xảy ra là do các hố tử thần trên đường gây ra. 
 - Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn nghệ nhằm nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh còn ít.
2.1.3. Hậu quả của tai nạn giao thông
a. Đối với bản thân và gia đình:
 	- Tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mạng của người đó. Nếu có may mắn sống sót thì cũng để lại di chứng hoặc thương tật cả đời khiến họ không thể sống một cuộc sống bình thường như trước đây. Và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu họ. Họ tự ti với bản thân, cho rằng mình là gánh nặng của gia đình, xã hội, và từ đó dẫn đến những hành vi bồng bột, thiếu suy nghĩ.
	- Đáng nói hơn, tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là trụ cột trong gia đình. Những người con phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc mẹ, những người vợ phải chịu cảnh mất chồng, những người đàn ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con và những gia đình phải chịu cảnh “già khóc măng non”; " lá vàng khóc tiễn lá xanh lìa cành”. 
 	- Đặc biệt đối với học sinh, khi gặp phải tai nạn giao thông thì việc học tập sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, có khi sẽ không còn được cắp sách tới trường nữa.
b. Đối với nhà trường và xã hội:
 	- Học sinh trong trường bị tai nạn giao thông sẽ liên lụy đến danh tiếng của trường học. Sự việc xảy ra khiến mọi người cho rằng việc quản lí và giáo dục họ sinh của trường học về an toàn giao thông còn kém, khiến phụ huynh mất niềm tin vào nhà trường.
- Mỗi 1 học sinh mất do tai nạn giao thông là mất đi một mầm non của đất nước, mất đi một người bạn, mất đi một học trò và mất đi một đứa con ngoan. Như vậy, không chỉ chịu đau đớn về thể xác, tinh thần mà chỗ dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn không thể biết trước được điều gì. Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thuận lợi:
	- Ban giám hiệu trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình có tâm huyết với học sinh, luôn dành nhiều thời gian để tiếp xúc, tìm hiểu học sinh.
	- Đội ngũ GVCN, giáo viên bộ môn nhiệt tình, trách nhiệm cao.
	- BCH Đoàn hoạt động năng nổ, trách nhiệm.
- Các ban nghành Đoàn thể trong nhà trường luôn thống nhất cao trong các hoạt động của nhà trường đặc biệt là công tác giáo dục kỹ năng sống khi học sinh tham gia giao thông. 
2.2.2. Khó khăn
- Hơn 80% học sinh là con em nhà thuần nông.
- Học sinh ở nhiều nơi trên địa bàn huyện: Thọ Trường, Xuân Vinh, Xuân Tân, Thọ Thắng và xã xa nhất cách trường hơn 10km.
- Một bộ phận bố mẹ gửi con cho ông bà để đi làm ăn xa.
2.3. Giải pháp
Tương lai bắt đầu từ ngày hôm nay. Bức tranh giao thông học đường hiện tại và tương lai phụ thuộc vào ý thức của tuổi trẻ học đường – những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, tuổi trẻ học đường cần góp phần thiết thực đế giải quyết vấn đề này. Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn. Muốn đạt được điều đó, cần phải có sự phối hợp giữa BGH – BCH Đoàn trường - GVCN – GV bộ môn – phụ huynh học sinh một cách nhịp nhàng, đều đặn, cương nhu đúng lúc, những giải pháp mà tôi áp dụng đó là: 
2.3.1. Tìm hiểu thực trạng ATGT đang diễn ra ở trường
	Là một cán bộ quản lí tôi đã tìm hiểu thực trạng vấn đề để biết được mức độ của học sinh khi tham gia giao thông để có thể đưa ra được những giải pháp hợp lí. Qua GVCN tôi thăm dò thông tin của các em qua việc các em đăng kí gửi xe đạp hay xe đạp điện ở trường. Nội dung như sau:
STT
Họ tên
Lớp
Đăng ký gửi xe đạp
Ý thức của em khi tham gia giao thông 
(ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm, không phóng nhanh vượt ẩu, đi dàn hàng 3, 4,)
Xe thường
Xe đạp điện, xe điện
 	Tôi tìm hiểu qua rất nhiều các kênh thông tin: GVCN, GVBM, ban cán sự các lớp, thậm chí là các em học sinh, các cơ quan chính quyền địa phương nơi các em học sinh đang sống.
	Tổng số học sinh toàn trường là 1084 em, năm học 2016 – 2017 tổng số học sinh gửi xe đạp và xe đạp điện trong trường là 800 xe, trong đó xe đạp điện và xe máy điện là 400 xe, tăng 200 chiếc so với năm học 2015 – 2016.
2.3.2. Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng tháng.
	Sau khi nắm được thực tế ý thức của em khi tham gia giao thông đang diễn ra ở trường, tôi đã bàn với BGH để lên kế hoạch cụ thể và chi tiết, chỉ đạo cụ thể tới từng đoàn thể, cá nhân phối hợp cùng với BGH để hoàn thành tốt công việc.
Kế hoạch nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh 
trường THPT Lê Hoàn
Thời gian
Các hoạt động chủ đạo
Người thực hiện
Tháng 9
Tìm hiểu thực trạng ATGT đang diễn ra ở trường
BCHĐT, GVCN, 
GVBM, HS
Xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch.
BGH
Họp giao ban với các cơ quan có thẩm quyền các xã có HS theo học
BGH- BCH ĐT
Tháng 10
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 10.
BGH
- Thành lập đội TNXK về ATGT
BGH và BCH ĐT
- Tuyên truyền ATGT trước cờ
BGH và BCH ĐT
-Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về luật ATGT (hình thức thi: Giống với rung chuông vàng)
BCH ĐT, GVCN, HS 
Tháng 11
Tổng kết hoạt động tháng 10 và tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 11 gồm các hoạt động chủ điểm gồm:
BGH
- Phân công lịch trực của đội “Thanh niên xung kích” để phân luồng giao thông ở trước và sau các buổi học
Đoàn trường, HS
- Tuyên dương trước cờ và trao phần thưởng học sinh đạt giải trong tháng 10.
BGH
- Tổ chức hội thi “Văn hóa giao thông với tuổi trẻ học đường” dạng tiểu phẩm
BCH ĐT, GVCN, HS 
Tháng 12
Tổng kết hoạt động tháng 11 và tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 12 gồm các hoạt động chủ điểm gồm:
BGH
- Đội TNXK trực bình thường
BCH ĐT, HS.
- Tuyên dương trước cờ và trao phần thưởng tập thể đạt giải trong tháng 11.
BGH
- Thi viết bài tham luận về ATGT
ĐT, GVCN, HS
Tháng 1
Tổng kết hoạt động tháng 12 và tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 1 gồm các hoạt động chủ điểm gồm:
BGH
- Đội TNXK trực bình thường
BCH ĐT, HS
- Tuyên dương trước cờ và trao phần thưởng học sinh đạt giải trong tháng 12.
BGH
Tháng 2
Tổng kết hoạt động tháng 12 và tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 1 gồm các hoạt động:
BGH
- Đội TNXK trực bình thường
BCH ĐT, HS
- Thi vẽ tranh tuyên truyền về ATGT
ĐT, GVCN, HS
Tháng 3 
Tổng kết hoạt động tháng 2 và tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 3 gồm các hoạt động:
BGH
- Đội TNXK trực bình thường
BCH ĐT, HS
- Tuyên dương trước cờ và trao phần thưởng học sinh đạt giải trong tháng 2.
BGH
- Ra quân tuyên truyền về ATGT với hình thức diễu hành qua các xã Xuân Lai, Phú Yên, Xuân Lập và Xuân Minh
BGH, BCHĐT, Chi đoàn GV, học sinh.
Tháng 4
Tổng kết hoạt động tháng 3 và tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 4 gồm các hoạt động:
BGH
- Đội TNXK trực bình thường
BCH ĐT, HS
- Phối hợp với công an huyện Thọ Xuân, công an xã có học sinh trong vùng tuyển sinh và BCH Đoàn trường ra quân xử lý các trường hợp học sinh vi phạm ATGT.
BGH, BCHĐT và lực lượng công an.
Tổng kết hoạt động tháng 4 và tổ chức thực hiện kế hoạch trong tháng 5 gồm các hoạt động:
BGH
Tháng 5
- Đội TNXK trực bình thường
BCH ĐT, HS
- Tổng kết, đánh giá công tác ATGT của nhà trường trong năm học 2016 - 2017.
BGH, BCHĐT, GVCN, GVBM
- Khen thưởng các đồng chí cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh tronh nhà trường có thành tích trong các hoạt động về ATGT trong năm học 2016 - 2017.
2.3.3. Công tác phối hợp giữa BGH – BCH Đoàn trường – GV trong các hoạt động về ATGT.
 	Ban giám hiệu phối hợp với BCH ĐT, giáo viên trong nhà trường tổ chức tuyên truyền đến học sinh về ý thức tham gia giao thông thông qua tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp và đặc biệt giáo dục học sinh các đức tính sau khi tham gia giao thông: 
- Trước hết, mỗi học sinh tham gia giao thông hãy tự giác cẩn thận khi tham gia giao thông.
 	 - Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa giao thông do nhà trường và địa phương tổ chức.
 	 - Trang bị đầy đủ kiến thức trước khi tham gia giao thông, biết quí trọng tính mạng của bản thân và mọi người xung quanh.
 	 - Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực, mang kiến thức về an toàn giao thông đến tất cả mọi người.
2.3.4. Công tác phối hợp giữa BGH – GVCN – phụ huynh học sinh 
Ngay ở cuộc họp phụ huynh đầu năm học, thay mặt BGH, tôi đã triển khai công việc nói rõ quan điểm của nhà trường là nâng cao ý thức cho học sinh khi tham gia giao thông. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BGH – GVCN – phụ huynh. Tôi cung cấp số điện thoại của mình đến trực tiếp phụ huynh qua cuộc họp. Ngoài ra tôi và GVCN – phụ huynh thường xuyên trao đổi qua lại để nắm bắt tình hình giáo dục học sinh qua: điện thoại, Vnedu, gặp mặt,..Tôi đã tư vấn, và cùng GVCN với phụ huynh thống nhất một số việc phụ huynh cần làm khi các em ở nhà, những việc này cần làm một cách thường xuyên và đều đặn và bất cứ khi nào: 
- Tự giác chấp hành pháp luật về ATGT; chủ động nhường đường; thân thiện với người đồng hành; hạn chế sử dụng còi; sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
- Tuyệt đối nghiêm cấm, không cho con sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi; nhắc nhở con cái khi các em có những hành vi vi phạm luật hoặc gây nguy hiểm cho bản thân như: Vô tư đùa giỡn dưới lòng đường, băng qua đường không ngó trước ngó sau, phóng nhanh vượt ẩu, đi xe đạp hàng năm, hàng ba... 
 	- Bên cạnh đó, gia đình cần quản lý tốt giờ giấc học tập và sinh hoạt của các em; liên hệ thường xuyên với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học tập và hạnh kiểm của con mình, trong đó có việc chấp hành các quy định về ATGT; thường xuyên nhắc nhở con em mình chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATGT như: Phải đội nón bảo hiểm khi đi môtô, xe máy, xe đạp điện; không dùng dù khi đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ quy định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư....
 - Cha mẹ nên tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân tình với con cái. Cha mẹ nên là một người bạn, một nhà tham vấn cho con. 
2.3.5. Công tác phối hợp giữa BGH – BCH Đoàn trường
 Nhà trường phối hợp cùng BCH Đoàn trường đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của học sinh toàn trường. Cụ thể:
- Tổ chức các buổi tuyên truyền

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nang_cao_y_thuc_tham_gia_giao_thong_cua_hoc.doc