Một số giải pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp 5

Một số giải pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp 5

Từ bao đời nay ông cha ta luôn tôn vinh những người “ Văn hay - chữ tốt” đó sao? Nét chữ của mỗi người sau này ra sao phụ thuộc rất nhiều vào nét chữ của mỗi ngày đi học được thầy cô uốn nắn. Vì vậy nề nếp vở sạch chữ đẹp là yêu cầu không thể thiếu được đối với học sinh Tiểu học.

Chữ viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập ở tất cả các môn. Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm học gần đây, vấn đề “ Giữ vở sach – Viết chữ đẹp” của trường Tiều học Đông Hải I nơi tôi đang công tác cũng là một trong những phong trào được nhà trường đặc biệt quan tâm và trú trọng. Năm học này, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A. Ngay từ đầu năm học, tôi nghĩ rằng muốn nâng cao được chất lượng toàn diện cho học sinh, không những người giáo viên phải truyền thụ đầy đủ những tri thức cho các em mà chúng ta còn phải quan tâm, trú trọng đến việc rèn chữ viết, giữ vở sạch cho học sinh. Ngoài ra, tôi thấy việc rèn chữ viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, kiên trì, tinh thần kỉ luật và phát triển óc thẩm mĩ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là giáo viên đang trực tiếp dạy lớp Năm, tôi đã băn khoăn suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết ở lớp mình phụ trách, đảm bảo chỉ tiêu VSCĐ mà nhà trường đã giao trong năm học ? Bằng kĩ năng rèn chữ viết của mình trong những năm học qua, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp Năm” để nghiên cứu và thực hành đối với học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Hải 1.

 

doc 20 trang thuychi01 9472
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoan
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Hải I
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3
2.3.1. Thống nhất với phụ huynh học sinh về yêu cầu và cách giúp con giữ vở sạch viết chữ đẹp.
3
2.3.2. Việc rèn luyện chữ viết của giáo viên.
4
2.3.3. Rèn cho học sinh nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông
5
2.3.4. Rèn cho các em ý thức giữ vở sạch:
5
2.3.5. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao vở sạch chữ đẹp.
6
2.3.6. Một số trò chơi học tập trong giờ chính tả
10
2.3.7. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
12
2.3.8. Đánh giá chính xác là biện pháp hữu hiệu đẻ nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh
14
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
14
3. Kết luận , đề xuất
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
15
Tài liệu tham khảo
17
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Từ bao đời nay ông cha ta luôn tôn vinh những người “ Văn hay - chữ tốt” đó sao? Nét chữ của mỗi người sau này ra sao phụ thuộc rất nhiều vào nét chữ của mỗi ngày đi học được thầy cô uốn nắn. Vì vậy nề nếp vở sạch chữ đẹp là yêu cầu không thể thiếu được đối với học sinh Tiểu học.
Chữ viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập ở tất cả các môn. Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm học gần đây, vấn đề “ Giữ vở sach – Viết chữ đẹp” của trường Tiều học Đông Hải I nơi tôi đang công tác cũng là một trong những phong trào được nhà trường đặc biệt quan tâm và trú trọng. Năm học này, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A. Ngay từ đầu năm học, tôi nghĩ rằng muốn nâng cao được chất lượng toàn diện cho học sinh, không những người giáo viên phải truyền thụ đầy đủ những tri thức cho các em mà chúng ta còn phải quan tâm, trú trọng đến việc rèn chữ viết, giữ vở sạch cho học sinh. Ngoài ra, tôi thấy việc rèn chữ viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, kiên trì, tinh thần kỉ luật và phát triển óc thẩm mĩ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là giáo viên đang trực tiếp dạy lớp Năm, tôi đã băn khoăn suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết ở lớp mình phụ trách, đảm bảo chỉ tiêu VSCĐ mà nhà trường đã giao trong năm học ? Bằng kĩ năng rèn chữ viết của mình trong những năm học qua, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp Năm” để nghiên cứu và thực hành đối với học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Hải 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp Năm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Thông qua dạy chữ để dạy người, rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, cần cù, nhẫn nại, không ngại khó, ngại khổ, tỉ mỉ trong công việc. Góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, tính cách, nhân cách cho học sinh thông qua dạy chữ “ Nét chữ, nết người”, “ Dạy chữ để dạy người”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về nội dung chương trình, phương pháp và hình thức dạy – học phân môn chính tả để tìm ra các giải pháp rèn kĩ năng “ Giữ vở sach – Viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp luyện tập.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến nghiệm
Chữ viết là công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Chính tả cho học sinh theo Quyết định số 31/QĐ-BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 5150/TH ngày 17 tháng 6 năm 2002 v/v hướng dẫn dạy và học viết chữ ở Tiểu học của BGD& . Chữ viết có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn. Ngược lại viết chữ xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
Dạy cho học sinh biết được những kĩ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm những kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc rèn chữ viết cho học sinh mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm. Việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là một việc làm cực kì khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì và lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên và liên tục ở các khối, lớp tiểu học. Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng qua các tiết Chính tả ở lớp. Bởi vì qua đó học sinh nắm được các khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ, tốc độ, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, và liên kết các chữ cái khi viết. Từ đó, mới hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng độ cao và sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Ngoài ra, học sinh còn rèn thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, xác định được khoảng cách để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và viết đẹp. Chữ viết mang tính thực hành cao, ngoài việc học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỹ thuật viết thì rèn viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết, vì vậy chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết. Việc dạy viết đúng, viết đẹp cho giáo viên học sinh trong nhà trường đòi hỏi người dạy phải nắm vững về cấu trúc hệ thống chữ viết Tiếng Việt, phải nắm vững luật chính tả. Trong dạy học các phương pháp có thể sử dụng một cách linh hoạt, song chữ viết phải tuân theo một quy luật, một khuôn khổ chuẩn mực.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2017- 2018, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A. Sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành ngay việc khảo sát chất lượng vở sạch chữ đẹp của học sinh ở lớp đã thu được kết quả như sau:
 Xếp loại
Tháng 
A
B
C
Ghi chú
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Tháng 9
12
31,5
21
55,4
5
13,1
* Đánh giá về việc giữ vở:
Nội dung yêu cầu rèn luyện
Đạt
Chưa đạt
a. Vở đóng chặt có bìa, dán nhãn
38 = 100%
b. Giấy không nhăn, không quăn
25 = 65,7%
 13 = 34.3%
c. Trình bày vở đúng quy định
23 = 60,5%
 15 = 39,5%
* Đánh giá về chữ viết:
Nội dung yêu cầu rèn luyện
Đạt
Chưa đạt
a. Chữ viết thẳng hàng, ngay ngắn
20 = 52,6%
18 = 47,4%
b. Chữ viết đúng mẫu, cỡ, kiểu cách
12 = 31,5%
26 = 68,5%
c. Chữ viết không sai lỗi chính tả
21 = 55,4%
17 = 54,6%
d. Đảm bảo tốc độ viết
20 = 52,6%
18 = 47.4%
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn về kĩ năng viết chữ và giữ vở như:
- Học sinh nam còn hiếu động nghịch ngợm nhiều em còn hay để mực giây ra tay.
- Ở lớp 5, không có giờ tập viết, giờ chính tả cũng rút đi, chỉ còn một tiết trong một tuần. Thời gian dành cho luyện chữ ít.
- Khối lượng kiến thức của các em nhiều nên dễ hình thành cho các em thói quen viết nhanh, viết ẩu vì  thế các em rất ngại viết bút mài.
- Nếu như ở lớp 1,2,3, các em viết chưa chuẩn nét thì sửa cho các em nét chữ rất khó vì một số thói quen: cách cầm bút, tư thế viết, nét chữ đã hình thành thói quen từ lâu rồi.
- Lớp 5 tốc độ viết nhanh dần, bài học dài, thời gian ít nên chữ viết các em không đúng cỡ chữ, độ cao, khoảng cách, không đẹp.
- Chưa xác định được khoảng cách giữa các con chữ và các chữ trong từ. Các em viết chưa đúng kích, cỡ chữ. Vẫn còn học sinh viết sai lỗi chính tả.
- Việc nối nét giữa các con chữ (ch, gh, kh, nh, ng, ngh, ph,gi, th, tr) chưa đúng và chưa đẹp.
- Khi viết sai các em còn gạch xoá, tẩy tuỳ tiện, tay tì lên giấy không đúng quy định nên vở viết của các em rất bẩn, nhàu nát và các góc vở hay bị quăn mép.
- Vở viết, loại bút, loại mực của học sinh cũng không đồng nhất. Giấy, bút, mực kém chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn như đã thống kê số liệu và phân tích ở trên. Năm học 2017 - 2018 này, tôi đã cố gắng khắc phục tình trạng chữ viết của học sinh lớp tôi bằng một số biện pháp như sau:
2.3.1. Thống nhất với phụ huynh học sinh về yêu cầu và cách giúp con giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
Ngay Hội nghị phụ huynh đầu năm, tôi đã quán triệt việc nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc rèn vở sạch, luyện chữ đẹp. Giới thiệu và cho phụ huynh xem mẫu chữ và những quyển vở, những bài viết đẹp của học sinh năm trước. Từ đó tôi hướng dẫn cơ bản cách hướng dẫn, giúp đỡ con em luyện viết ở nhà cho đúng mẫu chữ. Tôi còn vận động phụ huynh mua bảng chữ mẫu dán trên góc học tập của con em mình để mỗi khi luyện viết nhìn vào đó viết cho đúng.
Sau đó tôi nêu những tồn tại về chữ viết của học sinh lớp và đưa chỉ tiêu phấn đấu vở sạch chữ đẹp của lớp để phụ huynh học sinh nắm bắt được và cùng giáo viên chủ nhiệm đồng thời nêu rõ tiêu chuẩn vở sạch chữ đẹp cho phụ huynh biết.
Đó là các tiêu chuẩn sau:
+ Vở ghi đầy đủ bài theo thời khoá biểu.
+ Vở đóng chặt có nhãn, không quăn mép, trình bày đúng quy định, không bỏ giấy, không dây mực
+ Chữ viết thẳng hàng, đúng mẫu chữ, không sai lỗi chính tả, không tẩy xoá, chữ viết đều đẹp.
Từ đó tôi đề nghị phụ huynh mua đầy đủ đồ dùng học tập: thước, bút chì, bút mực Đặc biệt tôi động viên phụ huynh mua bút mực như ( bút nét hoa, bút mài) để luyện viết chữ đẹp, luyện viết chữ nét thanh, nét đậm. Hướng dẫn phụ huynh chọn mua vở ô li loại vở rõ ô li, giấy trắng mịn, viết không bị nhoè như vở Diên Hồng, Hồng Hà, Đề nghị phụ huynh mua giấy bọc vở cho các em giúp các em giữ được lâu bền. Tôi hướng dẫn phụ huynh chọn loại mực tốt để tránh tắc mực khi viết.
Tôi đề nghị hàng tuần phụ huynh phải kiểm tra việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp của con, nếu phụ huynh nào có điều kiện thì kiểm tra hàng ngày, nhắc nhở con em mình thực hiện.
Tôi đề nghị phụ huynh có hình thức khen thưởng kịp thời khi vở của con đạt loại A trong những đợt kiểm tra và xếp loại của cô giáo.
2.3.2. Việc rèn luyện chữ viết của giáo viên
Bên cạnh việc hợp tác với phụ huynh học sinh, bản thân tôi luôn ý thức được rằng chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các em học tập và viết theo. Vì vậy, tôi luôn ý thức rèn luyện để chữ viết của bản thân rõ ràng, đúng mẫu và tương đối đẹp. Giáo viên phải mẫu mực về chữ viết ở bảng lớp, ở lời phê trong vở học sinh, làm gương cho học sinh học tập và noi theo. Giáo viên có lòng say mê nghề nghiệp và đặc biệt phải có lòng kiên trì và tính cẩn thận, tỉ mỉ.
Ngoài ra , tôi thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo như dạy viết ở Tiểu học, tài liệu tham khảo “Nét chữ - Nết người”, mẫu chữ viết trong trường Tiểu học và tham quan, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
Tôi chú trọng rèn chữ cho học sinh trong tất cả các giờ học.
Thường xuyên đánh giá, nhận xét và chữa những lỗi sai mà học sinh hay mắc phải. Những học sinh nào hay sai lỗi và viết xấu, giáo viên phân loại để có biện pháp rèn cụ thể hơn.
Khi viết trên bảng, giáo viên phải viết rõ ràng, đúng mẫu, mạch lạc trình bày bảng khoa học để học sinh noi theo (chữ viết của giáo viên có ảnh hướng rất lớn đến chữ viết của học sinh).
2.3.3. Rèn cho học sinh nói chuẩn – viết chuẩn tiếng phổ thông.
Để giúp học sinh viết đúng chính tả thì trước hết giáo viên cần chú ý đến việc rèn cho học sinh nói chuẩn viết chuẩn tiếng phổ thông. Trường Tiểu học Đông Hải 1 có nhiều học sinh là con nông dân lao động thuộc ven thành phố, nhiều em đựơc chuyển từ nơi khác di trú về nên việc nói chuẩn tiếng phổ thông chưa thật tốt, các em còn mắc phải một số lỗi phát âm địa phưng nên dẫn đến lỗi viết sai. Những lỗi chủ yếu là:
- Phát âm sai về thanh điệu: Thanh hỏi – thanh ngã; thanh ngã – thanh hỏi.
- Phát âm lệch chuẩn về Phụ âm đầu: tr, ch, d,gi.
- Phát âm lệch chuẩn về phần vần ( chủ yếu là vần có âm đệm và có nguyên âm đôi: iê, ươ, ia.)
- Sử dụng tiếng địa phương
Để giúp học sinh nói chuẩn tôi đã thực hiện rèn lỗi phát âm cho học sinh thông qua các phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện; Làm văn; Chính tả; Tập viết, giáo viên cho học sinh tiếp tục luyện đọc, nói đúng chính âm và viết đúng chính tả. Về cơ bản cần phân biệt rõ các nguyên âm d,gi/ r; s/x; ch/ tr; p/ph/b; l/n; g/gh; ng/ngh; k/q/c; phân biệt dấu hỏi/ ngã, các vần chứa nguyên âm đôi (iê, uô, ươ). Giáo viên có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh đọc kĩ bài chính tả và luyện viết những tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn lộn theo đặc điểm phát âm của học sinh trong lớp.( Thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo công văn số 896/ GDTH – BGD và DDT). 
Học sinh luyện lỗi phát âm
2.3.4. Rèn cho các em ý thức giữ vở sạch:
Bên cạnh việc rèn chữ, giữ vở sạch cũng rất cần thiết và tiến hành song song vì khi nhìn vào quyển vở sạch các em thấy mình cần phải viết chữ đẹp hơn. Tôi đã hướng dẫn các em cách giữ vở sạch như sau:
- Giáo viên luôn nhắc học sinh phải giữ tay sạch, khi mở vở phải lật từng trang cẩn thận.
- Khi viết trải rộng vở, không được gấp, để vở ngay ngắn không được tì ngực vào vở.
- Viết xong để khô mực mới được gấp vở, cần cố tờ giấy kê, giấy thấm để không bị nhoè chữ.
- Đi học ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Nếu như ốm nghỉ học phải mượn vở của bạn chép lại đầy đủ.
- Sách giáo khoa, vở ghi bài, dụng cụ học tập, mỗi loại để riêng một ngăn.
- Đặc biệt những tuần đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ cách trình bày cách đặt thước để gạch (gạch tên môn học, gạch hết bài, hết ngày, hết tuần).
- Yêu cầu học sinh nếu viết sai chữ nào gạch chân chữ đó và viết lại sang bên cạnh, không chữa đè, tẩy xoá.
- Tôi luôn nhắc nhở học sinh khi mở vở và gấp vở cần phải nhẹ tay, khi viết bài không được gấp đôi vở.
- Những em nào trình bày chưa đúng quy định thì tôi nhắc nhở các em từng tí một để các em nắm vững và trình bày bài đúng, đẹp.
- Sử dụng bìa kê vở để không bị giây mực hoặc mồ hôi tay làm bẩn vở.
- Cần tập trung chú ý khi viết bài, hạn chế thấp nhất chữ viết sai, kịp thời tuyên dương những em thực hiện tốt, chỉ ra lỗi sai cụ thể cho từng em. Đưa ra những quyển vở đẹp cho học sinh xem và học tập.
2.3.5 . Chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao vở sạch chữ đẹp.
* Tư thế ngồi
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo lâu dần thành có tật dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Hai chân để thoải mái, không để chân co chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Khoảng cách từ mắt đến vở khoảng 25cm->30 cm, không được nhìn quá gần vì dễ dẫn đến cận thị.
*Cách để vở khi viết:
- Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt.
- Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 150. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 900.  Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở).
* Cách cầm bút và sử dụng bút trong khi viết.
- Cầm bằng ba ngón tay phải:
* Ngón giữa: Giữ phía dưới có tác dụng đưa lên tạo nét thanh.
* Ngón trỏ: Ở trên chỗ tay cầm có tác dụng kéo xuống nhấn bút tạo nét đậm.
* Ngón cái: Giữ bút phía ngoài.
* Má bàn tay tì xuống làm điểm tựa.
- Khi viết kết hợp nhịp nhàng ba ngón tay và cử động cổ tay.
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi bút đặt nghiêng so với  giấy khoảng 45 độ. Tuyệt  đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay.
- Ngòi bút úp xuống mặt giấy, cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Khi viết không được nhấc bút liên tục.
- Học sinh không được cầm bút quá thấp hay quá cao, cầm bút cách đầu ngòi bút 3 - 4cm. Nếu các em cầm bút thấp quá thì viết các nét khuyết, nét lượn rất khó, nét chữ không mềm dẻo, tốc độ viết chậm và phải di chuyển tay liên tục.
- Khi viết điều khiển bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Động tác viết cần có sự phối hợp cử động cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.
* Rèn luyện chữ viết:
Tôi tập trung hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác chung của quá trình tập viết, luyện tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở, cách xác định dòng kẻ, đường kẻ trên vở ô li .
 Đường kẻ dọc Đường kẻ ngang Dòng kẻ ngang
- Nắm kỹ về cấu tạo chữ viết:
Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở viết và đường kẻ dọc của vở viết. Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ.
- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
- Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang. 
- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: - a nối với m
- x nối với inh
- Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút.
- Kỹ thuật lia bút:
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với  nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút. 
Ví dụ: b nối với a : Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ a.
- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. 
Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( 1 ) sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu (2) Đoạn (1), (2) là đoạn rê bút.
- Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt:
Những yếu tố cấu tạo chữ viết tiếng Việt chính là hệ thống các nét chữ. Hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:
* Nét thẳng: thẳng đứng ê, nét ngang ¾, nét xiên /, \
* Nét cong: cong hở (cong phải , cong trái ), cong khép kín O.
Tuy nhiên, khi ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư. Những nét dư này nhằm mục đích tạo sự liên kết (nét nối) giữa.
Với cách xác định chữ như trên, việ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_vo_sach_chu_dep_cho_hoc.doc