Một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả làm văn tả cảnh ở lớp 5A Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa

Một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả làm văn tả cảnh ở lớp 5A Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa

 Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ là giúp cho học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết. Ngoài các kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩ năng đặc thù. Ví dụ, để viết văn miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh Viết văn cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh.

 Nhiều năm tôi được trực tiếp phân công giảng dạy khối 4, khối 5 và bồi dưỡng học sinh, tôi thấy học sinh hầu như không thích học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Đối với các em để có một bài văn hay thật khó khăn. Trong quá trình chấm và chữa bài cho học sinh tôi thấy các em mắc nhiều lỗi như: Đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa, lỗi về chính tả, lỗi về câu, lỗi chưa biết sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật đã học, bố cục bài văn lộn xộn. Để dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn tả cảnh nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên tiểu học quan tâm. Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi là học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của bản thân tôi. Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng và lựa chọn một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả ở lớp 5A Trường Tiểu học Thị trấn Quan Hóa.

 Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : “ Một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả làm văn tả cảnh ở lớp 5A Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa”, làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 22 trang thuychi01 7352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả làm văn tả cảnh ở lớp 5A Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. MỞ ĐẦU:
	1.1 Lí do chọn đề tài.
 	Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ là giúp cho học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết. Ngoài các kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩ năng đặc thù. Ví dụ, để viết văn miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh Viết văn cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh.
	Nhiều năm tôi được trực tiếp phân công giảng dạy khối 4, khối 5 và bồi dưỡng học sinh, tôi thấy học sinh hầu như không thích học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Đối với các em để có một bài văn hay thật khó khăn. Trong quá trình chấm và chữa bài cho học sinh tôi thấy các em mắc nhiều lỗi như: Đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa, lỗi về chính tả, lỗi về câu, lỗi chưa biết sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật đã học, bố cục bài văn lộn xộn... Để dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn tả cảnh nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên tiểu học quan tâm. Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi là học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của bản thân tôi. Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng và lựa chọn một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả ở lớp 5A Trường Tiểu học Thị trấn Quan Hóa. 
	Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : “ Một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả làm văn tả cảnh ở lớp 5A Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa”, làm đề tài nghiên cứu của mình.
	1.2 Mục đích nghiên cứu:
	Qua nghiên cứu Đề xuất được một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả làm văn tả cảnh ở lớp 5A Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa
	1.3 Đối tượng nghiên cứu:
	Một số giải pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả làm văn tả cảnh ở lớp 5A Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa
	1.4 Phương pháp nghiên cứu:
	* Phương pháp nghiên cứu lí luận:
	- Đọc tài liệu liên quan đến nội dung sáng kiến.
 	- Nghiên cứu nội dung chương trình Tập làm văn 5, mạch kiến thức Dạy viết văn tả cảnh.
	* Phương pháp quan sát, nhận xét sư phạm:
	- Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy - học phân môn Tập làm văn trong trường Tiểu học Thị trấn Quan Hóa.
 	- So sánh đối chứng trong cùng một giai đoạn giữa lớp 5A với lớp 5B, giữa các giai đoạn với nhau trong cùng một lớp, đối chứng cả với những năm học trước.
	* Phương pháp quan sát hình ảnh trực quan:
	- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài dạy. 
	- Chuẩn bị máy chiếu để trình chiếu các hình ảnh liên quan đến bài học giúp học sinh có thêm kiến thức cũng như vốn từ về bài học.
	* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
	- Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp số liệu thống kê. 
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
	2.1. Cơ sở lí luận:
	Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn.
	Để “vẽ được bằng lời” phải dạy tìm ý trong văn miêu tả bằng cách dạy quan sát và ghi chép các nhận xét. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách vận dụng các giác quan để quan sát, biết cách lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết cách liên tưởng và tưởng tượng khi nhận xét sự vật và phải biết diễn đạt điều quan sát được một cách gợi tả, gợi cảm, tức là có hình ảnh và cảm xúc.
	Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
	Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5A.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
	*Sách giáo khoa.
 	Hiện nay theo phân phối chương trình trong sách giáo khoa có 19 tiết tả cảnh, trong đó có 13 tiết lý thuyết kết hợp thực hành, còn lại là kiểm tra và trả bài.
Nội dung tả cảnh tập trung vào các cảnh: Một buổi trong ngày, một hiện tượng thiên nhiên, trường học, cảnh sông nước. Với các nội dung trên, yêu cầu viết lại chủ yếu là đoạn văn.
 	* Học sinh
 	- Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả cảnh khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, Học sinh chưa có hứng thú viết văn đặc biệt là văn miêu tả.
 	- Học sinh chưa có phương pháp làm văn cụ thể, việc tiếp thu kiến thức làm văn đến vận dụng kiến thức đó chưa chủ động và linh hoạt.
 	- Kĩ năng vận dụng các từ ngữ gợi hình, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật tu từ còn lúng túng
	* Giáo viên.
	- Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn... Đó là qua phân tích các bài văn mẫu với lý thuyết khô khan, khó hiểu.
	- Giáo viên chưa chủ động, sáng tạo trong dạy học, chưa gây hứng thú cho học sinh khi học văn, chưa có những câu văn chân thực, gần gũi, 
 	- Chính vì một số nguyên nhân trên tôi đã khảo sát chất lượng làm văn của học sinh lớp 5A. Để làm cơ sở kiểm chứng thực nghiệm sau này.
	- Đề bài : Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương dẫy). (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1A – trang 71)
	- Kết quả thu được như sau :
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
27
2
7,4%
18
66,66%
7
25,7%
	- Bảng nhận xét cụ thể:
Sĩ số
Học sinh biết mở bài gián tiếp
Biết tả đúng trình tự hợp lí
Biết lập giàn ý.
Biết sử dụng từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh, nhân hóa,
Câu văn nhiều cảm xúc.
Biết kết bài mở rộng
27
 6 em
10 em
12 em
10 em
2 em
2 em
Từ kết quả trên tôi thấy chất lượng học sinh viết văn tả cảnh chưa tốt, tôi quyết định lựa chọn một số biện pháp để ứng dụng, thực nghiệm mong muốn có kết quả tốt để cải tiến cách dạy, cách học cho cá nhân và học sinh lớp 5A.
* Nguyên nhân của thực trạng
	- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
	- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
	- Các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.
	- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.
	- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.
	- Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	* Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:
	Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn miêu tả sinh động ? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau :
	a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 53,22% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
	b. Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau:
	- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
	- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
	c. Trình tự dạy Tập làm văn:
	Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh hoàn thành tốt; có nội dung cho học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành,...
	* Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
	Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
	a. Tả theo trình tự không gian:
	Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). 
	Ví dụ 1: 
	Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
	- GV cung cấp hình ảnh trực quan cho HS nhằm gây hứng thú cho HS.
 Hình ảnh Đền Thượng
	Ví dụ 2: 
	Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
	b. Tả theo trình tự thời gian:
	Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
	Ví dụ 1: 
	“...Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4).
 Chợ phiên Bắc Hà SaPa Sương núi
	Ví dụ 2: 
	“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
	c. Tả theo trình tự tâm lí:
	Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
	Ví dụ 1: 
	“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. 
	Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tôi – HDH Tiếng Việt 5- Tập 1B).
	Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc “dày kì lạ”.
	Ví dụ 2: 
	“Sầu riêng là loại trái quý ở miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa... Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm... Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột...”.
Tác giả đã tả nét đặc sắc nhất của quả, hoa và dáng cây sầu riêng
 	Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
	Ví dụ 3: 
	Phân tích bài “Mưa rào” (HDH Tiếng Việt 5- Tập 1A- Trang 48) ta thấy tác giả đã quan sát bằng các giác quan như sau:
	- Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
	- Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.
	- Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa đầu mùa.
	- Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào, tiếng trẻ nô đùa..
	* Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
	Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
	Ví dụ: Đề bài ở bài 4C lớp 5:
	“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 
	Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết.
	Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
	a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
	b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
	c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.).
	Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 	Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
* Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
- Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
* Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn nói chung và văn tả cảnh nói riêng. Giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội dung và hình thức.
- Học sinh cần nắm được bốn yêu cầu khi làm văn tả cảnh:
+ Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?)
Ví dụ: Tả cánh đồng thì tập trung tả cánh đồng, không miên man tả sâu cảnh làng bản nằm bên cạch cánh đồng, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các sự vật đó cũng có liên quan đến bài văn.
+ Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?)
Tả cảnh nào thì người đọc hình dung ra cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác.
Ví dụ : Tả cảnh cánh đồng thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không thể tách rời như: Lúa, ngô, rau màu, thửa ruộng, bờ mương, đàn trâu, con người lao động,..
	+ Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì?)
Ví dụ: Tả cánh đồng với mục đích là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của người dân quê hương, ích lợi mà cánh đồng mang lại.
	+ Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?)
	Ví dụ: Tả cánh đồng với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên thơ
	- Cung cấp cho học sinh các bước làm tả cảnh.
	+ Bước 1: Đọc kĩ đề bài. Để nắm vững ý nghĩa từng từ, từng câu và trả lời 4 câu hỏi sau:
- Đề bài thuộc thể loại văn nào?
- Đề bài đòi hỏi ta giải quyết những vấn đề gì?
- Phạm vi bài làm đến đâu?
- Trọng tâm bài làm ở chỗ nào?
	- Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau:
	- Đọc kĩ đề.
	- Phân tích đề. Phân tích đề bằng cách:
 + Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn
	+ Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.
	Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích.
 	Học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi:
	- Hãy xác định thể loại làm văn?
	- Đối tượng miêu tả là gì?
	- Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào?	
Sau khi trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực tiếp trên đề bài.
+ Bước 2: Tìm ý – Lập dàn ý: Sau khi nắm chắc đề bài (ở bước 1), Không vội vàng viết ngay bài làm, vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn, khó sắp xếp. Cần lập một dàn bài chi tiết gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.Trong dàn bài, ta sắp xếp các ý cho có thứ tự, điều gì nên viết trước, điều gì nên để sau. Tránh những ý nhắc đi nhắc lại. phần mở bài có những ý gì? Thân bài có mấy đoạn? Đoạn nào trọng tâm? Phần kết bài nên có những ý gì? Ghi nhanh xong dàn bài, đọc lại để sửa hoặc thêm những ý cần thiết, bỏ những ý thừa.
	* Luyện kĩ năng quan sát:
	- Quan sát theo không gian (vị trí). Xa, gần, trên, dưới, trong, ngoài, trái, phải, phía trước, phía sau,
	- Quan sát theo thời gian (thời điểm). Sáng, trưa, chiều, tối, các mùa trong năm, thời tiết, quan sát theo diễn biến thời gian từ bắt đầu đến kết thúc, .....
Ví dụ: Khi tả dòng sông quê hương, học sinh quan sát hình ảnh trực quan qua hình ảnh máy chiếu:
	- Ngoài các hình ảnh trực quan GV cung cấp thêm cho HS vốn từ dùng để miêu tả dòng sông như:
	+ Buổi sáng: Dòng sông hiền hòa chảy, uốn lượn như dải lụa; Sóng rì rào ca hát; Trên mặt sông, thuyền bè xuôi ngược; Bến sông vui nhộn tiếng cười nói..
	+ Buổi trưa: Mặt trời chiếu những tia nắng chói chang làm sông sáng rực hơn; Nước cuồn cuộn xuôi dòng; Dòng nước trong xanh soi bóng chị Tre chải tóc..
 + Buổi chiều: Mặt nước gợn sóng, những con sóng nhẹ nhàng xô vào hai bên bờ; Lũ trẻ tắm sông tha hồ lặn ngụp; Làn nước mát rượi ôm ấp, nô đùa cùng lũ trẻ
	 + Tối: Trăng lên, ánh trăng tỏa xuống mặt sông như trải rộng mênh mông bàng bạc một màu,..
	+ Khi mưa: Lúc mưa, mặt sông có nhiều bong bóng nước lên cùng nhiều vòng tròn nhỏ đứng chen chúc vào nhau nom thật vui mắt,
Từ những ghi chép quan sát trên thì chắc chắn các em sẽ làm được những bài văn vô cùng sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên quan sát bằng các giác quan chưa đủ mà giáo viên cũng cần phải hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự không gian và thời gian.	
	* Giàn ý chung cho bài văn miêu tả.
	- Mở bài: + Trực tiếp: - Khái niệm: Giới thiệu ngay cảnh sẽ tả.
 -Cách viết: Một câu cảm, nhận xét, đánh giá; Cách miêu tả gần với vị trí, thời gian quan sát.
 	 + Gián tiếp: - Khái niệm: Nói chuyện khác (cảnh khác) có liên quan đến đối tượng miêu tả rồi giới thiệu cảnh sẽ tả.
 -Cách viết: Bằng một âm thanh, một câu nói; Một lời đối thoại, một cách so sánh; Trích câu thơ, bài hát, câu văn.
- Thân bài: 
+ Tả bao quát: Nguồn gốc; độ rộng, hẹp; xa, gần,.
+ Tả cụ thể: - Không gian: Trên, dưới, trái, phải,; phía đông, tây, trước, sau, bên này,
 	- Thời gian: Sáng, trưa, chiều, tối; dạo trước, độ này; mùa xuân,
Hạ, thu, đông,
+ Không gian, thời gian: Lồng ghép thái độ, tình cảm.
	- Kết bài: 	+ Mở rộng: Nhận xét, đánh giá, tình cảm, thái độ, hành động, bài học.
 	+ Không mở rộng: Nêu kết quả của của bài văn.
+ Bước 3: Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
	a. Dùng từ:
	- Dùng từ phải đảm bảo độn chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng,tình cảm một cá

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tap_co_hieu_qua_lam_van_t.doc