Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi A ở trường mầm Mậu Lâm huyện Như Thanh

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi A ở trường mầm Mậu Lâm huyện Như Thanh

Trong xu thế hiện nay, đất nước đang hoà nhập và phát triển với một nền kinh tế tri thức thì giáo dục giữ một vai trò hết sức quan trọng. Con người bước vào kỉ nguyên của công nghệ thông tin,việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đang được phát triển một cách mạnh mẽ. Vì vậy bắt đầu từ năm 2008 đến nay Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai cuộc vận động “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học trong đó có cả bậc học Mầm non nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

Với trẻ Mầm non lĩnh hội tri thức khi được trực tiếp tri giác các đối tượng, khả năng tập trung chú ý ở trẻ còn ngắn, chưa bền vững nhưng rất hứng thú với những hình ảnh đẹp mắt, âm thanh sống động.Chính vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ kích thích sự hứng thú, sự chú ý, và ghi nhớ có chủ định.của trẻ vào bài giảng một cách nhẹ nhàng theo phương châm “ Học bằng chơi, chơi bằng học”.

Là một người giáo viên mầm non, bên cạnh sự hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, để từ đó biết thay đổi hình thức, phương pháp tổ chức giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, không mang tính gò bó bắt buộc theo tinh thần của Nghị Quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2( Khoá VIII) về định hướng chiến lược giáo dục và đào tạo :“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cuả người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.[1]

 Ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ vừa tiết kiệm được thời gian cho giáo viên,vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được hiệu quả của hoạt động dạy và học.Trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử.Trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá, trải nghiệm tạo ra một môi trường giáo dục mới, mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 16145
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi A ở trường mầm Mậu Lâm huyện Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ 
5 - 6 TUỔI A Ở TRƯỜNG MẦM NON MẬU LÂM 
HUYỆN NHƯ THANH” 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Mậu Lâm 
 Như Thanh - Thanh Hóa
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
NHƯ THANH, NĂM 2019
MỤC LỤC
	1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong xu thế hiện nay, đất nước đang hoà nhập và phát triển với một nền kinh tế tri thức thì giáo dục giữ một vai trò hết sức quan trọng. Con người bước vào kỉ nguyên của công nghệ thông tin,việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đang được phát triển một cách mạnh mẽ. Vì vậy bắt đầu từ năm 2008 đến nay Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai cuộc vận động “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học trong đó có cả bậc học Mầm non nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
Với trẻ Mầm non lĩnh hội tri thức khi được trực tiếp tri giác các đối tượng, khả năng tập trung chú ý ở trẻ còn ngắn, chưa bền vững nhưng rất hứng thú với những hình ảnh đẹp mắt, âm thanh sống động....Chính vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ kích thích sự hứng thú, sự chú ý, và ghi nhớ có chủ định...của trẻ vào bài giảng một cách nhẹ nhàng theo phương châm “ Học bằng chơi, chơi bằng học”. 
Là một người giáo viên mầm non, bên cạnh sự hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, để từ đó biết thay đổi hình thức, phương pháp tổ chức giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, không mang tính gò bó bắt buộc theo tinh thần của Nghị Quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2( Khoá VIII) về định hướng chiến lược giáo dục và đào tạo :“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cuả người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.[1]
 Ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ vừa tiết kiệm được thời gian cho giáo viên,vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được hiệu quả của hoạt động dạy và học.Trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử.Trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá, trải nghiệm tạo ra một môi trường giáo dục mới, mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
 Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động trong trường Mầm non nêu cao tinh thần học hỏi, cầu tiến của giáo viên để thích ứng với sự đổi mới của thời đại. Tuy nhiên trên thực tế giảng dạy tại lớp Mẫu Giáo 5-6 tuổi A Trường Mầm Non Mậu Lâm tôi nhận thấy sử dụng hình thức, phương pháp, thiết bị dạy học truyền thống chưa thể hiện, hoặc khó thể hiện được những kiến thức mang tính trừu tượng mà chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin mới có thể truyền tải hết được, ví dụ như “ sự hình thành và phát triển của cây”, video “đàn cá bơi lội”...Trẻ trong lớp phần đông là nông thôn chưa mạnh dạn, tự tin trong tham gia các hoạt động. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn mong muốn đổi mới hình thức và phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, ghi nhớ có chủ định, có tinh thần hợp tác cao của trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng và đưa ra một số kinh nghiệm của mình về:“Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi A ở trường mầm Mậu Lâm huyện Như Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Mục đích tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá một số thực trạng, tìm ra một số biện pháp ứng dụng CNTT giúp giáo viên đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy được ở trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, tương tác cao trong học tập giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái theo phương châm: “ Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”.Từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Mậu Lâm Huyện Như Thanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi A ở trường mầm non Mậu Lâm Huyện Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được đề tài này tôi dùng các phương pháp sau:
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thống kê .	
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
 	Sinh thời Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục Mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Để có một nền giáo dục tốt bản thân mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025” [2]; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục huyện Như Thanh, trường Mầm non Mậu Lâm đã và đang tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm đổi mới hình thức và phương pháp dạy và học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ với các phương tiện công nghệ hiện đại đã đem con người đến với thế giới xung quanh một cách nhanh nhất và chính xác nhất. 
Để phát huy tối đa việc dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo nên bước đột phá, đem đến cho trẻ nhiều kênh thông tin hấp dẫn, phong phú, đa dạng đảm bảo được nguyên tắc trực quan trong dạy học Mầm non. Trẻ được khám phá, trải nhiệm, giao tiếp, vận dụng những hiểu biết của mình vào hoạt động thực tiễn hằng ngày, kích thích sự tự nguyện tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng, thoải mái.
	Việc cho trẻ tiếp cận với CNTT vào trong giảng dạy vô cùng có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi A ở trường mầm Mậu Lâm - Huyện Như Thanh”. Làm đề tài nghiên cứu cho bản thân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Mậu Lâm đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục.
- Bản thân trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần cao, đạt từ 97% trở lên.
- Nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các lớp tập huấn về chuyên môn, về ứng dụng công nghệ thông tin và khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu để ứng dụng CNTT trong giảng dạy sao cho phù hợp và có hiệu quả khi sử dụng.
 - Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp tương đối đầy đủ như: Ti vi để kết nối, loa, đầu đĩa, cài đặt mạng Internet...thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.2. Khó khăn:
- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong trường mầm non còn rất hạn chế. (Chưa có phòng máy dành riêng cho trẻ...).
- Thời gian đứng lớp cả ngày nên ít có thời gian bồi dưỡng, tự học để nâng cao nghiệp vụ khai thác, vận dụng CNTT.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở
giáo dục mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên bản thân tôi cũng như đồng nghiệp vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, bản thân vẫn chưa khai thác hết chức năng của nó và đạt hiệu quả tối đa của ứng dụng CNTT. 
- Đối với trẻ đa phần là trẻ nông thôn nên đang rất nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia trong các hoạt động khi cô giáo ứng dụng CNTT.
- Đối với cha mẹ trẻ đa phần là nông thôn, nhận thức chưa cao, việc tiếp cận với CNTT còn nhiều hạn chế.
2.2.3. Kết qủa của thực trạng.
Trước khi áp dụng kinh nghiệm vào tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ở lớp tôi .
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động khi ứng dụng CNTT.
36
26
72,2
10
27,8
2
Trẻ tích cực, tự tin tìm tòi, khám phá khi cô ứng dụng CNTT
36
25
69,5
11
30,5
3
Trẻ có khả năng tư duy, có sự sáng tạo trong các hoạt động
36
23
63,9
13
36,2
	Kết quả khảo sát trên trước khi thực hiện quá thấp điều này khiến tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.3 Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Biện pháp 1: “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn thảo, thiết kế bài giảng điện tử. 
	Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho nghành giáo dục trong đổi mới phương pháp dạy và học. Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy giúp cho giờ học của trẻ thêm sinh động và gúp trẻ hứng thú học tập hơn. Điều này làm tôi mạnh dạn ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tìm mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sưu tầm ứng dụng các phần mềm trò chơi điện tử có thể vận dụng vào các hoạt động hằng ngày.
	Với phương pháp dạy học truyền thống khi chưa ứng dụng CNTT tôi thường phải phụ thuộc vào đồ dùng trực quan sẵn có như tranh ảnh, đồ dùng tự làm nên tính thẫm mĩ chưa cao, chưa sinh động hấp dẫn đối với trẻ, việc chuẩn bị cho giờ học chiếm nhiều thời gian nên chưa mang lại hiệu quả cao.
	Hiện nay với phương pháp dạy học bằng CNTT tôi có thể tự quay phim, chụp ảnh thực tế đẹp, sinh động hoặc sử dụng Internet lấy tư liệu cho bài giảng nhanh chóng và tiện lợi, khi thiết kế bài giảng trên máy tôi có thể lồng ghép được âm thanh, hình ảnh sống động và sử dụng nhiều trò chơi sáng tạo cũng cố, hấp dẫn. 
 Để có thể việc soạn thảo, thiết kế bài giảng trước tiên tôi chuẩn bị đầy đủ các phương tiện như đầu tư mua máy tính, tham mưu với nhà trường mua tivi, máy chiếu, kết nối mạng Internet.., không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn qua việc tự học, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, tham gia các lớp tập huấn về CNTT. Trước khi thiết kế cần phải tìm hiểu xem những phần mềm nào phù hợp cho cho việc thiết kế bài giảng. Các phần mềm tôi sử dụng soạn thảo văn bản gồm có Powerpoint, Violet, phần mềm trò chơi vui học Kidsmart... 
Ngoài ra tôi thường lấy thông tin trên mạng bằng cách truy cập các trang Web, trang thông tin tôi thường truy cập đó là: www.google.com.vn.
Để thiết kế bài giảng cho mình từ việc xác định nội dung cần giáo dục để tìm những hình ảnh cho phù hợp với kiến thức cần cung cấp và đảm bảo được tính thẫm mĩ cao. Khi tìm được trên mạng những hình ảnh ưng ý tôi lưu vào máy làm tư liệu giảng dạy, nhiều khi còn cần phải dùng máy ảnh, máy quay để chụp đúng những hình ảnh phù hợp với nội dung bài học và sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế các slides theo đúng trình tự của tiết học.
 	Ngoài việc thiết kế hình ảnh trình chiếu trên Powerpoint tôi còn đưa các hiệu ứng âm thanh như: Tiếng vỗ tay, tiếng kêu của các con vật, bài hát, bản nhạc vào các Slides làm cho tiết học trở nên sinh động, tạo hứng thú đối với trẻ.
	 Ví dụ: Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
	 - NDTT: Hát vận động: Cho tôi đi làm mưa với
	 - NDKH: Nghe hát: Mưa rơi
 - Trò chơi: Nốt nhạc vui
Tôi đưa hình ảnh về cơn mưa cho trẻ xem trẻ rất hứng thú với các hình ảnh trên màn hình. 
 Hình ảnh: Thiết kế Slide cơn mưa
Tôi chèn nhạc vào Slide bằng cách: Tôi copy bản nhạc không lời bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”,“Mưa rơi”,... các bản nhạc không lời phù hợp với nội dung dành cho phần trò chơi. Sau đó, tạo slides trên Powerpoint, kích chuột vào insert → movies and sounds → sound from file → chọn thư mục → chọn bản nhạc không lời bài hát phù hợp với nội dung của từng slides - chế độ tự động (automatically) hoặc kích chuột (when click). 
 Hình ảnh: Slides đã chèn nhạc.
 Qua tiết dạy giáo án điện tử tôi thấy trẻ rất hứng thú và say mê trong tất cả các hoạt động, kết quả đạt được trên trẻ rất cao, tôi thấy nó rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và lại thực hiện được nguyên tắc giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”.
2.3.2. Biện pháp 2: “Biết kết hợp CNTT với phương pháp sư phạm trong những hoàn cảnh và hoạt động giáo dục cụ thể một cách linh hoạt, sáng tạo và phù hợp”.
Để CNTT hỗ trợ hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, ngoài việc giáo viên phải thực sự say mê, am hiểu sâu sắc, có kĩ năng sử dụng CNTT tốt, còn đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp CNTT với phương pháp sư phạm trong các hoạt động giáo dục cụ thể một cách linh hoạt, sáng tạo, đưa bài giảng vào trong tiết dạy một cách phù hợp để truyền tải, cung cấp kiến thức tới trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những biện pháp quan trọng mà giáo viên cần quan tâm để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể:
a. Trong hoạt động học có chủ định
Hoạt động học của trẻ là thời điểm quan trọng trong một ngày hoạt động ở trường của trẻ. Vì vậy để có một giờ hoạt động học có chủ định đạt kết quả tốt về kiến thức - kỹ năng - thái độ theo mục đích yều cầu đề ra; trẻ hứng thú tham gia vào tiết dạy; phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ thì đòi hỏi người giáo viên phải luôn đổi mới về hình thức tổ chức. Ngoài việc tổ chức hoạt động theo cách truyền thống, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử một cách linh hoạt, phù hợp với từng nội dung của đề tài, lĩnh vực hoạt động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng tiết dạy. 
* Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động làm quen với văn học.
Văn học là một loại hình nghệ thuật, là hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt là nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ. 
Ngày nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đến rất gần với các em, nên trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với phim ảnh, với nhiều hình ảnh sống động, hấp dẫn. Vì vậy những câu chuyện nếu chỉ được kể cho trẻ nghe cùng với sự minh hoạ bằng tranh ảnh đơn thuần như chúng ta vẫn thường làm thì sẽ không gây được hứng thú, cũng như tính tích cực hoạt động của trẻ trong các giờ kể chuyệncho nên các tiết học thường đạt hiệu quả không cao mà còn mất nhiều thời gian để chuẩn bị đồ dùng. 
Nhưng hiện nay với việc sử dụng CNTT mà hoạt động kể truyện, đọc thơ cho trẻ được sử dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác như: Quan sát tranh truyện, mô hình bằng trực quan, quan sát các hình ảnh đẹp, âm thanh về câu truyện, bài thơ trên màn hình với màu sắc sinh động, hình ảnh to đã làm trẻ hứng thú tiếp thu và hiểu nội dung câu truyện, bài thơ nhanh hơn, hiệu quả giảng dạy đã đạt kết quả cao hơn.
 Với công nghệ tiên tiến tôi chỉ cần “nhấp chuột” là những hình ảnh sống động về câu truyện, bài thơ cứ lần lượt xuất hiện theo trình tự nội dung của tác phẩm. Bản thân cũng đỡ vất vả, trẻ hứng thú sẽ chú ý và tập trung trong giờ học hơn.
 Ngoài ra tôi kết hợp cho trẻ nghe âm thanh lời kể thực của câu chuyện, lời đọc bài thơ trên màn chiếu bằng cách cô mở loa cho trẻ nghe, đồng thời trẻ được quan sát các hình ảnh theo nội dung câu chuyện hay bài thơ đó trên màn hình. Qua đó trẻ có thể nhớ, khắc sâu được tác phẩm nhanh và lâu hơn. Bên cạnh đó, để hiểu nội dung tác phẩm tôi còn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Ô cửa bí mật” hoặc “những con số kỳ diệu” trên màn hình. Ví dụ: Trong trò chơi“Ô cửa bí mật” Cô giới thiệu ô cửa và nêu cách chơi: trong mỗi ô cửa là một ô số và bên trong ô số là câu hỏi, bên trong câu hỏi mở ra là các hình ảnh về nội dung câu chuyện, cho trẻ chơi theo tổ; nhóm đại diện 1 bạn lên chọn ô cửa xem bên trong là câu hỏi gì, cô đọc câu hỏi yêu cầu 1 phút để đội thỏa luận, suy nghĩ nhanh và đưa ra câu trả lời, bạn đại diện sẽ trả lời câu hỏi của cô, khi cô mở ô cửa ra có hình ảnh đúng với câu trả lời của đội bạn thì đội đó được thưởng. Cứ như thế trẻ sẽ tích cực tham gia chơi mở các ô cửa với các hiệu ứng chạy trên màn hình rất hứng thú và hiểu nội dung bài thơ rất nhanh.
Hình ảnh: Cô tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học qua ti vi, máy chiếu
* Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động âm nhạc
	Âm nhạc là một trong các môn học quan trọng được trẻ yêu thích, vì đó là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác, có thể coi âm nhạc là một phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ.
	Trước đây giờ hoạt động âm nhạc tôi chỉ dạy một cách thông thường là dẫn dắt trẻ đến bài hát cần dạy, dạy hát cho trẻ và hát cho trẻ nghe, nhiều khi trẻ không hứng thú nên giờ hoạt động đạt kết quả chưa cao. Vì vậy để giờ hoạt động âm nhạc đạt được kết quả cao thì tôi đã sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ để phù hợp với khả năng phát triển tình cảm nhu cầu xã hội, phát triển cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm đến trẻ.
	Trong giờ dạy hát tôi đưa các hình ảnh lên trên màn hình cho trẻ cùng quan sát, trò chuyện, đàm thoại với nhau về các hình ảnh có liên quan đến nội dung bài hát để giáo dục tình cảm cho trẻ và dẫn dắt đưa trẻ đến với nội dung bài sẽ dạy hát. Nghe hát, ngoài những lần cô hát cho trẻ nghe, tôi đã sưu tầm dowload tải âm thanh của bài hát sẽ cho trẻ nghe hát về để mở loa cho trẻ nghe sau những lần cô hát trẻ nghe. Để tạo ra không khí khác, luyện tai nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc cho trẻ
	VD: Chủ đề: “Động vật”: - NDTT :“Gọi Bướm” tôi cùng trẻ quan sát hình ảnh: “Các con vật, con côn trùng” trên màn hình, cô cùng trẻ trò chuyện về các con vật đáng yêu xung quanh bé, sau đó giới thiệu bài hát sẽ hát, rồi cô hát cho trẻ nghe và cho trẻ hát. Còn phần NDKH, cô hát bài: “Lượn tròn lượn khéo” lần 1, lần 2 cô hát cho trẻ nghe kết hợp động tác minh họa, lần 3 cô mở loa cho trẻ nghe hát trên máy tính, khi cô mở nhạc qua loa cho trẻ nghe thì sẽ mời cả lớp đứng lên nhún theo giai điệu của bài hát và cảm thụ giai điệu bài hát, luyện tai nghe nhạc cho trẻ.
 Đối với giáo dục âm nhạc, các trò chơi có vai trò quan trong việc giúp trẻ phát triển năng khiếu. Các trò chơi âm nhạc ở trường mầm non rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Chính vì vậy, bản thân tôi đã tìm tòi, ứng dụng các phần mềm tin học để thiết kế các trò chơi âm nhạc nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Để trò chơi âm nhạc thực sự lôi cuốn và hấp dẫn trẻ thì việc chỉ sử dụng phần mềm powerpoint thì chưa đủ mà chúng ta cần có thêm một số các phần mềm khác để hỗ trợ như: Total Video Converter, FreeSoundRecorder để hoàn thành trò chơi một cách nhanh và hấp dẫn. Giúp trẻ nhớ tên các bài hát đã học, thuộc lời và giai điệu các bài hát, rèn cho trẻ khả năng tri giác, kỹ năng ghi nhớ có chủ định, tai nghe nhạc.
VD: Trò chơi âm nhạc“Nốt nhạc kỳ diệu” tôi đã sử dụng CNTT kết hợp cài đặt các phần nềm trên máy tính vào thiết kế trò chơi âm nhạc. Với cách chơi trò chơi này như sau: Trên màn hình xuất hiện 4 nốt nhạc, sau mỗi nốt nhạc sẽ xuất hiện 1 hình ảnh. Mỗi đội lên chọn một nốt nhạc mình thích, cô sẽ kích chuột vào nốt nhạc đội vừa chọn đó, nốt nhạc sẽ mở bên trong là 1 hình ảnh. Lúc

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang_cao.doc