Một số biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phân môn học vần - Tiếng Việt lớp 1

Một số biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phân môn học vần - Tiếng Việt lớp 1

Ở bậc Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Học vần là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình vì nó là “Viên gạch đặt nền móng đầu tiên” cho sự phát triển Tiếng Việt của học sinh. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn học vần nói riêng, trên cơ sở đó để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Nắm vững được kiến thức Tiếng Việt và rèn luyện thành thạo các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Cũng như các môn học khác, muốn học tốt phân môn học vần lớp 1, trước hết mọi học sinh phải có lòng say mê, hứng thú học tập. Bên cạnh đó giáo viên đặc biệt chú ý đến tâm sinh lí của học sinh cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Do vậy giáo viên phải làm sao ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường các em phải nhận biết sơ giản nhất những kiến thức cơ bản chữ cái ghi âm; tiếp theo đọc, viết được các chữ cái ghi âm đó, tiến đến các em ghép và đọc được vần, tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, mỗi học sinh có trình độ nhận thức không giống nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng đều. Đối với bất kì một lớp học nào thì việc có nhiều đối tượng học sinh như: hoàn thành, chưa hoàn thành vẫn là chuyện bình thường. Vì thế, để chất lượng giảng dạy các môn học nói chung, phân môn Học vần nói riêng được tốt, không những không còn học sinh chưa hoàn thành việc đọc mà chất lượng học sinh hoàn thành cũng được nâng lên nên tôi đã nghiên cứu thực hiện và đã đúc kết thành đề tài: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phân môn Học vần - Tiếng Việt lớp 1”.

doc 19 trang thuychi01 15474
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phân môn học vần - Tiếng Việt lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH
PHÂN MÔN HỌC VẦN - TIẾNG VIỆT LỚP 1
Người thực hiện: Trịnh Thị Cử
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ............................................................................	.............. 1 
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................	..................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................	................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................	 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................	 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................	4 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.....................................	... 4 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm......	... 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết các vấn đề ...................	..... 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.	14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................	15
3.1. Kết luận ...................................................................................	15
3.2. Kiến nghị...................................................................................	16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ở bậc Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Học vần là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình vì nó là “Viên gạch đặt nền móng đầu tiên” cho sự phát triển Tiếng Việt của học sinh. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn học vần nói riêng, trên cơ sở đó để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Nắm vững được kiến thức Tiếng Việt và rèn luyện thành thạo các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Cũng như các môn học khác, muốn học tốt phân môn học vần lớp 1, trước hết mọi học sinh phải có lòng say mê, hứng thú học tập. Bên cạnh đó giáo viên đặc biệt chú ý đến tâm sinh lí của học sinh cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Do vậy giáo viên phải làm sao ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường các em phải nhận biết sơ giản nhất những kiến thức cơ bản chữ cái ghi âm; tiếp theo đọc, viết được các chữ cái ghi âm đó, tiến đến các em ghép và đọc được vần, tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, mỗi học sinh có trình độ nhận thức không giống nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng đều. Đối với bất kì một lớp học nào thì việc có nhiều đối tượng học sinh như: hoàn thành, chưa hoàn thành vẫn là chuyện bình thường. Vì thế, để chất lượng giảng dạy các môn học nói chung, phân môn Học vần nói riêng được tốt, không những không còn học sinh chưa hoàn thành việc đọc mà chất lượng học sinh hoàn thành cũng được nâng lên nên tôi đã nghiên cứu thực hiện và đã đúc kết thành đề tài: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phân môn Học vần - Tiếng Việt lớp 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này giúp tôi nắm vững được vai trò, mục đích của việc hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học những kiến thức Tiếng Việt và rèn luyện thành thạo về các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: Nghe, nói, đọc, viết. Các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản của việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phân môn Học vần - Tiếng Việt lớp 1 là một yêu cầu rất quan trọng nhằm giúp cho học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài các em đều nắm vững được chữ, âm, vần, tiếng, từ và có thể đọc được vần, tiếng, từ một cách chắc chắn, say mê hứng thú trong học tập.
Đề ra những biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp áp dụng vào thực tế để hình thành cho học sinh kỹ năng học tập ngày càng tốt hơn.
Trên cơ sở đó người giáo viên có thể rèn luyện cho mình các kỹ năng cơ bản trong quá trình dạy học và từng bước nâng cao chất lượng môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phân môn Học vần - Tiếng Việt lớp 1 là nhằm giúp cho học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài các em đều nắm vững được chữ, âm,vần, tiếng, từ và có thể đọc được vần, tiếng, từ một cách chắc chắn, say mê hứng thú trong học tập.
- Đối tượng nghiên cứu là 32 học sinh lớp 1A - Trường Tiểu học L‎ý Tự Trọng
- Tài liệu:
+ SGK Tiếng Việt 1
+ Sách hướng dẫn giáo viên
+ Thiết kế dạy học Tiếng Việt 1
+ Vở bài tập Tiếng Việt 1.
- Là những bài tập thuộc mạch kiến thức phân môn “Học vần - Tiếng Việt” trong chương trình lớp 1 ở Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của lớp 1A - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Thành phố Thanh Hóa.
- Đánh giá quá trình dạy phân môn Học vần - Tiếng Việt từ những năm trước và những năm gần đây.
- Dự giờ trao đổi với ý kiến với đồng nghiệp về nội dung phân môn Học vần - Tiếng Việt.
- Tổng kết rút kinh nghiệm qua quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý ‎luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Một trong những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng Việt ở Tiểu học cần phải hướng đến là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết. Đó là những kĩ năng cơ bản, nền tảng, có tính chất công cụ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông. “Đối với Tiểu học, Tiếng Việt là tất cả !”. Đọc thông, viết thạo là một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 1 nói riêng. Học sinh đọc thông, viết thạo nếu có sự giúp đỡ, động viên, khen ngợi và sửa sai kịp thời của giáo viên. Học sinh đọc đúng đó là biểu hiện của kết quả rèn đọc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 1A.
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ trong lớp 1A Trường Tiểu học Lý Tự Trọng với nội dung sau:
+ Tìm hiểu số học sinh học mẫu giáo và số học sinh không học mẫu giáo hoặc học không đều và tìm hiểu lý do học sinh không học mẫu giáo.
+ Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái đã học ở trường mầm non
Kết quả thu được như sau:
+ Kết quả khảo sát số học sinh học mẫu giáo, không học mẫu giáo
hoặc học không đều
Sĩ số
Học sinh
không học mẫu giáo
Học sinh
đi học không đều
Học sinh
đi học đều
32 học sinh
5 học sinh
13 học sinh
14 học sinh
+ Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái đã học ở trường mẫu giáo 
Sĩ số
Học sinh
biết từ 2 - 3 chữ cái
Học sinh
biết từ 5- 10 chữ cái
Học sinh
nhận biết hết bảng chữ cái
32 học sinh
6 học sinh
16 học sinh
10 học sinh
Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện chữ cái một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái quá thấp dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
2.2.2. Nguyên nhân
Vào những ngày đầu tiên đến trường, các em được làm quen với các chữ cái ở lớp mẫu giáo và khi ở nhà. Nhưng học sinh nhập tâm và ghi nhớ một cách máy móc. Nhiều em mới vào học đã đọc bài trong sách một cách thành thạo. Song khi giáo viên hỏi chỉ xem âm, vần, tiếng đó nằm ở đâu thì các em lúng túng không chỉ ra được. Như vậy các em đã học vẹt, từ chỗ học vẹt, không nắm vững nội dung yêu cầu sẽ dẫn đến khả năng sai kiến thức. Từ đó sẽ có tình trạng học sinh chưa hoàn thành về môn Tiếng Việt. Vậy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 1A ngay từ đầu năm học, tôi đã đề ra một số biện pháp giúp các em nắm vững âm, vần, tiếng, từ một cách chính xác, tạo điều kiện cho các em học tốt môn học này và làm nền tảng cho các môn học khác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đã áp dụng một số giải pháp và tổ chức thực hiện như sau:
2.3.1. Biện pháp tác động giáo dục
- Từ những thực trạng đã khảo sát các em tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh và đề nghị, yêu cầu phụ huynh trang bị đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập cần thiết để phục vụ cho các môn học.
- Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở, uốn nắn kịp thời việc học, làm bài ờ nhà và rèn luyện cho các em sự tự giác học tập của người học sinh.
- Tham mưu với nhà trường kịp thời để giáo viên có đủ đồ dùng dạy học như tranh ảnh, tài liệu tham khảo, cần thiết để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt và có chất lượng cao. Đồng thời đề nghị nhà trường cho học sinh nghèo mượn sách, vở, đồ dùng học tập, để tiếp tục học tập, theo đuổi ước mơ của mình.
- Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”, “Đôi bạn hoàn thành - chưa hoàn thành” kèm cặp nhau để cùng tiến bộ. Đồng thời sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để các học sinh hoàn thành tốt thực hiện giúp đỡ các học sinh chưa hoàn thành.
- Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Thực hiện “Truy bài đầu giờ” giữa các học sinh trong tổ với nhau. Vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các tổ sẽ báo cáo việc thực hiện thi đua của tổ mình. Qua đó, giáo viên sẽ tổng kết vào cuối tháng và trao các phần thưởng nhỏ như phấn, bảng, bút chì, gôm tẩy, vở, chì màu,  cho các tổ, cá nhân thực hiện tốt các tiêu chuẩn thi đua nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em.
2.3.2. Rèn kỹ năng đọc.
Để tránh tình trạng học vẹt và giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản của phân môn Học vần: Đọc, viết thành thạo đúng chính xác, nghe phát âm chuẩn, nói rõ ràng tròn câu, viết đẹp Ngay từ đầu năm học giáo viên cần dạy kĩ cho học sinh nắm vững các nét cơ bản và sau đó nắm vững âm và chữ ghi âm. Vì nếu học sinh nắm vững chắc được phần này thì sang phần vần học sinh học sẽ dễ dàng hơn.
a. Đối với học các nét chữ cơ bản (Tuần 1)
*Giúp học sinh nắm chắc các nét cơ bản.
- Ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp lớp, tôi cho học sinh học các nét cơ bản, dạy thật kỹ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét cơ bản, tôi phân các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm, để các em dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái.
	Các nét chữ cơ bản và tên gọi:
	 	Nét sổ thẳng 
 Nhóm 1 	Nét ngang
 	Nét xiên trái (giống dấu thanh huyền)
 	Nét xiên phải (giống dấu thanh sắc)
 	 Nét móc ngược (chữ l)
 	Nét móc xuôi (chữ n, m)
 Nhóm 2 	Nét móc hai đầu (chữ h, p, ph)
 	Nét móc hai đầu có nét thắt ở giữa (chữ k)
 	Nét thắt (chữ b, v, r)
 	Nét cong hở phải (chữ c)
 Nhóm 3 	Nét cong hở trái
 	Nét cong kín (chữ o, ô, ơ)
 Nhóm 4 	Nét khuyết trên (chữ h, l, b)
 	Nét khuyết dưới (chữ g, y)
Trên tiết dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được các nét cơ bản, bằng cách đọc gắn liền với nhận dạng trên bảng lớp, trong vở đặc biệt là các đồ vật có thực tế ở lớp, ở trường
Ví dụ:
Nét sổ ( | ) giống như cây thước để đứng hay cạnh thẳng đứng của khung cửa lớp ra vào, nét móc xuôi ( ) giống như lưỡi câu cá, nét cong kín (O) giống như chiếc vòng đeo tay
Bên cạnh đó nhằm giúp học sinh tránh nhầm lẫn giữa nét này với nét khác, để khắc sâu kiến thức cơ bản giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh so sánh để nhận biết điểm giống nhau giữa các nét.
Ví dụ:
Nét cong hở - phải (C) và nét cong hở - trái ( ) đều giống nhau là nét cong khác nhau là nét cong hở phải thì hở bên phải, nét cong hở trái thì hở bên trái
b.Đối với dạy học âm (Tuần 2 - Tuần 6)
* Học sinh phân biệt sự khác nhau giữa chữ in trong sách giáo khoa với chữ viết thường.
- Sau khi học sinh đã học thuộc tên gọi và cấu tạo các nét cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học âm. Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Các em có nắm chắc từng chữ cái thì mới ghép được các chữ vào với nhau để tạo thành tiếng, các tiếng ghép lại với nhau tạo thành từ và câu. Trong giai đoạn này, tôi chú ý cho các em phân tích từng nét chữ cơ bản của từng chữ cái vì một số em chưa nhớ mặt chữ. Để học sinh đọc được chữ và ghi được con chữ, tôi cho các em phân biệt chữ in thường trong sách giáo khoa với chữ viết thường.
*Ví dụ:
Âm a - a Chữ ghi âm a gồm nét cong kín và nét móc.
Âm b - b Chữ ghi âm b gồm có nét khuyết trên kết hợp với nét thắt.
Âm g - g Chữ ghi âm g gồm có nét cong kín và nét khuyết dưới.
Âm h - h Chữ ghi âm h gồm có nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
Âm k - k Chữ ghi âm k gồm có nét khuyết trên và nét móc hai đầu có thắt ở giữa
Âm l - l Chữ ghi âm l gồm có nét khuyết trên nối liền nét móc xuôi.
Âm p - p Chữ ghi âm p gồm có nét thẳng ngắn hơi chéo về bên phải,
nét thẳng đứng và nét móc hai đầu.
Âm r - r Chữ ghi âm r gồm có nét thắt và nét móc xuôi.
Âm s - s Chữ ghi âm s gồm có nét thắt nối liền nét cong hở trái.
Âm v - v Chữ ghi âm v gồm có nét móc ngược nối liền với nét thắt.
Âm x - x Chữ ghi âm x gồm có nét cong hở phải và nét cong hở trái.
- Từ việc học kỹ các nét cơ bản, sẽ giúp các em phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của 4 âm sau: d và b; p và q.
Ví dụ:
- Âm d có nét cong kín nằm bên trái, nét sổ thẳng.
- Âm b có nét cong kín nằm bên phải, nét sổ thẳng.
- Âm p có nét cong kín nằm bên phải, nét sổ thẳng xuống dưới.
- Âm q có nét cong kín nằm bên trái, nét sổ thẳng xuống dưới.
- Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đi sâu vào trọng tâm bài, giáo viên gọi học sinh so sánh để nhận biết điểm giống và khác nhau giữa âm này với âm khác.
Ví dụ: Khi dạy: d và đ giáo viên hỏi học sinh:
+ Giáo viên: giữa âm d và đ giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Học sinh: âm d và đ giống nhau là d, khác nhau là đ thêm dấu ngang. Để học sinh nhớ một cách chắc chắn hơn, giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc câu:
“d, đ hai chữ giống nhau
Chữ đ khác bởi trên đầu gạch ngang”
Tương tự như trên GV hướng dẫn học sinh nhận biết giữa âm e, ê giống nhau là e, khác nhau là ê có thêm dấu mũ. Hay Gv hướng dẫn học sinh học thuộc câu.
“e, ê giống tựa như nhau
ê thì đội mũ, e thì trống trơn”
Mặc dù những âm - chữ ghi âm đã học xong đã được nhận dạng trên bảng lớp, nắm được cấu tạo qua phân tích hay nhận dạng trên bộ chữ thực hành  Nhưng tôi vẫn còn nhận thấy học sinh nhầm lẫn âm này với âm khác.
Ví dụ: Như âm d, q để giúp học sinh khác khắc phục tình trạng trên vào
các tiết ôn tập (âm chữ ghi âm) tôi đố học sinh một câu đố để giúp các em thư giãn trong giờ học, đồng thời củng cố lại các âm và các nét cơ bản:
“Quả gì ở tận trên cao
Chẳng phải giếng đào mà có nước trong”
(là quả gì?)
+ Học sinh trả lời: là” quả dừa” ơ’ trên cao, giáo viên hỏi tiếp:
+ Hỏi: tiếng dừa có âm gì đứng trước đã học rồi? Trả lời: âm d giáo viên hỏi tiếp: Am d gồm mấy nét? Đó là những nét nào? Học sinh trả lời: có 2 nét: nét cong kín và nét thẳng; đến đây giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết dừa có chữ d, như vậy nét thẳng đứng sẽ lên cao trên nét cong, q thì ngược lại .
c. Đối với dạy học vần (tuần 7 - tuần 24)
* Hướng dẫn đọc cho học sinh.
- Phần Học vần tiếp tục rèn đọc cho các em, nhất là học sinh chưa hoàn thành. Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 1, tôi thấy việc học sinh ghép chữ ở bài khóa không có hiệu quả mà lại tốn thời gian, nên tôi tập trung cho học sinh đánh vần vần ở phần bài khóa và đọc trơn từ và câu ứng dụng. Gọi học sinh chưa hoàn thành đọc cá nhân (1- 2 em cùng đọc) và xen kẽ đồng thanh, không cho các em đọc cá nhân bài khóa hoặc câu khóa dài, như thế dẫn đến lớp học mất trật tự. Kéo dài thời gian đánh vần vần, giúp học sinh chưa hoàn thành khắc sâu vần, đọc và viết đúng vần. Để học sinh chưa hoàn thành đọc - viết được, tôi đã chú trọng việc đánh vần vần nhiều lần trong tiết học, tạo một đường mòn trong bộ nhớ học sinh.
* Ví dụ: Khi dạy bài: en - ên, trong bài ứng dụng: Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối. Cho học sinh chưa hoàn thành việc đánh vần vần lại hai câu đó từ 10 - 20 lần. Sau đó, tôi cho học sinh đọc trơn tiếng ngược từ cuối câu lên đầu câu khoảng 10 lần, lần sau nhanh hơn lần trước. Nếu học sinh chưa đọc trôi chảy thì cho đánh vần lại. Tiếp theo, cho các em đọc xuôi chỉ cần 3-5 lần, khi thấy học sinh đọc được rồi thì cho các em nhớ - viết hoặc nhìn viết hai câu đó vào vở.
- Để tránh đọc vẹt, trong phần câu và bài ứng dụng, tôi cho học sinh “đọc vỡ” từng chữ trước khi đọc cả câu. Cho học sinh đọc không theo thứ tự, quan sát phát hiện em nào “nhắp miệng” hoặc không đọc kịp thì gọi em đó đọc trơn. Nếu không đọc được thì cho đánh vần lại, cho học sinh đọc ngược từ cuối câu lên đầu câu.
Ví dụ: 	 Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả.
Hướng dẫn học sinh đọc như sau:
ả/oi/trưa/giữa/trời/gió/cho/thay/say/ngủ/bé/ru/mẹ/tay/từ/gió
- Sau khi học sinh đọc tiếng, từ, câu không theo thứ tự và đọc ngược thì tôi cho các em đọc xuôi, bây giờ bắt đầu chú ý đến nghĩa của câu. Học sinh đọc xuôi ở giai đoạn này để không “bị thuộc lòng sớm”.
- Khi dạy bài mới trong phần kiểm tra bài cũ, tôi đã đưa những vần mà học sinh dễ nhầm lẫn để củng cố kiến thức cũ và đồng thời so sánh với vần mới học, như vậy các em sẽ nắm vững vần hơn.
Ví dụ: ay - ai, eo - oe, ao - oa, iu - ui, uôn - un, ong - on, ăng - ăn, âng - ân, ung - un, eng - en, iêng - iên, uông - uôn, ương - ươn, ang - an, inh - in, ênh - ên, ôm - om, uôm - ôm, ôt - ot, ươt - ưt, ac - at, ăc - ăt, âc - ât, uc - ut, ưt - ưc, uôc - uôt, iêc - iêt, ach - ac, ôp - op
- Cứ tiếp tục như vậy đến tuần 13 cho học sinh đọc sách giáo khoa, báo, truyện thay cho bìa vàng. Còn bảng bin gô luôn sử dụng trong phần học âm và học vần để tạo điều kiện giúp đỡ các em chưa hoàn thành. Tôi thường xuyên mượn truyện tranh cho học sinh chưa hoàn thành đọc để nhớ mặt chữ.
- Không những cho học sinh đọc, viết trong môn Học vần mà các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, tôi lấy bài học đó, cho học sinh chưa hoàn thành rèn đọc và viết nhiều lần để các em nhớ lâu mặt chữ.
- Phần giải lao giữa tiết cũng là sân chơi của học sinh chưa hoàn thành, rèn cho các em tính mạnh dạn, hoạt bát, đồng thời rèn kỹ năng giao tiếp cho các em.
- Học sinh đọc bài khóa xong, tôi hướng dẫn các em viết, dành nhiều thời gian để giúp các em yếu tái hiện được con chữ vừa học. Trong câu lệnh tôi đã dùng yếu tố “Zêrô ngôn ngữ” để học sinh tập trung chú ý trong khi viết. Khi hướng dẫn viết vần mới học, nếu hai vần tương đồng về mẫu chữ, ví dụ như: (ung - ưng, ăng - âng, ong - ông, inh - ênh.) thì tôi chỉ viết mẫu một vần không viết mẫu tiếng và từ nhưng chủ yếu là quán xuyến lớp để mọi học sinh theo dõi lúc viết mẫu. Tôi vừa viết, vừa nói kĩ thuật viết, tạm dừng để quan sát học sinh thử có em nào lơ đãng không, sau đó cho học sinh viết bóng rồi viết bảng con nhiều lần, dành nhiều thời gian v

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_phu_dao_hoc_sinh_chua_hoan_thanh_phan_mon_h.doc