Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác học tập môn toán cho học sinh lớp 5C trường tiều học Thành Kim
Đất nước ta đang ngày càng phát triển. Trong sự phát triển đó chúng ta đang rất cần những con người có tri thức, kiến thức và kĩ năng để đưa đất nước tiến xa hơn theo kịp với các nước trên thế giới.
Để có nguồn nhân lực tốt phục vụ cho sự phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách, cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay.
Trong các trường học nói chung, ở trường tiểu học nói riêng hệ thống các môn học là một trong những nội dung cơ bản để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về tất cả các mặt: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. “Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam”[1]. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì:
- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc tốt môn Toán ở bậc Trung học.
- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có được phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong học tập và trong đời sống.
- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt; khả năng ứng xử và giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống; nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.[1]
Từ những lí do trên, tôi thấy không thể không chỉ dạy cho học sinh học môn Toán mà phải dạy làm sao để cho tất cả học sinh đều yêu thích môn Toán nhất là những học sinh tiếp thu chậm không thích học môn học này.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD& ĐT THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TỰ GIÁC HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5C” TRƯỜNG TIỀU HỌC THÀNH KIM Người thực hiện: Lưu Thị Phong Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Thành Kim Thạch Thành, Thanh Hoá SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán THANH HOÁ, NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Đất nước ta đang ngày càng phát triển. Trong sự phát triển đó chúng ta đang rất cần những con người có tri thức, kiến thức và kĩ năng để đưa đất nước tiến xa hơn theo kịp với các nước trên thế giới. Để có nguồn nhân lực tốt phục vụ cho sự phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách, cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay. Trong các trường học nói chung, ở trường tiểu học nói riêng hệ thống các môn học là một trong những nội dung cơ bản để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về tất cả các mặt: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. “Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam”[1]. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì: - Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc tốt môn Toán ở bậc Trung học. - Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có được phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong học tập và trong đời sống. - Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt; khả năng ứng xử và giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống; nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.[1] Từ những lí do trên, tôi thấy không thể không chỉ dạy cho học sinh học môn Toán mà phải dạy làm sao để cho tất cả học sinh đều yêu thích môn Toán nhất là những học sinh tiếp thu chậm không thích học môn học này. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh học tốt môn Toán thì ngay từ khi vào lớp 1 các em đã tiếp thu rất nhanh các kiến thức của môn học này. Các em luôn được thầy cô khen ngợi, bạn bè nể phục. Vì vậy các em có thêm niềm tin, sự hứng khởi để tiếp tục học tập. Còn những học sinh học chậm môn Toán thì ngược lại. Các em luôn có tâm lí mặc cảm thua kém bạn bè, dần dần các em mất đi hứng thú học tập và không thích học nó mỗi ngày. Những kiến thức Toán học của các em cũng vì vậy mà bị “hổng” dần từ lớp dưới đến lớp trên. Và khi bị thầy cô, bố mẹ thúc ép, nhắc nhở thì các em bắt đầu học nhưng càng cố học thì càng không hiểu gì và thấy đầu óc căng thẳng, các em luôn trong tâm trạng sợ hãi mỗi khi học đến giờ Toán. Để cân bằng được tâm lí và có thể tiếp tục ngồi học cùng bạn các em trở nên “chai lì” cảm xúc, mặc kệ thầy cô giáo muốn nói gì thì nói. Lại cũng có em không hiểu gì, chán quá quay sang nói chuyện chọc phá bạn xung quanh. Vậy làm sao chúng ta có thể giúp đỡ những học sinh này tiến bộ trong học tập cũng như có ý thức kỉ luật hơn trong giờ học Toán. Câu hỏi này đã được nhiều phụ huynh, giáo viên Tiểu học ở các trường đưa ra xem xét, thảo luận để tìm ra câu trả lời. Song chưa có biện pháp nào đem lại hiệu quả như mong muốn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh như vậy nhưng phải kể đến nguyên nhân về đặc điểm tâm lí, nguyên nhân chủ quan do đặc điểm của học sinh tạo nên, nguyên nhân về môi trường sống, môi trường hoạt động học tập của các em,... Để giảm thiểu tình trạng học sinh như vậy, là giáo viên trong trường Tiểu học, người chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước cha mẹ học sinh và xã hội về chất lượng học tập, giáo dục học sinh tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở trước thực trạng trên. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và tìm ra được: “Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác học tập môn Toán cho học sinh lớp 5C”, trường Tiểu học Thành Kim. 1.2.Mục đích nghiên cứu: - Để làm cơ sở lí luận cho việc xác định động cơ học tập của học sinh. - Để nắm chắc lí thuyết về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. - Để phân tích được nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không có động cơ học tập đúng đắn. - Để tìm ra được một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác học tập môn Toán cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu vấn đề tại sao học sinh tiếp thu chậm môn Toán không có mục đích, động cơ học tập và không thể tiếp thu một cách dễ dàng các kiến thức thuộc chương trình sách giáo khoa của môn học. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức tự giác học tập môn Toán cho học sinh chậm tiếp thu ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 5C trường Tiểu học Thành Kim nói riêng một cách triệt để, có hiệu quả. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. - Phương pháp quan sát, trò chuyện giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh. - Một số phương pháp hỗ trợ khác: đọc sách, tham khảo tài liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Năm 1983 tiến sĩ, giáo sư Howard Gardner – một chuyên gia hàng đầu về nhận thức và giáo dục của trường đại học Havard -Mỹ đã đưa ra nhận định: Việc đánh giá con người chỉ theo chỉ số IQ là chưa đủ. Ông cho rằng: Trong con người tồn tại cái gọi là trí thông minh đa dạng. Theo Howard Gardner: Trong mỗi người đều tồn tại 8 loại thông minh. Đó là: Thông minh về ngôn ngữ; Thông minh về Lôgic -Toán học; Thông minh về Âm nhạc; Thông minh về Thể chất; Thông minh về Không gian; Thông minh về Nội tâm; Thông minh về Giao tiếp xã hội. Tuy nhiên biểu hiện thông minh của từng người có sự khác nhau, không ai hay có ít người trong chúng ta có thể giỏi đồng đều cả 8 loại trí thông minh nhưng mỗi người vẫn đều có thể vượt trội trong một vài lĩnh vực nhất định. Tám lĩnh vực thông minh này rất khác nhau nhưng lại có giá trị tương đương nhau. Ta có thể khám phá, kích thích bồi dưỡng trí thông minh dù đang ở mức độ thấp hay cao bằng cách tạo ra nhiều cơ hội để các em tiếp xúc được với nhiều tình huống liên quan đến việc sử dụng các trí thông minh. Theo Howard Gardner thì học tập là một quá trình mang tính xã hội và tâm lí. Chính các giáo viên phải hiểu được mọi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng và không nên áp đặt chỉ số IQ để đánh giá học sinh của mình. Trẻ có thể tiếp cận để hiểu vấn đề từ nhiều góc độ. Vì vậy nếu trẻ không thể học theo cách mà bạn dạy trẻ thì bạn phải dạy trẻ theo cách mà trẻ muốn học. Còn một điều nữa đó là nếu trẻ thích thú với những gì mình học thì trẻ sẽ nhớ lâu hơn. Khi bạn hiểu được học sinh của mình thì cuộc sống và các khái niệm trở nên thú vị khi bạn dạy chúng. [2] Mặt khác, chúng ta cũng biết hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những giá trị, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định. Để hình thành hoạt động học cần: hình thành động cơ học tập; hình thành mục đích học tập; hình thành các hành động học tập. Theo thuyết tâm lí học hoạt động những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thoả mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động. Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được chia thành hai loại là động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Trong hai động cơ này thì động cơ bên trong được cho là tối ưu hoá trong lĩnh vực sư phạm”.[3] Từ việc nghiên cứu động cơ bên trong có tác động như thế nào đến hoạt động học tập, các nhà tâm lí học và giáo dục học trên thế giới đều đã cho thấy việc đánh giá có vai trò to lớn trong sự hình thành động cơ học tập ở học sinh. Các nghiên cứu và quan sát còn cho thấy rằng, trong những năm đầu ở bậc tiểu học thì tác động đánh giá của giáo viên giữ vai trò cơ bản trong quá trình khả năng tự đánh giá của học sinh. Người ta cũng nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của sự đánh giá sư phạm đến sự hình thành nhân cách của học sinh học chậm. Kết quả cho thấy, ở những năm đầu của bậc tiểu học, các học sinh học đuối có khuynh hướng đánh giá lại kết quả lao động học tập của mình. Một bộ phận học sinh bộc lộ xu thế đánh giá thấp mình. Những lời đánh giá, khen, chê - nghĩa là những loại khác nhau của sự củng cố bằng lời – là những tác động có tác dụng thúc đẩy hoạt động học tập. Tất cả các nhà nghiên cứu đều kết luận rằng: cần phải sử dụng những tác động đó một cách rất thận trọng, tế nhị, với sự tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá thể của học sinh, bởi vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến các động cơ nhất thời, tình huống của hoạt động học tập, mà khi sử dụng chúng một cách lâu dài còn hình thành nên sự tự đánh giá cũng như một loạt các đặc điểm nhân cách khác của học sinh nữa.[4] Bên cạnh những nghiên cứu của các nhà tâm lí học và giáo dục học nêu trên. Ta thấy rằng học sinh tiểu học là lứa tuổi mà các em có hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng. Do đó, để học sinh duy trì chất lượng học tập, duy trì hứng thú với môn học chúng ta phải khơi gợi được ý chí phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân của các em học sinh và cũng phải rèn luyện thường xuyên liên tục thì mới mong có được những thành công như mong đợi. Flavius Vegetius Renatus một chuyên gia quân sự La Mã đã từng nói: “Ít người sinh ra đã can đảm; rất nhiều người trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật” [1]. Điều này cho thấy ý chí và nghị lực của con người có thể rèn luyện được. Nhưng chúng ta sẽ rèn luyện chúng như thế nào thì George Sand một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp đã từng nói: “Mỗi người thay đổi từng ngày và vài năm trôi qua đã trở thành người hoàn toàn khác”[1], Henry David Thoreau một nhà văn, nhà thơ, nhà tự nhiên học, nhà sử học, nhà triết học, nhà địa hình học mẫu mực người Mỹ cũng đã từng nói: “Cũng như một bước chân đơn độc không thể tạo nên đường mòn trên mặt đất, một ý nghĩ đơn độc không thể tạo nên con đường của tư duy. Để xây dựng con đường hằn sâu xuống đất chúng ta phải qua lại rất nhiều”[1]. Điều này cho thấy con người chúng ta muốn có được một khả năng, một ý chí nào đó thì cần phải rèn luyện liên tục và lặp lại nhiều lần. Để có thể rèn cho học sinh tiểu học có hành vi ý chí cao, năng lực tự chủ vững vàng khi tham gia học tập thì không thể thiếu được yếu tố giáo dục. Hồ Chí Minh một nhà văn, một nhà thơ, một nhà quân sự, một nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam cũng đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”[1]. Điều này cho thấy người giáo viên phải xác định cho mình nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được đó là phải là người tìm ra những biện pháp, giải pháp tốt có thể giúp học sinh của mình tiến bộ, cải biến những biểu hiện chưa được tốt của các em. Giúp các em có thể học tốt các môn học hết khả năng có thể có của các em trong nhà trường. Trong các chủ trương, đường lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước, các nhà giáo dục đã đề xuất những định hướng làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng này cũng đã được thể hiện và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”(Luật giáo dục 2005, Chương I, Điều 5).[5]. “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh” (Luật giáo dục 2005, Chương II, Điều 28) [5].Đây chính là các quan điểm tiếp cận về đổi mới phương pháp dạy học và thực tiễn giáo dục nước ta. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1.Nhà trường Trường Tiểu học Thành Kim đóng trên địa bàn xã Thành Kim, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Là trường có bề dày thành tích trong công tác giáo dục, có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn. Bên cạnh đó, nhà trường còn có đội ngũ Ban giám hiệu dày dặn kinh nghiệm, luôn theo sát, quan tâm chú trọng đến chất lượng giáo dục. Toàn trường có 21 lớp. Theo điều tra, khảo sát chất lượng học sinh lớp 5 về môn Toán thì trung bình mỗi lớp sẽ có từ 3-4 em tiếp thu rất chậm môn Toán. Con số này tuy không nhiều, tuy nhiên để có thể giúp đỡ các em này tiếp thu bài và làm được bài môn Toán đạt chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản lại rất khó. Hầu hết tất cả các giáo viên trong trường luôn tìm mọi cách để giúp đỡ những học sinh này có thể học tốt hơn môn Toán nhưng chưa có được biện pháp tối ưu khắc phục được tình trạng này. 2.2.2.Học sinh Học sinh lớp 5 là học sinh cuối cấp Tiểu học, các con số, khái niệm toán học không còn mới lạ với các em. Tuy nhiên, việc nắm bắt các kiến thức liên quan đến các con số, khái niệm Toán học của những học sinh tiếp thu chậm môn Toán lại vẫn mới mẻ như chưa được biết đến bao giờ và không sao nắm chắc được bản chất của khái niệm. Năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5C. Đây là lớp có nhiều học sinh tiếp thu chậm môn Toán nhất khối. Toàn lớp có 22 em. Qua khảo sát chất lượng đầu năm cũng như quan sát quá trình tiếp thu bài và làm bài trên lớp của các em tôi thấy lớp chỉ có 6 em tiếp thu bài môn Toán rất tốt đó là các em: Nhi, Duy, Ngọc Anh, Xuân Minh, Dung, Khiêm; có 10 em tiếp thu và nắm được kiến thức cơ bản của môn học đó là các em: Dương, Khánh, Quang Minh, Vy, Dũng, Nguyên, Mai, Thạch, Sang, Phong. Số còn lại tiếp thu bài chậm, nhiều bài các em không hiểu gì mặc dù cô giáo đã giảng đi giảng lại nhiều lần. Khi học, các em không tập trung chú ý, còn hay nói chuyện riêng, làm việc riêng, đó là các em: Hải, Hiệp, Hồng, Nga, Thiên, Huy. Trong 6 em này có 2 em sức khoẻ yếu hay nghỉ học, đó là em: Huy, Thiên. Đây là những học sinh cần được giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiều của giáo viên, phụ huynh học sinh, các bạn cùng lớp trong việc hướng dẫn cách học cũng như kèm cặp, giúp đỡ để các em tiến bộ trong môn Toán. Qua tiếp xúc, trò chuyện với những học sinh này, cũng như quan sát việc tiếp thu bài, làm bài của các em ở trên lớp, cùng với nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu có liên quan. Tôi thấy, nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên ở những học sinh tiếp thu chậm môn Toán đó là: - Các em không có mục đích, động cơ học tập - Các kiến thức trong chương trình khó hiểu, không hấp dẫn thu hút các em. - Một số em có bản tính hiếu động, kém tự chủ, khả năng tiếp thu chậm. - Một số khác hổng kiến thức, sức khoẻ yếu, bố mẹ chưa quan tâm sát sao việc học tập ở nhà. 2.2.3.Cha mẹ học sinh: Năm học 2017-2018, lớp 5C do tôi chủ nhiệm có tổng số 23 học sinh. Trong đó có 1HS khuyết tật. Tất cả phụ huynh của lớp đều mua sắm đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập cho con mình đến trường. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của đa số các phụ huynh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cùng với việc khó khăn về kinh tế, những phụ huynh này cũng không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. Toàn lớp chỉ có 5 phụ huynh gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, công việc ổn định, rất quan tâm đến việc học của con. Số phụ huynh còn lại không có công việc ổn định, mức thu nhập thấp, ít quan tâm đến việc học của con. Trong 17 phụ huynh còn lại này, có 3 trường hợp phụ huynh sống trong cảnh “gà trống nuôi con” các em thiếu vắng sự chăm sóc của người mẹ, đó là trường hợp của các em: Trần Mỹ Dung, Nguyễn Ngọc Mai và Nguyễn Văn Thiên. Tuy nhiên em Dung vẫn được bố quan tâm chăm lo đến việc học hành, còn em Mai và em Thiên thì bố không để ý đến việc học của con như thế nào, các em tự học được đến đâu thì học. Bố của em Thiên còn hay cờ bạc không nuôi nổi em nên em sống cùng với ông bà. Ông, bà già yếu không có kiến thức để dạy dỗ, lại phải nuôi 3 đứa cháu nên cũng không đủ sức để quan tâm đến việc học của em Thiên; 2 phụ huynh của em Nguyễn Minh Hải, Trịnh Bảo Nga biết con mình học chậm, cũng cố gắng dạy nhưng các em không tiến bộ. Mặt khác, kiến thức dạy học của các phụ huynh này cũng có hạn nên họ phó mặc cho thầy giáo, cô giáo dạy dỗ các em; 1phụ huynh điều kiện kinh tế khá giả nhưng mải làm ăn buôn bán, ít quan tâm đến việc học của con, đó là phụ huynh của em Nguyễn Văn Hiệp. Dưới đây là bảng thống kê mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành môn Toán của học sinh lớp 5C đầu năm học 2017-2018. Số lượng tính: 22 học sinh: Mức Môn Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Toán 6 26% 10 48% 6 26% Trước thực trạng trên vào đầu năm học, tôi đã rất quan tâm, kèm cặp các em ở trên lớp, nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn thêm ngoài giờ học, tăng buổi tăng tiết ngoài lịch dạy học của nhà trường nhưng kiến thức và bài tập các em làm được cũng chẳng được bao nhiêu. Các em vẫn rất chậm hiểu bài và không hoàn thành hết được các bài tập cơ bản ở trong SGK hoặc có hoàn thành được các bài tập đó nhưng không đúng theo thời gian quy định. Các em có tâm lí không muốn học, ngại học khi đến tiết Toán nên thường lấy sách vở thật chậm, ghi chép đề bài cũng thật chậm, nói chuyện riêng, làm việc riêng mong sao cho nhanh hết giờ để không phải làm bài hoặc nhanh đến phần chữa bài để chỉ việc chép bài vào vở coi như cũng hoàn thành đủ các bài tập. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Từ thực trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng học sinh tiếp thu chậm môn Toán ở lớp 5C, trường Tiểu học Thành Kim tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 2.3.1.Trao niềm tin, ý chí, động lực cho các em Có một thực tế là những học sinh học tiếp thu chậm môn Toán không tự tin vào bản thân, vào những gì mình làm được ở môn học. Các em không có ý chí, động lực để học và các em nghĩ rằng mình thực sự không biết gì về môn học này. Đấy có phải là sự thật không hay là sự nhầm tưởng của các em. Theo như trình bày ở phần cơ sở thực tiễn, mỗi một người đều tồn tại 8 loại trí thông minh. Tuy nhiên biểu hiện thông minh của mỗi đứa trẻ có sự khác nhau. Những trẻ có trí thông minh lôgic –Toán học phát triển thì học tốt môn Toán còn những trẻ có trí thông minh lôgic –Toán phát triển thấp thì học không được tốt môn học này. Song chúng ta lại vẫn có thể khám phá, kích thích, bồi dưỡng trí thông minh này để chúng phát triển bẳng cách tạo ra nhiều cơ hội để các em có thể tiếp xúc với nhiều tình huống có liên quan đến việc sử dụng trí thông minh lôgic- Toán học. Với phát hiện quan trọng về khả của của con người của Howard Gardner, tôi đã truyền đạt đến tất cả học sinh lớp tôi một niềm tin rằng tất cả các em đều là những con người rất thông minh chẳng qua các em chưa khám phá hết mình thông minh trong lĩnh vực nào mà thôi. Tôi giải thích cho học sinh tiếp thu chậm môn Toán thấy rằng các em không phải là không có trí thông minhToán học chỉ là trí thông minh này của các em không phát triển ở mức cao. Song các em vẫn có thể làm cho nó phát triển lên nếu các em chịu khó học tập, rèn luyện nó mỗi ngày.
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_tu_giac_hoc_tap_mon_toan_ch.doc