Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi thpt quốc gia môn Địa lí lớp 12 theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi thpt quốc gia môn Địa lí lớp 12 theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan

Giáo dục phổ thông nước ta trong đó có bộ môn Địa lí đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển đổi cách đánh giá sao cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn hiện nay.

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá môn học trong đó có môn Địa lí là vấn đề tất cả các giáo viên nói chung và môn Địa lí cần quan tâm hiện nay.

Để góp phần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục thì bắt đầu từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức thi Trung học phổ thông Quốc gia, xét tuyển vào Đại học - Cao đẳng với việc triển khai thi 3 môn Văn, Toán, Anh và 2 tổ hợp môn tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và tổ hợp môn xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân) trong đó tất cả các môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (trừ môn Văn thi theo hình thức tự luận). Với những thay đổi của kì thi, cùng với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, các trường đã tích cực hướng dẫn học sinh ôn thi theo hướng tiếp cận chuẩn hóa đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên quá trình biên soạn đề và tổ chức ôn tập sao cho hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình thi hiện nay khiến cho giáo viên gặp nhiều khó khăn.

 

docx 76 trang thuychi01 42043
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi thpt quốc gia môn Địa lí lớp 12 theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
---–˜&˜—---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI 
THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THEO HƯỚNG 
TIẾP CẬN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
 Người thực hiện: Đỗ Thị Nga
 Chức vụ : giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ Sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Địa lí ở trường trung học phổ thông hiện nay.
3
2.3.Một số biện pháp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi môn Địa lí theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 12.
4
2.3.1. Hiểu rõ nội dung cơ bản về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh để biên soạn đề thi đáp ứng yêu cầu đổi mới thi hiện nay.
4
2.3.2. Tìm hiểu, phân tích, biên soạn đề thi trên cơ sở tiếp cận đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo.
4
2.3.3. Nắm vững quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
7
2.3.4. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
11
2.3.5. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các mức độ nhận thức
14
2.3.6. Xây dựng ngân hàng đề và biên soạn đề thi môn Địa lí theo hướng tiếp cận đề thi chuẩn hóa của Bộ giáo dục và đào tạo
15
2.3.7. Tổ chức ôn thi hiệu quả môn Địa lí cho học sinh.
16
2.3.8. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm.
16
2.3.9. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
17
3 . KẾT LUẬN
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO	
21
PHỤ LỤC	
Trang
Phụ lục 1 : Biên soạn một số câu hỏi ôn tập môn Địa lí theo bài, theo các mức độ nhận thức (chương trình 11 và 12)
1
Phụ lục 2: Một số đề thi được biên soạn theo cấu trúc đề của Bộ giáo dục và Đào tạo
29
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục phổ thông nước ta trong đó có bộ môn Địa lí đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển đổi cách đánh giá sao cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn hiện nay. 
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá môn học trong đó có môn Địa lí là vấn đề tất cả các giáo viên nói chung và môn Địa lí cần quan tâm hiện nay. 
Để góp phần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục thì bắt đầu từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức thi Trung học phổ thông Quốc gia, xét tuyển vào Đại học - Cao đẳng với việc triển khai thi 3 môn Văn, Toán, Anh và 2 tổ hợp môn tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và tổ hợp môn xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân) trong đó tất cả các môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (trừ môn Văn thi theo hình thức tự luận). Với những thay đổi của kì thi, cùng với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, các trường đã tích cực hướng dẫn học sinh ôn thi theo hướng tiếp cận chuẩn hóa đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên quá trình biên soạn đề và tổ chức ôn tập sao cho hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình thi hiện nay khiến cho giáo viên gặp nhiều khó khăn. 
 Trong 2 năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019, tôi cùng tổ chuyên môn đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, biên soạn được một số đề trắc nghiệm nhằm thỏa mãn các yêu cầu đề thi hiện nay đưa ra như : xây dựng các đề tương đương theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm của Bộ, trong phòng thi có nhiều mã đề (24 mã đề); cho học sinh tiến hành ôn tập, kiểm tra và thi thử nghiêm túc theo tinh thần thi cử hiện nay...trong đó việc biên soạn đề và ôn tập để đạt hiệu quả cao là điều rất quan trọng .Vì vậy tôi xin mạnh rạn lựa chọn đề tài: ”Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi thpt Quốc gia môn Địa lí lớp 12 theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan ” để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh khối 12 Trường trung học phổ thông Chu Văn An- thành phố Sầm Sơn - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng hầu như trong suốt đề tài với nguồn tài liệu được sử dụng có thể gồm các dạng : các văn bản Nghị định, Nghị quyết về vấn đề giáo dục; các tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ giáo dục và đạo tạo...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để xử lí các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá môn Địa lí ở trường phổ thông, từ đó tác giả đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi trung học phổ thông quốc gia cho học sinh lớp 12.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, giáo viên trực tiếp quan sát quá trình học sinh học tập tại lớp, trong giờ kiểm tra để tìm hiểu thái độ, hứng thú, tính tích cực học tập, kĩ năng làm bài, kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh để từ đó rút ra được ưu khuyết điểm mà phương pháp mình đang áp dụng, trên cơ sở đó điều chỉnh để đạt được kết quả như đề tài mong muốn. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Để khẳng định kết quả của đề tài nghiêm cứu chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp 12 D3 và 12D4 trường THPT Chu Văn An - TP Sầm Sơn. Hai lớp có sĩ số và chất lượng học tập ngang nhau. Trong đó lớp 12D3 là lớp đối chứng, lớp 12D4 là lớp thực nghiệm .
 - Phương pháp điều tra, khảo sát: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trong điều tra xã hội học. Tức là tiến hành các cuộc nói chuyện dưới dạng hỏi – đáp trực tiếp và lấy phiếu thăm dò của giáo viên và học sinh lớp 12 . 
 2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận 
Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội. 
Đặc biệt, từ năm 2017, ở nước ta Bộ giáo dục và đào tạo đã chuyển hình thức thi trung học phổ thông từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm khách quan đối với tất cả các môn (trừ môn Văn thi theo hình thức tự luận). Việc thay đổi hình thức thi cử từ tự luận sang thi trắc nghiệm là một thay đổi phù hợp trong quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục . Đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm:
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng hơn, hạn chế tình trạng gian lận trong thi cử. Khối lượng kiến thức cần kiểm tra được nhiều hơn.
- Tạo thuận lợi về mặt thời gian, tâm lí cho giáo viên khi chấm thi. Giáo viên biên soạn đề thi có điều kiện đào sâu, khai thác, bộc lộ kiến thức chuyên môn của mình thông qua việc đặt câu hỏi.
- Có thể kết hợp cả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học làm một. Như vậy sẽ giảm đáng kể căng thẳng cho xã hội, vừa tiết kiệm được chi phí tổ chức. 
 Để đáp ứng được điều đó toàn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính cực của học sinh trong hoạt động kiểm tra , đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt . Điều này giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giáo viên điều chỉnh phương pháp giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Thực trạng việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Địa lí ở trường trung học phổ thông.
Bộ môn Địa lí luôn giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ. Nhưng do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, chức năng của bộ môn này, nhiều học sinh tỏ ra thái độ thờ ơ, coi thường, đối xử không công bằng với bộ môn này. Số học sinh lựa chọn bộ môn Địa lí để xét Đại học - Cao đẳng cũng ngày càng ít đi, nhất là từ khi tổ hợp Văn – Sử - Địa ở các trường quân đội, công an được thay bằng tổ hợp Văn – Toán – Sử. Nhiều học sinh không thích học môn Địa lí vì cho rằng đó là môn học phụ của khối C không cần học nhiều. Một bộ phận giáo viên trong quá trình kiểm tra, đánh giá vẫn yêu cầu học thuộc lòng nhiều hơn là mức độ hiểu và vận dụng các kỹ năng phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét.
Kể từ sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm đối với các môn thuộc tổ hợp môn thi Khoa học xã hội (bao gồm Sử, Địa, Giáo dục công dân) thì số lượng thí sinh đăng ký các môn này được lựa chọn nhiều hơn: Tính chung cả nước số học sinh lựa chọn tổ hợp xã hội để xét tốt nghiệp và xét Đại học – Cao đẳng ngày càng tăng, năm 2017 là 43% và năm 2018 là 48%, tăng 5%. Tại trường trung học phổ thông Chu Văn An chúng tôi, năm 2018 số học sinh đăng ký thi tổ hợp môn xã hội chiếm 56.9% với 275/483 học sinh và năm 2019 cũng tăng lên, chiếm 65.2% với 302/463 học sinh, tăng 8.3% so với năm ngoái. Điều này cho thấy các môn xã hội nói chung và môn Địa lí nói riêng đã được học sinh quan tâm hơn trong quá trình học tập và thi cử. 
Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, soạn đề, hướng dẫn học sinh ôn tập, bản thân chúng tôi đã rút ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả ôn tập thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh lớp 12 nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi đề thi và cách thi hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo.
2.3. Một số biện pháp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi môn Địa lí theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 12.
2.3.1. Hiểu rõ nội dung cơ bản về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh để biên soạn đề thi đáp ứng yêu cầu đổi mới thi hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. 
Vì vậy để biên soạn được đề thi đáp ứng yêu cầu đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh người giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
- Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
- Sự hỗ trợ của giáo viên trong tổ chuyên môn: Đây là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc.
- Tham gia tích cực các hoạt động chuyên môn: 
- Thường xuyên trau dồi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài trường .
2.3.2. Tìm hiểu, phân tích, biên soạn đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo.
2.3.2.1. Tìm hiểu, phân tích đề minh họa môn Địa lí của Bộ Giáo dục và đào tạo.
2.3.2.1.1.Tìm hiểu, phân tích đề thi minh họa môn Địa lí năm 2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Ngày 24 tháng 01 năm 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo chính thức công bố đề minh họa năm 2018 cho các môn thi .
Cụ thể 
* Về thời gian: 50 phút với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
* Cấu trúc đề thi:
Bảng 1: Cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục môn Địa lí năm2018
Chương trình lớp
Nội dung đề minh họa
Lý thuyết
Thực hành
Tổng số câu 
11
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước.
1
1
Bài 9: Nhật Bản
1
1
Bài 10: Trung Quốc
1
1
Bài 11: Đông Nam Á
3
2
5
12
Địa lí Tự nhiên
2
Địa lí Dân cư
1
1
2
Địa lí Kinh tế
6
1
7
Địa lí các vùng kinh tế
10
10
Thực hành đọc Atlat
10
10
Thực hành xác định dạng biểu đồ
1
11+12
25
15
40
* Về phân bố chương trình: 
- Chương trình lớp 11: Với 8 câu hỏi chiếm tỉ lệ là 20% 
- Chương trình lớp 12: Với 32 câu chiếm tỉ lệ 80%
* Về mức độ nhận thức và phân bố đáp án trả lời: 
- Về mức độ nhận thức: 
Các câu hỏi được sắp xếp thứ tự theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. 
- Về phân bố đáp án trả lời: 
Đáp án bao gồm có 4 phương án trả lời là A , B, C, D 
* Về nội dung: 
- Đề minh họa có sự sắp xếp từ dễ đến khó theo ma trận kiến thức, bám sát định hướng đánh giá năng lực người học và phù hợp với tinh thần đổi mới hoạt động dạy và học hiện nay.
2.3.2.1.2. Tìm hiểu, phân tích đề thi minh họa môn Địa lí năm 2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo. 
- Ngày 06/12/2018 , Bộ GD và ĐT đã công bố bộ đề tham khảo THPT Quốc gia năm 2019 cho tất cả các môn thi.
Bảng 2: Cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục môn Địa lí năm 2019
Chuyên đề
 Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
1.Địa lí khu vực và QG
0
2
0
0
2
2. Điạ lí tự nhiên
3
2
0
0
5
3.Địa lí dân cư
1
1
0
0
2
4.Địa lí các ngành KT
1
1
3
1
6
5.Địalí vùng kinh tế
0
1
5
4
10
6. Kỹ năng
8
3
2
2
15
7. Tổng câu
13
10
10
7
40
Cụ thể 
* Về thời gian: 50 phút với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
* Cấu trúc đề thi:
- Câu hỏi lí thuyết: 25 câu (chiếm 62,5%)
- Câu hỏi thực hành:15 câu (chiếm 37,5%)
* Về phân bố chương trình: 
- Chương trình lớp 11: Với 4 câu hỏi chiếm tỉ lệ là 10% 
- Chương trình lớp 12: Với 36 câu chiếm tỉ lệ 90%
* Về mức độ nhận thức và phân bố đáp án trả lời: 
- Về mức độ nhận thức: 
Các câu hỏi được sắp xếp thứ tự theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. 
- Về phân bố đáp án trả lời
Đáp án bao gồm có 4 phương án trả lời là A , B, C, D 
* Về nội dung: 
- Đối với môn Địa lí , nội dung đề thi được chia làm 2 phần : Phần kiến thức và phần kĩ năng .
- Đề thi phù hợp với từng mức độ nhận thức , phân hóa từ dễ đến khó. 
- Đề có sự hấp dẫn với nhiều câu hỏi giải thích và vận dụng đưa ra giải pháp. Vì vậy có thể phân hóa được học sinh theo mục đích xét tuyển. 
2.3.2.2. Biên soạn đề thi ôn tập cho học sinh theo hướng đảm bảo cấu trúc của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Đảm bảo đúng tỉ lệ của các bài trong chương trình địa lí: Từ năm 2018 kiến thức sẽ nằm trong cả chương trình lớp 11 và lớp 12. (theo cấu trúc đề minh họa)
- Đảm bảo tỉ lệ các mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp, vận dụng cao: 60% - 40%.
- Đảm bảo tỉ lệ của các đáp án: Có một trong 4 đáp án có tỉ lệ 10% (tránh thói quen học sinh chọn một đáp án, các em sẽ chỉ được 1,0 điểm, dẫn đến bị điểm liệt).
2.3.3. Nắm vững quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
2.3.3.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra.
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra. Đề kiểm tra có các hình thức sau: 
	- Đề kiểm tra tự luận
	- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
	- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. 
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến hình thức trắc nghiệm khách quan. 
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Thiết lập ma trận đề kiểm tra gồm các thao tác sau :
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra .
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung)
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra .
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung ) tương ứng với tỉ lệ % .
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi phần.
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột .
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột .
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. 
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
	Để các câu hỏi biên soạn trong đề đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau (đối với câu hỏi nhiều lựa chọn): 
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra 
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể
- Hạn chế trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn
- Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm, thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
- Đối chiếu từng câu hỏi (phần dẫn) và phần lựa chọn đáp án, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác
- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? 
- Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh.
- Hoàn thiện đề.
2.3.3.2. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm.
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan như : Trắc nghiệm nhiều lựa chọn; Trắc nghiệm Đúng, Sai; Trắc nghiệm điền khuyết hoặc trả lời ngắn; Trắc nghiệm ghép đôi. Trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia câu hỏi được sử dụng chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
2.3.3.2.1.Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Câu câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn gồm 2 phần: 
Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi 
Phần 2: các phương án để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu 
2.3.3.2.2. Yêu cầu chung khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng . Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp. 
Ví dụ: Biển Đông nước ta có diện tích là
A. khoảng 1 triệu km2. 	B. 3,447 triệu km2.	
C. 3,477 triệu km2.	D. 3,744 triệu km2.
 Câu trắc nghiệm này chỉ đo kết quả học tập là "Nhớ lại được diện tích của Biển Đông nước ta.”
- Tập trung vào một vấn đề duy nhất: 1 câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu trắc nghiệm khách quan, người viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất).
Ví dụ :Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi đặc điểm vị trí nước ta
A. nằm gần xích đạo.	B. giáp biển.
C. nằm trong khu vực nội chí tuyến.	D. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.
- Dùng từ một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra: Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp. 
- Trán

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_on_thi_thpt_quoc_gia_mon.docx