Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các chủ đề tại trường mầm non Nga Điền
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh Nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp tư tưởng, đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Cuộc đời cách mạng sôi nổi của Người mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ chúng ta học tập và noi theo. Tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một điển hình. Đạo đức nổi bật của Người là lòng yêu nước, thương dân, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu thiên nhiên, căm thù giặc, tinh thần vượt khó khăn gian khổ trong cuộc sống, chiến đấu cũng như lao động, niềm lạc quan tin tưởng vào sự thắng lợi của đất nước. Để thế hệ mai sau mãi ghi nhớ công lao to lớn của Bác, mãi nhớ một tấm gương tỏa sáng là một tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam.
Lúc sinh thời Người đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho các em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng trong “chiến lược” trồng người Bác Hồ đã đề ra nhiệm vụ quan trọng của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[1].
Trong chiến lược đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ măng non của đất nước vì: “Ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”[2] Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong những năm gần đây Đảng và nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đặc biệt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Vì giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người và sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Để sau này trẻ thành người tốt và hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp: Lễ phép, ngoan ngoãn, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, vừa đủ tài, đủ đức, vừa hồng, lại vừa chuyên. Để làm được điều đó hơn lúc nào hết phải lồng ghép nội dung giáo dục “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Đây là vấn đề hết sức cần thiết, bởi vì trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu. “Uốn cây từ thuở còn non - dạy con từ thuở con còn thơ ngây” [3]. Trẻ em lúc còn nhỏ và mới lớn là lúc trẻ rất dễ đồng cảm với mọi thứ xung quanh. Mọi hoạt động hằng ngày của mọi người cũng như cách đối nhân xử thế điều được tâm trí của trẻ lưu nhớ kỹ và bắt chước làm theo, thế nên mỗi người cần phải làm như thế nào để trẻ có thể trở thành những đứa trẻ ngoan, biết phân biệt xấu, tốt. Nuôi dưỡng và vun đắp cho tâm hồn trẻ thơ thêm tươi sáng là niềm mơ ước của tất cả chúng ta nói chung, và bản thân tôi nói riêng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA ĐIỀN Người thực hiện: Đinh Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Điền SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn THANH HOÁ, NĂM 2018 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh Nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp tư tưởng, đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Cuộc đời cách mạng sôi nổi của Người mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ chúng ta học tập và noi theo. Tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một điển hình. Đạo đức nổi bật của Người là lòng yêu nước, thương dân, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu thiên nhiên, căm thù giặc, tinh thần vượt khó khăn gian khổ trong cuộc sống, chiến đấu cũng như lao động, niềm lạc quan tin tưởng vào sự thắng lợi của đất nước... Để thế hệ mai sau mãi ghi nhớ công lao to lớn của Bác, mãi nhớ một tấm gương tỏa sáng là một tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam. Lúc sinh thời Người đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho các em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng trong “chiến lược” trồng người Bác Hồ đã đề ra nhiệm vụ quan trọng của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[1]. Trong chiến lược đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ măng non của đất nước vì: “Ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”[2] Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong những năm gần đây Đảng và nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đặc biệt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Vì giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người và sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Để sau này trẻ thành người tốt và hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp: Lễ phép, ngoan ngoãn, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, vừa đủ tài, đủ đức, vừa hồng, lại vừa chuyên. Để làm được điều đó hơn lúc nào hết phải lồng ghép nội dung giáo dục “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Đây là vấn đề hết sức cần thiết, bởi vì trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu. “Uốn cây từ thuở còn non - dạy con từ thuở con còn thơ ngây” [3]. Trẻ em lúc còn nhỏ và mới lớn là lúc trẻ rất dễ đồng cảm với mọi thứ xung quanh. Mọi hoạt động hằng ngày của mọi người cũng như cách đối nhân xử thế điều được tâm trí của trẻ lưu nhớ kỹ và bắt chước làm theo, thế nên mỗi người cần phải làm như thế nào để trẻ có thể trở thành những đứa trẻ ngoan, biết phân biệt xấu, tốt. Nuôi dưỡng và vun đắp cho tâm hồn trẻ thơ thêm tươi sáng là niềm mơ ước của tất cả chúng ta nói chung, và bản thân tôi nói riêng. Mặc dù nội dung giáo dục “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai và đưa vào áp dụng trong nhiều năm qua, tuy nhiên việc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng đang còn chung chung chưa có bước đột phá, dạy tùy hứng vào bài học chưa có kế hoạch cụ thể và đặc biệt mới chỉ giáo dục trẻ chủ yếu ở chủ đề “ Quê hương – Đất nước Bác Hồ” chứ chưa mở rộng sang các chủ đề khác do vậy chưa tạo được nề nếp thói quen tốt cho học sinh, phong trào rèn luyện thể thao ở trường chưa thường xuyên, tỷ lệ trẻ biết chăm sóc cơ thể, chăm sóc vật nuôi, cây trồng và giữ gìn vệ sinh môi trường, hành vi văn hóa còn hạn chế. Bên cạnh đó giáo viên chưa tập trung nhiều đến việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tấm gương đạo đức của Bác vào các chủ đề giáo dục còn hạn chế. Chính vì vậy, là một giáo viên đứng lớp 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy dạy trẻ nề nếp, định hướng cho trẻ về tương lai là rất cần thiết, sống học tập và làm việc theo “Tấm gương đạo đức của Bác” là nền tảng. Đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi nghiên cứu đề tài“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các chủ đề tại trường mầm non Nga Điền” làm đề tài sáng kiến cho mình năm học 2017 – 2018. 1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp trẻ mẫu giáo 5 –6 tuổi có được những hiểu biết về Bác Hồ, để từ đó giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của Bác, để từ đó biết được những đức tính tốt đẹp của con người mới xã hội Chủ Nghĩa như: tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người. Biết học tập và làm theo lời dạy của Bác như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, biết sống sạch sẽ, gọn gàng... theo lời dạy của Bác một cách có hiệu quả nhất để trở thành người tốt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trẻ mẫu giáo lớp Hoa Hồng 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Điền 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến đề tài, nắm chắc kiến thức Về Bác Hồ để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp thực hành trải nghiệm tại lớp. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Hưởng ứng đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang chỉ đạo lồng ghép tích hợp nội dung cuộc vận động vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân trong đó có Bậc học mầm non. Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa và cần thiết vì nó là một tài sản vô cùng qúi báu của Đảng ta, của dân tộc ta và cũng là một trong những cơ sở giáo dục vững chắc của nền giáo dục Việt Nam. Bởi giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác cũng chính là trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản để trẻ sống, lao động và trẻ học làm người. Không chỉ vậy, học tập tấm gương của Người còn giúp trẻ biết yêu quê hương, yêu đất nước và yêu con người Việt Nam. Giáo dục tấm gương của Bác ngay từ những năm đầu đời cho trẻ chính là ươm mầm cho cả thế hệ mai sau “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non có tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...” [4] Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi ham hiểu biết thích tìm hiểu về thế giới xung quanh để phát triển toàn diện nhân cách, chuẩn bị đầy đủ tâm thế cho trẻ vào lớp1 và các cấp học phổ thông. Do vậy cần lựa chọn các nội dung phù hợp để dạy trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tức là dạy trẻ biết yêu thương, đoàn kết, biết giúp đỡ, lắng nghe, chia sẻ, biết làm các công việc tự phục vụ, biết thực hành tiết kiệm, vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và người lớn, biết lễ phép, kính trên nhường dưới. Cũng như trong xã hội hiện nay, trẻ em là vấn đề cần quan tâm nhất vì chúng là những nhân tài tương lai của quốc gia mà muốn thành nhân tài thì đòi hỏi chúng cần phải có đức hạnh. Vậy ai sẽ là người dìu dắt trẻ trở thành “Đức hạnh hiền tài” . Đó là những trăn trở của nhiều người làm giáo dục, trong đó có tôi. Chính vì vậy, việc lồng ghép, tích hợp giáo dục nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ ngay từ thủa ban đầu. Năm học 2017 - 2018, tôi đã cố gắng học hỏi, tìm tòi, trau dồi thêm những kiến thức hiểu biết về Bác để đưa các nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào tất cả các chủ đề giáo dục. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1 Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào, hoạt động như: Đọc các câu chuyện về Bác Hồ thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, các hội thi kể chuyện về Bác, sưu tầm các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên Cán bộ giáo viên sưu tầm thêm bài hát, câu chuyện, bài thơ, câu đố về Bác để dạy trẻ. Khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên tham gia hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Đảng bộ, đoàn thanh niên xã Nga Điền tổ chức. Bản thân nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm. Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào hoạt động, các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian nói về Bác. 2.2.2. Khó khăn: Việc sưu tầm các câu chuyện, hình ảnh về Bác; lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tình cảm của trẻ thông qua tấm gương của Bác vào các chủ đề; giáo dục tấm gương của Bác thông qua các ngày hội, ngày lễ, qua các trò chơi; kết hợp, tuyên truyền với phụ huynh trong việc giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ của bản thân còn hạn chế. - Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin. Trẻ chưa hiểu nhiều về Bác Hồ. - Đa số trẻ có bố mẹ là nông dân, trẻ ít được bố mẹ kể về Bác Hồ cũng như ít được tiếp xúc những thông tin về Bác. - Các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề giáo dục tấm gương của Bác cho con cháu noi theo. Từ những thực trạng trên, tôi bắt đầu đi vào khảo sát chất lượng trẻ về lĩnh vực tình cảm, kỹ năng xã hội để nắm bắt được khả năng của trẻ lớp mình từ đó tôi có biện pháp giáo dục phù hợp: Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát: ( Tháng 9/2017) (Kèm theo bảng khảo sát đầu năm ở phụ lục 1) Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Tỷ lệ trẻ ngoan ngoãn, thật thà lễ phép. Trẻ yêu thương, nhường nhịn các bạn trong lớp, lắng nghe, chia sẻ, chờ đến lượt khi tham gia các hoạt động. Trẻ biết chăm sóc và rèn luyện cơ thể. Trẻ có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật, chăm sóc cây cối, biết tiết kiệm điện, nước, giữ gìn, môi trường, có hành vi văn minh trong ăn uống đặc biệt là trẻ có hiểu biết về Bác Hồ, thuộc nhiều bài thơ, câu chuyện kể về Bác còn nhiều hạn chế từ đó đã thôi thúc tôi quyết tâm tìm tòi, mạnh dạn đưa ra các giải pháp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các chủ đề giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả khá khả thi đó là: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào chủ đề . Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức ý nghĩa và cần thiết. Bởi đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng, biểu tượng về Bác Hồ gần gũi, thân thương là hình ảnh của Bác với các cháu thiếu nhi. Nội dung giáo dục trẻ về Bác Hồ kính yêu luôn được củng cố và mở rộng qua các chủ đề trong năm học. Nhằm cung cấp những tình cảm, những hiểu biết về Bác đối với trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Đồng thời qua đó giáo dục trẻ học tập tấm gương đạo đức của Bác. Căn cứ vào, nội dung giáo dục, dựa trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ, dựa vào mục tiêu, nội dung giáo dục cho trẻ 5 –6 tuổi để chủ động trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ của mình, từ đó tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện tích hợp nội dung giáo dục trẻ học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trước khi đưa các nội dung giáo dục trẻ tôi xây dựng kế hoach với nội dung giáo dục trẻ phù hợp. Thường xuyên đọc thơ, kể chuyện về Bác cho trẻ nghe, cho trẻ xem các video về Bác. Để trẻ có những hiểu biết về Bác Hồ và cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của Bác giành cho mọi người, đặc biệt là các em thiếu niên, nhi đồng. Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Không chỉ có tài năng, Bác còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời. Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân. Mỗi mẩu chuyện về Bác là một bài học đạo đức nhẹ nhàng, thấm thía. “Học tập tốt, lao động tốt”, “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”[5] là những lời dạy mà mỗi chúng ta không thể nào quên được. Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi: Dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn. - Trẻ biết ngày 19 tháng 5 là ngày sinh nhật Bác và Bác sinh ra tại xứ Nghệ. Biết một số địa danh liên quan đến Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội, và địa phương: - Biết đọc thơ một số bài thơ về Bác Hồ như bài thơ: Ảnh Bác, Bác Hồ của em, Bé tập nói, Nhớ bác Hồ, cháu nhớ Bác Hồ - Cùng cô kể lại chuyện diễn cảm về Bác Hồ: - Hát và vận động theo bài hát, bản nhạc về Bác Hồ: Em mơ gặp Bác Hồ, Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Nhớ ơn Bác, Từ rừng xa cháu về thăm Bác - Làm được một số sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu khác nhau theo chủ đề Bác Hồ. - Thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ Sau khi xác định được mục đích và các nội dung để giáo dục trẻ về “Tấm gương đạo đức của Bác, tôi xác định các nội dung cần giáo dục trẻ đó là tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi: Bác Hồ yêu thương, quan tâm đến các cháu ( Gửi thư, tặng quà, cùng vui chơi, chăm sóc các cháu) - Tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ. Trong quá trình xây dựng nội dung lồng ghép, tích hợp để giáo dục trẻ. Tôi xin ý kiến của đồng nghiệp, cùng bổ sung góp ý và phê duyệt của Ban Giám Hiệu nhà trường để đóng góp các nội dung vào các hoạt động giáo dục giáo dục trẻ theo từng chủ đề như sau: Ví dụ: Kế hoạch thực hiện nội dung lồng ghép vào một số chủ đề Chủ đề Hoạt động Nội dung Trường mầm non- Ngày hội khai trường – Vui tết trung thu Tổ chức hội khỏe mừng ngày đến trường, vui tết trung thu nhớ ơn Bác - Xem video Bác Hồ cùng nhảy múa với các cháu mẫu giáo trường chim non Hà Nội tại vườn phủ Chủ tịch nhân ngày tết trung thu năm 1962. - Hát, múa, kể chuyện độc thơ về Bác Hồ trong ngày tết trung thu. “Thư gửi các cháu thiếu nhi tết trung thu năm 1956”. Bác Hồ với cháu Minh Thu - Việt Bắc, an toàn khu năm 1951. Trò chơi học tập: Ai nhanh nhất Trò chơi vận động: Đua xe đạpđón tết trung thu bên Lăng Bác Hồ Thế giới thực vật- Tết nguyên đán Tạo hình - Cùng cô trang trí ảnh Bác Hồ. - Cùng cô làm dây, hoa trang trí lớp nhân ngày sinh nhật Bác. - Vẽ, tô màu, cắt dán các tranh, ảnh về Bác Hồ bằng dây hoa, lá. Âm nhạc: Tập hát và vận động theo nhạc - Nghe hát và vận động theo nhạc. - Trò chơi - “Em yêu cây xanh” - “ Hoa trong vườn” - “Lý cây xanh” - Hay hát và hát hay. Ai trồng cây Quê hương đất nước- Bác Hồ - Mừng sinh nhật Bác - Vui đón tết thiếu nhi Trò chuyện Trò chuyện về quê hương của Bác, tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ và về tấm gương đạo đức của Bác Hồ ( sự quan tâm, chia sẻ của Bác với mọi người, tinh thần tiết kiệm, chăm chỉ, yêu lao động của Bác). Âm nhạc: Tập hát và vận động theo nhạc - Nghe hát và vận động theo nhạc. - Trò chơi - “Em mơ gặp Bác Hồ” ( Phạm Tuyên ). - “ Nhớ ơn Bác” ( Phan Huỳnh Điểu) - “Nhớ giọng hát Bác Hồ” ( Thanh Phúc ). - “Bác Hồ, người cho em tất cả” ( Hoàng Long – Hoàng Lân ) - Hay hát và hát hay. Nghe kể/ đọc truyện “ Thế là ngoan”,“Niềm vui bất ngờ”, “Ai ngoan sẽ được thưởng” Đọc thơ, ca dao “Thơ tặng các cháu nhi đồng”, “ Hoa quanh lăng Bác”, “Trong đầm gì đẹp bằng sen” Làm sách tranh - Cùng cô làm sách tranh “ Bác Hồ với các cháu thiếu nhi” - Làm album ảnh về Bác Hồ. Lao động tập thể - Cùng cô trang trí lớp nhân ngày sinh nhật Bác. - Lắp ghép nhà sàn, xây dựng Lăng Bác, ao cá Bác Hồ. -Xem băng video về quê bác và một số hoạt động của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. - Xem băng video, nghe ca nhạc những bài hát về Bác Hồ. Văn nghệ Biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật Bác (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện) Tham quan Tham quan địa danh nơi Bác đã sống và làm việc, Lăng Bác(nếu có điều kiện) - Cửa hàng bán quà lưu niệm. Trò chơi - Nhận biết địa danh lịch sử về Bác Hồ. Như vậy, từ việc xây dựng kế hoạch, xác định nội dung lồng ghép, tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ba chủ đề trên là cẩm nang xuyên suốt các chủ đề còn lại tôi đều tận dụng mọi cơ hội để lồng ghép giáo dục trẻ. Tạo cơ hội và đã thu hút được 100% số trẻ trong lớp tham gia vào hoạt động giáo dục làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một các nhẹ nhàng thoải mái qua các câu chuyện bài hát, bài thơ Qua đó giúp trẻ học được những đức tính tốt đẹp, ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời, thật thà, dũng cảm 2.3.2. Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ trong các chủ đề thông qua hoạt động đón trả trẻ và mọi lúc, mọi nơi . Như chúng ta đã biết, các nội dung giáo dục theo chủ đề rất quan trọng, bởi qua các chủ đề trẻ được tiếp thu kiến thức của bài học một cách chính xác nhất. Tôi đã khéo léo lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác vào các chủ đề một cách nhẹ nhàng, thoải mái không làm mất đi nội dung chính của chủ đề thông qua hoạt động đón, trả trẻ và mọi lúc mọi nơi cụ thể: * Đối với chủ đề Trường mầm non Tôi luôn tạo tình huống trò chuyện đàm thoại và dạy trẻ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường mầm non, yêu thương giúp đỡ bạn bè. Tôi thường đọc cho trẻ nghe các mẩu chuyện của Bác với các cháu thiếu nhi như mẩu chuyện (Làm theo lời dạy của Bác đã dặn các cháu thiếu nhi nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng –Thanh Hóa. Tôi nhấn mạnh đoạn “Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh em ruột thịt”)[6]. Sau đó tôi cùng trò chuyện giúp trẻ hiểu khi đến trường trẻ được sống trong môi trường tập thể phải biết nhường nhịn thương yêu nhau, không xô đẩy tranh giành đồ chơi của nhau. Đồng thời, tôi dạy trẻ phải luôn kính trọng, lễ phép với các cô giáo trong trường, kính trọng ông bà, giúp đỡ người già, thương yêu, nhường nhịn các bạn, em nhỏ trong trường, trong lớp. Ngoài các cô dạy ở lớp, còn có các cô, bác khác, mặc dù không dạy nhưng vẫn làm các công việc khác để chăm sóc bảo vệ trẻ như: Bác bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, các cô cấp dưỡng thì nấu những bữa ăn ngon, cô lao công thì quét rác dọn vệ sinh cho sân trường sạch sẽDo đó cả lớp đều phải lễ phép kính trọng chào hỏi các cô, các bác ấy. Tôi kết hợp giáo dục trẻ biết chia sẻ, có trách nhiệm với người khác, với công việc được giao, trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè yếu hơn mình, bạn mới tới học chung lớp, không vứt rác bùa bãi, luôn giữ lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Xưng hô lịch sự khi nói chuyện với bạn của mình, không xưng hô mày – tao. Biết thật thà, nhận lỗi khi sai. Qua đó tôi nhắc nhở trẻ kịp thời sửa sai, biết nhận lỗi khi trẻ có những biểu hiện không đúng. Giáo dục trẻ khi gặp các cô, các bác nhân viên trong trường hoặc khi có khách đến thăm lớp, tôi nhắc trẻ biết chào hỏi lễ phép và giữ trật tự khi cô trao đổi với khách... Từ cách nhắc nhở, giáo dục trên, tôi thấy đã có hiệu quả rõ rệt như: Khi có phụ huynh hay có khách đến lớp, trẻ đều tự giác chào hỏi lễ phép ... Tôi sưu tầm một số câu nói hay của Bác H
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tam_guong_dao.doc