Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả lớp 3 trường tiểu học Tân Thành 1

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả lớp 3 trường tiểu học Tân Thành 1

Có một câu nói nổi tiếng của Chiếu Lập Học “ Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài”. Trên thế giới dù là ở đất nước nào muốn phát triển và hòa nhập kịp thời với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều phải tập trung cho sự nghiệp giáo dục. Có giáo dục mới có những con người đủ năng lực, trình độ đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa. Đất nước ta là một nước đi lên từ ngành nông nghiệp, từ cây lúa, lũy tre nhưng vẫn có những nhà khoa học nổi tiếng đó là nhờ đâu? Đó là nhờ vào việc “học”. Vì vậy việc học là việc rất quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên hiểu được điều đó đã luôn nhắc nhở bản thân phải “ Học không biết chán, dạy người không biết mỏi”(Khổng Tử), luôn học tập trong quá trình giảng dạy, học để trở thành nhà tri thức toàn diện.

Giáo dục Tiểu học là tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, nó là cơ sở ban đầu, quan trọng giúp đào tạo một thế hệ trở thành người có tài, có đức. Ở Tiểu học Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là chìa khóa mở cửa đưa chúng ta đến những kho tàng tri thức. Trong môn Tiếng Việt phân môn Chính tả là một phân môn quyết định trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ viết. Qua phân môn Chính tả học sinh rèn luyện các quy tắc chính tả, kỹ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. Nhưng trong thực tế hiện nay học sinh mắc lỗi chính tả chiếm đa số do các em thường sử dụng ngôn ngữ viết một cách tùy tiện mà chưa hiểu được quy tắc, chuẩn mực ngôn ngữ. Cũng có lẽ vì vậy mà việc diễn đạt, trình bày sự hiểu biết của mình trong tất cả các môn học thông qua ngôn ngữ viết của học sinh còn hạn chế. Từ những băn khoăn suy nghĩ, trăn trở về việc nâng cao chất lượng học sinh đặc biệt là chất lượng của phân môn Chính tả, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3 Trường Tiểu học Tân Thành 1”.

 

doc 23 trang thuychi01 21253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả lớp 3 trường tiểu học Tân Thành 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THÀNH 1
Người thực hiện: Hà Thị Duyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Thành 1 
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài: 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng của việc giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3 Trường Tiểu học Tân Thành 1.
2
2.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Chính tả lớp 3 trường Tiểu học tân Thành 1.
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
17
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận: 
18
3.2. Kiến nghị
19
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Có một câu nói nổi tiếng của Chiếu Lập Học “ Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài”. Trên thế giới dù là ở đất nước nào muốn phát triển và hòa nhập kịp thời với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều phải tập trung cho sự nghiệp giáo dục. Có giáo dục mới có những con người đủ năng lực, trình độ đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa. Đất nước ta là một nước đi lên từ ngành nông nghiệp, từ cây lúa, lũy tre nhưng vẫn có những nhà khoa học nổi tiếng đó là nhờ đâu? Đó là nhờ vào việc “học”. Vì vậy việc học là việc rất quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên hiểu được điều đó đã luôn nhắc nhở bản thân phải “ Học không biết chán, dạy người không biết mỏi”(Khổng Tử), luôn học tập trong quá trình giảng dạy, học để trở thành nhà tri thức toàn diện. 
Giáo dục Tiểu học là tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, nó là cơ sở ban đầu, quan trọng giúp đào tạo một thế hệ trở thành người có tài, có đức. Ở Tiểu học Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là chìa khóa mở cửa đưa chúng ta đến những kho tàng tri thức. Trong môn Tiếng Việt phân môn Chính tả là một phân môn quyết định trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ viết. Qua phân môn Chính tả học sinh rèn luyện các quy tắc chính tả, kỹ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. Nhưng trong thực tế hiện nay học sinh mắc lỗi chính tả chiếm đa số do các em thường sử dụng ngôn ngữ viết một cách tùy tiện mà chưa hiểu được quy tắc, chuẩn mực ngôn ngữ. Cũng có lẽ vì vậy mà việc diễn đạt, trình bày sự hiểu biết của mình trong tất cả các môn học thông qua ngôn ngữ viết của học sinh còn hạn chế. Từ những băn khoăn suy nghĩ, trăn trở về việc nâng cao chất lượng học sinh đặc biệt là chất lượng của phân môn Chính tả, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3 Trường Tiểu học Tân Thành 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu những quy tắc chính tả cơ bản để vận dụng trong giảng dạy phân môn Chính tả.
- Tìm hiểu những lỗi chính tả thông thường học sinh phạm phải và tìm nguyên nhân hướng khắc phục. 
- Thiết kế một số trò chơi dùng để khắc phục lỗi chính tả.
- Thiết kế một số tiết học theo phương pháp đổi mới dùng cho phân môn Chính tả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3D Trường Tiểu học Tân Thành 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp trực trực quan.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
* Khái niệm về chính tả và lỗi chính tả
Chính tả, hiểu một cách đơn giản là cách viết chữ được coi là chuẩn. Nói một cách cụ thể chính tả là hệ thống các quy định về việc viết chữ của một thứ tiếng được xem là chuẩn mực.
Nội dung chính tả tiếng việt bao gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Cách viết một số từ có nhiều dạng phát âm khác nhau.
- Cách viết tên riêng Việt Nam.
- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học.
- Cách viết tên tác phẩm, văn bản.
- Cách viết tắt.
- Cách dùng số và chữ, biểu thị số.
Lỗi chính tả là lỗi viết chữ sai chuẩn chính tả. Lỗi chính tả bao gồm hiện tượng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và chữ biểu thị số và hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết, tức chữ viết ghi sai từ.[1].
Hiểu được khái niệm về chính tả và lỗi chính tả giáo viên sẽ nghiên cứu dựa trên thực tiễn giảng dạy để tìm giải pháp khắc phục hiệu quả nhằm đưa chất lượng phân môn Chính tả đi lên. Vậy làm cách nào để có hiệu quả rõ rệt mới là điều giáo viên phải tìm tòi, học hỏi. 
2.2. Thực trạng của việc giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3 Trường Tiểu học Tân Thành 1.
Thành Lợi là một khu lẻ của Trường Tiểu học Tân Thành 1, nằm dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy nằm ngay trên đường giao thông thuận lợi nhưng thực tế đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn, kinh tế phát triển chậm, trình độ dân trí thấp. Khu Thành Lợi có 3 lớp với tổng số 41 học sinh, tuy số học sinh tính trên đầu lớp ít song việc giảng dạy vẫn gặp khó khăn, chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao. Đó là điều khiến cho Ban giám hiệu nhà trường cùng với những giáo viên trực tiếp giảng dạy có nhiểu trăn trở .
Hiện nay mặc dù việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông đã phổ biến nhưng song song đó vẫn có phương ngữ của vùng miền bị ảnh hưởng vào cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã được chú trọng đổi mới trong cả hình thức và phương pháp nhưng việc ứng dụng vào dạy học của từng vùng hiệu quả khác nhau. Qua các giờ dạy học Tiếng Việt tôi nhận thấy học sinh ở địa bàn tôi dạy khả năng đọc - viết còn chậm dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng các môn học khác. Do thời gian có hạn bản thân tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, khảo sát thực tế tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ viết mà cụ thể là nâng cao chất lượng phân môn Chính tả.
Những năm học vừa qua, việc nâng cao giờ dạy chính tả luôn được giáo viên chú tâm thực hiện song chưa đem lại hiệu quả rõ rệt vì một số nguyên nhân cơ bản sau: 
2.2.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên:
 - Một số giáo viên chưa chú tâm vào nghiên cứu tài liệu viết về quy định chính tả, luật chính tả. Chưa nắm vững kích cỡ con chữ, khoảng cách con chữ dẫn đến trong quá trình giảng dạy còn thụ động.
- Truyền thụ kiến thức của môn học còn vận dụng những phương pháp, hình thức nhàm chán chưa có sự sáng tạo, đổi mới khiến cho học sinh không hứng thú học tập.
- Việc chấm chữa bài cho học sinh không thường xuyên hoặc chấm qua loa, chiếu lệ mà không sửa lỗi và nhắc nhở những học sinh thường xuyên mắc lỗi.
2.2.2 Nguyên nhân từ phía học sinh:
- Học sinh chưa nắm vững quy định mẫu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.
- Học sinh chưa biết cách trình bày đúng thể thức văn bản.
- Học sinh không nhớ quy tắc chính tả cơ bản.
- Viết cẩu thả, viết chưa ngay ngắn, các con chữ dính vào nhau, viết thiếu nét, không rõ nét, đặt dấu thanh không đúng vị trí.
- Do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngồi viết chưa đúng tư thế nên cũng ảnh hưởng đến việc viết.
- Một bộ phận học sinh chưa hứng thú học tập phân môn Chính tả.
- Nhiều học sinh đọc chậm, phát âm sai.
2.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Chính tả lớp 3 trường Tiểu học Tân Thành 1.
Chữ viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học đối với học sinh trong nhà trường. Tính nết con người thể hiện qua nét chữ “ Nét chữ - nết người”. Chữ đẹp là góp phần cho các em có những phẩm chất đạo đức tốt như: Tinh thần kỷ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với bản thân, đối với thầy cô, bạn bè. Song thực tế hiện nay học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
2.3.1. Biện pháp rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả.
Nhiều giáo viên còn coi nhẹ tư thế ngồi viết bài của học sinh khiến cho học sinh có thói quen xấu: ngồi lệch, vẹo sang một bên, mặt cúi sát bàn, nắm chặt bút dẫn đến hậu quả: Cong vẹo cột sống, cận, viễn thị, không đủ ánh sáng khi viết, nắm bút chặt khó cho việc di chuyển nét bút, ảnh hưởng đến nét chữ. Vì vậy, tư thế ngồi viết là việc đầu tiên giáo viên cần phải rèn và chỉnh sửa cho học sinh dù ở lớp nào. Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh ngồi đúng tư thế: lưng thẳng, đầu hơi cúi, không tỳ ngực vào bàn, mắt cách vở 25- 30cm. Hướng dẫn cho học sinh cách cầm bút đúng, phải cầm bằng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa để khi viết có thể di chuyển bút từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới được mềm mại. Giáo viên chỉnh sữa cho những học sinh còn cầm bút tay trái theo thói quen. Ngoài ra một số học sinh còn có thói quen tay phải cầm bút viết nhưng tay trái thường buông lỏng hoặc tỳ vào cằm, tư thế này cũng ảnh hưởng đến chất lượng bài viết. Giáo viên nhắc nhở học sinh khi viết tay trái phải đặt lên mép vở để giữ và di chuyển vở sao cho hợp lý tránh cao hoặc thấp quá vị trí ngồi. Trong khi hướng dẫn giáo viên nên cho học sinh thực hiện nhiều lần để sửa cho những học sinh còn sai tư thế.
HS viết bài trong giờ chính tả
2.3.2. Biện pháp khắc phục lỗi viết sai quy định con chữ.
Hầu hết trong bài viết chính tả của học sinh lớp tôi, ngoài lỗi chính tả của học sinh là viết sai con chữ ghi âm, học sinh còn phạm lỗi nhiều nhất ở kích cỡ con chữ, khoảng cách giữa các con chữ, các nét bắt đầu và kết thúc của các con chữ.Tôi đã khắc phục những lỗi trên cho học sinh bằng biện pháp sau:
* Đối với lỗi sai kích cỡ con chữ:
- Tôi dành thời gian buổi chiều luyện Tiếng Việt cho học sinh, để ôn luyện lại cho học sinh kích cỡ các con chữ; phân loại nhóm con chữ và đọc cho học sinh viết bảng con.
+ Nhóm chữ cao 1 đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, o, ô, ơ, m, n, i, u, ư, v, x.
+ Nhóm chữ cao 1,25 đơn vị: s, r
+ Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị: t.
+ Nhóm chữ cao 2 đơn vị: d, đ, p, q.
+ Nhóm chữ cao 2,5 đơn vị: b, h, k,l,y,g.
- Học sinh viết vào bảng con từng con chữ, giáo viên cho học sinh nhắc lại độ cao của con chữ vừa viết. Trường hơp học sinh viết chữ đó còn sai nhiều giáo viên viết mẫu lên bảng lớp, cho học sinh thực hiện viết nhiều lần. Trong phần luyện viết đúng kích cỡ các con chữ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết đúng các chữ hoa theo yêu cầu. Sau đó giáo viên đọc một, hai đoạn văn để học sinh viết, qua đó nhắc nhở những học sinh còn viết sai cỡ chữ.
* Đối với lỗi sai khoảng cách các con chữ:
- Một hiện tượng phổ biến xảy ra khi học sinh viết chính tả thường viết theo thói quen và cảm hứng. Có những học sinh viết khoảng cách giữa hai tiếng từ 2 - 3 ô ly (quá rộng) nhưng có những em không cách giữa các tiếng dẫn đến các tiếng nối vào nhau. Để khắc phục hiện tượng này giáo viên sẽ viết mẫu một vài câu lên bảng đúng ô ly, khoảng cách. Sau đó lưu ý cho học sinh biết khoảng cách giữa các tiếng là 1 ô ly. Giáo viên cho học sinh viết vào vở luyện viết và nhắc nhở những học sinh còn viết sai. 
* Đối với lỗi sai chính tả về viết sai nét bắt đầu, nét kết thúc.
- Đa số học sinh khi viết bài các em chỉ chú ý đến việc viết đúng con chữ đó nhưng không chú ý đến chữ đó bắt đầu từ nét nào, bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Khắc phục phần lỗi này của học sinh, giáo viên phải là người nắm vững các nét của con chữ, nét bắt đầu, nét kết thúc để khi học sinh viết giáo viên sẽ nhắc cho học sinh sửa ngay. Khi giáo viên đã khắc phục được lỗi về độ cao con chữ, khoảng cách giữa các chữ và các nét bắt đầu, kết thúc, giáo viên cần chú ý nhắc nhở thêm cho học sinh cách viết chữ liền mạch hạn chế nâng bút với những tiếng dài nhiều nét liên tiếp để không bị gãy nét, gây ra sự rườm rà. Giáo viên phải quan tâm tới chữ viết của học sinh trong các giờ học khác nhau như: Tập viết, Tập làm văn, Luyện từ và câu nhằm khắc phục được những lỗi về chữ viết cho học sinh hiệu quả.
2.3.3. Biện pháp khắc phục lỗi trình bày cho học sinh.
Mặc dù là học sinh lớp 3, các em được học chính tả ở học kì 2 lớp 1 và lớp 2, nhưng việc viết sai thể thức văn bản, cách trình bày cho các dạng văn bản vẫn phổ biến trong các bài viết của học sinh. Thông thường giáo viên khi đọc viết sẽ nhắc học sinh đây là đoạn văn, bài văn câu đầu tiên lùi vào một ô ly to, còn với dạng thơ thì tùy theo thể thơ. Nhưng nếu bài chính tả nhớ viết học sinh thường mắc lỗi nhiều trong phần trình bày thể thức văn bản. Đây có lẽ là việc khó khăn nhất mà giáo viên phải tìm ra cách để giúp học sinh khắc phục và hạn chế mắc phải. Sau đây là một số biện pháp để khắc phục lỗi này:
+ Đối với dạng bài nhớ viết giáo viên cho học sinh đọc tên bài, xác định bài, xác định đoạn cần phải nhớ để viết.
+ Cho hai học sinh lên đọc to bài, đoạn yêu cầu nhớ - viết
- Giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở:
? Đoạn nhớ viết gồm mấy khổ thơ, mỗi khổ thơ gồm mấy câu?
? Mỗi câu bao nhiêu tiếng?
? Sau mỗi khổ thơ ta phải làm gì? Hết mỗi câu thơ ta làm gì?
- Giáo viên lưu ý kỹ học sinh sau đó mới cho học sinh nhớ viết. 
 *Lưu ý: Thường các bài nhớ - viết của học sinh lớp 3 là các bài thơ, đoạn thơ. 
 Tuy nhiên độ dài ngắn của các bài thơ khác nhau và tùy theo thể thơ , với những dạng bài này giáo viên cần đi sâu hơn phần gợi mở để nhắc nhở học sinh có thể nhớ và hình dung ra từng câu thơ, số tiếng trong từng câu sau đó mới viết bài.
 (Giáo viên hướng dẫn cho học sinh sửa lỗi chính tả)
2.3.4. Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh viết dấu thanh không đúng vị trí, viết sai cách ghi âm con chữ. 
Học sinh lớp 3 tại trường đã học Chương trình công nghệ ở lớp 1 nhưng lên lớp 2 và lớp 3 học sinh trở lại học chương trình hiện hành do đó tình trạng học sinh viết sai con chữ ghi âm và viết dấu thanh sai vị trí con chữ thường xảy ra. Để tìm cách giúp học sinh sửa lỗi này tôi đưa ra một số giải pháp sau:
- Giáo viên phải nắm vững quy tắc viết dấu thanh, quy tắc ghi âm các con chữ.
- Giáo viên hướng dẫn cụ thể những lỗi cho học sinh.
+ Lỗi sai thường mắc là trong tiếng kê, ki, ke đọc là:| cờ| - |ê| - |kê| nhưng giáo viên nhắc học sinh khi đi với i, e, ê phải viết là k. Tương tự với g, ng, gh, ngh.
+ Lỗi sai khi viết dấu thanh: Giáo viên sẽ cho học sinh hiểu dấu thanh phải đặt ở con chữ ghi âm chính.
+ Đối với nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì phải ghi dấu vào chữ đầu của âm đôi.
Ví dụ: Tía phải ghi dấu thanh trên con chữ i.
+ Nếu nguyên âm đôi có âm cuối thì ghi dấu thanh vào chữ thứ hai của âm đôi.
Ví dụ: Miến thì phải ghi dấu thanh trên con chữ ê.
Trong các giờ chính tả giáo viên tìm những lỗi học sinh đa phần mắc phải sau đó cho học sinh nhắc lại quy đinh viết những tiếng đó và cho học sinh viết lại nhiều lần để nhớ.
2.3.5. Biện pháp khắc phục lỗi do ảnh hưởng của phương ngữ.
Học sinh viết chính tả bị ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng địa phương. Học sinh trên địa bàn xã phát âm những tiếng có nguyên âm đôi không chuẩn nên dẫn đến ngôn ngữ viết cũng giống ngôn ngữ nói. Ví dụ như các tiếng: Tiến thành tín, bưởi thành bửi, nói sao viết vậy dẫn đến lỗi chính tả này rất hay gặp, thậm chí nó còn là hiện tượng phổ biến ở một số địa phương trong tỉnh ta. Để khắc phục tình trạng này giáo viên có thể sử dụng một số giải pháp sau:
- Cho học sinh phát âm lại các tiếng viết sai nhiều lần sau đó cho học sinh vừa đọc vừa viết vào bảng con cho tới khi đọc và viết đúng.
- Thường xuyên đọc cho học sinh viết, viết cho học sinh đọc những tiếng thường viết sai do thói quen sử dụng tiếng địa phương.
2.3.6. Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh viết chậm chưa đạt yêu cầu tốc độ viết.
Đối với học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, tình trạng học sinh đọc chậm dẫn đến viết chậm, không đạt yêu cầu thời gian là tình trạng chung khiến cho giáo viên phải suy nghĩ và trăn trở tìm phương án khắc phục. Sau đây là phương án để giải quyết tình trạng này:
- Giáo viên chú trọng luyện đọc, thông qua việc đọc cho học sinh viết vì vừa nghe vừa viết học sinh sẽ nhớ.
- Giáo viên đọc cho những học sinh viết chậm viết với tốc độ nhanh dần đều để học sinh làm quen với tốc độ viết đúng yêu cầu.
2.3.7. Biện pháp giúp học sinh có hứng thú trong giờ học phân môn Chính tả.
Trong các tiết học chính tả việc làm lặp đi lặp lại hình thức giáo viên đọc cho học sinh viết hoặc học sinh nhớ viết nên với tâm lý của học sinh Tiểu học sẽ gây ra sự nhàm chán, các em không có hứng thú học tập khi đến tiết chính tả. Để có thể thoải mái, vui vẻ và có hứng thú trong các tiết chính tả, giáo viên phải thay đổi hình thức dạy học. Nhưng thay đổi hình thức và phương pháp dạy học, giáo viên chỉ áp dụng được trong phần bài tập Chính tả.
Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa và tài liệu, tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh giải quyết phần bài tập chính tả và thay đổi không khí học tập, sau phần thực hành viết. Giải pháp tôi đưa ra là sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi vào giải quyết phần bài tập. Trong nội dung này tôi đưa ra những trò chơi học tập cụ thể cho các tuần học trong phân môn Chính tả:
* Trò chơi 1: Sắp đúng trật tự bảng chữ cái (Sử dụng cho bài tập 3 Chính tả tuần 1, tuần 3, tuần 5, tuần 7).
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh hoàn thành bài tập 3.
 - Gây hứng thú học tập cho học sinh sau bài nghe - viết.
* Đồ dùng: 
- Bảng từ và thẻ chữ .
* Cách chơi: 
 - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
 - Cho 2 nhóm thi sắp lại thẻ chữ ( lần lượt từng học sinh gắn thẻ chữ lên bảng, mỗi học sinh chỉ được gắn 1 thẻ. Mỗi thẻ gắn đúng được tính một điểm)
 - Học sinh các nhóm và giáo viên nhận xét, đánh giá phần chơi của các nhóm. ( Nhóm nào được nhiều điểm nhóm dó thắng cuộc).
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm
 * Trò chơi 2: Điền từ (Sử dụng bài tập 2 Chính tả tuần 2, tuần 5)
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh hoàn thành bài tập 
- Củng cấp một số tiếng vần uêch và làm quen cách dùng trong giao tiếp.
* Đồ dung:
 - Phiếu học tập
* Cách chơi: 
 - Học sinh chơi cá nhân.
 - Giáo viên phát phiếu học tập. Học sinh thực hiện nội dung phiếu học tập.
 - Hai học sinh kiểm tra chéo bài của nhau và báo cáo kết quả.
 - Giáo viên nhận xét phần bài làm của học sinh. Yêu cầu mỗi học sinh đặt một câu có chứa những từ vừa lựa chọn để điền vào chỗ trống.
 - Học sinh nào có phần bài làm trong phiếu học tập đúng và đặt được câu theo yêu cầu thì được tuyên dương.
* Trò chơi 3: Ghép từ ( Chính tả 2, tuần 3, tuần 12, tuần 13, ).
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố bài. Nhận biết một số từ viết với chung, trung.
* Đồ dùng:
 - 4 phong bì mỗi phong bì đựng một bộ băng chữ như sau:
 + 4 băng ghi tiếng trung
 + 4 băng ghi tiếng chung
 + 8 băng, mỗi băng ghi một số tiếng sau : Sống, bình, hậu, sức, kết, kiên, thu, quy.
* Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
 - Nhóm thảo luận tìm cách ghép từ
 - Ghi kết quả vào bảng con(mỗi bảng ghi 2 từ, sau đó úp xuống mặt bàn)
 - Sau khi hoàn thành, cả nhóm hô “xong”. Giáo viên và lớp nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
* Trò chơi 4: Em học ngôn ngữ ( Chính tả 2, BT 2, tuần 4)
* Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được một số từ có tiếng mang vần oay.
* Đồ dùng: - 4 bì thư
- 4 bộ băng giấy, mỗi bộ có 16 băng giấy
* Cách chơi: - 4 nhóm chơi.
- Nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy
- Đại diện các nhóm dán lên bảng lớp, giáo viên và học sinh nhận xét, đánh giá và tuyên dương đội thắng cuộc.
* Trò chơi 5: Sắp chữ ( Bài tập 3, tuần 6, tuần 7).
* Mục đích: - Giúp học sinh nắm vững một số từ có tiếng sâu - xâu.
* Đồ dùng: - Phiếu học tập in sẵn đề bài.
* Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Các nhóm tham gia chơi, giáo viên và lớp nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Trò chơi 6: Em học ngôn ngữ (Chính tả 2, tuần 6).
* Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được một số từ có tiếng lươn và lương
* Đồ dùng: Phiếu học tập in sẵn đề bài.
* Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
 - Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm
 - Hai nhóm thi ghép các tiếng có trong phiếu học tập để tạo thành 8 từ ghép có 2 tiếng. Giáo viên và lớp nhận xét, đánh giá.
* Trò chơi 7: Nối dây cho bong bóng ( Bài tập 2b tuần 8)
* Mục tiêu: - Giúp cho học sinh nắm được một số từ có tiếng buồn và buồng
* Đồ dùng : - Phiếu học tập in sẵn đề bài.
* Cách chơi: - Giáo viên chia nhóm đôi ( 1 bạn mang tên Buồn và 1 bạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_phan_mon_chin.doc