Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy tập đọc - Lớp 3
Môn Tiếng Việt không chỉ là môn khoa học như các môn học khác, môn Tiếng Việt còn là môn học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng từ Tiếng Việt. Trong đó phân môn tập đọc có thể coi là trọng tâm vì phân môn này góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó. Nếu không biết đọc thì các em sẽ không thể tiếp thu, đuổi kịp nền văn minh của loài người trong xã hội hiện đại. Biết đọc khả năng tiếp nhận của các em sẽ nhân lên nhiều lần, mỗi người sẽ tự tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc còn giúp các em giao tiếp được với thế giới bên trong của ngưòi khác. Việc đọc tốt sẽ giúp các em biết suy nghĩ lôgíc cũng như biết tư duy có hình ảnh, bồi dưỡng cho các em những rung cảm thẫm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC TỐT TRONG TIẾT DẠY TẬP ĐỌC - LỚP 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH Thiệu Dương SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Tiếng Việt THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 1 2 2 2 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài I 2.2. Thực trạng của việc dạy và việc học ở phân môn Tập đọc lớp 3 2.3. Các giải pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy Tập đọc lớp 3 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2 3 5 12 3 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị 13 15 4 Tài liệu tham khảo 17 5 Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại 18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Môn Tiếng Việt không chỉ là môn khoa học như các môn học khác, môn Tiếng Việt còn là môn học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng từ Tiếng Việt. Trong đó phân môn tập đọc có thể coi là trọng tâm vì phân môn này góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó. Nếu không biết đọc thì các em sẽ không thể tiếp thu, đuổi kịp nền văn minh của loài người trong xã hội hiện đại. Biết đọc khả năng tiếp nhận của các em sẽ nhân lên nhiều lần, mỗi người sẽ tự tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc còn giúp các em giao tiếp được với thế giới bên trong của ngưòi khác. Việc đọc tốt sẽ giúp các em biết suy nghĩ lôgíc cũng như biết tư duy có hình ảnh, bồi dưỡng cho các em những rung cảm thẫm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp. Là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3, tôi nhận thấy phân môn tập đọc là vô cùng quan trọng đối với học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. Nếu học tốt phân môn Tập đọc sẽ là tiền đề giúp học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt như: giúp học sinh diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc, chau chuốt hơn khi viết văn; viết đúng chính tả hơn khi học Chính tả; học sinh sẽ kể chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn khi học kể chuyện... Và hơn hết, đọc tốt sẽ giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn bản, qua đó giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh đáp ứng đòi hỏi về một con người mới phát triển toàn diện trong thời đại mới. Chính vì điều đó mà tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng dạy học thực tế cho học sinh lớp mình, qua đó rút ra được kinh nghiệm “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy Tập đọc lớp3 .” 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này của tôi là tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Tìm hiểu các bài tập đọc, chủ đề có trong chương trình tập đọc lớp 3. - Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh về phân môn Tập đọc lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay. - Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả qua việc áp dụng một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt vào tiết dạy Tập đọc lớp 3. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết Tập đọc lớp 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 3. Phương pháp luyện tập, thực hành. 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài Phương pháp dạy tập đọc mới bắt nguồn từ nhu cầu của công cuộc đổi mới đang diễn ra trên đất nước ta. Phương pháp dạy học mới quan niệm rõ ràng về mục tiêu cần đạt, cách kiểm soát, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nó coi trọng thực hành, dạy lấy lợi ích của học sinh làm thước đo kết quả. Học tốt phân môn Tập đọc, các em sẽ có cơ sở tiếp thu và diễn đạt các môn học khác trong chương trình, các em sẽ có suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và khoa học, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống và tiếng mẹ đẻ. Do vậy ngôn ngữ càng hoàn hảo, càng giúp cho việc diễn đạt tư tưởng tình cảm thêm chính xác, giúp khả năng nhận xét thêm sâu sắc, có khả năng trình bày được rõ ràng, chính xác những ý nghĩ và tình cảm của mình. Nhưng làm thế nào để đạt được kết quả trên khi các em chưa say mê, yêu thích môn học ? Vì vậy người giáo viên phải là người nắm bắt được tâm lý, nắm bắt được lực học từng em, để định hướng và luyện tập cho các em thường xuyên. 2.2. Thực trạng của việc dạy và việc học ở phân môn Tập đọc lớp 3 * Thực trạng việc dạy Tập đọc của giáo viên: - Nhiều giáo viên đã chú ý đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiệu quả chưa nâng cao. Chưa thật nắm vững yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của từng bài dạy nên dẫn đến việc giảng dạy mang tính dàn trải, không nêu bật được trọng tâm của bài. Tốc độ giảng dạy nhanh nên khiến cho các em yếu theo không kịp. - Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn, cứng nhắc. Các em học theo phương pháp mới cũng chỉ là đọc cá nhân, đọc theo nhóm,... giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc, cách đọc, ít sửa sai. - Chưa chú ý rèn đọc, kèm cặp, các em yếu thiếu tự giác và chưa kiên trì. - Không mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai, sợ chệch hướng...Vì thế, các giáo viên cho rằng: “Dạy như sách hướng dẫn là tốt nhất”. Cứ theo cách đó thì các giờ tập có ưu điểm là thực hiện đúng phương pháp song lại có nhiều nhược điểm như: xa vời thực tế, tách rời học sinh, giờ học khô khan. Dẫn đến chất lượng học sinh chưa cao, khả năng đọc, hiểu, cảm thụ, hình thành ý thức ở học sinh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội. - Trong quá trình dạy học, làm thế nào để học sinh yếu đạt chuẩn và giúp học sinh hoàn thành tốt phát huy hết khả năng, làm thế nào để học sinh đọc đúng đọc rành mạch, tập đọc diễn cảm thì giáo viên vẫn không tránh khỏi lúng túng. * Thực trạng của học sinh: Năm học 2015 - 2016 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 3A và năm học 2016 - 2017 là lớp 3Đ. Tôi đã tìm hiểu các mặt của lớp thấy điều kiện gia đình các em rất khó khăn. Ví dụ như lớp 3 Đ năm nay tôi chủ nhiệm cả lớp chỉ có 5 em con gia đình công nhân và viên chức, 29 em là con gia đình nông nghiệp, 1 em gia đình hộ nghèo. Đời sống còn thiếu thốn, bố mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, một số gia đình chủ yếu là “trăm sự nhờ cô” vì đi làm ăn xa ( đi Lào, Căm - pu- chia, đi Miền Nam hay Hà Nội,...) nên việc học tập của các em chủ yếu là trên lớp. - Nhiều em còn phát âm chưa chuẩn, phát âm tiếng địa phương khiến người nghe khó hiểu. - Khi tiếp xúc với các em tôi thấy các em còn rụt rè thiếu tự tin, nhút nhát không dám hoà đồng với các bạn. Trong giờ học các em chỉ ngồi im lặng thụ động, khi yêu cầu các em trả lời hoặc kiểm tra bài cũ các em mất bình tĩnh vì sợ trả lời sai, có điều gì lo sợ ... - Nhiều em còn đọc yếu, với trình độ lớp 3 nhiều em còn đọc rất chậm. Đây là những học sinh đọc yếu, mà đọc yếu sẽ ảnh hưởng đến các môn học rất nhiều. Các em sẽ tiếp thu bài chậm. - Có những em ngại đọc, đọc cho xong bài để khỏi bị cô giáo nhắc tên, chưa có ý thức rèn đọc. - Nhiều em đọc còn nhỏ, chậm, về nhà đọc nhưng lại ngại hoặc quên. - Một số em thì đọc to như gào lên làm nhiều chỗ bị lịm giọng ảnh hưởng đến dây thanh. Khi tìm hiểu bài có em ít xây dựng bài vì sợ sai – nói đúng ra là các em chưa hiểu bài (chưa hiểu văn bản). - Hầu hết các em chưa biết đọc diễn cảm, đọc đúng giọng phù hợp với từng bài đọc. Dẫn đến giờ học rời rạc, chưa hay, giáo viên làm việc nhiều, giảng giải nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả lớp. Và thế tôi đã tiến hành một số tiết dạy để khảo sát chất lượng đọc của các em, tôi nhận thấy phần lớn các em mới chỉ dừng ở mức đọc tương đối đúng, khả năng đọc hiểu, cảm thụ văn còn khô khan và hạn chế. Khảo sát chất lượng của học sinh đầu năm ( tháng 9) của năm học 2015-2016 và 2016 - 2017: Sĩ số Lớp Tốc độ đọc Hiểu văn bản Cảm thụ Đọc tốc độ chậm Đọc tốc độ nhanh Đọc đúng tốc độ Hiểu văn bản Chưa hiểu văn bản Đọc diễn cảm Chưa đọc diễn cảm SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 34 3A 13 38.2 10 29.4 11 32.4 9 26.5 25 73.5 8 23.5 26 76.5 35 3Đ 12 34.3 11 31,4 12 34.3 9 25.7 26 74.3 9 25.7 26 74.3 2.3. Các giải pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy Tập đọc lớp 3 Năm học 2016 – 2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30. Thông tư đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm về đánh giá học sinh Tiểu học. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Đánh giá không làm học sinh sợ hãi, không gây tổn thương, mất tự tin mà ngược lại làm cho các em tự tin vào bản thân mình, tạo động cơ và hứng thú học tập, rèn luyện; đánh giá giúp học sinh nhận ra nội dung nào mình đã hoàn thành và hoàn thành tốt, nội dung nào còn khó khăn, chưa đạt chuẩn, tìm đúng nguyên nhân và có giải pháp khắc phục, thúc đẩy học sinh nỗ lực không ngừng để ngày càng tiến bộ. Thông tư đã giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh có một mối liên kết chặt chẽ; Giúp học sinh phát huy được nội lực và tiềm năng của mình để hoàn thành tốt nội dung môn học. Sau khi tìm hiểu lớp, áp dụng thông tư vào từng tiết dạy tôi đã trăn trở và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh như sau : 2.3.1. Giáo viên luôn coi trọng, luyện tập để có giọng đọc mẫu chuẩn: Muốn dạy học sinh đọc tốt, đọc hay, đọc hiệu quả thì giọng đọc mẫu của giáo viên trong giờ tập đọc là vô cùng quan trọng. Giọng đọc mẫu chuẩn của giáo viên chính là trực quan tốt nhất để học sinh đọc tốt. Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng phần đọc mẫu và không ngừng luyện tập để có giọng đọc chuẩn: Tôi lắng nghe phát thanh viên đài truyền hình đọc, phát âm rồi đọc theo, tôi cũng thường tự ghi âm giọng đọc của mình bằng điện thoại rồi mở ra nghe lại để tự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp. Trước khi dạy mỗi bài tập đọc, tôi tự đọc vài lần để luyện giọng đọc lưu loát, diễn cảm. Dần dần, giọng đọc của tôi ngày càng tốt hơn, có tác dụng trực quan hiệu quả cho học sinh trong mỗi giờ tập đọc nói riêng và các giờ học khác nói chung. Trong tiết tập đọc, đầu tiên tôi phải đọc mẫu. Đọc mẫu đòi hỏi cô phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu giọng đọc phải phù hợp với nội dung của câu văn, với nội dung của từng bài. Khi đọc phải ngắt giọng, biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ của âm thanh. Tiếng Việt có kho ngữ điệu phong phú và đa dạng. Tôi đã vận dụng điều đó vào đọc đúng, đọc hay bài văn, bài thơ. Đọc mẫu phải hòa nhập tâm hồn với nội dung bài học, với văn cảnh thì mới có tình cảm, cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp. Văn bản quy định ngữ điệu đọc cho chúng ta chứ không phải ta áp đặt ngữ điệu đọc theo chủ quan của mình vào văn bản. Bài đọc mẫu của giáo viên phải làm sao thâm nhập, lây truyền tới các em, mở ra không gian liên tưởng, tưởng tượng cho các em. Được nghe cô đọc hay, đó là phần quan trọng thu hút sự chú ý của các em. Sau khi đọc mẫu xong, tôi cho 1 em đọc tốt đọc lại. Từ chỗ 1 em, tôi gọi 2 em đọc lại và cho cả lớp nhận xét các bạn đọc. 2.3.2. Chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh trước khi đọc. Tôi đã hướng dẫn các em chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30 - 35 cm, cổ và đầu thẳng. Khi đứng dậy đọc, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay, tay trái đỡ sách (phần sách bên trái), tay phải cầm ở góc bên phải. Ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc các em phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp. Tư thế đọc phải vừa đàng hoàng, thoải mái. Trước khi nói về việc rèn đọc đúng cần nói về tiêu chí về cường độ và tư thế người đọc, tức là rèn đọc to, nhỏ, nhấn giọng,... Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai – người tiếp nhận thông tin chữ viết. Vai thứ hai là người trung gian để truyền thông tin, đưa văn bản viết đến người nghe. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, các em có thể đọc cho mình hoặc đọc cho người khác hoặc cho cả hai. Tôi đã cho các em hiểu rằng đọc không chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người này nghe rõ. Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Để luyện cho các em đọc quá nhỏ, tôi đã luyện cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Còn với những em đọc nhanh, sai “thêm, bớt từ”, “đọc nhát gừng”, thì cần đọc tốc độ vừa phải, tai phải lắng nghe được mình đọc và sửa lỗi cho mình. Những em đọc yếu, tôi cho em luyện đọc nhiều lần cùng nội dung bài tập đọc đó. Bên cạnh đó tôi còn giao về nhà luyện đọc, các bậc phụ huynh sẽ luyện cho các em đọc và kiểm tra con đọc hằng ngày nhận xét và đánh giá sự tiến bộ của học sinh, liên hệ với cô giáo để động viên, khen ngợi hay bồi dưỡng thêm. 2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách linh hoạt a. Luyện đọc đúng Đọc đúng là không đọc thừa, không sót âm, vần, tiếng, không đọc theo cách phát âm địa phương, đọc đúng các thanh ... Trước khi lên lớp tôi đã soạn bài, tìm hiểu nội dung bài tập đọc. Dựa vào đối tượng lớp mình, tôi có thể xác định tương đối một số lỗi phát âm mà các em hay mắc phải để kịp thời uốn nắn, sửa sai. * Đọc từng câu Các em đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và các bạn theo dõi phát hiện những từ bạn còn đọc sai, (hoặc giáo viên bổ sung một số từ các em hay mắc phải) để luyện phát âm . Tôi đã “nghe” các em đọc dù chỉ là một câu để “phát hiện” nhận xét, uốn nắn sửa lỗi. Nếu từ ngữ cả lớp ít đọc sai thì chỉ cần sửa cho cá nhân. Nếu nhiều em đọc sai thì hướng dẫn sửa chung cho cả lớp. Ví dụ: Quắm Đen – không được đọc theo tiếng địa phương là Cắm Đen, lăn xả - chú ý phân biệt x/s không đọc là lăn sả, giục giã - phân biệt thanh hỏi / thanh ngã không đọc là giục giả... (bài Hội vật). Tôi còn hướng dẫn các em cách phát âm... Công việc này đòi hỏi mất nhiều thời gian nên cả cô và trò phải kiên trì, cố gắng. Khi đọc một lời đối thoại của một nhân vật thì một em có thể đọc luôn các câu sau. Tránh ngắt một lời nói ra thành hai, ba câu để đọc nối tiếp. (Lưu ý giáo viên phải vận dụng hết sức linh hoạt) * Đọc từng đoạn trước lớp Gọi từng em đọc từng đoạn nối tiếp nhau đến hết bài đọc (với những văn bản không chia đoạn tôi có thể tự ngắt ở những điểm phù hợp để các em luân phiên đọc), tôi theo dõi các em đọc để gợi ý, hướng dẫn cách ngắt nhịp, đọc đúng ngữ điệu câu... tổ chức cho các em đọc kỹ câu dài của bài văn để ngắt nghỉ đúng với ý nghĩa của câu văn. Tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (nếu có); Khi đọc cần nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng ở cuối câu kể,... Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, nên phải đọc với giọng đối thoại ( ngôn ngữ nói) . Đối với những học sinh đọc còn chậm, đọc ngắt nghỉ chưa đúng, đọc nhanh, tôi đều gọi các em đọc và đọc lại nhiều lần cho đúng. Tôi kiên quyết sửa trên lớp bằng hình thức cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần, có thể được đọc nhiều lần ở nội dung bài tập trong các phân môn khác (Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu) Tôi còn yêu cầu các em về nhà luyện đọc cho bố mẹ nghe. Cứ thế nhiều lần các em đều tiến bộ. Để động viên các em đọc tốt, tôi khuyến khích các em đọc biểu lộ tình cảm riêng mang tính sáng tạo, không rập khuôn, bắt chước giáo viên. Việc kiểm tra, ôn luyện học sinh đọc thuộc, nhớ lâu, đọc tốt nhiều bài văn, bài thơ đã học cũng là một biện pháp mà tôi thường xuyên quan tâm bằng nhiều hình thức (trên lớp, ở nhà, ở các tiết dạy chính tả,...). Ví dụ : Bài “Cửa Tùng” Cần chú ý ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu văn: “Bình minh,/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối /chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ / và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lụa.// ” (Nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy và sau những cụm từ dài, nhấn giọng ở những từ in đậm tạo nên sự nhịp nhàng trong giọng đọc.) Trong khi đọc đoạn học sinh kết hợp tìm hiểu nghĩa từ với các cách như: - Đặt câu có từ để giải thích. - Tìm từ cùng nghĩa để thay thế, từ trái nghĩa để phủ định. - Dùng tranh ảnh, vật thật. - Dùng cử chỉ, động tác, cách biểu lộ để mô tả. - Giải nghĩa từ (lưu ý giáo viên tránh khuynh hướng giải nghĩa từ quá kĩ hay quá cầu kì, mất nhiều thời gian.) b. Luyện đọc nhanh * Đọc từng đoạn theo nhóm Tôi tổ chức cho các em đọc từng đoạn theo nhóm. Các em sẽ luân phiên đọc trong nhóm do nhóm trưởng điều khiển. Học sinh được luyện đọc tự giác, tích cực, tự nhiên, chủ động, có thể học tập lẫn nhau. * Tôi đã lưu ý với các nhóm học sinh: - Các bạn trong nhóm đọc lần lượt, mỗi bạn đọc một đoạn hoặc có thể hơn tùy theo số lượng bạn trong nhóm và tùy theo số đoạn được chia trong bài đọc. - Cường độ đọc vừa đủ nghe trong nhóm, không ảnh hưởng đến nhóm khác. - Bạn đọc yếu được luyện đọc nhiều hơn, được các bạn giúp đỡ. - Chú ý nghe bạn đọc, phát hiện lỗi để sửa sai, có kỹ năng nghe và theo dõi sách giáo khoa để xác nhận kết quả đọc của bạn. * Thi đọc giữa các nhóm Là hình thức học sinh trình bày kết quả luyện đọc, thi đọc tạo sự hào hứng, phấn khởi học tập cho học sinh, là hoạt động đa dạng và phong phú về hình thức tổ chức. Thi đại diện: Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài đọc (có thể là đọc thuộc lòng,...) Việc rèn đọc đòi hỏi tôi không được nản, không được buông thả, phải tìm ra biện pháp chung cho cả lớp và yêu nghề. Khi nhận xét tôi phải chỉ ra được lỗi nếu các em mắc phải để kịp thời sửa chữa và rút kinh nghiệm. Đồng thời tôi không đánh giá quá khắt khe hay quá gay gắt làm học sinh chán nản. Nên đánh giá kết quả cần đảm bảo tính động viên, khích lệ, coi trọng sự tiến bộ của các em, một phần giúp các em học tốt hơn. Ví dụ: “Hôm nay em đọc hay lắm cả lớp vỗ tay khen bạn nào./ Em đọc giỏi lắm, cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay./ Em đọc giỏi lắm lần sau tiếp tục phát huy em nhé./ Hoặc có thể bình chọn bạn đọc hay – đọc tốt để cô giáo và các bạn tuyên dương. * Đọc đồng thanh Đây là bước củng cố, đọc chung, thống nhất trong cả lớp về phát âm, tốc độ, nhịp điệu, giọng điệu để những em đọc chưa chuẩn tự điều chỉnh cho đúng và hay. Tôi hướng dẫn các em đọc vừa phải, đủ nghe, tránh đọc to quá gây ầm ĩ. Đọc đồng thanh chỉ nên áp dụng với các văn bản có nội dung miêu tả, truyện vui, thơ. Không nên đọc đồng thanh các văn bản thông thường (dạng hành chính) hoặc văn bản có nội dung buồn, xúc động cần giọng đọc nội tâm, sâu lắng. 2.3.4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc tiến tới đọc hay( đọc diễn cảm) a. Học sinh đọc thầm, tự trả lời câu hỏi Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc tôi hướng dẫn các em luyện đọc thầm đọc để hiểu văn bản. Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn với đọc thành tiếng. Đọc thầm nhằm tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì không phải chú ý đến việc phát âm. + Chuẩn bị cho việc đọc thầm : Tư thế đọc thầm phải ngay ngắn khoảng cách giữa mắt và sách 30 - 35 cm. + Quá trình đọc thầm: đọc mấp máy môi (không đọc thành tiếng) hoặc đọc hoàn toàn bằng mắt . Để kiểm soát quá trình đọc thầm của các em tôi đã quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Từ đó tôi đã điều chỉnh tốc độ đọc thầm của các em. Đây là bước để các em chuẩn bị trước khi cù
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_doc_tot_trong_tiet_day_t.doc