Một số biện pháp hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng, Huyện Bá Thước

Một số biện pháp hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng, Huyện Bá Thước

Trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" [2], đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Do vậy muốn có được một ngành giáo dục phát triển thì chúng ta phải giáo dục con người ngay từ ngành học mầm non. Vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông một cách vững vàng.

Để giáo dục trẻ mầm non một cách hiệu quả, ngành học đã cụ thể hóa nội dung giáo dục thành các môn học như: giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất, tạo hình, tìm hiểu môi trường xung quanh, hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng, cho trẻ làm quen với văn học. Trong đó việc hình thành các biểu tượng toán học là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục mầm non. Vì việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng là nền móng cho việc học toán và vận dụng toán sau này của con người.[1]

Nội dung hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ được áp dụng cho tất cả các lứa tuổi, tùy thuộc vào độ tuổi mà có nội dung phù hợp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bao gồm 4 vấn đề lớn sau: Các biểu tượng về tập hợp, số lượng ; Các biểu tượng về kích thước; Các biểu tượng về định hướng không gian; Các biểu tượng về hình dạng.

Như vậy còn "Các biểu tượng về thời gian" ở các trường mầm non chưa được chú trọng thỏa đáng. Giáo viên chỉ lướt qua nội dung này trong các hoạt động như "Tìm hiểu môi trường xung quanh" và mới chỉ dừng lại ở mức độ trò chuyện, rất trừu tượng. Do vậy khả năng nhận biết nhạy cảm về thời gian còn rất kém, nó mờ nhạt và rất khó với trẻ. Đây là một hạn chế rất lớn của những người xây dựng chương trình, là một vấn đề cần được giải quyết thực tế nhận thức của trẻ với "Nội dung hình thành biểu tượng thời gian" trong chương trình hình thành biểu tượng toán học chưa có. Đây là một vấn đề trong thời gian gần đây được các trường chú ý hơn.Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp hình

thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng, Huyện Bá Thước ”

 

doc 27 trang thuychi01 38931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng, Huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các biện pháp hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước.
5
2.3.1. Biện pháp 1: Giáo viên tự trau dồi kiến thức làm nền tảng cơ bản để định hướng lựa chọn các nội dung dạy trẻ.
5
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đưa vào chương trình trong năm một cách phù hợp. 
8
2.3.3. Biện pháp 3: Hình thành biểu tượng thông qua các hoạt động hằng ngày gắn với sinh hoạt của trẻ.
8
2.3.3.1: Hình thành biểu tượng về ngày và các khoảng thời gian trong ngày như: Sáng, trưa, chiều, tối, đêm, dạy trẻ nắm được số lượng và trình tự diễn ra khoảng thời gian đó
9
2.3.3.2: Hình thành biểu tượng về tuần lễ và các ngày trong tuần, trẻ nắm được số lượng và trình tự diễn ra các ngày trong tuần lễ. Hình thành biểu tượng về hôm qua, ngày mai cho trẻ.
10
2.3.3.3: Hình thành biểu tượng về các mùa trong năm: Xuân, hạ, thu, đông, dạy trẻ nắm số lượng, trình tự diễn ra các mùa trong năm.
11
2.3.4. Biện pháp 4: Hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ thông qua công tác tuyên truyền, phối hợp giáo dục nhà trường và gia đình 
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
17
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" [2], đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Do vậy muốn có được một ngành giáo dục phát triển thì chúng ta phải giáo dục con người ngay từ ngành học mầm non. Vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông một cách vững vàng.
Để giáo dục trẻ mầm non một cách hiệu quả, ngành học đã cụ thể hóa nội dung giáo dục thành các môn học như: giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất, tạo hình, tìm hiểu môi trường xung quanh, hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng, cho trẻ làm quen với văn học. Trong đó việc hình thành các biểu tượng toán học là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục mầm non. Vì việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng là nền móng cho việc học toán và vận dụng toán sau này của con người.[1]
Nội dung hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ được áp dụng cho tất cả các lứa tuổi, tùy thuộc vào độ tuổi mà có nội dung phù hợp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bao gồm 4 vấn đề lớn sau: Các biểu tượng về tập hợp, số lượng ; Các biểu tượng về kích thước; Các biểu tượng về định hướng không gian; Các biểu tượng về hình dạng.
Như vậy còn "Các biểu tượng về thời gian" ở các trường mầm non chưa được chú trọng thỏa đáng. Giáo viên chỉ lướt qua nội dung này trong các hoạt động như "Tìm hiểu môi trường xung quanh" và mới chỉ dừng lại ở mức độ trò chuyện, rất trừu tượng. Do vậy khả năng nhận biết nhạy cảm về thời gian còn rất kém, nó mờ nhạt và rất khó với trẻ. Đây là một hạn chế rất lớn của những người xây dựng chương trình, là một vấn đề cần được giải quyết thực tế nhận thức của trẻ với "Nội dung hình thành biểu tượng thời gian" trong chương trình hình thành biểu tượng toán học chưa có. Đây là một vấn đề trong thời gian gần đây được các trường chú ý hơn.Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp hình 
thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng, Huyện Bá Thước ” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
`	Trên cơ sở thực tiễn hình thành các biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng, huyện Bá Thước và đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
- Nhóm phương pháp tìm tòi, sáng tạo: Bao gồm các phương pháp hướng dẫn mang tính gợi mở.
- Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu
	2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009.
Cơ sở lý luận xuất phát từ cơ sở lý luận về biểu tượng thời gian và định hướng thời gian.
Cuộc sống của con người luôn gắn với thời gian, chỉ riêng ở con người mới có sự phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai. Để sống, con người cần những đồ vật khác nhau, còn để tạo ra đồ vật con người cần có thời gian. Tức là thời gian đối với con người như là một vật báu.
Thời gian mang tính chất đặc trưng: Thời gian luôn luôn chuyển động, sự chuyển động của thời gian luôn diễn ra theo một hướng từ quá khứ ® hiện tại 
® tương lai. Thời gian không bao giờ quay ngược trở lại, không bao giờ dừng 
lại, không nhìn thấy và không sờ mó được [3].
Từ những tính chất đặc trưng trên của thời gian, vậy ta phải dạy trẻ tri giác và định hướng thời gian như thế nào để thời gian được trẻ tri giác một cách gián tiếp thông qua các đơn vị đo thời gian. Cụ thể là mối quan hệ của những hiện tượng luôn lặp đi lặp lại trong cuộc sống và hoạt động. Các thước đo thời gian (giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm). Là một hệ thống chặt chẽ nhất định, các thước đo thời gian cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với các đơn vị đo thời gian cần được tiến hành theo một hệ thống chặt chẽ, làm sao cho những kiến thức về khoảng thời gian mà ta cho trẻ tiến hành làm quen sẽ trở thành cơ sở để trẻ làm quen với những đơn vị thời gian tiếp theo và qua đó cho trẻ thấy được những tính chất cơ bản của thời gian như: Tính chuyển động, tính liên tục, tính không quay ngược giờ, còn sớm. Vốn từ biểu thị thời gian phát triển nhanh. Trong quá trình giao lưu và hoạt động của trẻ được bắt đầu quan tâm đến ý nghĩa của các từ: Hôm qua, hôm nay, ngày mai, ngày kia. Vậy quá trình hình thành biểu tượng thời gian và sự định hướng thời gian là một quá trình tâm lý phức tạp. Sự định hướng thời gian ở trẻ được hình thành không giống nhau. Cho nên đề tài này đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ, để nắm được đặc điểm của trẻ. Từ đó mà ta đưa ra được nội dung, hệ thống các phương pháp và biện pháp dạy trẻ định hướng thời gian một cách phù hợp.
Thực tế hiện nay cho thấy, trong chương trình dạy trẻ những biểu tượng toán ở các trường mầm non, khi tổ chức tiết học có nội dung dạy trẻ định hướng thời gian ở tất cả các độ tuổi. Do vậy khả năng định hướng thời gian của trẻ còn rất kém (kể cả mẫu giáo lớn) để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, có hệ thống, hình thành ở trẻ những biểu tượng toán sơ đẳng.
Với tư cách là một người giáo viên mầm non, được học tập, nghiên cứu một cách có hệ thống, tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc dạy trẻ hình thành những biểu tượng thời gian và định hướng thời gian được tốt hơn.
Trong đề tài này, tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả sớm hình thành ở trẻ những biểu tượng đúng đắn về thời gian.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Tình hình địa phương:
Điền Thượng là một xã thuộc chương trình 135 của huyện Bá Thước. Phía Đông giáp xã Điền Hạ, phía Tây giáp xã Thiết ống, phía Bắc giáp xã Điền Quang. Xã Điền Thượng có tổng dân số là 3496 người. Trong đó 98% đồng bào dân tộc thiểu số và đa số là dân tộc Mường, ngoài ra còn có dân tộc Thái và dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn xã. Địa bàn xã bị chia cắt bởi những đồi núi nên dân cư không tập trung mà được chia ra thành 7 thôn bản. Kinh tế của nhân dân trong vùng rất khó khăn, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
Thực trạng trường mầm non Điền Thượng:
Trường Mầm non Điền Thượng là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Bá Thước. Nhà trường đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ chính quyền trong quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất và nguồn lực con người theo đề án xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Với trẻ mẫu giáo chủ yếu là con em các gia đình nông thôn đồng bào dân tộc miền núi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Thực trạng về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất nhà trường diện tích chật hẹp, còn thiếu các phòng chức năng như: Phòng âm nhạc, phòng nghệ thuật, thiết bị dạy học đầu tư không đồng bộ, việc khai thác sử dụng đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả chưa cao.
- Thực trạng về chương trình: 
Cho đến hiện nay, việc hình thành biểu tượng định hướng thời gian cho trẻ ở các trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức như là mong muốn của trẻ. Nội dung hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được quy định trong chương trình còn rất sơ sài, kiến thức trang bị cho trẻ đơn lẻ, thiếu tính hệ thống và chỉ hướng vào việc dạy trẻ nhận biết một số thời điểm nhất định trong ngày và hai mùa trong năm (mùa hè, mùa đông). Vì vậy trẻ không nắm được tính chất đặc trưng của thời gian. Thời lượng các tiết học làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán mỗi tuần mới chỉ một hoạt động nhưng cả năm học chỉ được có 33 đến 34 tuần, chưa kể có những tuần không dạy được vì thời tiết, vì các hoạt động khác. Thời giờ để các cô giáo mầm non thực hiện việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ là rất ít, chưa kể các tiết học thường chỉ lồng ghép các nội dung (gọi là phương pháp tích hợp) nên khoảng thời gian để cung cấp tri thức để hiểu biết về thời gian cho trẻ không được bao nhiêu. Vì vậy, để việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ thì không chỉ các cô giáo hướng dẫn thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong quá trình dạy trẻ, mà cả gia đình, người thân cũng luôn nhắc nhở trẻ về những vấn đề này mọi lúc, mọi nơi.
- Thực trạng nhận thức của trẻ trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về biểu tượng thời gian cho trẻ.
Kết quả khảo sát 20 trẻ đầu năm học 2017 – 2018 thu được kết quả cụ thể như sau:
*Bảng 1: Thực trạng nhận thức của trẻ về các ngày trong tuần:
 (Có bảng câu hỏi kèm theo phụ lục)
Tổng số
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
CN
 20
SL
%
SL
%
SL
 %
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
45
6
30
7
35
7
35
6
30
10
50
9
45
 Khi khảo sát trên trẻ chúng tôi yêu cầu trẻ nói tên các ngày trong tuần thì một số trẻ nói được tên, số thứ tự thay cho tên ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Điều này chứng tỏ tính không phân định trong phân biệt các phạm trù thời gian khác nhau ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn.
* Bảng 2: Thực trạng nhận thức của trẻ các biểu tượng về các buổi trong ngày theo bộ tranh.
 (Có bảng câu hỏi kèm theo phụ lục)
Tổng số
Buổi sáng
Buổi trưa
Buổi chiều
Buổi tối
Ban đêm
20
SL
%
SL
%
SL
 %
SL
%
SL
%
7
35
9
45
8
40
8
40
7
20
Một số cháu không trả lời đúng nhưng có một số cháu khác định hướng các buổi trong ngày đúng. Tuy nhiên cháu còn thiếu vốn từ để diễn đạt, các cháu thiết lập trật tự của các hoạt động để nói lên khoảng thời gian đó.
Đa số trẻ nắm được trình tự các buổi trong ngày, trẻ không kể được "ban đêm" mà trẻ kể tiếp đến buổi "sáng, trưa, chiều, tối". Điều đó chứng tỏ rằng trẻ không nắm được trình tự các buổi trong ngày mà chỉ nắm được tính luân chuyển, tính chu kỳ của các buổi. 
*Bảng 3: Thực trạng nhận thức của trẻ về biểu tượng các biểu tượng tuần lễ các ngày trong tuần: 
(Có bảng câu hỏi kèm theo phụ lục)
Tổng số
Số lượng trẻ trả lời đúng 
20
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
SL
%
SL
%
SL
 %
SL
%
SL
%
13
65
10
50
10
50
12
60
10
50
Bảng 4: Thực trạng nhận thức của trẻ về các mùa trong năm
(Có bảng câu hỏi kèm theo phụ lục)
Tổng số
Số trẻ kể đúng tên các mùa trong năm
Số trẻ trả đúng các câu hỏi đã đặt ra
20
Xuân
Hạ
Thu
Đông
Câu 1
Câu 2
Câu 3
SL
%
SL
%
SL
 %
SL
%
SL
%
SL
 %
SL
 %
13
50
10
50
10
50
12
60
7
35
9
45
3
15
Nhìn vào bảng trên đây chúng ta thấy rằng trẻ thường kể mùa đông (12 trẻ chiếm 60%), mùa hạ (10 trẻ chiếm 50%) sau đó đến mùa thu (10 trẻ chiếm 50%), mùa xuân thì ít nhất (7 trẻ chiếm 26,9%) . Điều đó chứng tỏ sự lĩnh hội tên gọi các mùa trong năm của trẻ diễn ra không đồng đều. Trẻ thường nhớ hai mùa đó là mùa hè và mùa đông hơn vì hai mùa này có dấu hiệu tương phản rõ rệt như nóng và lạnh, bầu trời nắng chói chang và u ám. Khi nói đến mùa đông trẻ kể theo dấu hiệu: Mùa đông trời lạnh, ngủ phải đắp chăn, đi học phải mặc quần áo ấm. Còn mùa hè thì nóng bức, đi học phải đội mũ, phải dùng quạt. Khi hỏi tới mùa thu chỉ có một đến hai trẻ nói được là mùa thu có rằm trung thu được đi rước đèn phá cỗ.
 Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng trẻ nắm được số lượng các mùa trong năm cũng như trình tự của nó là rất thấp. Về trình tự các mùa khi cô giáo nhắc từ đầu "Mùa xuân" thì trẻ lại nói được các mùa hạ, thu, đông. Điều này chứng tỏ "Trẻ chỉ đọc thuộc được theo người lớn xung quanh còn bản thân thì tự trẻ không có khả năng nắm được. Nguyên nhân của kết quả trên do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ còn nhận thức cảm tính, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy biểu tượng về các mùa trong năm trẻ nắm chưa chính xác. Giáo viên chưa chú trọng đến việc hình thành biểu tượng các mùa trong năm cho trẻ, một phần trẻ không nắm được số lượng các mùa, trình tự diễn ra các mùa vì trong chương trình mẫu giáo hiện nay chưa đưa vào việc hình thành biểu tượng thời gian nói chung và các mùa nói riêng vào nội dung "Hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ" cho nên kiến thức lĩnh hội được tản mạn không đồng đều, thiếu chính xác. Để điều tra đặc điểm phát triển biểu tượng của trẻ về các mùa trong năm chúng tôi sử dụng bộ tranh để tìm hiểu sự xác định của mùa trong năm của trẻ theo các hoạt động đặc trưng và dấu hiệu thiên nhiên như thế nào.
Mặt khác giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào việc trải nghiệm đạt hiệu quả cao hơn. 
Qua thực trạng được xác định ở trên, được dự giờ các đồng chí đồng nghiệp trong nhà trường và sau một thời gian nghiên cứu tài liệu về việc hình thành biểu tượng mùa cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi của lớp mẫu giáo mà bản thân đang giảng dạy, với trách nhiệm là tổ trưởng chuyên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 một cách tốt nhất.Vậy tôi xin đưa ra một số biện pháp sau mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong năm học 2017 - 2018:
 2.3. Các biện pháp hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước
 2.3.1. Biện pháp 1: Giáo viên tự trau dồi kiến thức làm nền tảng cơ bản để định hướng lựa chọn các nội dung dạy trẻ. 
 GV trau dồi kiến thức:
* Nắm đặc điểm tâm lý trẻ, hiểu trẻ
Ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, tư duy trẻ thụ động, trực quan, vốn từ hạn chế nên những câu, những từ phức tạp chưa thể hiểu đúng; tinh thần hiếu động, ham hiểu biết.
Về tâm lý, tinh thần, trí tuệ: 
Tinh thần hiếu động, không chịu  ngồi yên hoặc giữ yên lặng lâu.Trẻ hay bắt chước và thích bắt chước, cho nên các chương trình và bài tập huấn luyện chức năng cần được biến thành  ” trò chơi đóng kịch” là chủ yếu.
Vì tư duy trẻ thụ động, trực quan nên phương pháp giáo dục, rèn luyện cần tác động lên các giác quan là chủ yếu; sự giảng giải và phân tích ít có hiệu quả hơn phương pháp kể chuyện, xem phim hoặc tiếp xúc trực tiếp với các biểu tượng dẫn chứng, minh họa.
Trí nhớ của trẻ hoàn toàn thụ động nhưng cần được phát triển, tôi luyện thông qua các bài hát, bài thơ thuộc lòng.Vốn từ của trẻ còn hạn chế, ý nghĩa các từ, các câu được hiểu đơn giản, chung chung theo nghĩa đen.
Vấn đề về tính cách:
- Tính thực tế: Trẻ thường có những ý kiến rõ ràng và hiểu nhanh các vấn đề, tuy nhiên lại dễ bị nhiễm tính ham vật chất
- Tính vô tình:Trẻ thường không chú ý quá nhiều đến thế giới xung quanh và chọn cho bản thân cách sống khép kín, hướng nội
- Tính hiếu hoạt: Trẻ hăng say hoạt động nhưng thường nông nổi và thiếu kiên nhẫn
- Tính nhiệt tâm: Trẻ tự chủ và có khả năng tư duy tốt nhưng lại có tính tự ái cao
Khi những biểu hiện tâm lý ở trẻ dần bộc lộ thì các cô hoặc các bậc phụ huynh cần thật bình tĩnh, không nên quát mắng trẻ vì điểu đó chỉ khiến trẻ thêm ức chế và càng có các biểu hiện chống đối, hãy nhẹ nhàng nhưng khiêm khắc chỉ ra thái độ không tốt của trẻ, sự không hài lòng của bố mẹ, trẻ sẽ dần dần hiểu ra và sẽ dần dần thay đổi tính cách
* Hình thành biểu tượng về ngày:
* Dạy trẻ nhận biết, phân biệt và nắm tên gọi các buổi trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, đêm.
* Dạy trẻ nắm được trình tự các buổi diễn ra trong ngày và số buổi trong một ngày
- Để hình thành các biểu tượng về các buổi trong ngày cho trẻ cần:
+ Thực hiện chính xác chế độ sinh hoạt trong ngày
+ Thông qua dấu hiệu thiên nhiên: đặc trưng cho những khoảng thời gian nhất định
+ Sử dụng tranh, ảnh kết hợp đàm thoại, trò chuyện: khoảng thời gian gắn với công việc trong ngày của trẻ (cho trẻ xem các tranh vẽ các buổi với thời gian tương phản như: ban ngày- ban đêm, buổi sáng - buổi chiều và đưa ra các câu hỏi, lúc này là ngày hay đêm; vì sao lại cho rằng đó là buổi sáng, buổi chiều?
+ Sử dụng kết hợp với các bài thơ, câu chuyện, câu đố, đồng dao.
+ Sử dụng lô tô, tranh vẽ về các hoạt động đặc trưng của các buổi trong sự kiện, sử dụng các trò chơi học tập
+ Dạy trẻ thiết lập trình tự thời gian diễn ra các sự kiện bằng cách cho trẻ cắt, dán theo trình tự thời gian.
* Hình thành cho trẻ biểu tượng: Hôm qua, hôm nay, ngày mai (Quá khứ, hiện tại, tương lai)
* Hình thành cho trẻ những biểu tượng đầu tiên về tốc độ và phản ánh tốc độ diễn ra các sự kiện, hiện tượng theo thời gian bằng các từ: nhanh, chậm (2 bạn cùng làm việc nào đó, cùng bắt đầu, cùng kết thúc.Trên cơ sở đó so sánh tốc độ diễn ra các sự kiện, hành động, ở trẻ sẽ hình thành biểu tượng về tốc độ nhanh, chậm)
* Hình thành biểu tượng về tuần lễ:
- Dạy trẻ biểu tượng về các ngày trong tuần: Dạy trẻ nắm được số lượng và trình tự các ngày trong tuần; Làm quen với lịch; Dạy trẻ nắm được những kiến thức về tuần lễ như một đơn vị đo thời gian lao động của con người; hàng ngày nói với trẻ về tên gọi các ngày trong tuần; Nói chuyện với trẻ về dấu hiệu đặc trưng của các ngày trong tuần .Ví dụ: Thứ sáu cháu làm gì? chủ nhật là ngày như thế nào?
- Hướng sự chú ý của trẻ tới thời gian người lớn lao động: Trẻ đi học 5 ngày trong tuần và nghỉ 2 ngày thứ bảy, chủ nhật, cho trẻ làm quen các loại lịch khác nhau như: Lịch tờ; lịch bàn; lịch bỏ túi.
- Dựa trên những hiểu biết của trẻ về các ngày trong tuần, dạy trẻ nắm số lượng và trình tự các ngày trong tuần.
- Ngoài ra, trong quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày giáo viên nên giới thiệu tên ngày gắn với các hoạt động mà trẻ sẽ tham gia; giúp trẻ nắm được tên gọi trình tự các ngày trong tuần lễ: Hôm nay là thứ mấy? trước thứ ba là thứ mấy? ngày mai sẽ là thứ mấy?...
* Hình thành biểu tượng các mùa trong năm:
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các mùa theo dấu hiệu từng mùa.
- Dạy trẻ biết số lượng và trình tự các mùa diễn ra trong 1 năm.
* Cho trẻ làm quen với lịch tự xem tháng, ngày
- Hình thành biểu tượng về tháng: dạy trẻ nhận biết, phân biệt các tháng theo sự kiện diễn ra trong từng tháng; bằng cách trò chuyện với trẻ về gọi tên; về các dấu hiệu đặc trưng, như: Thời tiết, các hiện tượng thiên nhiên, thông qua các sự kiện lễ hội diễn ra trong tháng (tháng 3 có ngày 8-3; tháng 5 có ngày sinh nhật Bác 19-5) cho trẻ đọc thơ, chơi các trò chơi .Để củng cố biểu tượng về tháng cho trẻ.
* Hình thành biểu tượng về khoảng thời gian ngắn, giới thiệu đơn vị đo thời gian: Phút, làm quen với đồng hồ
+ Cho trẻ quan sát đồng hồ cát, đồng hồ giây để trải nghiệm khoảng thời gian ngắn 1 phút, cho trẻ quan sát bạn thực hiện một công việc nào đó trong 1 phút; có thể cho trẻ đếm trên đồng hồ cá

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_thoi_gian_cho_tre_mau.doc