Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường tiểu học Cẩm Vân học tốt các bài liên kết câu trong phân môn luyện từ và câu

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường tiểu học Cẩm Vân học tốt các bài liên kết câu trong phân môn luyện từ và câu

Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Về nội dung, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn; Về hình thức, ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định.

Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học là phân môn nhằm huy động vốn từ, mở rộng vốn từ làm cho học sinh hiểu nghĩa từ và tác dụng của chúng trong câu, tạo lập câu, Có sử dụng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp thì người đọc, người nghe mới hiểu được nội dung văn bản. Muốn viết câu trong văn bản đúng và hay ngoài việc dùng từ chính xác chúng ta cần phải biết liên kết từ, liên kết câu, liên kết các ý lại với nhau. Đó chính là nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn của phân môn Luyện từ và câu nói chung và việc dạy Liên kết câu nói riêng.

Liên kết câu không phải là kỹ năng được rèn bắt đầu từ lớp 5 mà đã được tập nói, tập viết thành câu văn từ khi học lớp 2,3 trong giờ tiếng Việt, được làm đoạn văn, bài văn trong học tiếng Việt lớp 4 - 5. Tuy nhiên, phải tới lớp 5, học sinh mới được làm quen với các kiến thức về liên kết câu và được thực hành liên kết câu một cách có ý thức. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi nhận thấy để dạy học sinh biết cách liên kết câu là một kỹ năng khó không phải học sinh nào cũng dễ dàng thực hiện thành thạo ngay được bởi vì với học sinh Tiểu học vốn từ của các em còn ít, khả năng hiểu nghĩa của từ còn hạn chế . Vì vậy, các em thiếu tính mạnh dạn, tính tự tin trong họ tập.

Để khắc phục tình trạng trên, nhiệm vụ đặt ra cho tôi là làm thế nào để học sinh xác định được cách liên kết câu và thực hiện được một cách thành thạo, có thể vận dụng vào việc viết câu văn đúng và hay, diễn đạt ý trôi trảy.? Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu,nghiên cứu và rút ra được “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Cẩm Vân học tốt các bài liên kết câu trong phân môn Luyện từ và câu” để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng dạy và học Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Cẩm Vân nói riêng.

 

doc 17 trang thuychi01 11521
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường tiểu học Cẩm Vân học tốt các bài liên kết câu trong phân môn luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN HỌC TỐT CÁC BÀI LIÊN KẾT CÂU TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Vân
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
CẨM THỦY, NĂM 2017
MỤC LỤC
TRANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................................
1
I. Lí do chọn đề tài : 
1
II. Mục đích nghiên cứu:......................................................................................................................
1
III. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................................
2
IV . Phương pháp nghiên cứu.: .........................................................................
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...........................................
3
I. Cơ sở lí luận :................................................................................................
3
II. Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu nói chung và dạy các bài liên kết câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nói riêng ở Trường Tiểu học Cẩm Vân:..
3
III. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A Ttrường Tiểu học Cẩm Vân học tốt các bài liên kết câu trong phân môn luyện từ và câu
4
1. Giáo viên phải có vốn kiến thức, hiễu rõ về nội dung, hình thức các biện pháp liên kết câu trong đoạn văn
4
2. Giáo viên phải xác định được mối quan hệ của các bài học về “liên kết câu” với các kiến thức đã học trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 trước khi dạy các bài liên kết câu:.
5
3. Tổ chức thực hiện dạy-học nội dung Liên kết câu ở lớp 5:..
5
3.1. Khi dạy bài “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ”:
6
3.2.Khi dạy bài “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ”:
7
3.3.Khi dạy bài “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối”:.
9
4. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức về “liên kết câu” khi làm bài tập làm văn:..
10
IV. Một số kết quả đạt được:
11
C. PHẦN KẾT LUẬN
12
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài 
Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Về nội dung, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn; Về hình thức, ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định.
Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học là phân môn nhằm huy động vốn từ, mở rộng vốn từ làm cho học sinh hiểu nghĩa từ và tác dụng của chúng trong câu, tạo lập câu,Có sử dụng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp thì người đọc, người nghe mới hiểu được nội dung văn bản. Muốn viết câu trong văn bản đúng và hay ngoài việc dùng từ chính xác chúng ta cần phải biết liên kết từ, liên kết câu, liên kết các ý lại với nhau. Đó chính là nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn của phân môn Luyện từ và câu nói chung và việc dạy Liên kết câu nói riêng. 
Liên kết câu không phải là kỹ năng được rèn bắt đầu từ lớp 5 mà đã được tập nói, tập viết thành câu văn từ khi học lớp 2,3 trong giờ tiếng Việt, được làm đoạn văn, bài văn trong học tiếng Việt lớp 4 - 5. Tuy nhiên, phải tới lớp 5, học sinh mới được làm quen với các kiến thức về liên kết câu và được thực hành liên kết câu một cách có ý thức. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi nhận thấy để dạy học sinh biết cách liên kết câu là một kỹ năng khó không phải học sinh nào cũng dễ dàng thực hiện thành thạo ngay được bởi vì với học sinh Tiểu học vốn từ của các em còn ít, khả năng hiểu nghĩa của từ còn hạn chế . Vì vậy, các em thiếu tính mạnh dạn, tính tự tin trong họ tập.
Để khắc phục tình trạng trên, nhiệm vụ đặt ra cho tôi là làm thế nào để học sinh xác định được cách liên kết câu và thực hiện được một cách thành thạo, có thể vận dụng vào việc viết câu văn đúng và hay, diễn đạt ý trôi trảy.? Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu,nghiên cứu và rút ra được “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Cẩm Vân học tốt các bài liên kết câu trong phân môn Luyện từ và câu” để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng dạy và học Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Cẩm Vân nói riêng.
II. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài góp phần khắc phục được hạn chế về cách liên kết câu qua 3 kiểu liên kết (lặp, thế, nối).
- Góp phần vào đổi mới cách dạy tiếng Việt, giúp học sinh có kĩ năng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 - Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách liên kết câu, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết.
III. Đối tượng nghiên cứu
	- Nội dung, chương trình, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu lớp 5 và một số tài liệu tham khảo.
	- Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp học tốt các bài liên kết câu trong phân môn Luyện từ và câu.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra:
- Mục đích để tìm hiểu các phương pháp dạy học của giáo viên; tìm hiểu tính tích cực nhận thức của học sinh.
2. Phương pháp thực nghiệm:
- Dạy thực nghiệm tại lớp 5A, 5B để đối chiếu kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả nghiên cứu.
 3. Phương pháp trực quan:
- Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
 - Trao đổi với giáo viên – học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Luyện từ và câu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu, cách liên kết câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của người khác.
Nội dung dạy học luyện từ và câu bao gồm kiến thức về từ vựng và kiến thức về ngữ pháp. Kiến thức ngữ pháp văn bản được đưa vào chương trình tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5, khởi đầu từ kết cấu đoạn đến kết cấu toàn bài. Ở lớp 2, tuy không đề cập đến nội dung ngữ pháp văn bản, nhưng ta có thể thấy vài bài tập với yêu cầu đơn giản liên quan đến thực hành các biện pháp xây dựng đoạn:
	- Chọn câu kết thúc cho đoạn văn sau;
	- Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện.
	- Hãy viết từ 3 đến 5 câu tả em bé của em
Nói cách khác, kiến thức này được lĩnh hội gián tiếp qua những bài tập làm văn. Tuy nhiên đến lớp 5, kiến thức về ngữ pháp văn bản được dạy một cách tường minh với loạt bài về cách liên kết các vế câu của câu ghép (bằng quan hệ từ, và bằng cặp từ hô ứng) và cách liên kết các câu bằng cách lặp từ, cách thay thế từ ngữ, và cách dùng từ nối. Có thể phân tích việc liên kết câu theo từng bình diện khác nhau. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 đã chọn một cách tiếp cận tương đối quen thuộc và cũng chỉ để giới thiệu để học sinh làm quen với ba biện pháp liên kết thường gặp và tương đối dễ nhận biết, dễ thực hiện là lặp, thế, nối. Cách lựa chọn như vậy rất vừa sức với học sinh, và cũng khá đa diện: có liên kết câu theo kiểu duy trì đối tượng , có liên kết câu theo kiểu phát triển đối tượng. Ngoài một số bài tập trong tuần ôn tập cuối kỳ 2, các thông tin về liên kết câu được trình bày trong 4 bài học: một bài về phép lặp, hai bài về phép thế và một bài về phép nối. Với lượng kiến thức ít như vậy nhưng cũng đã cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về các phương tiện liên kết câu trong Tiếng việt. Và nhờ có sự liên kết mà các câu đảm báo sự thống nhất, chặt chẽ và có giá trị đích thực của nó , đồng thời qua đó làm cho người đọc nắm bắt được những vấn đề mà người viết đã gửi gắm trong văn bản. Từ đó hình thành cho học sinh kỹ năng dụng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp trong khi nói và viết.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÓI CHUNG VÀ DẠY CÁC BÀI LIÊN KẾT CÂU TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ CÂU LỚP 5 NÓI RIÊNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN
Trong những năm qua, nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đổi mới Phương pháp dạy học ở tất cả các môn học nhất là phân môn Luyện từ và câu. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, thao giảng, dạy học về đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhìn chung trong các tiết Luyện từ và câu để thu hút học sinh các giáo viên luôn tạo không khí học tập để khơi gợi sự hứng thú đối với học sinh.Với mỗi loại bài đều có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Vì vậy để tiết học đạt hiệu quả cao giáo viên đã nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, xác định các loại bài cụ thể trong phân môn để từ đó vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
Việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong nhà trường cơ bản đã trở thành nền nếp, qua đó phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giảng dạy của một số giáo viên cũng chưa đầu tư, còn đơn điệu, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh, nhất là khi dạy Luyện từ và câu vì cho rằng đây là môn học “khô” và “khó. Do đó khi dạy còn chưa quan tâm đến việc hướng dẫn cụ thể các biện pháp liên kết câu, mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh vận dụng tốt khi làm bài. Bên cạnh đó, một số học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu... Từ đó, việc nhận diện phân loại, xác định hướng làm bài còn nhầm lẫn .
Việc tổ chức một tiết học luyện từ và câu, dạy học các bài liên kết câu là thực sự cần thiết, giúp cho học sinh viết đoạn, bài văn có ý nghĩa, tập trung chủ đề của đoạn, bài viết. Từ thực tiễn, tôi đã rút ra được một số biện pháp như sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN HỌC TỐT CÁC BÀI LIÊN KẾT CÂU TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Giáo viên phải có vốn kiến thức, hiễu rõ về nội dung, hình thức các biện pháp liên kết câu trong đoạn văn.
 Văn bản là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và hình thức, nó không phải là phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có tính logic thông qua các phép liên kết. Các phép liên kết này có tác dụng đem lại cho các câu văn, đoạn văn tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả (lặp từ ngữ -phép lặp); góp phần tô đậm chủ đề chung, tăng cường tính biểu cảm cho các câu văn và là một biện pháp hữu hiệu tránh cách lặp từ vựng không đúng chỗ (dùng từ đồng nghĩa – phép thế); tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu văn (dùng từ trái nghĩa) Tất cả sự phối hợp, đan xen, hoà quyện với nhau góp phần thể hiện tính biểu cảm và giá trị thẩm mĩ mà người nói, người viết muốn truyền đạt.
Trong ngữ pháp Tiếng Việt, ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn văn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng, Và trong chương trình Tiểu học, nội dung này được đưa vào dạy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 gồm 4 bài đó là: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (Tuần 25); Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (2 bài-Tuần 25,26; ); Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối(Tuần 27) nhằm giúp học sinh hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp, thế, nối dùng để liên kết câu và tác dụng của nó; biết sử dụng những từ ngữ lặp, thế, nối để liên kết câu . 
Để dạy tốt các bài học “liên kết câu” trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 thì người giáo viên phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của các phép liên kết (lặp, thế, nối); phải có vốn kiến thức và hiểu rõ về nội dung, hình thức các biện pháp liên kết câu trong đoạn văn qua đó là giúp các em nắm chắc kiến thức ngữ pháp về câu, biết sử dụng câu, từ một cách chính xác khi nói và viết. Hơn nữa còn giúp cho các em biết cách giao tiếp, cư xử với mọi người trong cuộc sống hàng ngày lịch sự nhã nhặn hơn. Giáo viên cần nhận thức được các phép liên kết như là “chất keo dính” nối kết các câu văn, đoạn văn lại với nhau một cách chặt chẽ hơn có ý nghĩa hơn. “Chất keo dính” này nó còn góp phần làm cho linh hồn của đoạn văn đoạn thơ trở nên bay bổng, mượt mà hơn; nội dung bài văn trở thành một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời được. Nói cách khác để có một bài văn hay, một câu nói rõ ràng, súc tích, dễ hiểu thì phải biết cách sử dụng các phép liên kết, để từ đó GIÁO VIÊN có định hướng đúng đắn trong việc dạy học môn Tiếng Việt cũng như dạy các bài Liên kết câu cho Học sinh lớp 5 ngay từ những kiến thức sơ giản đầu tiên của nó.
2. Giáo viên phải xác định được mối quan hệ của các bài học về “liên kết câu” với các kiến thức đã học trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 trước khi dạy các bài liên kết câu.
Để chuẩn bị dạy bất kỳ một khái niệm ngữ pháp nào, ngoài việc tìm hiểu nắm vững nội dung bản chất của khái niệm, người giáo viên cần phải đặt khái niệm đó trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó và các mối quan hệ với các kiến thức đã học.
Khi dạy các bài liên kết câu cũng vậy, trước khi dạy giáo viên cần xác định vị trí của dạng bài này trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5: Đây chỉ là một mạch kiến thức nhỏ, ngoài việc giúp học sinh nắm được các cách liên kết câu và biết dùng các từ ngữ để liên kết (lặp, thế, nối) các phép liên kết còn có tác dụng làm cho các câu văn khi chỉ về một nhân vật, sự việc, một vấn đề sáng sủa hơn, sinh động hơn, gắn với nhau hơn, giàu hình ảnh hơn.... Do đó dạng bài học này có quan hệ mật thiết với các kiến thức đã học qua các bài học về Từ đồng nghĩa; Đại từ; Quan hệ từ. Vì vậy khi dạy từng bài về Liên kết câu giáo viên cần dẫn dắt với các bài học trước để học sinh nắm được mối liên hệ giữa chúng. 
3. Tổ chức thực hiện dạy-học nội dung Liên kết câu ở lớp 5
Như đã trình bày ở trên, các bài về “liên kết câu” trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 gồm 4 bài đó là: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (Tuần 25); Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (2 bài-Tuần 25,26; ); Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối(Tuần 27) Khi dạy các bài học này giáo viên không nên tuân thủ máy móc theo các nội dung ở sách giáo khoa mà giáo viên bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu của tiết học mà chủ động trong việc lựa chọn ví dụ, lựa chọn nội dung các bài tập, phương pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, giúp học sinh liên hệ với các kiến thức đã học, tìm hiểu và khám phá cái hay cái đẹp của các phép liên kết giúp học sinh trao đổi, thảo luận và hiểu sâu hơn bài học, tìm ra được cách thực hiện các bài tập tương tự.
3.1. Khi dạy bài “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ”.
Lặp từ ngữ được giới thiệu sớm nhất trong các kiểu liên kết câu (tuần 25). Đây là cách liên kết câu rất phổ biến, lại khá đơn giản, dễ thực hiện. Cùng với việc giới thiệu một kiểu liên kết, bài học về phép lặp cũng lần đầu tiên chính thức giới thiệu cho học sinh biết thế nào là liên kết câu. Vì lẽ đó , để có cơ sở cho học sinh học tốt bài học về phép lặp và các phép liên kết khác, ngay từ khi hướng dẫn học sinh làm bài tập ở phần Nhận xét, giáo viên cần giúp các em hiểu liên kết là gì một cách hết sức tự nhiên. Cụ thể là:
Trong bài học về phép lặp (SGK Tiếng Việt 5 tập hai, trang 71,72), bài tập 1 ở phần Nhận xét cho sẵn hai câu:
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. 
Học sinh cần thực hiện yêu cầu: Tìm ở câu sau từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước. Việc tìm hiểu một kiểu liên kết được bắt đầu nhận diện từ phương tiện liên kết. Tuy nhiên, học sinh chỉ có thể thấy rõ vai trò liên kết câu của các từ ngữ lặp lại khi thử thay thế chúng bằng các từ khác. Bài tập 2 yêu cầu học sinh thay thế từ đền trong câu thứ hai bằng một trong các từ nhà,chùa, trường, lớp là nhằm dụng ý đó. Thử thay thế từ ngữ như yêu cầu của bài tập, học sinh sẽ thấy giữa các câu không còn sự gắn kết vì mỗi câu nói đến mốt sự vật khác nhau. Tới đây, các em hiểu rằng cách lặp từ ngữ ở trong bài tập 1 có tác dụng làm các câu gắn bó chặt chẽ với nhau, hay nói khác đi, làm cho các câu liên kết với nhau vì chúng nói đến cùng một sự vật. Như vậy với lời dẫn dắt của giáo viên, học sinh đã làm quen với khái niệm liên kết câu một cách tự nhiên.
Sau khi đã hiểu thế nào là liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, học sinh có thể vận dụng những hiểu biết ban đầu của mình vào các tình huống nói năng mới. Ngoài các bài tập nhận diện từ ngữ lặp có tác dụng liên kết hay chọn từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết như trong SGK, tôi cho rằng, với những học sinh có khả năng học văn tốt hoặc có năng khiếu viết văn , thường thì các em hoàn thành bài tập trước các bạn. Vì vậy giáo viên có thể yêu cầu các em viết một số câu liên kết với nhau theo kiểu lặp và gạch dưới từ ngữ lặp có tác dụng liên kết. Tuy nhiên, giáo viên cần nhớ rằng lặp từ ngữ để liên kết câu cho đúng không khó, nhưng liên kết câu bằng cách lặp sao cho hay lại không hoàn toàn đơn giản. Khi gặp một đoạn văn có một từ ngữ lặp lại ở nhiều câu (và đặc biệt là khi chúng cùng giữ một chức năng ngữ pháp), người đọc dễ có ấn tượng về sự đơn điệu trong cách dạy và sự nghèo nàn về vốn từ ngữ. Để tránh ấn tượng ấy, khi liên kết câu theo kiểu lặp, người viết phải dùng đồng thời nhiều chuỗi từ ngữ lặp (có thể không cần lặp hoàn toàn) và hạn chế để từ ngữ ở câu sau có cùng một chức năng ngữ pháp với hình thức của từ tương ứng ở câu đứng trước; đôi khi cần phối hợp lặp với các kiểu liên kết câu khác.Chẳng hạn:
Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.
	(Hà Đình Cẩn)
Điều này quá phức tạp với khả năng của học sinh. Do vậy, không nên yêu cầu các em viết quá nhiều câu có sử dụng từ ngữ lặp để liên kết, theo tôi chỉ viết 2-3 câu là vừa sức.
3.2.Khi dạy bài “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ”.
Lặp từ ngữ. là biện pháp liên kết câu hiệu quả, song không thể dùng riêng lẻ, bởi vì bên cạnh thế mạnh riêng, lặp cũng có một số nhược nhất định. Để có kỹ năng liên kết câu một cách linh hoạt và hiệu quả, học sinh cần phải tập liên kết câu bằng các biện pháp khác.
Trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai bài học về phép thế được bố trí ở tuần 25 và tuần 26. Cách giới thiệu thế ngay sau lặp như vậy là hợp lí, vì thế giống như lặp cũng liên kết câu theo hướng duy trì đối tượng. Sự khác biệt so với lặp là: ở thế , mặc dù các câu cùng nói đến một đối tượng, nhưng đối tượng này được gọi bằng các tên khác nhau, do vậy, để tránh sự trùng lặp, ít gây cảm giác về một đoạn lời tẻ nhạt, đơn điệu. Đây chính là ưu điểm nổi bật của thế.
Trong bài học về phép thế ở tuần 25 (SGK Tiếng Việt 5, tập hai, trang 76,77), học sinh làm quen với thế bắt đầu từ việc nhận diện từ ngữ thay thế, tìm ra một cách tự nhiên mối quan hệ cũng như sự khác biệt giữa thế và lặp. Ngoài ra, các em còn được tập chuyển đổi kiểu liên kết từ lặp thành thế.Với dạng bài tập này, không nhất thiết phải thay thế tất cả các từ ngữ lặp bằng từ khác, vì như vậy là khó so với khả năng của học sinh trong bài đầu làm quen. Vả lại, lặp cũng là một cách liên kết rất hiệu quả. Như vậy, với những đoạn văn có nhiều từ ngữ lặp, khi chuyển từ lặp thành thế , học sinh có thể đưa ra nhiều lời giải khác nhau. Ví dụ, bài Luyện từ và câu tuần 25, mục Luyện tập, bài tập 2, trang 77 SGK Tiếng Việt 5, tập hai.:
Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:
(1)Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng.
(2) Vợ An Tiêm bảo An Tiêm :
(3) - Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
(4) An Tiêm lựa lời an ủi vợ :
(5) Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
Với đoạn văn cụ thể này, ta có thể tìm thấy rất nhiều từ ngữ được lặp 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_truong_tieu_hoc_cam_va.doc