Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập làm văn, dạng bài tả cảnh

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập làm văn, dạng bài tả cảnh

Trong nhà trường, tiếng Việt tồn tại với tư cách vừa là một môn học, vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập, giao tiếp) có vai trò ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng này là do sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ. Để giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục vùng miền núi - dân tộc, ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức dạy học phù hợp thì ngôn ngữ là rào cản cần khắc phục một cách căn bản ngay từ cấp Tiểu học. Trong đó, trọng tâm là phải tập trung vào việc phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cho các em [10]

Trong đó phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí quan trọng. Nó không chỉ quan trọng đối với các em khi còn học bậc Tiểu học mà còn là nền tảng xuyên suốt trong các bậc học cao hơn và trong cả cuộc sống sau này của các em. Khi đã diễn đạt lưu loát, cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từng cảnh vật, cuộc sống xung quanh, các em sẽ thấy lạc quan, yêu cuộc sống hơn.

Là giáo viên được phân công giảng dạy ở lớp 5 nhiều năm, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn “khó dạy” trong các phân môn của môn Tiếng Việt, nhiều giáo viên có tâm lí "ngại dạy" phân môn này, khi chọn các tiết để thao giảng thường rất ít khi chọn những tiết Tập làm văn. Nguyên nhân là do khi dạy phân môn Tập làm văn, ngoài năng lực hướng dẫn nó còn đòi hỏi giáo viên phải ứng xử linh hoạt trong quá trình dạy. Bên cạnh đó, nhiều học sinh có tâm lí "ngại học", trong khi vốn từ của các em còn rất nghèo nàn. Đa số các em không biết nên bắt đầu bài văn như thế nào? Không phân biệt được rõ ràng ranh giới giữa ba phần của bài văn, chưa biết dùng các biện pháp nghệ thuật tu từ trong khi làm bài như nhân hóa, so sánh, các từ đồng âm, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình ,khiến cho bài văn khô khan, mang tính chất liệt kê, hoặc lặp từ rất nhiều. Phần lớn các em chưa hiểu hết nghĩa của các từ ngữ nên câu văn lủng củng, nhiều em đưa cả văn nói vào văn viết, cả ngôn ngữ địa phương vào bài làm khiến bài văn trở nên thiếu logic, mạch lạc.

 

doc 20 trang thuychi01 14885
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập làm văn, dạng bài tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN, DẠNG BÀI TẢ CẢNH
Người thực hiện: Hà Thị Khoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nam Động
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường Tiểu học Nam Động - Quan Hóa 
4
2.3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn dạng bài tả cảnh.
6
2.3.1.Biện pháp 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình chung của dạng bài Tập làm văn tả cảnh 
6
2.3.2. Biện pháp 2. Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý 
7
2.3.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh biết tả cảnh bằng các giác quan
8
2.3.4. Biện pháp 4. Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn tả cảnh 
9
2.3.5. Biện pháp 5. Giáo dục cho học sinh kỹ năng sống và ứng xử thân thiện với môi trường trong văn tả cảnh
11
2.3.6. Biện pháp 6. Rèn chữ viết cho học sinh 
11
2.3.7. Biện pháp 7. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các từ, các ý tìm được thành bài văn hoàn chỉnh 
12
2.3.8. Biện pháp 8. Tăng cường và đổi mới cách thức chấm chữa bài cho học sinh 
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
16
3.1. Kết luận 
16
3.2. Kiến nghị 
17
- Tài liệu tham khảo 
- Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nhà trường, tiếng Việt tồn tại với tư cách vừa là một môn học, vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập, giao tiếp) có vai trò ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng này là do sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ. Để giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục vùng miền núi - dân tộc, ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức dạy học phù hợp thì ngôn ngữ là rào cản cần khắc phục một cách căn bản ngay từ cấp Tiểu học. Trong đó, trọng tâm là phải tập trung vào việc phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cho các em [10]
Trong đó phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí quan trọng. Nó không chỉ quan trọng đối với các em khi còn học bậc Tiểu học mà còn là nền tảng xuyên suốt trong các bậc học cao hơn và trong cả cuộc sống sau này của các em. Khi đã diễn đạt lưu loát, cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từng cảnh vật, cuộc sống xung quanh, các em sẽ thấy lạc quan, yêu cuộc sống hơn.
Là giáo viên được phân công giảng dạy ở lớp 5 nhiều năm, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn “khó dạy” trong các phân môn của môn Tiếng Việt, nhiều giáo viên có tâm lí "ngại dạy" phân môn này, khi chọn các tiết để thao giảng thường rất ít khi chọn những tiết Tập làm văn. Nguyên nhân là do khi dạy phân môn Tập làm văn, ngoài năng lực hướng dẫn nó còn đòi hỏi giáo viên phải ứng xử linh hoạt trong quá trình dạy. Bên cạnh đó, nhiều học sinh có tâm lí "ngại học", trong khi vốn từ của các em còn rất nghèo nàn. Đa số các em không biết nên bắt đầu bài văn như thế nào? Không phân biệt được rõ ràng ranh giới giữa ba phần của bài văn, chưa biết dùng các biện pháp nghệ thuật tu từ trong khi làm bài như nhân hóa, so sánh, các từ đồng âm, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình ,khiến cho bài văn khô khan, mang tính chất liệt kê, hoặc lặp từ rất nhiều. Phần lớn các em chưa hiểu hết nghĩa của các từ ngữ nên câu văn lủng củng, nhiều em đưa cả văn nói vào văn viết, cả ngôn ngữ địa phương vào bài làmkhiến bài văn trở nên thiếu logic, mạch lạc.
Trước tình trạng báo động học sinh ngày càng "ngại học" văn, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin như mạng Internet, nhiều học sinh chỉ học mang tính đối phó bằng cách lên mạng Internet ghi nguyên những bài văn hay, văn mẫu mà không chịu suy nghĩ, vận dụng thành văn của mình. Trong khi đó, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và Đào tạo, phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học đang rất được coi trọng, thang điểm cho phân môn Tập làm văn đã được nâng lên 8 điểm thay vì thang điểm 5 trong các bài kiểm tra định kỳ như trước kia. Vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở: làm thế nào để giúp học sinh lớp 5 nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng hiểu được tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, cảm thụ đúng nghĩa các từ ngữ, biết diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn? Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập làm dạng bài văn tả cảnh". 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn ở lớp 5, từ đó đưa ra được một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập làm văn dạng bài tả cảnh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên, học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nam Động- huyện Quan Hóa- Thanh Hóa.
- Nội dung chương trình, phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn lớp 5 dạng bài tả cảnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát, điều tra.
- Phương pháp đọc, phân tích tài liệu. 
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp phân tích các bài văn mẫu.
- Phương pháp thống kê để so sánh, đối chiếu kết quả.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua tiết trả bài.
- Phương pháp tham khảo, trao đổi lấy ý kiến đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Văn miêu tả là một kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong chương trình tiếng Việt cấp Tiểu học. Vì thế, trong chương trình Cải cách giáo dục trước đây và Chương trình Tiểu học hiện nay, văn miêu tả đều được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 2, lớp 3 nhằm rèn cho học sinh một số kỹ năng bộ phận, ban đầu, giúp các em làm quen với dạng văn này. Lên đến lớp 4, lớp 5, học sinh sẽ được rèn luyện những kỹ năng viết văn miêu tả ở mức cao hơn để từ đó có thể tạo lập những văn bản miêu tả hoàn chỉnh, mang đạm dấu ấn cá nhân. [9]
	Học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Các bài Tập làm văn tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. [7]
Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số, việc hình thành và phát triển các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết giữ vị trí quan trọng trong việc giúp các em trau dồi kiến thức và phát triển ngôn ngữ, luyện ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ. Do đó việc dạy phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học nói chung (bắt đầu từ lớp 2) và ở lớp cuối cấp nói riêng ngày càng được chú trọng. Chính những bài viết từ phân môn Tập làm văn giúp các em hiểu biết thực tế, kỹ năng sử dụng và có kiến thức sâu rộng về tiếng Việt.
	Mục tiêu của việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là giúp các em có kiến thức về văn học, rèn luyện bốn kỹ năng, đặc biệt kỹ năng viết đúng, viết hiểu, viết logic, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh. Tập làm văn là tổng hợp các kiến thức kỹ năng của các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả. [1] 
	Nội dung dạy văn miêu tả trong sách tiếng Việt lớp 5 thể hiện rõ quan điểm tích hợp; phần văn tả cảnh nói riêng, phân môn Tập làm văn nói chung đều có sự gắn bó chặt chẽ với chủ điểm tuần học, với các phân môn học khác của môn tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu. Ví dụ: Gắn với chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em, học sinh được làm quen với văn tả cảnh qua bài tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" [6]Một số ngữ liệu dùng trong phân môn Luyện từ và câu có tác dụng rất tốt đối với việc dạy học văn tả cảnh. 
Ví dụ: Mẫu chuyện "Bầu trời mùa thu" [6] giúp học sinh mở rộng vốn từ và quan sát cách dùng các từ chỉ thiên nhiên trong văn tả cảnh...[8]
	* Những từ ngữ tả bầu trời.
- Bầu trời mùa hè "rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa".
- Còn buổi sáng tháng chín thì bầu trời rất đẹp, "được rửa mặt sau cơn mưa"; "bầu trời xanh biếc", "bầu trời ghé sát mặt đất", có "những đám mây xám đang từ phương Bắc trôi tới"
* Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự so sánh khi lũ trẻ cảm nhận bầu trời thu: "Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao".[4]
	Mặt khác, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5 đang ở thời kỳ đầu của tuổi dậy thì nên các em có nhiều thay đổi về tâm lý và hành động. Khả năng chú ý thiếu tập trung, ham chơi và lơ là trong học tập. Đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, các em còn hạn chế nhiều về ngôn ngữ, khi chuyển từ ngôn ngữ địa phương sang ngôn ngữ chung (Tiếng việt) các em khó diễn đạt, ít hiểu nghĩa, nên dẫn đến những bài văn tả cảnh thiếu sáng tạo, khô khan, nghèo nàn về ý, vụng về trong cách dùng từ đặt câu
	Vì vậy việc hướng dẫn học sinh biết làm một bài văn tả cảnh có đầy đủ ba phần, diễn đạt trôi trảy, trình bày rõ ràng mạch lạc, giàu hình ảnh, có cảm xúc. Góp phần nâng cao trình độ tư duy khi viết văn, tạo nền tảng cho các em học tốt môn Ngữ văn ở các lớp trên và có vốn từ phong phú cho cuộc sống sau này là vấn đề quan trọng.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ở trường Tiểu học Nam Động- Quan Hóa
2.2.1. Về phía giáo viên
+ Về ưu điểm: Giáo viên được phân công giảng dạy và chủ nhiệm ở khối lớp 5 đều là những giáo viên có trình độ trên chuẩn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở lớp 5.
	Giáo viên dạy đúng chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng, soạn bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp.
+ Về hạn chế: Sách giáo viên là tài liệu để tham khảo nhưng khi thiết kế bài dạy, nhiều giáo viên còn phụ thuộc tài liệu này và rập khuôn theo giáo án cũ. Thiếu tính sáng tạo, chưa có sự đầu tư, tìm tòi dẫn đến việc truyền đạt lúng túng về phương pháp và nội dung.
Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên chưa đúng với đặc trưng của bộ môn, chưa dẫn dắt gợi mở cho học sinh tìm ra những từ, ý hay trong Tập làm văn.
Một số giáo viên vốn từ, vốn Tập làm văn chưa nhiều, ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc lộ được nét riêng biệt của từng đối tượng được tả. Giáo viên chưa tìm hiểu hết vốn sống, đặc điểm văn hóa, địa lý vùng miền của các em.
Việc chấm chữa bài của nhiều giáo viên còn mang tính hình thức, chưa nhận xét cụ thể những mặt được và chưa được ở mỗi bài văn. Tiết trả bài chưa được coi trọng mà coi đây là tiết "không có gì để dạy", giáo viên chỉ nhận xét đánh giá sơ sài.
- Chưa tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho các em vào phân môn Tập làm văn. Học sinh ít hoặc không được liên hệ thực tế với môi trường xung quanh.
2.2.2. Về học sinh
- Năm học 2016- 2017 khối lớp 5 của trường Tiểu học Nam Động có 4 lớp ở 4 điểm trường với 46 học sinh (không có học sinh khuyết tật). Các em đều đi học đúng độ tuổi. Trong đó học sinh dân tộc thiểu số có 44 em chiếm 96%, học sinh dân tộc Kinh có 2 em chiếm 4%. 
Lớp 5A do tôi chủ nhiệm có 12 học sinh. Học sinh dân tộc thiểu số có 10 em chiếm tỉ lệ 83%, học sinh dân tộc Kinh có 2 em chiếm tỉ lệ 17%. Các em đều là con em nông dân, đa số là hộ nghèo và hộ cận nghèo, bố mẹ lo kiếm sống, ít quan tâm đến việc học của con em mình.
Một số ưu, nhược điểm trong học phân môn Tập làm văn.
+ Ưu điểm: Một vài em đã biết viết bài văn ít lỗi chính tả, đủ bố cục của phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn tả cảnh nói riêng.
+ Nhược điểm: Phần đa các em không đọc kỹ đề bài, không nắm vững yêu cầu của đề.
Bước lập dàn ý sơ sài, nhiều em chưa nắm vững hoặc bỏ qua bước lập dàn ý, không đọc lại bài văn khi hoàn thành.
Khi tả cảnh chỉ chú ý đến tả cảnh thiên nhiên chưa chú ý đến cảnh vật, con người.
Học sinh dùng từ đặt câu chưa logic, chưa sáng tạo, còn mang tính liệt kê, không biết lựa chọn từ ngữ để tả, nhớ đến đâu tả đến đó.
Diễn đạt như văn nói, đưa cả từ ngữ địa phương vào bài văn. 
Trong bài văn không biết dùng các biện pháp nghệ thuật, chưa biết bộc lộ cảm xúc dẫn đến bài văn khô cứng.
Rất nhiều học sinh viết câu chưa thành thạo nên đặt dấu câu tùy tiện, làm sai lệch nghĩa của câu.
Do đặc thù ngôn ngữ địa phương, ở nhà các em giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, khi đến trường các em chuyển sang giao tiếp bằng tiếng phổ thông, nên nhiều từ khiến các em không biết diễn đạt như thế nào trong cả văn nói và văn viết. Đó là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn.
Trước thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy, cuối tháng 9 tuần 4 tôi đã tổ chức cho lớp tôi làm bài tập kiểm tra Tập làm văn dạng bài tả cảnh.
Đề bài: Tả ngôi nhà của em.
Tôi cho học sinh làm bài nghiêm túc, chấm đúng thực tế và thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Số bài đạt mức hoàn thành tốt
Số bài đạt mức hoàn thành
Số bài chưa hoàn thành 
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
12
0
0%
4
33%
8
67%
Với kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành còn quá thấp, không có học sinh hoàn thành tốt.
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, trách nhiệm của người giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây, nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn của lớp.
2.3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn dạng bài tả cảnh
2.3.1. Biện pháp 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình chung của dạng bài Tập làm văn tả cảnh
 Thông thường để viết một bài văn ở lớp 5 thường trải qua các qui trình sau:
+ Tìm hiểu xác định yêu cầu của đề, quan sát đối tượng được tả, lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm qua tiết trả bài. Cụ thể: 
Bước 1: Tìm hiểu đề
Trước hết giáo viên cần cho học sinh đọc đề nhiều lần. Xác định rõ đề bài thuộc thể loại văn gì ? Đối tượng miêu tả là cảnh gì ? Ở đâu ? Phạm vi không gian, thời gian làm toát lên cảnh đó, phần nào là trọng tâm giáo viên cần nhấn mạnh và gạch chân các từ ngữ của phần đó. Bước tìm hiểu đề cần được coi trọng để giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề.
Bước 2: Quan sát đối tượng miêu tả.
Quan sát từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần
Quan sát bằng các giác quan, lưu ý đến các yếu tố: màu sắc, hình ảnh, âm thanh
Bước 3: Lập dàn ý
Lập dàn ý là bước có vai trò quan trọng, là khâu quyết định nội dung bài văn. Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm của đề bài. Muốn lập dàn ý đạt yêu cầu tốt các em phải có vốn từ phong phú, biết cách quan sát, sắp xếp, chọn lọc ý. Sắp xếp nội dung theo từng phần của dàn ý. Điều quan trọng khi lập dàn ý các em phải xác định được đâu là trọng tâm của đề.
Ví dụ: Khi tả cảnh cơn mưa, thì trọng tâm của đề là tả cơn mưa còn tả cảnh vật, con người, cây cối chỉ là phụ giúp bài văn thêm sinh động.
Điều này rất khó với học sinh dân tộc thiểu số vì thế người giáo viên cần tập cho các em lập dàn ý theo mức độ từ dễ đến khó (lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát và câu hỏi định hướng rồi mới đến lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát).
Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng bài làm của các em. Tránh bài văn viết không logic, lan man, lặp ý, lặp từ
Bước 4: Viết bài văn hoàn chỉnh
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình làm văn. Trên cơ sở dàn ý được lập, học sinh viết thành câu văn, đoạn văn, rồi viết thành bài văn hoàn chỉnh với cách trình bày sạch đẹp, rõ ràng, mạch lạc, đúng ngữ pháp, bài văn có hình ảnh có cảm xúc.
Bước 5: Đọc soát bài văn
Để tránh những sơ xuất trong việc dùng từ đặt câu và rèn cho các em tính cẩn thận. Giáo viên cần tập cho các em có thói quen đọc soát lại bài trước khi nộp.
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý
Văn tả cảnh là văn vẽ lại những đặc điểm nổi bật của cảnh vật, giúp người đọc, người nghe hình dung các đối tượng được tả như tận mắt nhìn thấy, sờ thấy.
+ Quan sát theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải hoặc ngược lại. 
+ Quan sát theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì tả trước. Cái gì xảy sau (có sau) thì tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm văn tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt.
+ Quan sát theo tâm lý:
Khi quan sát cần thấy đặc điểm riêng nổi bật, gây hứng thú và gây cảm xúc nhất thì tả trước, các cảnh vật khác tả sau. 
Ví dụ: Đề bài: Tả một cơn mưa. 
Trước tiên tôi hướng dẫn các em quan sát bầu trời rồi chọn các từ ngữ tả phù hợp với thời điểm đó:
* Cơn mưa bắt đầu đến:
- Mây: Các từ tả mây; mây đen xám xịt, nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời
- Gió: Thổi mạnh, thổi giật, gió ào ào, gió rít lên từng hồi
* Cơn mưa đến:
- Tiếng mưa lúc đầu: Lách tách, lẹt rẹt, lẹt đẹt
Cơn mưa to dần, tiếng mưa khác hơn: Rào rào, mưa ù ù, mưa đồm độp, mưa đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
- Tiếng nước chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, giọt ngã, giọt ngửa .
- Tiếng sấm, chớp: đùng đùng, rạch ngang trời.
Những từ ngữ tả con vật, bầu trời:
+ Trong mưa: lá đào, lá chuối,vẫy tai run rẩy. [7]
Chú ong thợ ướt đẫm cánh bay về tổ, mối già, mối trẻ bay cao.
- Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẩm đen kịt.
+ Sau cơn mưa: trời sáng dần, rạng dần. Chim bay ra hót, gà mẹ tục tục đàn con. Bầu trời cao và trong vắt. Mọi người vội vã trở lại với công việc.
2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh biết tả cảnh bằng các giác quan
Để giúp bài văn có hồn hơn, tôi gợi ý hướng dẫn các em biết tả bằng các giác quan như:
Ví dụ: Đề bài: Tả cảnh bản làng buổi sáng
Tả bằng mắt (thị giác) thấy những giọt sương long lanh xen giữa các giọt nắng mai, tỏa những ánh hào quang lấp lánh.
-Tả bằng thính giác (tai nghe) tiếng hạt sương rơi tí tách, tiếng chim chào bình minh. 
- Tả bằng khứu giác (bằng mũi): ngửi thấy mùi khói cay nồng của khói bếp, mùi xôi nếp thơm.
- Tả bằng xúc giác (cảm nhận bằng làn da): cảm thấy sự mát lạnh của làn gió ban mai.
2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn tả cảnh
Để giúp học sinh dân tộc thiểu số hiểu nghĩa của từ, biết cách chọn từ ngữ và sắp xếp các từ ngữ, sử dụng các giác quan để quan sát là điều rất khó khăn đối với các em. Vì vốn từ của các em ít, còn nhiều hạn chế vì thế trong mỗi tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả tôi luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao vốn từ cho các em.
Làm thế nào để học sinh biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn tả cảnh. Tôi hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ, lựa chọn và sử dụng các ngôn ngữ như: tính từ chỉ màu sắc, hình khối các từ tượng thanh, tượng hình, các phép so sánh, nhân hóaBằng cách thông qua các bài tập đọc, các đoạn văn tả cảnh như “Vịnh Hạ Long”, “Kỳ diệu rừng xanh”, “Bầu trời mùa thu”. Số lượng từ ngữ miêu tả trong các bài này rất phong phú, cách sử dụng lại rất sáng tạo. Khi dạy các bài Tập đọc này, tôi thường chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn một, hai trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. 
Ví dụ: Trong bài "Kì diệu rừng xanh", tác giả thấy vạt nấm rừng như một "thành phố nấm"; mỗi chiếc nấm như một "lâu đài kiến trúc tân kì". [7]
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để làm cho câu văn sinh động hơn. Sau mỗi tiết Tập đọc tôi cho học sinh trao đổi, ghi lại những hình ảnh, câu văn miêu tả hay. Ngoài ra, tôi luôn khuyến khích học sinh tự tích lũy vốn từ cho mình bằng cách thường xuyên đọc sá

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_vung_dan_toc_thieu_so_h.doc