Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Người ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy! Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất. Bởi vì nó vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội những kiến thức của các môn học khác. Một trong những phân môn rèn cho học sinh kĩ năng nói viết thành câu là môn học Luyện từ và câu. Mạch kiến thức Luyện từ và câu được mở rộng và nâng cao dần cho học sinh Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5. Trong nội dung chương trình môn học Luyện từ và câu lớp 5 học sinh được học về các lớp từ. Đó là các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Mảng kiến thức này khá trừu tượng đối với học sinh. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh Tiểu học về các lớp từ cũng ít. Nội dung chương trình lại giảm tải đi một số bài (Như bài: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ") nhưng thực tế sử dụng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các văn cảnh, trong cách nói của người Việt Nam lại nhiều. Trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn. Song sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mà mấu chốt là xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa còn rất lúng túng, làm sai nhiều. Vì vậy, dạy như thế nào để học sinh hiểu và sử dụng đúng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa quả là không dễ. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5 và bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã trao đổi cùng với đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhà trường tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 nhận ra đâu là hiện tượng đồng âm, đâu là hiện tượng nhiều nghĩa. Thực tế áp dụng vào giảng dạy đã đem đến những hiệu quả thiết thực trong. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tàì“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều

doc 21 trang thuychi01 30314
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-------------------***---------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
 PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA
 Người thực hiện : Lê Thị Thúy
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thiệu Dương
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ) : Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
 A :MỞ ĐẦU: 1
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu. 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 2 
 B : NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3
2. Thực trạng dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng 3
sáng kiến. 
3. Các biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: 6 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 17 
 C: KẾT LUẬN: 18
1. Kết luận: 18
2. Kiến nghị đề xuất: 18
 D: KẾT LUẬN: 21 
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Người ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy! Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất. Bởi vì nó vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội những kiến thức của các môn học khác. Một trong những phân môn rèn cho học sinh kĩ năng nói viết thành câu là môn học Luyện từ và câu. Mạch kiến thức Luyện từ và câu được mở rộng và nâng cao dần cho học sinh Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5. Trong nội dung chương trình môn học Luyện từ và câu lớp 5 học sinh được học về các lớp từ. Đó là các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Mảng kiến thức này khá trừu tượng đối với học sinh. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh Tiểu học về các lớp từ cũng ít. Nội dung chương trình lại giảm tải đi một số bài (Như bài: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ") nhưng thực tế sử dụng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các văn cảnh, trong cách nói của người Việt Nam lại nhiều. Trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn. Song sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mà mấu chốt là xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa còn rất lúng túng, làm sai nhiều. Vì vậy, dạy như thế nào để học sinh hiểu và sử dụng đúng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa quả là không dễ. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5 và bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã trao đổi cùng với đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhà trường tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 nhận ra đâu là hiện tượng đồng âm, đâu là hiện tượng nhiều nghĩa. Thực tế áp dụng vào giảng dạy đã đem đến những hiệu quả thiết thực trong. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tàì“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều 
nghĩa” để viết sáng kiến kinh nghiệm cho năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu.
	Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hệ thống hóa nội dung, kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5. Từ đó đề ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt, nhận diện được hiện tượng đồng âm, hiện tượng nhiều nghĩa trong các văn cảnh cụ thể với mục đích góp một tiếng nói chung nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; cách phân biệt, nhận diện được từ đồng âm, từ nhều nghĩa và luyện sử dụng từ đặt câu cũng như cảm nhận được giá trị nghệ thuật của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ
yếu sau: 
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt  giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng  từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Mặt khác, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự phong phú và nhiều mảng kiến thức khó. Một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi tập trung hướng dẫn học sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa đã được SGK Tiếng Việt 5 tập 1 nêu trong khi dạy về từ nhiều nghĩa nhưng khi xác định và phân biệt trong văn bản cụ thể thì có nhiều trường hợp giáo viên cũng như học sinh vẫn nhầm lẫn. Để khắc phục vấn đề trên, tôi thiết nghĩ cần phải nắm vững những quy luật cơ bản trong Tiếng Việt.
- Quy luật nhận thức của con người: Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau: Trong hai nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển.
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khi 
nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển.
Quy luật chuyển nghĩa của từ: Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong hai ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển. Người ta thường chuyển nghĩa của từ so với nghĩa gốc bằng cách thêm hoặc bớt nét nghĩa.
Ví dụ:  “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.
               “răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển.
2. Thực trạng dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến.	
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy mảng kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5 tôi nhận thấy:
- Về phía giáo viên: Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, chưa thực sự chú trọng đến xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa khi dạy học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học. Do đó, sau các bài học học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách tách bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể từ bên ngoài SGK để minh họa phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Về phía học sinh: Học sinh không nắm chắc khái niệm nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ, không hiểu thế nào là từ một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa. Trong thực tế học sinh làm các bài tập về phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. 
* Kết quả thực trạng của việc dạy và học phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở trường Tiểu học Thiệu Dương:
 Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công phụ trách lớp 5Đ. Ngay ở những tuần học đầu tiên tôi đã tiến hành kiểm tra về kĩ năng phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa , thống kê và phân loại lỗi của các em cụ thể 
như sau:
Bài 1: Trong các từ gạch chân ở các dòng sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, 
từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a) Không nên ăn1 quả xanh.
b) Tàu vào bến ăn2 than.
c) Càng đi xa tôi càng nhớ nhà1.
d) Nhà2 tôi ở đầu xóm.
Kết quả: Nhiều học sinh xác định sai. Tập trung vào 2 lỗi cơ bản sau:
- Học sinh xác định từ ăn2 được dùng theo nghĩa gốc (ăn = lấy, bỏ vào)
- Học sinh khẳng định từ nhà1 được dùng theo nghĩa gốc (nhà = nơi ở)
Bài 2: Em hãy đặt một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển của từ đi.
Kết quả: Học sinh chủ yếu mắc lỗi diễn đạt ý không rõ ràng cụ thể. Vì thế, người đọc khó xác định “từ trong văn cảnh” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Nhiều học sinh đã làm bài tập như sau:
- Trường hợp 1:
a) Cu Bin đã đi.                         (nghĩa gốc)
b) Ông em đã đi.                        (nghĩa chuyển)
Đúng ra, trong trường hợp này, các em phải đặt từ “đi” trong văn bản cụ thể hơn: 
a) Cu Bin đã đi1 đựơc vài bước.                                (nghĩa gốc)
b) Vì bệnh nặng, ông em đã đi2 hôm qua.                (nghĩa chuyển)
(đi1: tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.)
(đi2: mất, chết, qua đời.)
- Trường hợp 2:
a) Em đi1 học sớm mỗi ngày.      (nghĩa gốc)
b) Bố tôi đã đi2 công tác .          (nghĩa chuyển)
Còn ở trường hợp này, lẽ ra từ đi1 phải được hiểu theo nghĩa chuyển (hay có thể gọi đó là nghĩa chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển)
Bài 3: Đặt câu theo những nghĩa khác nhau của từ chín và cho biết từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Kết quả: Nhiều học sinh đã làm như sau:
a) Bài thi cuối kì, em được chín1 môn toán. ( nghĩa gốc)
b) Bạn nên suy nghĩ cho chín2 rồi hãy nói.           (nghĩa chuyển)
Thực ra, hai từ “chín” ở 2 câu trên không phải là từ nhiều nghĩa mà chúng là những từ đồng âm, vì nghĩa của hai từ này không hề có mối liên hệ với nhau.
          (chín1: số tự nhiên đứng liền sau số 8)
          (chín2: suy nghĩ kĩ để đạt hiệu quả cao)
Bài 4: Các từ in đậm trong câu thơ sau là hiện tượng từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
	Rằm xuân1 lồng lộng trăng soi
	Sông xuân2 nước lẫn màu trời thêm xuân3.
Kết quả: Nhiều học sinh hiểu nhầm xuân1 cũng giống xuân2 và xuân3 (tươi đẹp, sáng trong, đầy sức sống) nên xác định sai cho rằng là hiện tượng đồng âm. Thực chất, từ xuân1 chỉ mùa đầu tiên, tươi đẹp, đầy sức sống của một năm.(nghĩa gốc), còn xuân2 và xuân3 mới chỉ đặc điểm của sông, của trời:tươi đẹp, sáng trong, đầy sức sống (nghĩa chuyển). Như vậy đây phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của các từ xuân có điểm giống nhau: tươi đẹp, đầy sức sống.
Bài 5: a) Đặt một câu có hai từ non đồng âm với nhau.
b) Đặt một câu có hai từ cổ là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Kết quả: Với bài tập dạng này học sinh không làm đúng yêu cầu. Hầu hết các em đặt thành các câu khác nhau, mỗi câu chứa một từ.
Tổng hợp kết quả: 
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
31
7
22,6%
17
54,8%
7
22,6%
 Trước thực trạng học sinh chưa phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và vận dụng đặt câu còn sai nhiều như trên, tôi thực sự trăn trở vấn đề cần dạy như thế nào để học sinh nắm vững mảng kiến thức này.
3. Các biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
	Trước thực trạng trên, để góp phần vào việc giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đã thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:         
- Dạy cho học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 
- So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết được từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa.
- Phát hiện ra mối liên hệ giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng nhiều nghĩa trong các văn cảnh cụ thể.
- Đặt câu phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Cảm nhận tác dụng của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cảm thụ văn học.
3.1. Cung cấp khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Trước hết, khi dạy bài "Từ đồng âm", "Từ nhiều nghĩa" tôi đã chú trọng đến việc dạy cho học sinh nắm vững khái niệm về hai loại từ này. Cụ thể:
- Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 51)
Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm. Bài “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” đã được giảm tải, vì thế thời lượng dạy nội dung này còn ít. Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn 
cụ thể.
- Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 67)
 Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa. Nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ.
 Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, các bài học về khái niệm từ đồng âm, và từ nhiều nghĩa đều có cấu trúc bài học gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập.
- Nhận xét: là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho học sinh phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu thường được rút ra từ những bài tập đọc mà học sinh đã học. Các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và không làm mất thời gian học tập.
- Ghi nhớ: là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ 
việc phân tích ngữ liệu. Học sinh cần nắm vững những kiến thức này.
- Luyện tập: là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học.
	Sau mỗi bài học lí thuyết về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đều yêu cầu học sinh chép nội dung ghi nhớ vào Sổ tay Tiếng Việt và học thuộc. 
 Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi luôn yêu 
cầu học sinh nhắc lại khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để giúp học sinh 
ghi nhớ sâu hơn. 
3.2. So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
	Khi học sinh đã được học và nắm vững khái niệm từ đồng âm và từ nhiều 
nghĩa, tôi bắt đầu yêu cầu học sinh kẻ bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 
- Giống nhau: Phát âm giống nhau. (Tức hình thức thể hiện trên chữ viết giống nhau).
- Khác nhau: 
	+ Từ đồng âm: Nghĩa hoàn toàn khác nhau.
	+ Từ nhiều nghĩa: Có điểm giống nhau về nghĩa.
Như vậy, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ 1: Con ruồi đậu1 mâm xôi đậu2.
	đậu1 : là một hoạt động. (Động từ)
	đậu2 : là tên một loại hạt dùng để thôi xôi. (Danh từ)
	Hai từ đậu phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng không có dính dáng, liên quan gì đến nhau. Tức là nghĩa hoàn toàn khác nhau. Như vậy, đậu1 và đậu2 là từ đồng âm.
Ví dụ 2: Chân1 anh đi khắp chân2 trời góc bể.
	chân1: là bộ phận cuối cùng của cơ thể, giúp nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể di chuyển.
	chân2: là bộ phận cuối cùng của sự vật.
	Hai từ chân phát âm giống nhau, đồng thời chúng có nét nghĩa giống nhau (Đều là bộ phận cuối của sự vật). Như vậy, chân1 và chân2 là từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 3: Chúng tôi ngồi vào bàn1 để bàn2 công việc.
	bàn1: chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc. 
(Danh từ).
	bàn2 : chỉ sự trao đổi ý kiến.(Động từ)
	Hai từ bàn xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Như vậy, bàn1 và bàn2 là từ đồng âm.
 Để giúp học sinh không nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tôi 
đã dạy cho học sinh dựa vào một số dấu hiệu phân biệt qua bảng tóm tắt sau :
Dấu hiệu phân biệt
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Giống nhau
- Đọc giống nhau, viết giống nhau
- Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ.
- Đọc giống nhau, viết giống nhau.
- Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ.
Khác nhau
- Thường khác từ loại 
- Luôn luôn cùng từ loại
Ví dụ:
 Chúng nó tranh1 nhau quả bóng.                  ĐT
 Mọi người đang xem tranh2.
                                   DT
* Nếu cùng từ loại thì phần lớn là danh từ.
Ví dụ:
Tấm vải1 này dày quá.
         DT
Năm nay quê em được mùa vải2.                          DT   
- Các từ đồng âm có nghĩa khác xa nhau.
- Một số từ đồng âm xuất hiện từ quy luật chuyển từ loại.
Ví dụ:
 Bố đẽo cày1.
 Bố đang cày2 ngoài đồng.
Cày1: Danh từ chỉ 1 loại nông cụ.
Cày2: Động từ dùng chỉ cày để lật đất lên (chuyển loại từ danh từ sang động từ)
Ví dụ:
 Lan ăn1 cơm.
      ĐT
 Xe ăn2 hàng ở cảng.
    ĐT
- Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ luôn có mối quan hệ về nghĩa.
- Tất cả nghĩa chuyển đều xuất phát từ quy luật chuyển nghĩa của từ.
Ví dụ:
 Ngôi nhà1 vừa mới xây xong.
 Cà nhà2 vui vẻ trò chuyện .
nhà1: chỉ nơi ở.
nhà2: Chỉ những người sống trong nơi ở đó.
3.3 Nhận biết từ một nghĩa và nhiều nghĩa.
Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
Để học sinh nhận biết thế nào là một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa. Trước hết giáo viên có thể cho học sinh ví dụ để phân biệt từ có một nghĩa.
Ví dụ 1:  xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
Ví dụ 2: Với từ “ăn’’:
ăn cơm : Cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
(da) ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
(tàu) ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
(sông) ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
(sơn) ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
.....
Như vậy, từ “ăn” là một từ nhiều nghĩa .
Với cách hướng dẫn nhận diện này, các em sẽ phân biệt từ một nghĩa và 
từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng hơn, trước khi dẫn đến hình thành khái niệm 
nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
3.4 Phát hiện ra mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa.
Trước hết cần giới thiệu cho học sinh biết về nghĩa của từ.
 - Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa đen). 
Nghĩa gốc là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu. Nghĩa gốc không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
 - Ngoài ra một số từ còn có thêm các nghĩa khác. Các nghĩa này có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa gốc.
 - Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.
 - Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa gốc và 
nghĩa chuyển hoặc đang chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển.
Ví dụ 1 : Tôi đi sang nhà hàng xóm.
 Trong ví dụ này từ đi có nghĩa là chỉ (người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa gốc (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa gốc (di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). 
 Theo tài liệu “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng), Khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển của một từ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_phan_biet_tu_dong_am_va.doc