Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong chương trình Ngữ văn lớp 10 - Phần văn học trung đại

Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong chương trình Ngữ văn lớp 10 - Phần văn học trung đại

Hiện nay ở nước ta, đời sống kinh tế thay đổi từng ngày, điều kiện sống và học tập của học sinh ngày một nâng cao, nhưng những vấn đề tiêu cực như bạo lực, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức vẫn gia tăng và thâm nhập vào trường học. Nguyên nhân là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do học sinh chưa nhận thức đúng và chưa biết tôn trọng các giá trị sống.

Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách đã được thể hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Điều 27 luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [1]

Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là phát triển toàn diện con người với nhân cách hoàn thiện gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một cách nhân ái, hữu nghị, hợp tác; quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách say mê, nhiệt tình, thích ứng, sáng tạo, hiệu quả và thành đạt.

 

doc 17 trang thuychi01 12465
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong chương trình Ngữ văn lớp 10 - Phần văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG 
CHO HỌC SINH THPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
NGỮ VĂN LỚP 10 - PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
 Người thực hiện: Lê Thị Thủy
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
 1.1
1.2
1.3
1.4
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
1
2
2
2
2
NỘI DUNG
3
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.3
2.3.1
2.3.1.1
2.3.1.2
2.3.1.3
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
2.3.2.3
2.3.2.4
2.3.3
2.4
Cơ sở lí luận 
Giá trị sống và vai trò của giá trị sống
Các giá trị sống cơ bản
Giáo dục giá trị sống trong trường phổ thông và trong môn Ngữ văn
Thực trạng vấn đề
Giải pháp thực hiện
Nguyên tắc thực hiện
Nguyên tắc tự nhận thức
Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc thời gian
Các biện pháp giáo dục giá trị sống trong chương trình Ngữ văn lớp 10 phần Văn học trung đại. 
Giáo dục giá trị sống bằng cách sử dụng phương pháp vấn đáp
Giáo dục giá trị sống bằng cách trò chuyện
Giáo dục giá trị sống bằng hoạt động kể chuyện – lấy dẫn chứng
Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá
Giáo dục một số giá trị sống trong chương trình Ngữ văn 10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3
3
3
4
4
5
5
5
5
6
6
6
7
8
9
9
12
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14
3.1
3.2
Kết luận
Kiến nghị
14
14
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta, đời sống kinh tế thay đổi từng ngày, điều kiện sống và học tập của học sinh ngày một nâng cao, nhưng những vấn đề tiêu cực như bạo lực, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đứcvẫn gia tăng và thâm nhập vào trường học. Nguyên nhân là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do học sinh chưa nhận thức đúng và chưa biết tôn trọng các giá trị sống.
Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách đã được thể hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Điều 27 luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [1]
Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là phát triển toàn diện con người với nhân cách hoàn thiện gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một cách nhân ái, hữu nghị, hợp tác; quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách say mê, nhiệt tình, thích ứng, sáng tạo, hiệu quả và thành đạt.
Như vậy, giáo dục trong nhà trường không chỉ là dạy kiến thức mà còn là giáo dục nhân cách, đúng như lời Bác Hồ đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Để thực hiện được trọn vẹn mục tiêu đầy khó khăn này, giáo dục giá trị sống trong nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi học sinh, góp phần tạo nên sự thành công của giáo dục.
Mặc dù nhận biết được tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống, nhưng thực tế, hoạt động giáo dục giá trị sống trong nhà trường đang còn gặp nhiều khó khăn. Giáo dục giá trị sống chưa thể trở thành một môn học độc lập mà chỉ được lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác, cũng như với nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn Ngữ văn. Thế nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hay hướng dẫn cụ thể nào cho việc giáo dục giá trị sống trong môn Ngữ văn với từng nội dung giá trị cụ thể, cũng chưa có giải pháp nào cho việc giáo dục giá trị sống qua môn học. Phần lớn là do cá nhân người dạy tự tìm tòi và vận dụng vào thực tế giảng dạy của bản thân nên hoạt động giáo dục giá trị sống còn mang tính chủ quan, chưa toàn diện và thiếu đồng bộ, do đó chưa phát huy tốt vai trò của giáo dục giá trị sống trong nhà trường.
Xuất phát từ những lí do trên, trong khuôn khổ có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong chương trình Ngữ văn lớp 10 phần văn học trung đại.Trong đề tài này, tôi hướng đến một số giá trị sống cơ bản như: yêu nước, nhân ái, hòa bình, lý tưởng, trách nhiệm, dũng cảm.
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những giá trị sống có thể lồng ghép vào quá trình giảng dạy một số tác phẩm văn học trung đại, từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về việc lồng ghép giáo dục giá trị sống vào môn Ngữ văn ở trường THPT.
- Đề xuất phương pháp kết hợp giáo dục các giá trị sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy văn bản.
Đối tượng nghiên cứu: 
Một số văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10: Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Đọc Tiểu Thanh kí, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, các đoạn trích Truyện Kiều.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Giá trị sống và vai trò của giá trị sống
Giá trị sống (giá trị cuộc sống) là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người đều mong muốn lĩnh hội, thể hiện, để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc sống chung. [2]
Gắn liền với khái niệm giá trị sống là khái niệm chuẩn giá trị. Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. 
Giá trị sống là yếu tố cốt lõi chi phối kĩ năng sống, hành vi sống của con người. Không có giá trị sống đúng đắn, sẽ dẫn đến những sai lệch về suy nghĩ, hành động, dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút, ảnh hưởng đến xã hội cũng như sự phát triển của đất nước. Nói cách khác, giá trị sống là yếu tố gốc rễ, kĩ năng sống là tán lá, hành vi sống là hoa trái. Gốc rễ có khỏe mạnh thì tán cây mới sum suê, mới có thể cho hoa thơm trái ngọt. Như vậy, giáo dục giá trị sống giữ vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong trường học.
Các giá trị sống cơ bản
Theo những tài liệu về giáo dục giá trị sống của Liên Hợp Quốc, có12 giá trị sống cơ bản: Hoà bình, Tôn trọng, Yêu thương, Trách nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Bao dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị, Đoàn kết, tự do.[3]
Theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT, bảng giá trị gồm 38 tiêu chí, là sự kết hợp của giá trị truyền thống - giá trị hiện đại; giá trị phổ quát - giá trị cục bộ, giá trị dân tộc - giá trị toàn cầu, giá trị cá nhân - giá trị cộng đồng. Đây cũng chính là cấu trúc nhân cách con người Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung. [4]
Giá trị truyền thống
Giá trị hiện đại
Yêu nước
Khoan dung
Tự lập
Công lí
Yêu đồng bào
Nhân ái
Lý tưởng
Hòa Bình
Gia đình
Vị Tha
Năng động
Tôn trọng
Cần cù
Hữu nghị
Duy lí
Dân chủ
Sáng tạo
Biết ơn
Hiệu quả
Trách nhiệm
Hiếu học
Giản dị
Khoa học
Hợp tác
Siêng năng
Cái thiện
Chân lý
Cái đẹp
Hiếu thảo
Dũng cảm
Kỉ luật
Hạnh phúc
Khiêm tốn
Sức khỏe
Tự do
Trung thực
Đoàn kết
Bình đẳng
Thực tế hiện nay, tôi nhận thấy một số giá trị sống quan trọng cần giáo dục cho học sinh, đặc biệt phù hợp với chương trình Ngữ văn 10 phần văn học trung đại, đó là: yêu nước, hòa bình, nhân ái, lý tưởng, trách nhiệm, dũng cảm, tình yêu, hạnh phúc.
Giáo dục giá trị sống trong trường phổ thông và trong môn Ngữ văn
Giáo dục giá trị sống trong nhà trường là một khái niệm có mặt trong Chương trình giáo dục, đào tạo của ngành giáo dục và của xã hội. Mỗi học sinh khi đã quan tâm đến giá trị sống đều có khả năng học tập, sáng tạo một cách tích cực khi có cơ hội học tập. Và đặc biệt nếu mỗi học sinh được lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thì họ sẽ có năng lực học tập và có những lựa chọn mang ý thức xã hội.
	Ngữ văn là một môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục giá trị sổng cho học sinh. Mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục giá trị sống, phù hợp với những nội dung cơ bản của giáo dục giá trị sống và các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy có thể triển khai giáo dục giá trị sống vào các nội dung của môn Ngữ văn mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung của môn học.
Thực trạng vấn đề
Giáo dục giá trị sống cho học sinh nói chung và học sinh THPT đã trở thành một hoạt động mang tính quốc tế. Trên thế giới, giáo dục đề cao việc đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân được trang bị đầy đủ tri thức khoa học, hoàn thiện tư cách, đạo đức, có đủ khả năng xây dựng cuộc sống của bàn thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Đối với hầu hết các quốc gia, dù có thể chế chính trị, xã hội như thế nào, cũng luôn dành sự quan tâm lớn với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Một trong những hoạt động ở nhà trường và xã hội có tác động đáng kể với thanh thiếu niên đang được phát huy, nhận rộng trên toàn thế giới là hoạt động rèn luyện Kỹ năng sống, như tổ chức “Hướng đạo sinh”, “Tình nguyện quốc tế”, “Trại hè quốc tế”. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống là những hoạt động tạo ra khả năng nhận thức, tình cảm với các Giá trị sống - những tiêu chí cơ bản, cần thiết đối với mỗi con người.
Tại Việt Nam, các nhà trường và thầy cô giáo đều có ý thức về việc giáo dục giá trị sống. Nhưng bài toán về thời gian khiến cho giáo dục giá trị sống vẫn chưa thể trở thành một môn học độc lập trong nhà trường phổ thông. Trong khi đó, vài năm trở lại đây, bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy đôi khi chúng ta quá coi trọng việc rèn luyện kĩ năng sống mà vô tình chưa phát huy được tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống.
 Xã hội Việt Nam hiện tại đang có sự biến động nhanh chóng, rõ nét thậm chí khủng hoảng, đảo lộn về chuẩn giá trị xã hội trong một bộ phận thanh niên, thể hiện trong suy nghĩ, lối sống và trong hành vi ứng xử như sống suy đồi, thoái hoá một cách nghiêm trọng, ham tư lợi, vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng Sự lệch chuẩn này cũng được thể hiện rõ nét trong một bộ phận học sinh ở các trường phổ thông, là hồi chuông đáng báo động về nhân cách và hành vi ứng xử lệch lạc của các em.
Trong thực tế giảng dạy ở ngôi trường tôi đang công tác - trường THPT Triệu Sơn 5 - vấn đề định hướng, điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách cho các em luôn là một vấn đề nóng. Nhiều học sinh có tâm lí ngỗ ngược, quậy phá, hút thuốc, uống rượu bia, thiếu lễ phép, không tôn trọng người khác, không tuân thủ luật giao thông, thậm chí là tham gia vào các tệ nạn xã hội như lô đề, cá độ. Nhiều em không có ý chí phấn đấu, chưa cố gắng học tập, mang tâm lí buông xuôi, thả nổi. Cùng với lực học hạn chế, những em này sau khi ra trường thường không có điều kiện tiếp tục học cao, không có cơ hội tìm một công việc tốt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo tôi nguyên nhân một phần là do các em chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các giá trị sống ngay từ khi còn là vị thành niên, dẫn đến ảnh hưởng nhiều tới thái độ, hành vi trong cuộc sống. 
Cá nhân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy ưu thế đặc biệt của môn học này trong giáo dục giá trị sống, cả những khó khăn khi xây dựng bài học có lồng ghép giáo dục giá trị sống. Bước đầu đi sâu vào việc tìm hiểu cách thức xây dựng bài học có lồng ghép giáo dục giá trị sống, tôi tập trung vào một số tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10, với hi vọng tìm hiểu và thử nghiệm một số biện pháp để đưa hoạt động giáo dục giá trị sống vào quá trình dạy học một cách hiệu quả nhất.
Giải pháp thực hiện
 Nguyên tắc thực hiện
Nguyên tắc tự nhận thức
Nguyên tắc tự nhận thức là nguyên tắc đầu tiên khi giáo dục giá trị sống cho học sinh. Bản chất của giáo dục giá trị sống là những bài học về đạo đức, hình thành ở các em những nhận thức đúng đắn, tích cực. Con đường hình thành và củng cố giá trị sống cho học sinh phải là con đường đi từ cảm đến thấu hiểu và tự nguyện thực hiện.Thông qua các bài học cụ thể, các em hiểu được những điều nên và không nên, thấy được phẩm chất nào là cần thiết và có ý thức tự điều chỉnh mình cho phù hợp với các chuẩn giá trị trong xã hội.
Để đảm bảo nguyên tắc tự nhận thức, tôi thường hình thành tri thức và định hướng nhận thức cho các em bằng cách thức “quy nạp” kiến thức. Nghĩa là từ một bài học Ngữ văn cụ thể, tôi giúp các em nhận thức rõ hơn về giá trị sống, từ đó có ý thức vận dụng giá trị sống trong những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Nguyên tắc hệ thống
Một giá trị sống có thể lồng ghép ở nhiều bài học khác nhau. Ví dụ như giá trị sống yêu nước có thể giáo dục khi dạy các tác phẩm: Tỏ lòng, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo; giá trị sống nhân ái có thể giáo dục cho học sinh khi dạy bài Đọc Tiểu Thanh kí, đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm), đoạn trích Trao duyên, đoạn trích Nỗi thương mình (Truyện Kiều) Vì vậy, cần có sự thống nhất và kế thừa trong quá trình giáo dục giá trị sống từ các bài học này. 
Khi thực hiện nguyên tắc này, tôi chú ý đến việc tăng dần độ khó trong nhận thức về giá trị sống ở học sinh. Bước đầu tiên là kiểm tra mức độ nhận thức hiện tại của các em về giá trị sống bằng các câu hỏi dạng Em hiểu như thế nào là yêu nước/ nhân ái/ trách nhiệm?...Sau đó, trong quá trình tiếp cận bài học, các em có thể chỉ ra biểu hiện cụ thể của giá trị sống đó. Cuối cùng, tôi đặt các em vào những tình huống có vấn đề mang tính thực tiễn, yêu cầu các em phải giải quyết. Như vậy, tri thức về giá trị sống sẽ được hình thành, củng cố một cách rất tự nhiên, có độ “ngấm” với nhận thức của học sinh.
Nguyên tắc thời gian
Việc giáo dục giá trị sống trong bài học Ngữ văn là cần thiết, nhưng không phải là nội dung trọng tâm của giờ học. Các giá trị sống chỉ nên lồng ghép với một thời lượng nhất định, tránh việc đi quá sâu, quá kĩ vào những giá trị sống mà ảnh hưởng đến nội dung bài học. Điều này luôn là một câu hỏi khó, nhưng không phải là không thể thực hiện.
Để đảm bảo được nguyên tắc thời gian, giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch bài học cụ thể, dự kiến được thời lượng cho các phần của bài học. Trong quá trình thực hiện, vai trò định hướng, dẫn dắt của người dạy là rất cần thiết. Thiếu đi sự dẫn dắt này sẽ không thể kiểm soát được bài toán thời gian.
 Các biện pháp giáo dục giá trị sống trong chương trình Ngữ văn lớp 10 phần Văn học trung đại. 
Giáo dục giá trị sống bằng cách sử dụng phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là một phương pháp quen thuộc trong hoạt động dạy học. Bằng phương pháp vấn đáp, giáo viên có thể kích thích tư duy của học sinh, đặt học sinh vào tình thế phải “động não”, đồng thời có thể tìm hiểu được “năng lực” của học sinh. Bởi thế, sử dụng phương pháp vấn đáp nhằm mục đích giáo dục giá trị sống cho học sinh là việc làm cần thiết.
Để câu hỏi đưa ra đạt hiệu quả cao trong việc định hướng giá trị sống cho học sinh, trước hết cần xác định giá trị sống cụ thể có thể lồng ghép trong bài học. Câu hỏi đưa ra phải mang tính chất gợi mở, để học sinh có thể trình bày cách hiểu, cách nghĩ của mình.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, tôi định hướng cho các em về lòng yêu nước bằng các câu hỏi:
Cảm nhận của em về khung cảnh trên sông Bạch Đằng và thái độ của tác giả ?
Trước những chiến công của cha ông trên sông Bạch Đằng, em có suy nghĩ gì ?
Từ câu trả lời của học sinh, tôi nhắc nhở cho các em rằng yêu nước không chỉ là yêu khung cảnh thiên nhiên, mà còn là tự hào trước những chiến công của cha ông.
Ví dụ 2: Để củng cố thêm về lòng yêu nước, khi dạy văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, tôi tiếp tục đưa ra các câu hỏi:
Tác giả đã thể hiện niềm tự hào dân tộc như thế nào qua đoạn mở đầu?
Em thấy tự hào nhất về điều gì khi nhắc tới đất nước?
	Qua những câu hỏi mang tính chất gợi mở như trên, học sinh có điều kiện trình bày suy nghĩ của riêng các em về các giá trị sống. Qua đó, tôi có cơ hội hiểu được cách nghĩ của các em, từ đó có những điều chỉnh và uốn nắn kịp thời về mặt tư tưởng đối với những biểu hiện sai lệch, tiêu cực trong nhận thức về các giá trị sống ở học sinh.
Ví dụ 3: Khi dạy đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), tôi lồng ghép giáo dục giá trị lí tưởng sống sau khi giúp học sinh nhận thấy lí tưởng và hoài bão của người anh hùng Từ Hải. Tôi đặt các câu hỏi như:
Em có hoài bão không ? Hoài bão của em là gì ?
Chúng ta có thể sống mà không cần hoài bão, lí tưởng không ?
Em sẽ làm gì để biến hoài bão và khát vọng của mình thành hiện thực ? (Có phải như Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không ?)
	Các em tỏ thái độ rất hứng khởi khi tiếp nhận những câu hỏi này. Hầu hết các em đều nhận thấy con người sống cần phải theo đuổi lý tưởng và hoài bão. Không có lý tưởng , cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, thiếu động lực, không thể “cháy” hết mình. Một số em tỏ thái độ suy nghĩ khá chin chắn và già dặn khi bàn đến lý tưởng, và bắt đầu có định hướng “dài hơi” hơn khi nghĩ đến tương lai. 
2.3.2.2. Giáo dục giá trị sống bằng cách trò chuyện
Để tăng hiệu quả của giáo dục giá trị sống trong giờ học Ngữ văn, người thầy cần phải biết cách trò chuyện với học sinh. Trò chuyện vừa khơi gợi các em bộc lộ mình, vừa giúp giáo viên có thể tâm sự, trao đổi, tham vấn và định hướng giáo dục đối với nhận thức của học sinh. Hơn nữa, hiệu quả giáo dục được mang lại từ việc trò chuyện thường mang tính chất “tự nhận thức”, khiến các em “cảm” vấn đề một cách tự nhiên, tự nguyện. Nhưng trò chuyện để vừa đảm bảo được thời lượng và nội dung của giờ học, vừa khích lệ học sinh bày tỏ chủ kiến của mình và biết lắng nghe người khác, không phải là việc dễ dàng. 
Khi áp dụng phương pháp này để giáo dục giá trị sống trong giờ Ngữ văn, tôi thường phải “căng” mình hết sức lắng nghe học sinh, gợi mở, dẫn dắt và định hướng tư tưởng cho các em. Hình thức thảo luận là thảo luận cả lớp, các em có thể bày tỏ suy nghĩ cá nhân, hoặc quan điểm trước ý kiến của bạn học. Thời gian thảo luận thường không quá dài, tôi cố gắng kiểm soát trong khoảng 5-7 phút. Các vấn đề đưa ra thảo luận là những vấn đề mà các em quan tâm và tỏ ra hứng thú.
Ví dụ 1: Dạy Bình Ngô Đại cáo, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận theo câu hỏi: “Trong thời đại ngày nay, lòng yêu nước còn được biểu hiện qua những hành động cụ thể nào ? Em đã làm gì để bày tỏ lòng yêu nước của mình ?”
Các em thảo luận rất sôi nổi về vấn đề này. Có em phát biểu yêu nước là yêu quê hương, yêu nước là yêu đồng bào. Có em nói yêu nước, đơn giản là mặc áo cờ đỏ sao vàng và hát vang quốc ca, là sung sướng tự hào khi chứng kiến đội tuyển bóng đá Việt Nam ghi bàn trong các trận đấuRõ ràng ý thức dân tộc và niềm tự hào dân tộc ở các em khá rõ nét. Tôi bổ sung thêm: yêu nước đôi khi đến từ những hành động rất nhỏ như nhặt rác bỏ vào thùng để bảo vệ môi trường Với các em, cố gắng học tập để trở thành công dân có ích, đóng góp cho sự phát triển của đất nước cũng chính là hành động yêu nước.
	Ví dụ 2: Khi dạy học Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, tôi cho học sinh thảo luận bằng câu hỏi:
- Khi Ngô Tử Văn đốt đền tà, mọi người đều sợ hãi. Nếu em là Ngô Tử Văn, em sẽ làm gì?
	Học sinh rất mạnh dạn trả lời câu hỏi theo hai hướng: em sẽ hành động giống như Ngô Tử Văn, hoặc là như những người dân khác, sợ hãi không dám đụng đến ngôi đền thiêng.
	Từ kết quả thảo luận trên, tôi tiếp tục hỏi:
 - Vậy hành động của Tử Văn có phải là hành động dũng cảm? (Đương nhiên câu trả lời của các em là phải .)
 Tôi yêu cầu các em tiếp tục cho ý kiến về vấn đề: 
 - Lòng dũng cảm có cần thiết trong cuộc sống không ?
Tranh luận lại tiếp tục diễn ra. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng trong cuộc sống, con người phải có lòng dũng cảm: dũng cảm đối mặt với khó khăn, dũng cảm vạch trần cái xấu, dũng cảm vượt qua chính mình Nhưng có những em lại lấy dẫn chứng như việc vạch mặt tội phạm nên bị trả thù , tố cáo sai phạm nên bị chèn épđể chứng minh rằng không nhất t

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song_cho_hoc_sinh_thpt_tro.doc