Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Thủy bước vào lớp 1

Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Thủy bước vào lớp 1

Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng.

Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. [1]

Với lứa tuổi mầm non, chúng ta cần quan tâm nhất là trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1, một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ [2].Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 rất non nớt, bởi vì trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non về cả dạy dỗ và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc chu đáo nhiệt tình như người mẹ thứ hai của mình. Cho nên trẻ ở trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Bởi vậy việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. Thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch. Có thể kể ra một số sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải như: Cho trẻ vào lớp 1 chưa đúng tuổi: Có thể nói việc cho trẻ vào lớp 1 khi chưa tròn 6 tuổi là điều hết sức tai hại. Bởi lẽ khi chưa tròn 6 tuổi thì chắc chắn các yếu tố về thể lực, kĩ năng, tâm lí, ngôn ngữ chưa đáp ứng với các yêu cầu vận động, sinh hoạt, học tập, giao tiếp của học sinh lớp 1. Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn nhau về khả năng tiếp thu, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Chính vì vậy kết quả học tập không cao hay dạy trước cho trẻ những bài trong chương trình, sách giáo khoa lớp1. Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao! Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú.

 

doc 28 trang thuychi01 15013
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Thủy bước vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận 
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3.Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ
5
2.3.2. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ thông qua hoạt động học và hoạt động góc.
8
2.3.3. Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ cho trẻ
10
2.3.4. Rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cần thiết
14
2.3.5. Cho trẻ làm quen với trường tiểu học thông qua tham quan và qua chủ đề “Trường tiểu học.
16
2.3.6. Phối kết hợp cùng phụ huynh
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. KẾT LUẬN
20
3.1. Kết luận
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. 
Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. [1]
Với lứa tuổi mầm non, chúng ta cần quan tâm nhất là trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1, một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ [2].Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 rất non nớt, bởi vì trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non về cả dạy dỗ và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc chu đáo nhiệt tình như người mẹ thứ hai của mình. Cho nên trẻ ở trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Bởi vậy việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. Thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch. Có thể kể ra một số sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải như: Cho trẻ vào lớp 1 chưa đúng tuổi: Có thể nói việc cho trẻ vào lớp 1 khi chưa tròn 6 tuổi là điều hết sức tai hại. Bởi lẽ khi chưa tròn 6 tuổi thì chắc chắn các yếu tố về thể lực, kĩ năng, tâm lí, ngôn ngữchưa đáp ứng với các yêu cầu vận động, sinh hoạt, học tập, giao tiếp của học sinh lớp 1. Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn nhau về khả năng tiếp thu, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Chính vì vậy kết quả học tập không cao hay dạy trước cho trẻ những bài trong chương trình, sách giáo khoa lớp1. Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao! Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú. 
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩ[3], qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Nhưng lên lớp 1 học tập lại là hoạt động chủ đạo. Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp 1? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến tôi và các bạn đồng nghiệp trăn trở mà đó là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội .
Thấy được tầm quan trọng trong việc tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho trẻ mầm non chuyển sang giai đoạn mới đầy hào hứng, mong chờ không bở ngỡ trước sự mới lạ xung quanh cũng như nhận thức rõ nhu cầu của phụ huynh và đặt niềm tin vào trường mầm non, mong muốn nơi đây trang bị cho con em mình về kiến thức lẫn tinh thần để Trẻ tự tin bước vào lớp 1.Bản thân tôi luôn trăn trở và bằng những kiến thức đã học cũng như qua nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp 5 tuổi tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Nga Thủy bước vào lớp 1”. Nhằm giúp cho trẻ có một tâm thế vững vàng khi bước vào lớp 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 + Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ về các mặt như: Thể chất, tâm lý, trí tuệ, các kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học tập.
+ Tìm ra các biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Lớp Hoa Hồng tại trường Mầm Non Nga Thủy 
1.4.Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp quan sát sư phạm
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp tuyên truyền
 - Phương pháp thống kê
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Trẻ ở tuổi lên 6, chuẩn  bị vào lớp 1 sẽ có hàng loạt thay đổi về mặt tâm lý. Nếu như ở mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thì khi vào lớp 1, hoạt động học tập lại là hoạt động chính. Đây có thể là một cú sốc nếu như chúng ta không quan tâm và không có sự chuẩn bị cho trẻ. Do đó, nhằm chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ trong giai đoạn chuyển giao này, phụ huynh nên cho trẻ tham quan trường lớp trước khi vào học, và chỉ cho trẻ biết “đây là trường mà con sẽ học, ở đó có cô hiệu trưởng, có cô giáo, có bác bảo vệ, đặc biệt có rất nhiều bạn và những anh chị đeo khăn quàng nữa”. Điều đó sẽ làm cho trẻ rất thích thú.
Tiếp theo phụ huynh cần chuẩn bị tâm thế đi học cho trẻ, nói với trẻ những điều cần thiết như đi học đúng giờ, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ. Điều quan trọng nữa là phải chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng tiền tập đọc và tiền tập viết. Cụ thể như hướng dẫn trẻ dùng đất nặn và lăn dài để uốn cong thành chữ o, chữ a, và đọc cho trẻ nghe. Tương tự, phụ huynh hãy giúp trẻ làm quen với toán học như cùng chơi những trò chơi chiếc túi kỳ diệu, bằng cách cho những hình chữ nhật, tam giác, hình vuông vào một cái túi để trẻ đoán hình. Sau đó dạy trẻ thao tác đếm xem có mấy hình nhằm giúp trẻ làm quen với biểu tượng số. Phụ huynh làm những điều này sẽ rất tốt cho trẻ, thay vì chúng ta bắt trẻ phải ngồi, phải viết cho đúng hoặc tô, vẽ như là một học sinh lớp 1 thật sự, điều đó không phải là sự chuẩn bị đúng nghĩa về tâm lý cho trẻ vào lớp 1.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chuẩn bị cho trẻ cũng khiến cho phụ huynh đôi khi gặp một số vướng mắc và đó là những điều cần tránh. Thứ nhất là không để cho trẻ có cảm xúc tiêu cực về trường tiểu học và đặc biệt về thầy cô giáo. Ví dụ khi trẻ không ăn cơm thì bị mẹ mắng: “Không ăn cơm mai mốt đi học lớp 1 cô đánh cho biết”. Đó là đều không nên. Và một trong những khó khăn khá quan trọng là cha mẹ không kiên trì. Ở việc này tôi cho rằng phụ huynh cần phải dành thời gian chuẩn bị cho con. Theo đó, mỗi ngày phụ huynh cần dành ít nhất từ 30-60 phút để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nếu không thì sẽ rất khó giúp cho trẻ vượt qua được cột mốc này cũng như có tâm thế, kỹ năng đi học. [4]
Việc chuẩn bị cho trẻ đến trường là một công việc quan trọng vì thực tế hiện nay trên phạm vi huyện Nga Sơn nói chung, trên địa bàn xã Nga Thủy nói riêng vẫn còn một số trẻ chưa được chuẩn bị tốt về mặt tâm thế, trí tuệ, khả năng thích ứng với hoạt động chủ đạo mới Lý do nêu trên vẫn còn là do một số phụ huynh học sinh coi nhẹ vấn đề này, một số gia đình còn khó khăn nên việc đưa con đến trường mầm non còn hạn chế. Hiện thực trên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, giáo dục và rèn luyện của học sinh khi các cháu bước chân đến trường tiểu học.
Sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non với chương trình dạy học và giáo dục ở tiểu học đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần quan tâm: Trong mỗi giai đoạn phát triển ở trẻ, việc chuyển giai đoạn này, hoạt động chu đạo này sang giai đoạn khác hoạt động chủ đạo khác là sự chuyển biến mang tính chất nhảy vọt có sự biến đổi về lượng và chất. Sự phát triển ở một giai đoạn mới vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. Đó cũng chính là quan điểm chỉ đạo của bậc học mầm non nhằm đảm bảo sự chuyển giai đoan giữa giáo dục mầm non nói chung, giáo dục trẻ em 5 tuổi nói riêng với lớp 1 của trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
Như chúng ta đã biết lớp 1 là lớp đầu tiên trong cuộc đời đi học đây là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ, có nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Để vào lớp 1 trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín muồi” vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ:
+ Về mặt thể lực.
+ Về mặt trí tuệ.
+ Về mặt tình cảm - xã hội
+ Về mặt ngôn ngữ.
+ Một số kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập ở trường tiểu học. Những năm gần đây nền kinh tế xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho bậc học mầm non cũng được từng bước củng cố và phát triển, để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu chung của giáo dục mầm non là đào tạo cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi: 
- Cơ sở vật chất: 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ.
- Đối với Giáo viên:
 Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
 Lớp tôi được nhà trường phân công 2 giáo viên nhiệt tình, yêu trẻ. 2/2 giáo viên có trình độ đại học, có nghiệm cụ sư phạm và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ vững vàng.
Bản thân đã được trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tế đứng lớp 5 tuổi nên cũng đã tìm được ra một số biện pháp chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ bước vào lớp 1.
- Đối với Trẻ: 
 100% trẻ đúng độ tuổi 5- 6 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh.
Trẻ 5-6 tuổi được phổ cập giáo dục ra lớp 100% nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều , chính vì vậy việc truyền đạt đến trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi.
Đối với phụ huynh: 
Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con. Quan tâm ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất : Về đồ dùng đồ chơi trong quá trình phục vụ học tập, vui chơi cho trẻ chưa nhiều, chưa phong phú nên chưa thực sự vận dụng linh hoạt và phát huy hết công dụng của đồ dùng đồ 
- Đối với giáo viên:Chưa sáng tạo, sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt để dạy trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình và những thay đổi của xã hội.
- Đối với trẻ: Nhưng bên cạnh đó có một số trẻ do điều kiện bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên điều kiện sinh hoạt chưa đảm bảo dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng rất nhiều và còn nhút nhát chưa mạnh dạn trong mọi hoạt động.
- Đối với phụ huynh: Tuy nhiên bên cạnh đó có một làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế. Một số gia đình do không nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nôn nóng về việc học hành của con cái nên vội vã cho con học trước chương trình, hay cho đi học chữ trước.
* Kết quả của thực trạng (khảo sát chất lượng đầu năm tháng 9/ 2017)
Đầu năm học 2017- 2018 khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 5 tuổi Hoa Hồng. Tôi đã tiến hành khảo sát số trẻ trên lớp của mình như sau: 
Phụ lục 1 a
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ
Không đơn thuần là sự phát triển chiều cao, cân nặng mà là sự chuẩn bị về chất năng lực là việc bền bỉ, dẻo dai, chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhạy cảm của các giác quan Để có được những điều đó cần có một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập cho trẻ một cách khoa học và hợp lý.[5]
Lúc sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “Một tâm hồn minh mẫn trong một cơ thể cường tráng” thật vậy một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh là thể lực. 
Ngay từ những ngày đầu lên lớp mẫu giáo lớn chúng tôi đã cùng với nhà trường kết hợp với nhà trường và trạm y tế xã Nga Thủy cân đo khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để chấm biểu đồ tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, phân loại bệnh tật, tôi theo dõi ghi kết quả lên góc tuyên truyền để phụ huynh tiện theo dõi. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi, đặc biệt là tình hình sức khỏeNhững trẻ ăn chậm, biếng ăn, ít ngủ , ít vận độngĐể cô giáo và phụ huynh phối kết hợp chăm sóc trẻ.
Ví dụ : Trong lần cân đo, khám sức khỏe định kỳ vào tháng 9/2017. Lớp tôi có 4/37 = 10,8 % cháu bị suy dinh dưỡng. Ngoài việc thông báo kết quả trên góc tuyên truyền với phụ huynh, trong giờ đón trả Trẻ, Tôi đã trao đổi với phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng phối hợp cùng với cô giáo nuôi dưỡng chăm sóc cháu đúng khoa học, bổ sung thêm chế độ ăn cho cháu như gửi sữa, đồ ăn cho Trẻ đến trường để cô động viên trẻ ăn thêm ngoài bữa chính và bữa phụ ở trường. 
Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao, trong những năm đầu của cuộc sống nhu cầu phát triển cả về thể chất và tinh thần đặc biệt trong giai đoạn trẻ từ 0 - 6 tuổi là thời gian trẻ phát triển đầy đủ các yếu tố về thể chất và tinh thần nên nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng.
 Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là chuẩn bị về chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan.
Xác định được điều đó Tôi đã thực hiện một chế độ sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi , luyện tập, dạy trẻ rèn luyện một cách khoa học và hợp lý về thời gian và đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
Bên cạnh đó, tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường phân phối chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ theo mùa để trẻ được đảm bảo ăn đủ lượng ( ăn đủ suất, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất béo, chất bột dường, chất vi ta min và muối khoáng), ngủ đủ giấc. 
Ví dụ 1: Bữa chính cho trẻ ăn từ 10h30p đến 11h, trẻ ngủ trưa dậy, vận động nhẹ nhàng sau đó ăn bữa phụ từ 14h30 đến 15h, khoảng cách các bữa ăn cách nhau 4 tiếng đến 4.5 tiếng lúc đó lượng thức ăn của các bữa trước đã hấp thụ gần hết cả bữa chính và bữa phụ cần phải cho trẻ ăn hết xuất mới đảm bảo lượng kalo cần thiết trong ngày theo quy định. 
Ví dụ 2: Trong giờ ăn tôi phân công trực nhật đếm số bạn ở tổ mình và xếp bát, thìa cho bạn, thông qua hoạt động này trẻ còn được học một số quy luật trong phép đếm 1-1, một bạn 1 bát, 1 thìa, 1 khăn. 
Hoạt động lao động tập thể cũng góp phần cho trẻ làm quen đến những ảnh hưởng của cá nhân với tập thể điều này rất quan trọng khi trẻ lên lớp 1.
Ví dụ: Ở lớp, Tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh, khả năng tự phục vụ của bản thân như: 
+ Vào thời điểm học và chơi: Trẻ tự cất đồ dùng sau khi tham gia vào các hoạt động học có chủ định, đồ chơi sau khi chơi xong, cất sách vở tập tô vào túi đựng riêng của mình.
+ Vào giờ ăn: Trẻ tự sắp xếp bàn ăn, Trẻ tự xúc cơm ăn, tự rửa tay, rửa mặt trước và sau khi ăn, tự xếp bát vào chậu gọn gàng sau khi ăn xong.
+ Giờ ngủ: Trước khi ngủ Trẻ tự lấy chăm gối. Sau giờ ngủ tự gấp và cất chăm gối, tự chải đầu, mặc quần áo...
Các thói quen này rất có ích đối với trẻ. Từ những thói quen này sẽ hình thành ở trẻ sự đoàn kết cùng nhau làm việc, tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. 
Phụ lục 2a
Hay qua các giờ phát triển vận động của lứa tuổi như: đi chạy trèo leo, bò bằng bàn tay cẳng chân tôi hướng dẫn trẻ cách bò cách phối hợp tay nọ chân kia rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay của các giác quan như trẻ tự xỏ quai dày, tự cài cúc áo
Việc cho trẻ luyện tập những vận động cơ bản như vậy sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Ngoài những giờ luyện vận động cơ bản cho trẻ, tôi còn đẩy mạnh việc luyện tập thể dục sáng cho trẻ dưới nhiều hình thức để trẻ hứng thú tham gia như tập với vòng gậy thể dục, tập theo băng đĩa nhạc. Ngoài ra tôi còn luyện cho trẻ các bài tập Aerobic với các động tác vừa sức. Đây là một trong những biện pháp phát triển thể lực tốt nhất cho trẻ vì trẻ được luyện tập đều đặn, giúp các cơ phát triển săn chắc và bền bỉ. 
Phụ lục 2b
* Kết quả: Thể lực của trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt:
- Trẻ ăn ngon miệng hết xuất, hấp thu tốt, 100% trẻ tăng cân qua các kỳ cân. Hình thành ý thức văn minh, lịch sự trong ăn uống.
- Trẻ ngủ sâu, ngon giấc, đảm bảo thời gian. Sau khi ngủ dậy trẻ tỉnh táo, nhanh nhẹn.
- Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực tham gia các hoạt động của trường của lớp.
- 100% trẻ đạt các chỉ số về phát triển thể chất theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
- Tham gia hội khỏe bé mầm non cấp trường đạt giải nhất
- 100% trẻ đạt kênh bình thường
2.3.2. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ thông qua hoạt động học và hoạt động góc.
Thông qua những hoạt động học tập, vui chơi, đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ cũng như việc làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Vì vậy trẻ cần phải rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng định hướng về không gian, thời gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như: So sánh, phân tích, tổng hợp[5]
Trí tuệ ở đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh như nắng mưa, nóng lạnh, thứ bậc trong gia đình được thực hiện thông qua các hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơiTrẻ cần đạt được những yêu cầu của các môn học, hoạt động đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin vững vàng.
Kỹ năng hoạt động trí óc là những hành động trí óc đơn giản như so sánh sự giống nhau hay khác nhau của 2 hay nhiều sự vật hiện tượng, đối chiếu về kích thước, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời ở mức độ khó hơn.
* Thông qua hoạt động học:
 Có thể nói hoạt động làm quen với chữ viết ở lớp mẫu giáo lớn có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nó là hành trang giúp trẻ tiếp cận với việc học đọc, đánh vần học viết ở trường tiểu học được thuận lợi hơn. Chính vì vậy tôi luôn chú ý nâng cao chất lượng dạy môn làm quen chữ viết như:
- Tôi luôn chú tâm dạy trẻ thật tốt hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết: Chuẩn bị giáo án thật cẩn thận, lồng ghép các hình thức dạy trẻ để thu hút và tạo hứng thú cho trẻ. Đặc biệt tôi luôn sử dụng các giáo án điện tử để kích thích hứng thú học tập của trẻ. Các trò chơi với chữ cái tôi cũng thiết kế trên máy vi tính có lồng ghép âm thanh và hình ảnh nên rất thu hút được trẻ.
 - Tạo môi trường học tập giúp trẻ làm quen với chữ cái một cách tự nhiên: Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo viên cần phải tổ chức môi trường chữ viết trong lớp phong phú để trẻ được “tắm mình trong chữ viết” và giúp trẻ làm quen chữ với chữ cái một cách tự nhiên. Đó là 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_tot_cho_tre_5_6_tuoi_truon.doc