Mẫu Báo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp một ở trường tiểu học

Mẫu Báo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp một ở trường tiểu học

Việc bầu ban cán sự lớp là một việc hết sức quan trọng. Ban cán sự lớp ngoài nhiệm vụ quản lý lớp còn thực hiện việc truy bài đầu giờ, nhắc nhở các học sinh khác tự ôn bài Ban cán sự lớp là những học sinh học tốt, năng nổ, nhiệt tình, biết giúp đỡ các bạn trong lớp. Chính vì vậy, giáo viên phải tận dụng điều này để phát huy khả năng của ban cán sự. Giáo viên ghi lên bảng các âm, tiếng, từ mà các bạn chưa tiếp thu kịp ở bài học trước và yêu cầu ban cán sự lớp cho các bạn yếu đọc. Sau đó báo cáo với giáo viên về kết quả cụ thể của các bạn. Biện pháp này được thực hiện ở 15 phút đầu giờ hoặc cuối tiết học. Việc cho các bảng đọc bài là nhiệm vụ chính của lớp trưởng. Tuy nhiên, để tạo cơ hội cho các bạn khác thể hiện mình tôi đã sử dụng biện pháp thứ 2, đó là: Biện pháp Cùng nhau là “Lớp trưởng”:

docx 8 trang thanh tú 22 6040
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu Báo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp một ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT .
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
, ngày .tháng ..năm 2020.
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP MỘT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
1. Thông tin chung
Họ và tên người thực hiện: ..
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường tiểu học ..
Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1..
Tên biện pháp: Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp Một ở trường tiểu học 
Kính thư ban giám khảo, tôi xin tư giới thiệu tôi là Lê Thị Luyến, giáo viên trường TH  Lời đầu tiên cho tôi được gởi lời chào thân ái,lời chúc sức khỏe đến toàn thế ban giám khảo, chúc cho hội thi của chung ta thành công tốt đep.
Kính thưa ban giám khảo,có một câu châm ngôn nói rằng: Nếu tôi có một quả táo, bạn có một quả táo.chúng ta trao đổi với nhau mỗi người cũng chỉ có một quả táo.nhưng tôi có một kiến thức, bạn có một kiến thức chúng ta trao đổi với nhau thì mỗi người sẽ có hai kiến thức’. chính vì vậy, hôm nay tôi muốn trao đổi chia sẻ với các thầy cô về kinh nghiệm dạy học mà tôi đã sử dụng và đem lại hiệu quả. Đó chính là “Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho hoc sinh lớp Một ở trường TH ..’.
2. Nội dung
Như quý vị cũng đã biết, Ở lớp Một, các em học sinh bắt đầu làm quen với các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kỹ năng đọc là kỹ năng rất quan trọng. Bởi vì, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc, hiểu được các lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác, ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và từ đó khơi dậy trong các em lòng đam mê, sự ham học, tích cực hơn trong học tập.
Trong quá trình giảng dạy ở lớp, bản thân tôi nhận thấy những ưu điểm và hạn chế như sau.
3. Thực trạng 
1.1. Ưu điểm:
Giáo viên chủ nhiệm có trình đào tạo trên chuẩn, tuổi đời còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với học sinh.
Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép, chăm học, biết lắng nghe, chia sẻ với bạn bè.
Lớp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho công tác dạy và học .
Phụ huynh cũng luôn quan tâm, lo lắng, hỗ trợ đến việc học của con em. Thường xuyên trao đổi với GVCN để nắm bắt tình hình của con em mình.
1.2. Hạn chế:
Bản thân tôi là giáo viên trẻ, mới chủ nhiệm lớp Một năm thứ hai. Năm 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A. Đầu năm học, lớp tôi có đến 6 học sinh chưa thuộc chữ cái. Số học sinh lớp khá đông với 34 học sinh nên khó khăn trong việc quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Đồng thời, học sinh lớp Một còn nhỏ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học và tự học. Đa số học sinh nói tiếng địa phương nên khó khăn cho việc phát âm chuẩn và đọc đúng. Bản thân tôi kinh nghiệm chưa nhiều nên đó cũng là nỗi trăn trở rất lớn. Vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi đã áp dụng nhiều biện pháp, không ngừng học hỏi đồng nghiệp để giúp học sinh đọc tốt hơn. Và sau thời gian thực hiện, tôi cảm thấy rất hiệu quả. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp Một ở trường tiểu học .. để chia sẻ với các thầy cô để góp một phần nào cho việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một.
Các biện pháp mà tôi đã sử dụng là gì, tôi xin trình bày ở phần 2.
Có 7 biện pháp: Xây dựng ban cán sự lớp, Cùng nhau là “Lớp trưởng”, phong trào đôi bạn cùng tiến, phân nhóm theo đối tượng,rèn đọc cho hs thông qua các trò chơi, dạy học thông qua các biểu tượng cụ thể, phối hợp với cha mẹ hs.
Sau đây tôi xin trình bày biện pháp thứ nhất.
2. Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp Một.
2.1. Xây dựng ban cán sự lớp
Việc bầu ban cán sự lớp là một việc hết sức quan trọng. Ban cán sự lớp ngoài nhiệm vụ quản lý lớp còn thực hiện việc truy bài đầu giờ, nhắc nhở các học sinh khác tự ôn bài Ban cán sự lớp là những học sinh học tốt, năng nổ, nhiệt tình, biết giúp đỡ các bạn trong lớp. Chính vì vậy, giáo viên phải tận dụng điều này để phát huy khả năng của ban cán sự. Giáo viên ghi lên bảng các âm, tiếng, từ mà các bạn chưa tiếp thu kịp ở bài học trước và yêu cầu ban cán sự lớp cho các bạn yếu đọc. Sau đó báo cáo với giáo viên về kết quả cụ thể của các bạn. Biện pháp này được thực hiện ở 15 phút đầu giờ hoặc cuối tiết học. Việc cho các bảng đọc bài là nhiệm vụ chính của lớp trưởng. Tuy nhiên, để tạo cơ hội cho các bạn khác thể hiện mình tôi đã sử dụng biện pháp thứ 2, đó là: Biện pháp Cùng nhau là “Lớp trưởng”:
2.2. Cùng nhau là “Lớp trưởng”:
Khi được phân công chủ nhiệm lớp Một thì giáo viên phải xác định là mình sẽ vất vả hơn những giáo viên khác rất nhiều. Việc đi sớm về trễ là điều tất nhiên. Chính vì thế mỗi buổi sáng, tôi luôn có mặt ở lớp lúc 6g15’. Tôi ghi các âm, vần, từ đã học lên bảng. Sau đó, bạn nào đi học trước tôi cho bạn đó đọc trước. Bạn nào đọc xong sẽ được làm “lớp trưởng” để chỉ bảng cho bạn tiếp theo đọc. Nếu bạn tiếp theo không đọc được thì bạn “lớp trưởng” đó sẽ hướng dẫn cho bạn đọc. Như vậy, khi học sinh được phong làm “lớp trưởng” các em sẽ ý thức hơn, luôn muốn thể hiện bản thân mình giỏi hơn bạn thì bạn ấy sẽ cố gắng đọc tốt để bạn đọc theo. Vì vậy, bắt buộc học sinh đó phải tự động não để nhớ và tự nhẩm để đọc đúng. Đây là biện pháp mà tôi cho rằng rất hiệu quả và học sinh cũng rất thích được làm “Lớp trưởng”. Sau một thời gian, dù giáo viên không có mặt trong 15 phút đầu giờ thì các em cũng tự thay nhau chỉ bảng cho các bạn đọc.
Kính thưa ban giám khảo,việc giúp đỡ các bạn trong học tập nó thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa các bạn học sinh chính vì thế ngoài biện pháp cho các bạn ban cán sự lớp truy bài, cùng nhau là “Lớp trưởng’’ , tôi còn xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến.đó cũng chính là nội dung của biện pháp thứ 3.
2.3. Phong trào đôi bạn cùng tiến
Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”,bởi lẽ đó phong trào “Đôi bạn cùng tiến” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và khơi gợi tình đoàn kết giữa các em. Phong trào này đã được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả rất cao. Chính vì thế, trong lớp của mình tôi chia các bạn học tốt ngồi chung với các bạn học còn chậm hay các bạn nhà ở gần nhau để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tôi giao nhiệm vụ cho các đôi bạn cùng thực hiện trong giờ học, giờ ra chơi, 15 phút đầu giờ hay ở nhà. Đó có thể là mẫu giấy nhỏ có ghi sẵn các âm vần, tiếng, từ vừa học. Tôi sẽ kiểm tra kết quả thực hiện của các đôi bạn từng tuần. Sau đó, tôi đưa ra nhận xét và tuyên dương cụ thể. Đôi bạn nào cùng tiến bộ sẽ được tôi thưởng một món quà nhỏ. Sau một thời gian ngắn thực hiện biện pháp, tôi nhận thấy các đôi bạn đọc tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các đôi bạn còn biết chia sẻ với nhau viên phấn, cái tẩy
Kính thưa ban giám khảo,sau 1 tuần nhận lớp tôi đã nắm được khả năng nhận thức của từng bạn học sinh. Do đó để nâng cao việc rèn đọc cho hs tôi bắt đầu thực hiện biện pháp thứ 4. Đó chính là biện pháp phân nhóm theo đối tượng học sinh.
2.4. Phân nhóm theo đối tượng:
Phân lớp thành 3 nhóm: nhóm hoàn thành tốt, nhóm hoàn thành, nhóm chưa hoàn thành.
– Nhóm hoàn thành tốt: những học sinh đọc tốt, chăm chỉ, có ý thức học tập tốt.
– Nhóm hoàn thành: những học sinh đọc được.
– Nhóm chưa hoàn thành: những học sinh chưa đọc được.
Ở mỗi nhóm hoàn thành tốt và nhóm hoàn thành giáo viên chọn 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động học của nhóm.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng của hai nhóm hoàn thành tốt và hoàn thành và yêu cầu nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho mỗi bạn học sinh. Nhiệm vụ của nhóm hoàn thành tốt có thể là câu văn hoặc đoạn văn bản có mức độ khó nhiều hơn nhóm hoàn thành.
(Giáo viên giao phiếu học tập có thể là từ, câu hoặc văn bản cho nhóm trưởng và nhóm trưởng cho các thành viên trong nhóm lần lượt đọc).
Trong khi các nhóm hoàn thành tốt và nhóm hoàn thành thực hiện nhiệm vụ học tập thì giáo viên là người trực tiếp kèm các bạn ở nhóm chưa hoàn thành.
Biện pháp này được giáo viên sử dụng trong các tiết ôn luyện. Thông qua quá trình làm việc nhóm, các em ở nhóm hoàn thành tốt và nhóm hoàn thành có cơ hội thể hiện bản thân. Các em không những đọc tốt hơn rất nhiều mà còn tăng thêm tình đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm. Còn đối với nhóm chưa hoàn thành thì các em được sự kèm cặp trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm nên các em sẽ nhanh tiến bộ. Giáo viên cần có sự quan tâm đặc biệt đến 6 em chưa thuộc bảng chữ cái ở nhóm chưa hoàn thành. Luôn động viên, khích lệ kịp thời để tạo động lực giúp các em cố gắng trong học tập.
Kính thưa ban giám khảo
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm: “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng những trò chơi hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học.chính vì thế trong các tiết học ở lớp tôi đa sử dụng nhiều trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây cũng chính là biện pháp 3: rèn đọc cho hs thông qua các trò chơi
2.5. Rèn đọc cho học sinh thông qua các trò chơi:
2.5.1. Kiểm tra bài cũ thông qua các trò chơi:
Để củng cố, kiểm tra nội dung bài cũ của học sinh tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi nhỏ như: Trò chơi chuyền hoa, xì điện, bắn tên Sau đây tôi xin giới thiệu cách tổ chức một trò chơi nhỏ trong giờ kiểm tra bài cũ như sau:
Tên trò chơi: Chuyền hoa
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những bông hoa có gắn từ, câuở phía sau.
Luật chơi: Giáo viên bắt hát một bài hát bất kỳ và đưa bông hoa cho bạn ngồi đầu bàn. Cả lớp vừa hát vừa chuyền bông hoa đến các bạn khác. Bài hát dừng ở đâu thì người cầm bông hoa ngay lúc đó phải đọc từ, câu giáo viên đã gắn sau bông hoa. Học sinh đọc được sẽ được thưởng bông hoa đó. Cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc.
2.5.2. Trò chơi tích hợp trong tiết học kiến thức mới:
Sự chú ý của học sinh lớp Một còn hạn chế nên để các em tập trung một tiết học là điều rất khó. Chính vì vậy, tôi thường lồng ghép trong các tiết học nhiều trò chơi khác nhau để giúp các em bớt mệt mỏi, căng thẳng. Thông qua đó, các em có thể vừa được giải trí vừa được lĩnh hội kiến thức. Các trò chơi tôi thường sử dụng: Trò chơi “Ai nhanh hơn?”, “bắn tên”, “rung chuông vàng.
2.5.3. Trò chơi trong các tiết ôn:
Có thể nói tiết ôn luyện là thời gian vàng đối với học sinh lớp Một. Các em được củng cố lại kiến thức được học ở buổi sáng và giáo viên có thời gian dành cho những học sinh đọc chưa được, đọc chậm. Để tránh sự nhàm chán khi phải học lại kiến thức cũ, tôi thường tổ chức các trò chơi với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn: trò chơi “Hái hoa dâng chủ’, “Ai nhanh – ai đúng”, “Rồng rắn lên mây”.
Khi tổ chức trò chơi giáo viên lưu ý chuẩn bị một số câu hỏi đơn giản phù hợp với khả năng nhận thức của các em đọc chưa được, đọc yếu. Việc cho các em chậm tiến tham gia nhiều trò chơi sẽ giúp các em tiến bộ và tạo động lực để giúp các em cố gắng học tốt hơn.
Tiếp theo tôi xin trình bày biện pháp thứ 5
2.6. Dạy học thông qua các biểu tượng cụ thể
Học sinh lớp Một còn nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức của các em thường dựa trên các hình ảnh trực quan hay các biểu tượng gần gũi với học sinh. Biện pháp này giáo viện thường áp dụng đối với những em học sinh chậm tiếp thu chữ cái và âm ghép.
Ví dụ: Khi dạy học sinh âm ghép ch, giáo viên cho học sinh đọc nhiều lần nhưng học sinh không nhớ thì khi đó giáo viên có thể thay thế âm ch bằng một hình ảnh về con chó (biểu tượng có thể có trong bài hay ở ngoài bài). Như vậy, mỗi khi nhìn âm ch học sinh sẽ nghĩ đến con chó và tự nhẩm trong miệng là ch – o- cho – sắc -chó từ đó nhận biết và đọc được âm ch.
Kính thưa ban giám khảo, Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Vì thế, giáo viên cần phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để đem lại hiệu quả cao nhất trong dạy học. đó cũng chính là biện pháp cuối cùng: Phối hợp với cha mẹ học sinh
2.7. Phối hợp với cha mẹ học sinh
Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Vì thế, giáo viên cần phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để đem lại hiệu quả cao nhất.
Giáo viên cần trao đổi với phụ huynh ngay từ khi nhận lớp về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của học sinh. Qua đó, giáo viên nắm được tình hình thực tế cũng như tìm được cách dạy dỗ phù hợp nhất.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải liên hệ thường xuyên để thông báo về tình hình học tập của học sinh. Qua đó sẽ nhờ phụ huynh nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc việc học của con em mình ở nhà. Đối với những học sinh chưa đọc được bài nào thì giáo viên giao cho phụ huynh một mẫu giấy có thể là từ, đoạn văn chứa các âm, vần học sinh đã được học và nhờ phụ huynh cho con em mình đọc khi ở nhà.
Việc phối hợp với cha mẹ học sinh như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất theo tôi nghĩ đó cũng chính là nghệ thuật của 1 người giáo viên.học sinh dù có chậm hay ngỗ nghich đến đâu thì cũng luôn có những mặt ưu điểm. Do đó khi trao đổi với phụ huynh nhờ họ kèm cặp việc học của con họ giáo viên nên đưa ra những mặt tôt trước sau đó nói lên những mặt chưa được, những chỗ học sinh chưa thực hiện được để họ vui lòng cùng giáo viên dìu dắt hs tiến bộ.
Sau đây tôi cũng xin đưa ra 1 ví dụ ở lớp tôi. Đầu năm nhận lớp thì lớp tôi có 1 em học sinh tên Nguyễn Minh Huy. Tôi đã khảo sát thì biết được em này chỉ thuộc vài chữ cái,toán thì chưa biết số. Chưa đếm được từ 1 đến 10, bên cạnh đó huy còn nói ngọng. Tôi nhận thấy tôi sẽ rất vất vả với Huy. Sau đó tôi gặp cô Hà giáo viên chủ nhiệm mẫu giáo của huy để tìm hiểu lý do về khả năng nhận thức của Huy. Và biết được Huy chậm một phần do gia đình ít quan tâm. Ba mẹ huy bận công việc nên ko có thời gian quan tâm đến việc học của Huy. Sau đó tôi đã cố gắng dành nhiều thời gian cho huy bên cạnh đó tôi nhờ sự giúp đỡ của các bạn ban cán sự cũng như bạn Thủy Văn ngôi bên cạnh Huy. Và đến tuần 3 tôi nhận thấy Huy tiên bộ rất nhiều. Sau đó tôi đã gặp trực tiếp mẹ của Minh Huy.Tôi trình bày về tình hình học tập của em như thế này: Huy dạo này học tốt lắm chị. Huy thuộc gần hết bảng chữ cái. Đánh vần được các tiếng dễ.bên cạnh đó huy biết hết số và đếm được từ 1 đến 10. Huy chăm học và rất ngoan. Tôi đưa cho mẹ Huy mẫu giấy có ghi chữ cái huy chưa thuộc và một số tiếng, từ ngoài bài và nhờ mẹ huy kèm cho huy đọc bên cạnh việc kèm trong sgk.Mẹ huy vui vẻ và cảm ơn tôi. Sau đó 2 tuần tôi nhận thấy huy tiến bộ rất nhiều. Tôi rất vui và nhắn tin cho mẹ Huy là Huy hoc tiến bộ nhiều lắm, cảm ơn chị rất nhiều. Và đến thời điểm hiện tại thì Huy đã đọc rất tốt.
Câu chuyện cho ta thấy để giáo dục học sinh thì cần có sự nỗ lực rất nhiều từ giáo viên, học sinh và cả phụ huynh.
3. Kết quả thực tế đạt được:
Sau 1 năm học thực hiện các biện pháp nêu trên, chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi được nâng lên đáng kể. Những kết quả đó là:
*Trước khi áp dụng biện pháp:
TSHS
ĐỌC LƯU LOÁT
ĐỌC ĐÚNG
ĐỌC CHẬM
ĐỌC CHƯA ĐƯỢC
34
7
11
10
6
*Sau khi áp dụng biện pháp:
TSHS
ĐỌC LƯU LOÁT
ĐỌC ĐÚNG
ĐỌC CHẬM
ĐỌC CHƯA ĐƯỢC
34
15
15
4
0
4. Khả năng tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng:
Là giáo viên lớp Một nên tôi luôn ý thức việc rèn đọc cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Học sinh phải có kỹ năng đọc tốt thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác. Bản thân tôi là giáo viên lớp Một nên tôi hiểu được nỗi vất vả cũng như áp lực của các cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Trong hai năm đứng lớp, bản thân tôi cũng rút ra cho mình được chút ít kinh nghiệm để giúp học sinh đọc tốt. Tôi xin trình bày để phần nào đó chia sẻ nỗi vất vả của các thầy cô. Các biện pháp ở trên thầy cô có thể áp dụng ở tất cả các vùng miền: Thành phố, nông thôn, miền núi.
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Để thực hiện tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp Một, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
1. Đối với giáo viên:
– Luôn tâm huyết với nghề. Thường xuyên tự học hỏi, rèn luyện mình để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tích cực tìm tòi, áp dụng nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2. Đối với học sinh:
– Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết chia sẻ giúp đỡ bạn bè trong học tập.
3. Đối với nhà trường:
Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để giáo viên có đầy đủ phương tiện dạy học. Thường xuyên kiểm tra góp ý để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Đối với phụ huynh học sinh:
Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em mình. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần rèn đọc đúng, đọc chuẩn để có thể hướng dẫn học sinh.
Tóm lại: Làm tốt việc rèn đọc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh là một vấn đề tất yếu trong các nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học, các giáo viên ở mỗi nhà trường đã và đang tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp hợp lý nhất để mang lại hiệu quả cao nhất. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng ở lớp tôi chủ nhiệm trong năm học vừa qua có hiệu quả. Tuy nhiên do năng lực bản thân còn hạn chế, đề tài sẽ không khỏi có những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của người đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của đơn vị quản lý trực tiếp
, ngày .tháng năm 2020
Người viết

Tài liệu đính kèm:

  • docxmau_bao_cao_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_viec_ren_doc_cho_hoc.docx