Kinh nghiệm tư vấn, hướng dẫn, tổ chức học sinh lớp 10A7 trường THPT Nông Cống 3 tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ - Thể dục thể thao nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh
Thực tiễn đã chứng minh giai đoạn học ở bậc THPT là rất quan trọng đối với mỗi con người. Bởi đây là thời điểm bắt đầu tuổi trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của học sinh. Trong đó vai trò của thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng. Thầy, cô giáo chủ nhiệm vừa là thầy vừa là người đồng hành giúp đỡ các em trong học tập, rèn luyện và cả trong cuộc sống hàng ngày.
Trong công tác chủ nhiệm lớp không chỉ chú trọng đến những hoạt động kiến thức các môn học cơ học, mà hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) là những yếu tố quan trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, không khí học tập vui vẻ thoải mái, giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN, TỔ CHỨC HỌC SINH LỚP 10A7 TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3 THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN NGHỆ- THỂ DỤC THỂ THAO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH Người thực hiện: Lường Viết Chinh Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 1.5. Những điểm mới của SKKN 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.2. Thực trạng việc tư vấn, hướng dẫn, tổ chức học sinh tham gia các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. 6 8 2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm khai thác và sử dụng mạng Internet một cách hiệu quả 7 9 2.4. Kết quả đạt được 12 10 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 11 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Thực tiễn đã chứng minh giai đoạn học ở bậc THPT là rất quan trọng đối với mỗi con người. Bởi đây là thời điểm bắt đầu tuổi trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của học sinh. Trong đó vai trò của thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng. Thầy, cô giáo chủ nhiệm vừa là thầy vừa là người đồng hành giúp đỡ các em trong học tập, rèn luyện và cả trong cuộc sống hàng ngày. Trong công tác chủ nhiệm lớp không chỉ chú trọng đến những hoạt động kiến thức các môn học cơ học, mà hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) là những yếu tố quan trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, không khí học tập vui vẻ thoải mái, giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT. Công tác chủ nhiệm đối với giáo viên là một nhiệm vụ cao cả và cũng vô cùng khó khăn . Để giúp lớp chủ nhiệm có thể hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) hiệu quả góp phần hình thành môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trí tuệ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực tế không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng thành công trong vai trò giáo viên chủ nhiệm. Bản thân tôi ra trường đã 16 năm, trãi qua 6 khóa học làm công tác chủ nhiệm, ít nhiều cũng đã gặt hái được một số thành công khi làm công tác chủ nhiệm . Các khóa lớp do tôi chủ nhiệm luôn đạt thành tích tốt của trường THPT Nông Cống 3. Để đạt được kết quả như vậy, tôi nhận thấy bên cạnh chú trọng học tập kiến thức, các hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) là vô cùng cần thiết đối với học sinh. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm tư vấn, hướng dẫn, tổ chức học sinh lớp 10A7 trường THPT Nông Cống 3 tham gia các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) vào việc chủ nhiệm lớp với mục đích: - Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc THPT nhận thấy rõ hơn vai trò ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp mà việc phát huy khả năng hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) của học sinh là yếu tố quan trọng không thể xem thường. Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nói lên những kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) trong công tác chủ nhiệm lớp để các thầy cô giáo đồng nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đổi những mong có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần nhỏ làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả hơn. - Học sinh thấy được vai trò tác dụng của các hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) và có ý thức phát huy năng lực bản thân trong quá trình học tập ở trường phổ thông cũng như các môi trường học tập và làm việc sau này. - Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi, những đánh giá, trao đổi của đồng nghiệp để cùng hoàn thiện hơn nữa đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài thực hiện cụ thể qua công tác chủ nhiệm của bản thân . - Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở các lớp mà tôi đã chủ nhiệm tại trường THPT Nông Cống 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) vào việc chủ nhiệm lớp. - Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệp cùng trường và khác trường. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả các hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) và kết quả tu dưỡng rèn luyện nói chung ở những tập thể lớp có được sự quan tâm chú trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm phát huy khả năng hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) của học sinh. - Phương pháp điều tra, thống kê : thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của học sinh với các các hoạt động Văn hóa văn nghệ (VHVN); Thể dục thể thao (TDTT) trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp 1.5. Những điểm mới của đề tài Đề tài đã chỉ ra được thực trạng hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao chưa được quan tâm, chú trọng trong công tác chủ nhiệm ở trường học phổ thông. Đề tài đã đề ra một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm tư vấn, hướng dẫn, tổ chức học sinh tham gia các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.[2] 2.1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm - Giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng ,rèn luyện, phấn đấu của học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm - Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giữa cá nhân với tập thể qua việc phân công nhiệm vụ một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như : Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơngiáo viên chủ niệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, có tấm lòng thương yêu học sinh thực sự không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả.[2] 2.1.3. Ý nghĩa của hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong công tác chủ nhiệm lớp - Hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao là những hoạt động do một tổ chức xã hội nào đó khởi nguồn phát động nhằm thu hút nhiều người tham gia để hướng theo một mục tiêu nhất định nào đó. - Hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong trường học phổ thông là những hoạt động do tập thể lớp, các tổ chức Đoàn, nhà trường... khởi xướng phát động hoặc phát động theo chủ trương chỉ đạo của cấp trên nhằm mục đích vì lợi ích của học sinh, tập thể lớp, nhà trường, xã hội, cộng đồng...thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phát triể toàn diện . - Hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Nó giúp tập thể học sinh gắn bó đoàn kết hơn; giúp giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gần gũi thấu hiểu học sinh của mình hơn. Vì vậy mà công tác chủ nhiệm trở nên đỡ vất vả hơn và hiệu quả hơn. Nó cũng giúp cho học sinh có điều kiện phát huy, phát triển năng khiếu bản thân đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh toàn diện, trọn vẹn hơn. - Nếu biết phát huy điểm tích cực trong các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho công tác làm chủ nhiêm lớp của giáo viên, tạo môi trường giáo dục thân thiện, nâng cao dần chất lượng giáo dục . 2.2. Thực trạng vấn đề 2.2.1. Tình hình chung về công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường phổ thông - Công tác chủ nhiện ở các bậc học trong hệ thống giáo dục nói chung, trường THTP nói riêng cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực cho chất lượng giáo dục cũng còn những hạn chế. Đó là nhận thức của giáo viên về ý nghĩa,vai trò của công tác chủ nhiệm còn có nơi có lúc chưa toàn diện. Một số giáo viên được phân công làm chủ nhiệm còn chưa tâm huyết với công việc, ngại khó, ngại khổ mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Có những giáo viên năng lực điều hành, quản lý lớp chủ nhiệm còn hạn chế... - Về công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao ở lớp chủ nhiệm chưa được các cơ sở giáo dục và cả bản thân giáo viên chủ nhiệm chú trọng đầu tư công sức và thời gian xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Hoặc chưa có phương pháp hiệu quả để phát huy các hoạt động này đạt kết quả cao. Có những tập thể lớp chưa tìm được tiếng nói chung giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao. Chẳng hạn như lớp thì rất muốn hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao thật sôi nổi nhưng giáo viên chủ nhiệm lại không muốn học sinh của mình tích cực tham gia vì cho rằng chỉ tốn thời gian, lãng phí công sức và kinh tế mà chẳng giúp ích gì cho mục tiêu học tập. 2.2.2. Ở trường THPT Nông Cống 3 - Ở trường THPT Nông Cống 3 từ lâu công tác chủ nhiệm lớp đã được BGH nhà trường và giáo viên của trường quan tâm để nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Song về công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong các tập thể lớp thì vẫn chưa được đồng đều ở các khối lớp. Chủ yếu hoạt động này vẫn là hoạt động tự phát có tính năng khiếu sở trường của từng lớp. Hơn nữa cũng có không ít các thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp cho rằng đi học chỉ cần ngoan ngoãn, học giỏi chứ hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao không quan trọng lắm, chỉ cần có tham gia cho hoàn thành nhiệm vụ, chủ trương hướng học sinh đầu tư thời gian công sức cho việc học văn hóa chuyên môn hướng tới kết quả các kì thi HSG, CĐ- ĐH, THPTQG. Nên mặc dù trường THPT Nông Cống 3 đã có nhiều thành tích đáng kể trong các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao nhưng chưa khai thác hết tiềm năng của học sinh. - Thực tế công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nông Cống 3 cũng cho thấy nếu lớp nào các em học sinh và giáo viên chủ nhiệm của lớp chú trọng hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao không những góp phần mang lại thành tích cho lớp mà còn mang lại thành tích chung cho nhà trường. Thực trạng trên đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài này mong góp phần làm tăng hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp trong trường THPT Nông Cống 3 và chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn đồng nghiệp . 2.3. Một số giải pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lí công tác hoạt động văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao ở lớp chủ nhiệm 10A7 2.3.1. Giải pháp điều tra nhằm phát hiện năng lực, sở trường Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao khi nhận lớp chủ nhiệm 10A7 - Khi bắt đầu nhận lớp chủ nhiệm theo sự phân công của nhà trường, tôi đã tiến hành việc điều tra nắm đặc điểm tình hình lớp tới từng học sinh bằng việc soạn mẫu Phiếu điều tra để học sinh trình bày đặc điểm tình hình của riêng mình theo mẫu với các nội dung: + Sở trường năng lực, năng khiếu của bản thân ( Chú ý đến những năng khiếu múa, hát, đóng kịch, ngâm thơ, kể chuyện, thể dục thể thao, dẫn chương trình, hài hước... ) + Truyền thống hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao của gia đình. - Sau đó tôi làm công việc thống kê kết quả trả lời của học sinh để có định hướng phát triển các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao Việc điều tra này giúp bản thân tôi nắm được khả năng của lớp mình về phương diện hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao. 2.3.2. Các giải pháp triển khai họat động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong nội bộ lớp chủ nhiệm 10A7 2.3.2.1. Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp có năng lực: Khi chọn đội ngũ cán bộ lớp, tôi chọn những em nhiệt tình, học khá, có năng khiếu . Mỗi cán bộ lớp đặc biệt là lớp trưởng, lớp phó phụ trách văn nghệ, thể dục thể thao và bí thư chi đoàn cần phải năng động và có một năng khiếu nào đó về hoạt động tập thể. Có như thế thì mới mong đẩy hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao của tập thể lớp đi lên. 2.3.2.2. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động: - Tổ chức hoạt động tập thể ngay từ đầu năm học, nhất là với học sinh lớp 10 khi còn chưa quen nhau lại càng cần các hoạt động chung để có điều kiện thân quen hơn. - Trong các giờ sinh hoạt lớp, tôi thường chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung công việc để việc sơ kết, kiểm điểm các hoạt động trong tuần hết ít thời gian nhất, dành thời gian còn lại cho học sinh thảo luận, trình bày với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm các vấn đề mà các em quan tâm . Tổ chức hướng dẫn cho các em kĩ năng trình bày diễn đạt trước dám đông, sau đó cùng nhau đề ra phương án giải quyết vấn đề. Khi việc này trở thành thường xuyên thì học sinh sẽ rèn luyện được tâm lý tự tin bình tĩnh, một điều rất quan trọng, đồng thời cũng rèn được tâm lý thi đấu tốt hơn trong những dịp thi đua hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao của lớp, của trường mà học sinh có tham gia; Hoặc có lúc tôi sử dụng thời gian của tiết sinh hoạt lớp để cho học sinh tổ chức các trò chơi. Từng tổ sẽ tổ chức trò chơi, lần này tổ này, lần sau đến tổ khác. .. Giờ sinh hoạt không còn nặng nề như những giờ hỏi cung và luận tội mà sẽ vui vẻ nhẹ nhàng hơn nhiều. Tôi cảm nhận thấy tâm lý các em học sinh thoải mái hơn, ngoan và đoàn kết hơn. 2.3.2.3. Cố vấn cho BCH Đoàn trường tạo điều kiện kết hợp với các khối lớp khác để phát huy tính tích cực, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tăng sự đoàn kết của học sinh trong các chi đoàn thông qua các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao. Các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong như trên sẽ giúp học sinh thêm tự tin, đoàn kết, giải tỏa những căng thẳng áp lực trong học tập, lại có thêm kinh nghiêm tổ chức tiến hành các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong các đợt thi đua của trường và cả ở cấp cao hơn. 2.3.3. Các hoạt động tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong các đợt thi đua của nhà trường Ở trường THPT, một năm học có nhiều đợt thi đua lớn, có ý nghĩa như đợt thi đua chào mừng ngày 20/10, ngày 20- 11, ngày 8/3 và đặc biệt là ngày 26-3. Đây chính là dịp để học sinh được thay mặt lớp thể hiện, phát huy khả năng hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao của mình. Để giành được thành công trong những đợt thi đua này, người giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò rất quan trọng. - Việc đầu tiên tôi làm trong các đợt thi đua này là ngay sau khi Đoàn hay nhà trường phát động. Tôi yêu cầu cả lớp phải nắm được mục tiêu của đợt thi đua là nhằm tôn vinh, kỉ niệm, chào mừng điều gì? Cụ thể các nội dung thi đua, thời gian phát động trong bao lâu từ bao giờ đến bao giờ, thể lệ từng nội dung thi đua ra sao? Đây là việc làm rất quan trọng để tôi tư vấn cho học sinh lớp mình lựa chọn đầu tư cho nội dung thực hiện. Nếu học sinh muốn đầu tư cho một nội dung mới mẻ so với truyền thống, bản thân tôi luôn lắng nghe các em trình bày ý tưởng, sở thích, sở trường của lớp. Sau đó, phân tích những thuận lợi và khó khăn, khả năng thành công trong những nội dung đó để lớp lựa chọn, quyêt định. Tôi không bao giờ áp đặt học sinh phải đầu tư cho những nội dung mà các em không thích hoặc không có khả năng. Vì nếu không có năng lực hoặc không thích thì không thể dẫn tới thành công và cũng không đem lại hiệu quả giáo dục tốt đẹp được. Ngược lại làm học sinh chán nản thất vọng, ấm ức không có lợi cho sự đoàn kết và đi lên của tập thể lớp. - Khi đã chọn được nội dung phù hợp để tham gia dợt thi đua tôi là người tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai sao cho hợp lý cả về thời gian, công sức và điều kiện kinh phí của lớp . Dù bận công việc nhưng tôi không bao giờ phó mặc công việc để học sinh tự làm vì như vậy học sinh chưa biết lường trước các tình huống, khả năng xảy ra và cách giải quyết nên sẽ dẫn tới lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc mà kết quả lại không được như mong muốn. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã xây dựng, tôi luôn theo sát, động viên các em học sinh. Từ đó, phát huy được sức mạnh tập thể, điều chỉnh kế hoach cho phù hợp nhất với tình hình cụ thể Tôi không gây áp lực học sinh phải đạt được thành tích cao để học sinh không bị cảm giác lo lắng quá làm mất hứng thú. Kinh nghiệm cho thấy, khi bị lo lắng, sợ sệt học sinh mất tự tin, thoải mái và kết quả thường không như mong muốn. Tôi cũng không làm hết cho học sinh mà để học sinh tự sáng tạo, luyện tậpcác em mới thích thú. Luôn quán triệt tư tưởng cho học sinh làm gì cũng phải đoàn kết, làm hết khả năng của mình chứ không nên chạy đua bắt chước các lớp khác mà phải hiểu rằng mình tham gia các hoạt động để phát huy trí lực của lớp mình, làm sao đi đúng yêu cầu của ban tổ chức, trọng tâm, thiết thực, độc đáo, giản dị mà ý nghĩa sâu sắc. - Nếu lớp tham gia nội dung hoạt động nào mà bản thân có hiểu biết hoặc có năng khiếu thì tôi dành thời gian và công sức để chỉ đạo, hướng dẫn học sinh sẽ dễ đạt kết quả tốt hơn. Thậm chí có những tiết mục văn nghệ tôi diễn chung với học sinh, điều đó tạo sự gần giũi, hứng thú cho cả lớp. 2.3.4. Kinh nghiệm, tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động Văn hóa, văn nghệ- Thể dục, thể thao trong các cuộc thi cấp cụm, cấp huyện, cấp tỉnh Khi học sinh lớp chủ nhiệm vinh dự được tham dự một hội thi hoạt động phong trào ở các cấp cao hơn cấp trường thì điều đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức được là tiết mục của lớp mình nhưng đã có tư cách thay mặt cho cả nhà trường tham dự cuộc thi nên tiết mục tham gia hội thi sẽ được sự quan tâm đầu tư của nhà trường và đòi hỏi phải được đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo hơn rất nhiều. Một số biện pháp mà tôi tìm tòi, học hỏi và áp dụng thành công đó là: - Khi chính giáo viên chủ nhiện trực tiếp tham gia vào công tác chỉ đạo, hướng dẫn học sinh đi thi thì cần căn cứ trên những thuận lợi và khó khăn thực trạng mà đề xuất với BGH nhà trường, Đoàn trường
Tài liệu đính kèm:
- kinh_nghiem_tu_van_huong_dan_to_chuc_hoc_sinh_lop_10a7_truon.doc