Kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của người học trong bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (tiết 2) – Chương trình Địa lí lớp 11

Kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của người học trong bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (tiết 2) – Chương trình Địa lí lớp 11

Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học đó là nhằm làm cho chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội từ đó đạt được hiệu quả kinh tế. Phong cách giảng giải, thầy đọc trò chép trong thời gian dài trước đó đã không còn phù hợp với nhiều ngành học, môn học khác nhau. Sự bùng nổ của internet, kéo theo sự chia sẻ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà người thầy nắm giữ không còn là độc tôn.

Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ ngày nay đòi hỏi lực lượng lao động phải năng động sáng tạo đáp ứng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thử thách trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, bằng sự cạnh tranh nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng tạo ra những con người lao động sáng tạo, linh hoạt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội.

Từ thực tế quan sát tôi thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Địa lí tại trường THPT Cẩm Thủy 1 đã được chú trọng và tiến hành như phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động, học sinh được học tập cá nhân (tự học), hoạt động nhóm.Tuy nhiên phương pháp dạy học bộ môn Địa lí nói riêng và một số môn học khác nói chung tại nhà trường vẫn còn duy trì cách dạy truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, phương pháp dạy học của giáo viên vẫn còn nặng về thuyết trình, giảng giải nhất là đối với những nội dung kiến thức tương đối khô cứng, cấu trúc tiết học rập khung như các tiết kinh tế phần Địa lí các quốc gia - chương trình Địa lí lớp 1. Nếu giáo viên không có những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp thì khó thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh, từ đó học sinh dễ nhàm chán với nội dung chương trình.

Nhận thức được điều đó, trong quá trình dạy học, bản thân tôi cũng đã mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học trong các tiết học cụ thể. Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm trong thiết kế các hoạt động dạy học cho học sinh mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của người học trong bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (tiết 2) – chương trình địa lí lớp 11”.

 

doc 16 trang thuychi01 10171
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của người học trong bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (tiết 2) – Chương trình Địa lí lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học đó là nhằm làm cho chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội từ đó đạt được hiệu quả kinh tế. Phong cách giảng giải, thầy đọc trò chép trong thời gian dài trước đó đã không còn phù hợp với nhiều ngành học, môn học khác nhau. Sự bùng nổ của internet, kéo theo sự chia sẻ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà người thầy nắm giữ không còn là độc tôn. 
Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ ngày nay đòi hỏi lực lượng lao động phải năng động sáng tạo đáp ứng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thử thách trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, bằng sự cạnh tranh nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng tạo ra những con người lao động sáng tạo, linh hoạt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội.
Từ thực tế quan sát tôi thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Địa lí tại trường THPT Cẩm Thủy 1 đã được chú trọng và tiến hành như phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động, học sinh được học tập cá nhân (tự học), hoạt động nhóm...Tuy nhiên phương pháp dạy học bộ môn Địa lí nói riêng và một số môn học khác nói chung tại nhà trường vẫn còn duy trì cách dạy truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, phương pháp dạy học của giáo viên vẫn còn nặng về thuyết trình, giảng giải nhất là đối với những nội dung kiến thức tương đối khô cứng, cấu trúc tiết học rập khung như các tiết kinh tế phần Địa lí các quốc gia - chương trình Địa lí lớp 1. Nếu giáo viên không có những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp thì khó thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh, từ đó học sinh dễ nhàm chán với nội dung chương trình.
Nhận thức được điều đó, trong quá trình dạy học, bản thân tôi cũng đã mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học trong các tiết học cụ thể. Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm trong thiết kế các hoạt động dạy học cho học sinh mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của người học trong bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (tiết 2) – chương trình địa lí lớp 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
* Đối với giáo viên: 
Hiểu và vận dụng linh hoạt cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo các phương pháp khác nhau. 
Các bước tiến hành, các mức độ kiến thức cần đạt được trong các hoạt động của học sinh. 
Quan sát, theo dõi và phân loại được mức độ tham gia các hoạt động của học sinh, thông qua đó có phương pháp điều chỉnh kịp thời để khích lệ động viên các em tham gia vào quá trình thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
* Đối với học sinh: 
Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của các em, tránh việc tiếp thu các kiến thức thụ động. 
Các hoạt động học được các em làm chủ, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. 
* Đối với nhà trường: 
Góp phần thực hiện nhiệm cụ năm học của nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh tự học.
Nâng cao sự hứng thú học tập bộ môn, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề như những phương pháp, kĩ thuật để tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Thực hiện cụ thể trong bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (tiết 2) – chương trình địa lí lớp 11.
Đối tượng: Học sinh lớp 11A6 và 11A2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích; tổng hợp; so sánh; phân loại; nghiên cứu tài liệu.
	Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. 
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học(sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp, kĩ thuật đối với các giờ học mà giáo viên chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học hay các tình huống học tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế công tác tại trường THPT Cẩm Thủy 1 tôi thấy rằng đa số học sinh lựa chọn theo học các môn KHTN, vì vậy để tạo được sự hứng thú học tập trong mỗi tiết học các môn KHXH nói chung và môn Địa lí nói riêng, thì bản thân mỗi thầy cô giáo đều phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc tìm ra phương pháp hợp lí, thu hút được học sinh không phải là điều đơn giản. Vì thái độ bất hợp tác với thầy cô là chuyện thường tình(nhất là ở các lớp học sinh theo học các môn KHTN), và về phía giáo viên vẫn có những tiết học còn nghèo nàn với cuốn giáo án cũ được mang truyền từ lớp này sang lớp khác, phương pháp dạy học thuyết trình là chủ yếu, trong tiết học không gây được sự hứng thú, tò mò của người học. Điều đó làm cho học sinh thấy nhàm chán.
Bên cạnh đó các môn KHXH nói chung và môn địa lí nói riêng đang gặp phải những khó khăn không nhỏ, các môn này chưa được quan tâm, đầu tư xứng đáng như các môn KHTN. Mặc dù qua nói chuyện với học sinh tôi được biết rằng môn địa lí không phải là một môn học không hứng thú, học sinh không yêu thích. Có thể đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau để giải thích hiện trạng này, nhưng cũng phải khẳng định một điều rằng một trong những nguyên nhân cơ bản đó là phương pháp dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học chưa gây được sự hứng thú của người học, nhất là ở một số tiết nội dung trong SGK khá khô cứng (như các tiết kinh tế - phần địa lí các quốc gia lớp 11), nếu giáo viên không linh hoạt tổ chức tốt các hoạt động học thì học sinh sẽ rất dễ nhàm chán. Vì vậy tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả các phương pháp dạy học Địa lí là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải được tiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết tại trường THPT Cẩm Thủy 1.
Trong chương trình địa lí lớp 11 có phần địa lí khu vực và quốc gia. Đây là nội dung kiến thức hay, qua tìm hiểu phần này các em sẽ biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, đặc điểm kinh tế của một số quốc gia điển hình trên thế giới. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, các giáo viên bộ môn địa lí thường kêu rằng nội dung tiết kinh tế các quốc gia thường khó để có một tiết học hay, vì nội dung khá khô cứng, khó tổ chức các hoạt động học phát huy năng lực học sinh. Vì thế dạy học theo phương pháp thuyết trình, vấn đáp vẫn được đa số giáo viên lựa chọn.
Qua những vấn đề trên, bản thân tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của người học trong bài11- Khu vực Đông Nam Á (tiết 2)- chương trình địa lí lớp 11”, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong một số phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời kết hợp với một số phương pháp dạy học truyền thống nhưng theo hướng tích cực để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học bộ môn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các bước xây dựng một tiết học có sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy năng lực người học.
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. 
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học. Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. 
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS. 
- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Bước 5: Thiết kế giáo án: Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
+ Xây dựng được tình huống xuất phát: gợi mở vấn đề của tiết học, đồng thời tạo sự hứng thú tò mò của học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động dạy - học: mỗi nội dung cần tổ chức các hoạt động tương ứng phù hợp, học sinh được làm việc, tìm tòi kiến thức, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ học sinh(khuyến khích tổ chức các trò chơi tập thể, khuyến khích sự tự tìm hiểu thông tin trước khi lên lớp của học trò).
+ Củng cố và đánh giá nội dung tiết học: học sinh cần biết được nội dung tiết học hôm nay học được những gì, nên hướng dẫn học sinh biết tự hệ thống lại nội dung tiết học qua sơ đồ tư duy.
+ Mở rộng vấn đề hoặc gợi mở nội dung để học sinh về nhà tìm hiểu.
2.3.2 Xây dựng tiết dạy minh họa bài 11- Khu vực Đông Nam Á (tiết 2) chương trình địa lí lớp 11. 
a. Xây dựng tình huống xuất phát cho tiết học (3 phút)
Giáo viên đưa ra các thông tin sau và yêu cầu học sinh cho biết thông tin đó nói về ngành kinh tế nào?
? Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi. 
→ Đáp án: ngành nông nghiệp
? Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của các quốc gia.
→ Đáp án: ngành công nghiệp
? Muốn phát triển kinh tế của một vùng miền nào đó thì ngành này phải đi trước một bước. Được xem là mạch máu của nền kinh tế một quốc gia.
→ Đáp án: ngành giao thông vận tải
	Giáo viên vào bài: vậy hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của các nước Đông Nam Á như thế nào? Hiện trạng và xu hướng phát triển các ngành kinh tế ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 2 – kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học
* Hoạt động 1: Cơ cấu kinh tế
- Môc tiªu: Phân tích được hiện trạng và sự chuyÓn dÞch cơ cấu kinh tế cña một số quốc gia trong khu vùc Đông Nam Á thông qua phân tích biểu đồ.
- Thời gian: 6 phút
- Hình thức tiến hành: sử dụng biểu đồ về cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam
Á, để HS nhận biết được hiện trạng và sự chuyển dịch cơ cấu GDP qua từng biểu đồ.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
? GV hướng dẫn HS quan sát 4 biểu đồ về cơ cấu GDP của 4 quốc gia: Inđônêxia, Philippin, Việt Nam, Campuchia. 
(phụ lục – hình 1)
? Dựa vào 4 biểu đồ hãy nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP của các nước từ 1991 đến 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á?
→Hs trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức 
? Giải thích tại sao lại có sự chuyển dịch như vậy?
? Hiện nay trong khu vực đã có quốc nào thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH chưa?
I. Cơ cấu kinh tế
- Xu hướng: giảm tỉ trọng của khu vực 1, tăng tỉ trọng của khu vực 2 và khu vực 3.
+ Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau.
+ Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP vì thể hiện rõ nhất tốc độ chuyển dịch.
- Các nước Đông Nam Á đang trong quá trình thực hiện CNH-HĐH
* Hoạt động 2: Công nghiệp
- Mục tiêu:
+ Nhận biết được điều kiện để phát triển công nghiệp của khu vực Đông Nam Á
+ Biết được hiện trạng phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu. Liên hệ Việt Nam.
+ Hiểu được các xu hướng phát triển và mục đích của các xu hướng đó.
- Thời gian: 12 phút
- Hình thức tiến hành: 
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh theo tổ, ở nhà chuẩn bị các nội dung về hiện trạng phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của khu vực Đông Nam Á.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nội dung đã chuẩn bị →học sinh khác góp ý, bổ sung.
+ Giáo viên chuẩn kiến thức bằng các hình ảnh minh họa cụ thể về từng ngành.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
? Quan sát lược đồ sau và kiến thức đã học ở tiết 1- hãy trình bày các điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp ở Đông Nam Á.
(phụ lục – hình 2)
? Kể tên các ngành công nghiệp tiêu biểu ở Đông Nam Á mà e biết.
 Trên cơ sở học sinh đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị từ tiết trước, GV yêu cầu HS hãy:
- Trình bày hiện trạng phát triển của từng ngành
- Xác định đặc điểm phân bố trên lược đồ
 Sau khi HS đã trình bày, GV chuẩn kiến thức trên cơ sở phân tích và dẫn chứng từ các hình minh họa 
(phụ lục – hình 3)
? Nêu xu hướng phát triển ngành công nghiệp?
? Tại sao các nước Đông Nam Á lại có các xu hướng phát triển công nghiệp như trên. Mục đích của các xu hướng phát triển công nghiệp đó là gì.
II. Công nghiệp
* Điều kiện phát triển: (chủ yếu hướng dẫn học sinh xác định trên lược đồ)
* Các ngành công nghiệp chủ yếu:
- Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử...
- Công nghiệp khai khoáng
- Công nghiệp nhẹ : giày da, dệt may, thực phẩm...
- Công nghiệp điện lực
* Xu hướng phát triển
- Liên doanh, liên kết với nước ngoài
- Hiện đại hóa trang thiết bị, chuyển giao công nghệ
- Đào tạo kĩ thuật cho người lao động
- Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu
→ Tích lũy vốn cho quá trình CNH- HĐH
* Hoạt động 3: Dịch vụ
- Mục tiêu: Hiểu được thực trạng và xu hướng phát triển các ngành dịch vụ khu vực Đông Nam Á
- Thời gian: 6phút
- Hình thức tiến hành: Gv cho học sinh quan sát một số hình ảnh, mỗi hình ảnh liên quan đến một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ của Đông Nam Á →Yêu cầu học sinh nêu tên các ngành dịch vụ tương ứng với các hình ảnh đó → Tìm ra đặc điểm của ngành dịch vụ khu vực Đông Nam Á.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
 Gv trình chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các ngành dịch vụ của Đông Nam Á như
- Giao thông ở Ma-lai-xi-a
- Vinasat-vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên ở Việt nam
- Thị trường tài chính, tín dụng 
- Du lịch
....
(Phụ lục – hình 4)
? Qua những hình ảnh trên và kiến thức SGK em hãy cho biết đặc điểm ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á.
? Phát triển các ngành dịch vụ nhằm mục đích gì.
? Liên hệ Việt Nam cho biết sự phát triển các ngành dịch vụ của khu vực còn có những hạn chế gì.
III. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hiện đại hóa
- Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, ngân hàng...
→ Mục đích: 
+ Phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân
+ Thu hút đầu tư nước ngoài.
* Hoạt động 4: Nông nghiệp
- Mục tiêu: 
+ Nªu ®­îc ®Æc ®iÓm c¬ b¶n cña nÒn n«ng nghiÖp nhiÖt ®íi khu vùc §«ng Nam Á gåm ba thµnh phÇn chñ ®¹o: s¶n xuÊt lóa n­íc, trång trät c¸c c©y c«ng nghiÖp, ch¨n nu«i vµ khai th¸c vµ nu«i tr«ng thuû s¶n, h¶i s¶n.
+ Hiện trạng phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu.
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức tiến hành: 
+ Tổ chức trò chơi ”RUNG CHUÔNG VÀNG” – trên cơ sở học sinh đã tìm hiểu trước
ở nhà về nông nghiệp Đông Nam Á(trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi
và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản)
+ Quan sát lược đồ để hệ thống lại nội dung.
* Bước 1:
Luật chơi:
- Chia lớp thành 4 đội, tất cả thành viên trong đội đều tham gia. 4 tổ trưởng sẽ tham gia giám sát kết quả.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn đáp án a,b,c,d. Thời gian ghi kết quả vào giấy là ngay sau khi đọc hết các đáp án
- Hình thức chơi: loại trực tiếp/ câu hỏi theo mức độ khó dần
- Kết quả: đội nào còn nhiều người trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ là đội chiến thắng
Câu 1. Cây lương thực có vai trò quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là 
a. Lúa mì	b. Ngô
c. Lúa gạo	d. Kê
→ đáp án: c
Câu 2. Nền nông nghiệp Đông Nam Á có tính chất 
Ôn đới	b. Nhiệt đới
c. Cận nhiệt đới	d. Xích đạo
→ đáp án: b
Câu 3. Quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về sản lượng lúa gạo năm 2004 
a. Thái Lan	 	 	b. Việt Nam
c. In-đô-nê-xi-a	 	d. Mianma
→ đáp án: c
Câu 4. Các nước Đông Nam Á xuất khẩu gạo đứng vào hàng đầu thế giới là:
a. Thái Lan, Việt Nam	 	b. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam
c. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam	d. Việt Nam, Cam-pu-chia
→ đáp án: a
Câu 5. Nước ở Đông Nam Á đứng đầu về trồng cây hồ tiêu là: 	
	a. In-đô-nê-xi-a	b. Ma-lai-xi-a	
c. Thái Lan	d. Việt Nam
→ đáp án: d
Câu 6. Nhiều nước ở Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu do:
a. Đất đỏ bazan màu mỡ	
b. Khí hậu nh

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_su_dung_linh_hoat_cac_phuong_phap_ki_thuat_day_h.doc
  • docBia SKKN 2019.doc
  • docDANH MỤC SKKN.doc
  • docmục lục.doc
  • docNHỮNG CHỮ VIẾT TẮT.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc