Kế hoạch Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Năm học 2023 - 2024

Kế hoạch Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Năm học 2023 - 2024

- Trường MN Tam Hưng A được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và các cấp quản lý giáo dục.

          - Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên ổn định, đạt chuẩn về trình độ, vững về tay nghề, an tâm khi làm việc.

          - Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới sức khỏe và việc học tập của con em.

          - Nhà trường đã có phòng y tế riêng có đủ trang thiết bị tối thiểu để chăm sóc sức khỏe và thực hiện sơ cứu tại khu Trung Tâm.

doc 7 trang Phúc Hảo 21/03/2024 4590
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Năm học 2023 - 2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH OAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 170/QĐ-MNTHA
 Tam Hưng, ngày 09 tháng 8 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
Năm học 2023 - 2024
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TAM HƯNG A
	Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTG ngày 12/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Y tế trong trường học;
	Thực hiện các văn bản hướng dẫn về công tác Y tế học đường của Ủy ban nhân dân Huyện Thanh Oai về việc triển khai công tác Y tế học đường;
	Căn cứ hướng dẫn về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ mầm non của các cấp,
QUYẾT ĐỊNH:
	Điều 1: Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu của trường mầm non Tam Hưng A năm học 2023 - 2024 gồm các ông (bà) có tên sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ phân công
1
Nhữ Thị Thủy
Hiệu trưởng
Trưởng ban
2
Nguyễn Thị Liên
Phó Hiệu trưởng
Phó ban TT
3
Vương Thị Thuỷ
Trạm trưởng trạm y tế
Phó ban
4
Lê Thị Hoan
Phó Hiệu trưởng
Thành viên
5
Tào Thị Hiền
Giáo viên PTCT Y tế
Thành viên
6
Đỗ Thị Hồng Vân
TT khu Hưng Giáo
Thành viên
7
Nguyễn Thị Thoa
TT khu Song Khê
Thành viên
8
Lê Thị Hảo
TT khu Đại Thanh
Thành viên
9
Tào Thị Hoa
TP Tổ GD 4+5T
Thành viên
10
Tào Thị Nga
TT Tổ nuôi dưỡng
Thành viên
11
Tạ Văn Thuận
Hội trưởng Hội PH
Thành viên
Điều 2: Ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch thực hiện, thường xuyên đôn đốc và phối hợp thực hiện với trạm Y tế xã Tam Hưng, Trung tâm Y tế Huyện Thanh Oai thường xuyên kiểm tra giám sát để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại trường mầm non Tam Hưng A.
	Điều 3: Các đồng chí có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực bắt đầu từ ngày ký./.
Nơi nhận: 
- Như điều 3;
- Cơ quan chủ quản (để b/c);
- Lưu VP ./.
HIỆU TRƯỞNG
Nhữ Thị Thủy
UBND HUYỆN THANH OAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 171/PCNV-BCĐ-MNTHA
 Tam Hưng, ngày 09 tháng 8 năm 2023
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Các thành viên Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh
Năm học 2023 - 2024
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ phân công
1
Nhữ Thị Thủy
Hiệu trưởng
Trưởng ban - PT chung
2
Nguyễn Thị Liên
Phó Hiệu trưởng
Phó ban TT- Phối hợp với Trạm Y tế xã chăm sóc sức khỏe cho trẻ
3
Vương Thị Thuỷ
Trạm trưởng trạm y tế
Phó ban - Phối hợp với BGH thực hiện kế hoạch.
4
Lê Thị Hoan
Phó Hiệu trưởng
Thành viên - Chịu trách nhiệm phối hợp trong BGH theo dõi hoạt động y tế và thông báo kịp thời tình hình sức khỏe học sinh với phụ huynh.
5
Tào Thị Hiền
GVPT công tác Y tế
Thành viên - Chịu trách nhiệm XD kế hoạch và triển khai KH theo công văn chỉ đạo cấp trên.
6
Đỗ Thị Hồng Vân
TT khu Hưng Giáo
Thành viên - Chịu trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở VS trường lớp.
7
Nguyễn Thị Thoa
TT khu Song Khê
Thành viên - Chịu trách nhiệm phối hợp tham gia theo dõi hoạt động y tế và thông báo kịp thời tình hình sức khỏe học sinh với phụ huynh.
8
Lê Thị Hảo
TT khu Đại Thanh
Thành viên - Chịu trách nhiệm phối hợp với giáo viên các lớp khu Hưng giáo và khu Song Khê, tham gia theo dõi hoạt động y tế và thông báo kịp thời tình hình sức khỏe học sinh với phụ huynh.
9
Tào Thị Hoa
TP Tổ GD 4+5T
Thành viên - Chịu trách nhiệm phối hợp với giáo viên các lớp khu Đại Thanh, tham gia theo dõi hoạt động y tế và thông báo kịp thời tình hình sức khỏe học sinh với phụ huynh.
10
Tào Thị Nga
TT Tổ nuôi dưỡng
Thành viên - Chịu trách nhiệm phối hợp với giáo viên các lớp khu Hưng Giáo, tham gia theo dõi hoạt động y tế và thông báo kịp thời tình hình sức khỏe học sinh với phụ huynh.
11
Tạ Văn Thuận
Hội trưởng Hội PH
Thành viên - Chịu trách nhiệm tham gia theo dõi hoạt động y tế và thông báo kịp thời tình hình sức khỏe học sinh với phụ huynh tại khu Đại Thanh.
T/M BAN CHỈ ĐẠO
Trưởng ban
Nhữ Thị Thủy
UBND HUYỆN THANH OAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 172/KH-YTHĐ-MNTHA
 Tam Hưng, ngày 09 tháng 8 năm 2023
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
Năm học 2023 - 2024
	Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 12/5/2016 của liên BGD&ĐT và Bộ Y tế về việc quy định về công tác y tế trường học;
	Thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong năm học 2023 - 2024;
	Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trường mầm non Tam Hưng A xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2023 - 2024 như sau:
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi: 
	- Trường MN Tam Hưng A được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và các cấp quản lý giáo dục.
	- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên ổn định, đạt chuẩn về trình độ, vững về tay nghề, an tâm khi làm việc.
	- Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới sức khỏe và việc học tập của con em.
	- Nhà trường đã có phòng y tế riêng có đủ trang thiết bị tối thiểu để chăm sóc sức khỏe và thực hiện sơ cứu tại khu Trung Tâm.
2. Khó khăn: 
	- Học sinh trên địa bàn phân bố rộng, đa số phụ huynh trẻ đều làm nông nghiệp là chính, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu của nhà trường và học tập của trẻ. 
	- Một số cha mẹ học sinh do phải đi làm xa nên việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ còn hạn chế.
3. Tình hình giáo viên, nhân viên, học sinh:
 	Năm học 2023 - 2024 trường có tổng số CB,GV,NV: 58 đ/c, tổng số trẻ 401 với 17 nhóm lớp, được phân bố tại 3 điểm trường.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC:
1. Quản lý chăm sóc sức khỏe cho học sinh:
	 - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh, có đủ sổ theo dõi sức khỏe và sổ khám bệnh, các loại hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh toàn trường.
	- Thực hiện sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định hiện hành, khi có trường hợp học sinh gặp sự cố cần phải làm công tác sơ cứu trước tại trường, nếu trường hợp nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
	- Có cơ chế phối hợp với cơ sở y tế (Trạm y tế xã) trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị đối với những trẻ mắc bệnh mãn tính.
	- Có thông báo với cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ học sinh về tình hình sức khỏe của trẻ, có kế hoạch chăm sóc và điều trị cho trẻ khi có vấn đề về sức khỏe.
2. Truyền thông giáo dục sức khỏe ban đầu cho học sinh:
	Xây dựng nội dung truyền thông về giáo dục sức khỏe cho học sinh như: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng và ATTP, cách phòng chống các dịch bệnh, tai nạn thương tích, bảo hiểm y tế
	Xây dựng góc tuyên truyền, giáo dục tư vấn về sức khỏe cho học sinh, lập bảng tuyên truyền về sức khỏe tại các lớp và ngoài sân trường.
	Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các tháng hành động do ngành GD, ngành Y tế và các ban ngành tại địa phương phát động.
3. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm:
	Nhà trường chủ động xây dựng Kế hoạch, phương án triển khai thực hiện về các quy định về vệ sinh, phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, dịch Covid-19. Chân tay miệng, cúm mùa, sốt xuất huyết, thủy đậu.... Đồng thời phối hợp tốt với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.
	Thông tin và báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo cấp trên khi có dấu hiệu các dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
	Phối hợp tốt với cơ sở Y tế và các đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra.
4. Bảo đảm an toàn phòng chống tai nạn, thương tích:
	Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường để không xảy ra các trường hợp học sinh bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
	Thường xuyên theo dõi, báo cáo về tình hình tai nạn thương tích của học sinh trong nhà trường theo quy định.
5. Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và ATTP:
	Chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm về công tác vệ sinh dinh dưỡng và ATTP cho học sinh trong toàn trường và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ: 
1. Công tác vệ sinh môi trường:
	Bảo đảm có sân chơi, sân tập và cây xanh, diện tích để trồng cây xanh đảm bảo từ 20-40% diện tích để làm sân chơi, sân tập từ 40-45% so với tổng diện tích của đối với các khu có diện tích đất rộng. Đối với các khu diện tích hẹp không có vườn yêu cầu GV XD góc thiên nhiên tự tạo tại sân trường và các lớp học của trẻ.
	Có đủ các dụng cụ thu gom và xử lý rác thải theo quy định, có đầy đủ thùng đựng rác hoặc nơi chứa rác tập trung có dụng cụ che chắn, các phòng học của trẻ hàng ngày đều được vệ sinh 2 đến 3 lần/ngày.
	Hệ thống cống rãnh để dẫn thoát nước thải phải bảo đảm kín không dò rỉ, ứ đọng gây ô nhiễm môi trường.
	Bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nước uống, nước rửa và nước sinh hoạt cho trẻ trong toàn trường.
	Nhân viên nuôi dưỡng phải được kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ đúng quy định, có đủ trang phục trong khi chế biến thực phẩm.
2. Vệ sinh phòng học:
	Đảm bảo thông gió tự nhiên, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ.
	Phòng học đảm bảo yên tĩnh, không có tiếng ồn, trong phòng học phải đảm bảo không vượt quá 50Db. Các đường dẫn khí, dẫn điện, ổ cắm điện, hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là các loại hóa chất phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và đảm bảo môi trường và có nội quy theo quy định.
3. Bàn ghế của trẻ:
	Bàn ghế của trẻ phải đúng kích cỡ theo độ tuổi của trẻ, đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh phải tròn và nhẵn đảm bảo an toàn.
4. Nhà vệ sinh:
	Đảm bảo về số lượng theo tiêu chuẩn đã quy định (bình quân từ 3-5 trẻ/hố tiêu). Nhà tiêu, hố tiêu phải đảm bảo vệ sinh theo đúng quy định.
5. Trang thiết bị phòng Y tế và thuốc:
	Phòng y tế phải được trang bị đủ các loại dụng cụ sơ cứu và các loại thuốc thiết yếu, có đủ các loại hồ sơ quản lý kiểm tra và đối chiếu xuất nhập thuốc và dụng cụ y tế theo quy định.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Nguồn kinh phí:
	Kinh phí sử dụng được bố trí từ nguồn kinh phí cấp cho sự nghiệp GD&ĐT hàng năm được nhà nước giao cho đơn vị theo phân cấp ngân sách và từ nguồn kinh phí được để lại từ nguồn khám chữa bệnh theo quy định. Hoặc có thể sử dụng vào nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước từ nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nội dung chi:
	Bảo đảm chi cho các hoạt động chuyên môn, truyền thông GD sức khỏe và các khoản chi khác theo quy định hiện hành.
IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC Y TẾ TRONG NHÀ TRƯỜNG:
1. Đối với nhà trường:
	Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban và Trưởng trạm Y tế xã và Phó Hiệu trưởng nhà trường làm Phó ban, thường trực là nhân viên y tế, các thành viên khác bao gồm Tổ trưởng các Tổ và các Khu.
	Có biên bản họp khi tổ chức các cuộc họp, các hội nghị phổ biến, quán triệt và thực hiện các chủ chương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác y tế trong trường học.
	Có kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, đánh giá xếp loại công tác y tế trong nhà trường.
	Báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế trường học của nhà trường lên cơ quan quản lý cấp trên vào cuối năm học hoặc đột xuất khi cấp trên yêu cầu.
2. Đối với giáo viên phụ trách công tác y tế:
	Tham gia các hội nghị, hội thảo, các buổi tập huấn, đào tạo chuyên môn về công tác y tế học đường do ngành y tế GD và các ban ngành, cơ quan khác tổ chức.
	Tham mưu cho Hiệu trưởng để lập kế hoạch về công tác y tế học đường trong nhà trường.
3. Công tác chữ thập đỏ:
	Xây dựng nội dung kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh gương mẫu tham gia các hoạt động thực hiện chế độ chính sách nhân đạo như hiến máu tình nguyện
	Trên đây là Kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh của trường mầm non Tam Hưng A năm học 2023 - 2024. Rất mong lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- TTYT Huyện Thanh Oai (để b/c);
- Trường MNTHA (để t/h);
- Lưu VP./.
T/M BAN CHỈ ĐẠO
Trưởng ban
Nhữ Thị Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_thuc_hien_cong_tac_cham_soc_suc_khoe_ban_dau_cho_ho.doc