Hướng dẫn học sinh làm kẹo mạch nha giúp học sinh trãi nghiệm bài 14 (Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất) Sinh học 10 Cơ bản

Hướng dẫn học sinh làm kẹo mạch nha giúp học sinh trãi nghiệm bài 14 (Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất) Sinh học 10 Cơ bản

 Người việt Nam từ xưa vẫn quan niệm: “ Trăm hay không bằng tay quen”, “ Học đi đôi với hành”, đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Để nhấn mạnh yếu tố thực hành và vận dụng thực tế. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Còn nhà triết học Hy Lạp, Xôcrat (470 – 399 TCN) cũng nêu quan điểm “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Những tư tưởng của các nhà giáo dục, các nhà triết học thời cổ đại có thể được coi là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học qua trải nghiệm. Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn thế giới và được nhìn nhận như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong những thập kỉ tiếp theo. [4]

Ở nước ta, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo đã nêu trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” [3]

 

doc 20 trang thuychi01 13096
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học sinh làm kẹo mạch nha giúp học sinh trãi nghiệm bài 14 (Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất) Sinh học 10 Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
 Người việt Nam từ xưa vẫn quan niệm: “ Trăm hay không bằng tay quen”, “ Học đi đôi với hành”, đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Để nhấn mạnh yếu tố thực hành và vận dụng thực tế. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Còn nhà triết học Hy Lạp, Xôcrat (470 – 399 TCN) cũng nêu quan điểm “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Những tư tưởng của các nhà giáo dục, các nhà triết học thời cổ đại có thể được coi là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học qua trải nghiệm. Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn thế giới và được nhìn nhận như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong những thập kỉ tiếp theo. [4]
Ở nước ta, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo đã nêu trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” [3]
Bám sát chủ trương và đường lối của Đảng, ngành Giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới nội dung và PPDH, đặc biệt là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó lĩnh vực tổ chức hoạt động trãi nghiệm sáng tạo cho học sinh là một nội dung sẽ được triển khai như trong dự thảo chương trình và SGK mới đã nêu.
Một trong những phương hướng đổi mới PPDH ở trường phổ thông là nghiên cứu tổ chức quá trình DH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ DH phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả trong đó kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. [2]
 Trong trang này: đoạn “Người việt Nam từ xưa  những thập kỉ tiếp theo” được trích từ TLTK số 4; đoạn: “ ở nước ta .. lập nghiệp”. Đoạn: “ Một trong những . giới thiệu được” trích từ TLTK số 2 .
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn góp phần đổi mới PPDH Sinh học ở trường phổ thông hướng đến chủ trương đổi mới toàn diện trong giáo dục và đào tạo, tôi lựa chọn đề tài:
 Tổ chức hoạt động trãi nghiệm sáng tạo: “Hướng dẫn học sinh làm kẹo mạch nha’’ giúp học sinh trãi nghiệm bài 14 ( Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất) Sinh học 10 Cơ bản.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Rèn luyện cho học sinh tính tự giác, tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm
+ Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật, giúp học sinh dạn dĩ hơn khi trình bày ý kiến trước tập thể.
+ Rèn luyện kỹ năng làm tường trình, thu hoạch, giúp học sinh bổ sung kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế.
+ Giúp học sinh yêu thích bộ môn Sinh học hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung kiến thức bài 14, 15, SH 10 CB và PPDH trãi nghiệm sáng tạo.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10.
4. Phương pháp nghiên cứu
- PP nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí thuyết các vấn đề có liên quan đến phương pháp tổ chức hoạt động trãi nghiệm sáng tạo.
- Các PP nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu tập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
.........Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Khái niệm HĐTNST
Theo PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa – Đại học giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho rằng: “ Hoạt động trãi nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục. Trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”. [6]
	Theo báo báo cáo tại Hội thảo HĐTNST cho HS phổ thông do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức( 2015) có đề cập: “ hoạt động trãi nghiệm sáng tạo có ý nghĩa tăng cường khả năng thực hành cho học sinh, học đi đôi với hành. Mỗi học sinh phải được hành động theo kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến, trãi nghiệm từ thực tế, không ngừng sáng tạo, nuôi dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân”. [7]
1.2. Vai trò HĐTNST
- HĐTNST góp phần hình thành và phát triển cho HS những năng lực như: trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực: sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân.
- Qua HĐTNST các em được làm giàu thêm vốn tri thức, kĩ năng sống, biết lao động, yêu lao động và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- HĐTNST trong môn Sinh học giúp các em có nhiều khám phá lí thú, tăng thêm niềm yêu thích và hứng thú trong môn học, giúp các em biết ứng dụng các kiến thức Sinh học vào đời sống và giúp đỡ gia đình.
3 Trong trang này: đoạn: “ PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa .....” được trích nguyên văn từ TLTK số 6; đoạn: “ Theo báo báo tại hội thảo” được trích nguyên văn từ TLTK số 7; 
- HĐTNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra HĐTNST còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
+ Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;
+ Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
+ Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp;
+ Năng lực khám phá và sáng tạo;
Chính vì vậy đầu ra của HĐTNST khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa.
"Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân". [8]
1.3. Bản chất của HĐTNST [5]
- Đây được coi là hoạt động chính khóa trong chương trình.
- Giáo viên không cần trực tiếp hoạt động cùng học sinh, HS là người tự nhận thức tri thức, HS tự hoạt động, tự trãi nghiệm là chính. Có thể trong một số trường hợp còn là người chỉ đạo, điều khiển các HĐTNST.
1.4. Mục tiêu của HĐTNST
 1.4.1. Về nhận thức kiến thức.
- Bổ sung, mở rộng, củng cố tri thức.
- Liên hệ kiến thức vào thực tế lao động.
4 Trong trang này: Mục “1.3. ..” được tham khảo từ TLTK số 3. Đoạn: “ HĐTNST hướng đến . Sáng tạo của bản thân” trích từ TLTK số 8.
 1.4.2. Về giáo dục thái độ
- Tạo hứng thú cho HS trong hoạt động học tập.
- Hình thành cho HS niềm tin vào giá trị cuộc sống. Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Bồi dưỡng tích tích cực, chủ động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của nhà trường và xã hội.
 1.4.3. Về rèn luyện kĩ năng 
- Tăng cường cho HS các kĩ năng về thực hành, thí nghiệm; Học đi đôi với hành.
- Rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, tự điều chỉnh, tự hòa nhập.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hoạt động.
......
1.5. Phương pháp tổ chức HĐTNST
 HĐTNST là hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống để HS trãi nghiệm và sáng tạo. Chính điều này đòi hỏi phương pháp tổ chức các hoạt động đó phải đa dạng, linh hoạt và mang tính mở, HS tự hoạt động, tự trãi nghiệm là chính. 
 Theo hai tác giả Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Hằng – Viện Nghiên Cứu Sư Phạm, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội thì tổ chức HĐTNST thường theo năm phương pháp sau đây: 
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp làm việc nhóm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình. [1]
5 Trong trang này: Đoạn “Theo hai tác giả ..... thuyết trình” được tham khảo từ TLTK số 1.
Trong SKKN này, tôi sử dụng phương pháp làm việc nhóm để tổ chức HĐTNST.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN 
- Được Sở GD&ĐT Thanh Hoá tập huấn, cung cấp tài liệu về các kĩ thuật dạy học và các phương pháp dạy học tích cực trong những năm qua là cơ sở để tôi thực hiện đề tài này.
- Các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu đa năng đã được trang bị trong nhiều 
năm qua thuận tiện cho giáo viên và học sinh khi áp dụng các PPDH tích cực.
- Đa số các học sinh đều có khả năng truy cập internet và khai thác kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho bài học.
- Đối với HS lớp 10, do sự phát triển về thể chất, nhân cách và tâm lí nên các em rất thích các hoạt động học tập trãi nghiệm.
- Sự phù hợp của HĐTNST đối với đặc điểm nội dung kiến thức bài 14, SH 10 CB
 2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
- Đa số giáo viên trong trường chưa giảng dạy học sinh theo phương pháp tổ chức HĐTNST.
- Kĩ năng hoạt động học tập của HS theo phương pháp HĐTNST chưa có.
- Chất lượng giáo dục đại trà của học sinh miền núi còn thấp nên áp dụng phương pháp dạy học hiện đại gặp nhiều khó khăn.
3. Giải pháp tổ chức HĐTNST cho bài 14 SH 10 CB
3.1. Xây dựng HĐTNST cho bài 14 SH 10 CB
Quy trình thiết kế HĐTNST cho bài 14 SH 10 CB: Việc thiết kế HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung của bài học
- Ta thấy nội dung của bài 14 SH 10 CB( Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất) đây là bài có nội dung kiến thức khó, trừu tượng nhưng lại liên quan rất nhiều đến đời sống, sản suất và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
- HS đã có những hiểu biết thực tế về nội dung bài học và có nhu cầu tìm hiểu, trãi nghiệm thực tế về bài học này.
Bước 2: Xác định tên( chủ đề) HĐTNST cho bài 14, SH 10 CB
 Việc đặt tên cho một hoạt động là một việc làm cần thiết, vì tên hoạt động nó đã tự nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của HS. 
 Vì những lí do trên nên tôi đặt tên cho chủ để HĐTNST là: “Trãi nghiệm làm kẹo mạch nha từ mầm lúa để thấy được vai trò của enzim trong chuyển hóa tinh bột thành đường” 
Bước 3: Thiết kế nội dung HĐTNST
* Mục tiêu của HĐTNST làm kẹo mạch nha:
- HS nêu được các kiến thức cơ bản về enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
- HS nêu được tên và vai trò của enzim chủ đạo trong hạt lúa đang nảy mầm.
- HS nêu được những ý nghĩa của quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường trong mầm lúa.
- Phát triển kĩ năng tìm, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là từ mạng internet.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, làm việc nhóm, quản lí, điều hành công việc, phát hiện, giải quyết và trình bày vấn đề.
- HS làm ra được sản phẩm mật mạch nha và kẹo mạch nha. Nêu được giá trị dinh dưỡng của mật và kẹo mạch nha đối với con người.
* Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu và phương tiện tham khảo:
- Lúa( nếp hoặc tẻ): 0,5kg, tinh bột từ gạo hoặc tinh bột sắn: 0,5kg.
- Khay, chậu, máy say sinh tố, xoong nồi, vãi lọc.
- HS có thể tra cứu thêm các thông tin tham khảo liên quan đến nội dung học tập từ các kênh trên internet như: google, youtube, .
* Các bước tiến hành:
- Lấy 0,5kg lúa( nếp hoặc tẻ) đem đãi sạch, loại bỏ hạt lép( hạt nổi lên khi đãi).
- Ngâm lúa vào nước ấm( tỉ lệ 3 nước sôi + 2 nước lạnh) khoảng 8 giờ.
- Cho lúa vào khay nhựa( hoặc khay inox) rồi phủ 1 lớp vải ẩm lên để ủ lúa. Trong quá trình ủ lúa mỗi ngày phun ẩm 2 lần. Sau khi ủ lúa 2 đến 3 ngày thì mần lúa mọc dài từ 3 đến 4cm là đạt yêu cầu.
- Dùng máy say sinh tố để say nhuyễn lúa nảy mầm với khoảng 0,5 lít nước và say khoảng 100g lúa chỉ ngâm mà không ủ nảy mầm với 0,1 lít nước.
- Đồng thời với quá trình say lúa nảy mầm, tiến hành hòa đều 0,5kg tinh bột vào 1,5 lít nước, rồi cho vào xoong đưa lên bếp lửa để nấu: chia thành 2 xoong: xoong thí nghiệm 1,4 lít; xoong đối chứng 0,1 lít.
- Khi nấu tinh bột phải liên tục quấy cho chín đều đến khi nồi tinh bột sôi và màu của hồ tinh bột chuyển từ màu trắng đục sang màu trong và đặc lại, sau đó tiến hành 2 thao tác sau:
+ Đổ hỗn dịch mầm lúa vào xoong thí nghiệm quấy đều liên tục để tinh bột tan ra thành dịch lỏng.
+ Đổ hỗn dịch lúa chưa nảy mầm vào xoong đối chứng và quấy đều sau đó quan sát và so sánh hiện tượng với xoong thí thí nghiệm.
- Tiến hành lọc bỏ bả lúa từ xoong thí nghiệm và thu lấy dịch lọc.
- Cho dịch lọc vào xoong đưa lên bếp để cô đặc lại thành mật mạch nha và kẹo mạch nha.
* Sản phẩm của HĐTNST làm kẹo mạch nha, HS phải:
- Nạp được hai sản phẩm: mật mạch nha và kẹo mạch nha, sản phẩm được gọi là đạt yêu cầu, khi:
+ Kẹo và mật mạch nha có vị ngọt mát, kẹo có độ giai cao.
+ Không còn mùi tinh bột.
+ Có màu vàng sậm( màu cánh gián).
+ Không mùi hoặc có mùi thơm đặc trưng nếu kẹo làm từ bột nếp và mầm lúa nếp.
- Về kiến thức thu được sau hoạt động trãi nghiệm sáng tạo, các nhóm trãi nghiệm phải trả lời được các câu hỏi sau:
+ Tại sao phải ủ cho lúa nảy mầm mới làm được kẹo mạch nha?
+ Loại enzim gì có nhiều trong mầm lúa, vai trò của enzim này trong quá trình nảy mầm và trong quá trình làm kẹo.
+ Trong kẹo mạch nha chứa nhiều loại đường nào?
+ Sự khác nhau về hiện tượng xảy ra giữa xoong bột thí nghiệm và xoong bột đối chứng? Giải thích?
+ Tại sao người ta không cho hỗn dịch từ mầm lúa vào xoong tinh bột sống mà phải nấu chín tinh bột mới chuyển hóa được?
+ Nêu giá trị dinh dinh dưỡng của kẹo mạch nha?
Bước 4: Báo cáo kết quả và đánh giá sản phẩm của HĐTNST.
HS nạp sản phẩm và báo cáo kết quả HĐTNST được đánh giá bằng các phiếu sau:
Phiếu số 1: Giáo viên trực tiếp đánh giá khi các nhóm HS nạp sản phẩm.
Phiếu số 1:
Đánh giá chất lượng mật và kẹo mạch nha
Nhóm số: ........ Họ tên các thành viên:
1)........................., 2) ...........................
3) ......................., 4) ............................
Tiêu chí đánh giá
Sản phẩm chuẩn
SP thực của nhóm
Cho điểm mỗi
Tiêu chí( không quá 2,5 điểm)
Mùi tinh bột
Không còn
Độ sánh( mật) và giai( kẹo)
Cao
Màu sắc
Cánh gián
Vị ngọt
Vừa phải( ngọt mát)
Tổng điểm:
Phiếu số 2: Các nhóm làm tại lớp trong buổi báo cáo sản phẩm, thời gian thảo luận và hoàn thành phiếu là 20 phút.
Phiếu số 2:
Đánh giá kiến thức thu được từ HĐTNST
Nhóm số: ......; Họ và tên các thành viên:
1) ........................., 2) ...................................
3) ........................., 4) ...................................
Câu hỏi, điểm
Trả lời
Cho điểm
1) Tại sao phải ủ cho lúa nảy mầm mới làm được kẹo mạch nha?( 2đ)
........................................................
........................................................
........................................................
2) Loại enzim gì có nhiều trong mầm lúa, vai trò của enzim này trong quá trình nảy mầm và trong quá trình làm kẹo? ( 2đ)
........................................................
........................................................
........................................................
.......................................................
3)Trong kẹo mạch nha chứa nhiều loại đường nào? Nêu giá trị dinh dưỡng của kẹo mạch nha?( 2đ)
........................................................
........................................................
........................................................
4)Sự khác nhau về hiện tượng xảy ra giữa xoong bột thí nghiệm và xoong bột đối chứng? Giải thích? ( 2đ)
........................................................
........................................................
........................................................
.......................................................
5)Tại sao người ta không cho hỗn dịch từ mầm lúa vào xoong tinh bột sống mà phải nấu chín tinh bột mới chuyển hóa được?( 2đ)
........................................................
........................................................
........................................................
.......................................................
Tổng điểm
Bước 5: Giáo viên nhận xét và đánh giá chung kết quả HĐTNST.
* Giáo viên thông báo kết quả đạt được của từng nhóm, đồng thời động viên khuyến khích kịp thời đối với những nhóm tích cực, hoạt động đạt kết quả cao và rút kinh nghiệm nêu hướng khác phục đối với những nhóm đạt kết quả chưa cao.
* Giáo viên trình chiếu đáp án của đợt HĐTNST:
- Đáp án phiếu số 1:
Phiếu số 1: Đánh giá chất lượng mật và kẹo mạch nha
Tiêu chí đánh giá
Sản phẩm chuẩn
Mùi tinh bột
Không còn
Độ sánh( mật) và giai( kẹo)
Cao
Màu sắc
Cánh gián
Vị ngọt
Vừa phải( ngọt mát)
- Đáp án phiếu số 2:
Phiếu số 2: Đánh giá kiến thức thu được từ HĐTNST
Câu hỏi, điểm
Trả lời
1) Tại sao phải ủ cho lúa nảy mầm mới làm được kẹo mạch nha?( 2đ)
Khi lúa nảy mầm mới sản sinh ra nhiều enzim chuyển hóa vật chất.
2) Loại enzim gì có nhiều trong mầm lúa, vai trò của enzim này trong quá trình nảy mầm và trong quá trình làm kẹo? ( 2đ)
- Trong mầm lúa chứa nhiều enzim amilaza.
- Enzim này giúp chuyển hóa tinh bột thành đường trong mầm ...............
3) Trong kẹo mạch nha chứa nhiều loại đường nào? Nêu giá trị dinh dưỡng của kẹo mạch nha?( 2đ)
- Trong kẹo mạch nha chứa chủ yếu là đường mantôzơ.
- Có giá trị DD cao vì chứa hàm lượng đường lớn, chứa nhiều vitamin nhóm B, các axit amin và khoáng chất .......
4) Sự khác nhau về hiện tượng xảy ra giữa xoong bột thí nghiệm và xoong bột đối chứng? Giải thích? ( 2đ)
- Xoong bột thí nghiệm: tinh bột từ trạng thái đặc tan ra nhanh chóng do enzim amilaza thủy phân tinh bột thành đường tan trong nước.
- Xoong bột đối chứng vẫn đặc quánh do không có enzim thủy phân tinh bột.
5) Tại sao người ta không cho hỗn dịch từ mầm lúa vào xoong tinh bột sống mà phải nấu chín tinh bột mới chuyển hóa được?( 2đ)
Do bột nấu chín sẽ nở ra, enzim amilaza dễ dàng len lõi vào để thủy phân mạch tinh bột thành đường mantôzơ.
3.2. Tổ chức HĐTNST cho bài 14 SH 10 CB
3.2.1. Qui trình tổ chức HĐTNST cho bài 14 SH 10 CB
Xác định chủ đề HĐTNST
GV xác định trước chủ đề, thông báo trước cho HS: “ làm kẹo mạch nha gắn với kiến thức bài 14”
Phân nhóm HS( nhóm nhỏ)
- GV tổ chức DH bài 14, cung cấp kiến thức nền cho HS.
- HS nhận chủ đề và nghiên cứu các nội dung chuẩn bị hoạt động.
- HS tự thành lập nhóm theo hứng thú của bản thân.
- GV định hướng, chú ý về mức độ đồng đều giữa các nhóm và trong mỗi nhóm.
HS làm việc nhóm, GV hỗ trợ
- GV cách thức HĐTNST trong các nhóm nhỏ.
- HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
Báo cáo sản phẩm
- GV thành lập Ban đánh giá, bố trí cơ sở vật chất, phương tiện để HS báo cáo sản phẩm.
- HS báo cáo sản phẩm
- Chốt kiến thức
- Kiểm tra, đánh giá HS
GV cùng HS đưa ra những kết luận cuối cùng, đánh giá mức độ thành công của HĐTNST.
HS phiếu đánh giá kiến thức trên giấy.
3.2.2. Tổ chức HĐTNST cho bài 14 SH 10 CB
* Xác định chủ đề
Trong khuôn khổ tiết học cung cấp kiến thức nền cho HS, GV cho HS kể tên các ứng dụng phân giải các chất của enzim, trong đó có enzim chuyển hóa tinh bột trong mầm lúa. Có thể dung enzim này để sản xuất ra các sản phẩm kẹo bánh. Từ đó GV dẫn dắt HS đến chủ đề HĐTNST “Trãi nghiệm làm kẹo mạch nha từ mầm lúa để thấy được vai trò của enzim trong chuyển hóa tinh bột thành đường” 
* Phân nhóm HS
Lớp được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm tối đa 4 HS. Các nhóm cùng thực hiện một chủ đề “Trãi nghiệm làm kẹo mạch nha từ mầm lúa để thấy được vai trò của enzim trong chuyển hóa tinh bột thành đường”
 Yêu cầu các nhóm HS phải có sản phẩm và bài báo cáo. GV cũng cần chú ý đến những phương tiện vật chất như máy ảnh, máy tính nối mạng của các thành viên trong nhóm, .
 Sau khi đã thành lập nhóm, nhóm HS tự bầu nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên và đặt tên nhóm của mình.
* HS làm việc nhóm, GV hỗ trợ
- GV hỗ trợ: 
+ Hướng dẫn chung các nhóm về quy trình làm kẹo mạch nha.
+ Hướng dẫn học sinh tra cứu các thông tin bổ sung cho quá trình trãi nghiệm từ các kênh trên internet như: google, youtube, .
+ Khi cần thiết, nếu có yêu cầu: GV có thể đến các nhóm để hỗ trợ trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoạ

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_lam_keo_mach_nha_giup_hoc_sinh_trai_nghie.doc
  • docbia skkn 2019, muc luc, danh muc skkn .., tai lieu tham khao-sinh THPT -Trinh Van Tu-THPT Ngoc Lac-N.doc