Hệ thống lý thuyết và câu hỏi phần: “cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn” cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 THPT

Hệ thống lý thuyết và câu hỏi phần: “cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn” cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 THPT

Trong chương trình THPT thì chương: chuyển hóa vật chất và năng lượng có hai phần là: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật; chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. Đây là một chương có trong ma trận đề thi THPT Quốc Gia và cả đề thi HSG các cấp (cấp tỉnh, thi DHBB, cấp Quốc gia ).

Trong quá trình giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, việc phân tích chỉ rõ cấu tạo phù hợp với chức năng là một trong những mục tiêu kiến thức và kĩ năng quan trọng mà học sinh cần đạt được đặc biệt là học sinh giỏi. Các tài liệu về sinh lí động vật đều có đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ dừng lại ở việc trình bày cấu tạo và chức năng của tim, hệ mạch chứ chưa phân tích một cách đầy đủ, hệ thống sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của chúng.

Do đó tôi lựa chọn viết chuyên đề: Hệ thống lý thuyết và câu hỏi phần “cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn”cho quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 THPT

 

docx 21 trang thuychi01 7323
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống lý thuyết và câu hỏi phần: “cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn” cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ CÂU HỎI PHẦN: 
“CẤU TRÚC PHÙ HỢP CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN” CHO GIẢNG DẠY, BỒI DƯỠNG 
HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
Người thực hiện: Lê Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình THPT thì chương: chuyển hóa vật chất và năng lượng có hai phần là: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật; chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. Đây là một chương có trong ma trận đề thi THPT Quốc Gia và cả đề thi HSG các cấp (cấp tỉnh, thi DHBB, cấp Quốc gia).
Trong quá trình giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, việc phân tích chỉ rõ cấu tạo phù hợp với chức năng là một trong những mục tiêu kiến thức và kĩ năng quan trọng mà học sinh cần đạt được đặc biệt là học sinh giỏi. Các tài liệu về sinh lí động vật đều có đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ dừng lại ở việc trình bày cấu tạo và chức năng của tim, hệ mạch chứ chưa phân tích một cách đầy đủ, hệ thống sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của chúng.
Do đó tôi lựa chọn viết chuyên đề: Hệ thống lý thuyết và câu hỏi phần “cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn”cho quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 THPT
II.Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng học tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật đặc biệt là hệ tuần hoàn trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia và ôn thi HSG các cấp.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy lôgic cấu trúc phù hợp chức năng. Từ đó học sinh có thể tự học, tự đọc sáchtheo tư duy lôgic này.Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng của học sinh giỏi.
III. Đối tượng nghiên cứu
Các kiến thức lí thuyết về cấu tạo phù hợp chức năng của tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ thi THPT Quốc Gia, câu hỏi tự luận mức độ tư duy từ thấp đến cao nhằm phục vụ thi HSG các cấp.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của đề tài
I.1.cơ sở lý luận
Trong các câu hỏi của các đề thi THPT Quốc Gia và đề thi HSG các cấp thì không đơn thuần yêu cầu học sinh chỉ nêu cấu tạo hoặc nêu chức năng mà thông thuờng học sinh phải hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các cơ quan bộ phận.
I.2.Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lý luận của đề tài, tôi lựa chọn một số cơ sở thực tiễn như sau:
Lý thuyết và câu hỏi phần cấu tạo phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn
- Cấu tạo của tim phù hợp chức năng
- Cấu tạo của hệ mạch phù hợp chức năng
- Câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc gia.
- Câu hỏi tự luận thi HSG các cấp.
II. Thực trạng của đề tài
II.1. Thuận lợi
Sinh học là khoa học thực nghiệm, hệ thống thí nghiệm làm tăng tính tò mò, ham hiểu biết của các em.Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều hiện tượng đều có thể vận dụng kiến thức đã học hoặc sẽ học để giải thích làm rõ.
Ứng dụng của khoa học sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi phổ biến trong đời sống, sản xuất.Vị trí của bộ môn sinh học ngày càng được đề cao đây cũng là động lực để các em thêm yêu thích bộ môn.
Phân môn sinh lí động vật học ở chương trình lớp 11 đặc biệt là phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết) là phần các em hứng thú học nhất do kiến thức lý thuyết các em được học sẽ giúp giải thích nhiều các hiện tượng thực tế các em hay gặp trong cuộc sống.
II.2. Khó khăn
Phân môn sinh lí động vật nói chung và phần tuần hoàn nói riêng thì học sinh chỉ học rất ít ở lớp 8 THCS khi thi lên cấp 3 các em không thi đến môn sinh nên các em cũng không ôn lại nên kiến thức lí thuyết phần này ở lớp 8 của các em đã quên nhiều.
Do phân phối chương trình bộ môn sinh học ở lớp 11 THPT thì ít tiết nên giáo viên chỉ có thể cung cấp kiến thức lý thuyết và chỉ kịp khai thác nhiều các câu hỏi tư duy.
Trong các kì thi HSG thì đều yêu cầu kiến thức phần này cần tư duy nhiều.
III. Giải quyết vấn đề
III.1. Lí thuyết
III.1.1.Đặc điểm của hệ tuần hoàn
Ở động vật, hoạt động của hệ tuần hoàn được đặt trong mối liên hệ qua lại, thống nhất với hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.Có thể nói, hoạt động của hệ tuần hoàn có ảnh hưởng tới tất cả các hệ cơ quan khác trong cơ thể.Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu .
Chức năng: hệ tuần hoàn vận chuyển máu đến các cơ quan, giúp máu thực hiện các chức năng: trao đổi khí, cung cấp chất dinh dưỡng, thải chất bài tiết, bảo vệ cơ thể và điều hòa hoạt động của các cơ quan.
III.1.2. Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim
1. Chức năng của tim:
Tim có chức năng như một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn. Tim là động lực chính vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn
2. Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim
a. Cấu tạo tim
* Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt.
+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi cơ thể.
+ Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30 mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 120 mmHg)
Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu di chuyển một chiều
+ Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái.
+ Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán nguyệt hoặc van tổ chim).
+ Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein.
+ Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim
* Tim được bao bọc bởi màng tim (màng bao tim). Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma sát khi tim co bóp
* Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ tim
b. Cấu tạo của tế bào cơ tim
Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim.
+ Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn. Các sợi cơ tim cũng có những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ.
+ Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100μm, đường kính 10-20μm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực cao khi bơm máu.
+ Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt động. Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi.
+ Mạng cơ tương kém phát triển so với cơ xương. Các ống ngang T lớn hơn ở cơ xương và lấy ion Canxi bổ sung ở ngoại bào khi bị kích thích.
Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối hợp bào.
+ Tại đây điện trở của màng rất thấp nên hưng phấn có thể truyền qua dễ dàng từ sợi cơ này sang sợi cơ khác. Vì vậy khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim.
+ Thành phần dịch bào tại hai phía của đĩa nối cũng rất giống nhau (nồng độ K+ cao, nồng độ Ca2+ thấp) tạo điều kiện cho truyền tin hóa học diễn ra dễ dàng.
+ Ngoài ra giữa hai tế bào cơ tim liên tiếp còn có kênh ion chung giúp cho điện thế hoạt động lan truyền rất nhanh qua các tế bào cơ tim.
=> Tất cả điều này làm cho các tế bào cơ tim co gần như đồng thời, tạo áp lực lớn đẩy máu vào động mạch
c. Hệ dẫn truyền tim
* Một số tế bào cơ tim đặc biệt biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
* Nút xoang nhĩ:nằm ở vùng tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, dài khoảng 15 mm, rộng 3 mm và dày 1mm. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim. Nút xoang nhĩ không có điện thế ổn định như phần lớn các tế bào khác của cơ thể. Các sợi của nút xoang nhĩ liên hệ với các sợi của tâm nhĩ và nút nhĩ thất. Bởi vậy xung động phát sinh trong nút xoang nhĩ được dẫn truyền trực tiếp tới tâm nhĩ và nút nhĩ thất
* Nút nhĩ thất: nằm ở thành của tâm nhĩ phải, trên nền vách nhĩ thất cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Từ nút nhĩ thất xuất phát các sợi tạo thành bó His đi xuống phía dưới. Khi tới cuối vách liên thất thì bó His chia thành hai nhánh nhỏ chạy tới các sợi cơ tim gọi là mạng Puoockin.
Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm và dây mê tẩu. Bó His chỉ nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm
* Tế bào cơ tim có thời gian co kéo dài hay ngắn tùy ngăn tim. Cụ thể: tế bào cơ thành tâm nhĩ co kéo dài 100‰ giây, trong khi tế bà thành cơ các tâm thất co kéo dai 250‰ - 300‰ giây, đủ để máu tống đi khỏi ngăn tim vào hệ mạch của vòng tuần hoàn nhỏ hoặc lớn.
III.1.3 Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ mạch
1. Chức năng của hệ mạch:
Hệ mạch bao gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Động mạch dẫn máu từ tim sang phổi và từ tim đến các cơ quan khác, các mô trong cơ thể.
- Tĩnh mạch dẫn máu từ các mao mạch trở về tim. Hề thống tĩnh mạch của vòng tuần hoàn lớn thu nhận toàn bộ máu đỏ thẫm giàu CO2 từ các mô trả về tâm nhĩ phải, còn tĩnh mạch phổi thu nhận máu đỏ tươi giàu O2 từ các phế nang trả về tâm nhĩ trái
- Mao mạch vận chuyển, trao đổi các chất giữa máu và dịch kẽ diễn ra qua thành mỏng của mao mạch
2. Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ mạch
a. Cấu tạo phù hợp với chức năng của động mạch
- Vì động mạch phải chịu áp lực cao nên có thành dày và được cấu tạo từ 3 lớp.
+ Ngoài cùng là lớp sợi xốp có các sợi cơ đan lại với nhau làm tăng sức bền động mạch
+ Ở giữa là lớp cơ trơn có cơ vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong và các sợi đàn hồi. Số lượng sợi đàn hồi ở các động mạch lớn nhiều hơn các tiểu động mạch, do đó các động mạch lớn ở gần tim có tính đàn hồi cao hơn so với các động mạch ở xa tim
+ Trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt gắn trên màng liên kết mỏng làm cho lòng động mạch trơn, nhẵn giúp giảm ma sát với dòng máu đồng thời có tác dụng làm cho tiểu cầu không thể bám vào thành mạch tránh gây ra đông máu
- Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do có nhiều sợi đàn hồi, ít sợi cơ trơn. Điều này làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch
- Động mạch nhỏ có tính co thắt cao hơn động mạch lớn do có ít sợi đàn hồi, nhiều sợi cơ trơn. Diều này giúp cho động mạch nhỏ có khả năng điều hòa lượng máu đến mao mạch
- Lòng động mạch thường nhỏ hơn lòng các tĩnh mạch tương đương do đó tốc độ máu chảy trong động mạch nhanh hơn
b. Cấu tạo phù hợp với chức năng của tĩnh mạch
- Lòng tĩnh mạch bao giờ cũng rộng hơn lòng của động mạch tương đương nên tốc độ dòng máu trong tĩnh mạch chậm hơn trong động mạch và lượng máu chứa trong hệ thống tĩnh mạch nhiều hơn lượng máu chứa trong hệ thống động mạch, chiếm khoảng 70-85% tổng số máu của cơ thể
- Thành tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như thành động mạch nhưng mỏng hơn. Điểm khác nhau cơ bản giữa tĩnh mạch và động mạch là lớp giữa của động mạch rất dày còn lớp giữa của tĩnh mạch có cấu tạo rất đơn sơ, mỏng mảnh nên hấu như không có khả năng co bóp và khả năng đàn hồi cũng rất kém. Với cấu tạo lòng mạch rộng và thành mạch mỏng giúp tĩnh mạch thu hồi máu dễ dàng
- Trong lòng các tĩnh mạch lớn mà máu chảy ngược chiều trọng lực có các van tổ chim bám vào thành tĩnh mạch. Các van này ngăn cản không cho máu chảy ngược trở lại, đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tĩnh mạch về tim
c. Cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch
- Đây là những mạch máu nhỏ nhất, dài khoảng 0,3 mm và lòng của chúng hẹp đến mức chỉ vừa đủ để cho một hồng cầu đi qua nên mắt thường không nhìn thấy được. Đường kính trung bình khoảng 8 μm.
- Thành mỏng (chỉ dày 0,2 μm) chỉ được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu bì dẹt xếp không khít nhau. Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ và các túi ẩm bào nên quá trình trao đổi chất có thể diễn ra rất dễ dàng. Thành mao mạch như một màng thấm chọn lọc các chất.
- Do có tổng tiết diện lớn nhất nên tốc độ máu chảy qua mao mạch là chậm nhất (0,5 mm/giây) thuận lợi cho trao đổi chất ở mao mạch diễn ra được hiệu quả.Tùy mức độ trao đổi chất của từng cơ quan mà số lượng, hình dáng, kích thước mao mạch có sự khác nhau. Ví dụ số mao mạch trên 1mm2 trong cơ tim nhiều hơn trong cơ vân 2 lần
- Mao mạch có hệ thống cơ thắt tiền mao mạch có tác dụng điều hòa lượng máu chảy qua mao mạch. Bình thường ở người chỉ có khoảng 5% tổng mao mạch là có máu chảy qua.
III.2. Câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc Gia
Câu 1: Động mạch là
a. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
b. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
c. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
d. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
Câu 2: Mao mạch là
a. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
b. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
c. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
d. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Câu 3: Tĩnh mạch là:
a. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
b. Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
c. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
d. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
Câu 4: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
a. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
b. Qua thành mao mạch.
c. Qua thành động mạch và mao mạch.
d. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 5: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
a. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.
b. Vì mao mạch thường ở xa tim.
c. Vì số lượng mao mạch lớn hơn.
d. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 6:Tăng áp lực trong tâm thất của tim ở động vật có vú dẫn đến việc:
A. đóng tất cả các van tim	B. đóng các van bán nguyệt
C. mở van hai là và ba lá	D. mở các van bán nguyệt
Câu 7:Sau khi luyện tập thể dục thể thao mọt cách tích cực, huyết tương của máu chảy trong loại mạch nào sau đây sẽ chứa nhiều ion bicacbonat nhất?
A. Tĩnh mạch phổi	B. Tĩnh mạch chủ
C. Động mạch cửa gan	D. Động mạch thận
Câu 8: Từ tâm nhĩ phải sang tâm thát phải của tim, máu phải đi qua
A. van động mạch phổi	B. van 3 lá
C. van 2 lá	D. van động mạch chủ
Câu 9:Sợi đàn hồi trong thành động mạch chủ có tác dụng:
A. điều hòa dung lượng máu chảy trong mạch
B. làm cho dòng máu chảy liên tục
C. làm cho máu chảy mạnh và nhanh hơn
D. làm tăng huyết áp khi tim bơm máu vào động mạch
Câu 10:Cơ tim không co cứng vì nó có:
A. hệ dẫn truyền tự động	B. thời gian trơ tuyệt đối dài
C. xi náp điện	D. hô hấp hiếu khí
Câu 11:Thành của mạch máu nào chỉ có một lớp tế bào?
A. Động mạch lớn	B. Động mạch nhỏ
C. Tĩnh mạch	D. Mao mạch
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào sai
Bình thường trong cơ thể, máu chảy theo chiều:
A. từ tĩnh mạch về tâm nhĩ	B. từ tâm nhĩ xuống tâm thất
C. từ tâm thất vào động mạch	D. từ động mạch về tâm nhĩ
Câu 13: Máu chảy trong động mạch nhờ yếu tố nào?
A. Sức đẩy của tim	B. Tác dụng của trọng lực
C. Sức hút của lồng ngực	D. Tác dụng của các van tổ chim
Câu 14: Cơ tim có đặc điểm nào?
A. Nguyên sinh chất có vân ngang	B. Nhân nằm giữa sợi cơ
C. Giữa các sợi cơ có cầu nối	D. Cả ba đặc điểm trên
Câu 15:Các số đo sau đây thu được từ một bệnh nhân nam:
Nhịp tim = 70 lần/phút
Tĩnh mạch phổi chứa 0,24 ml O2/ml
Động mạch phổi chứa 0,16 ml O2/ml
Lượng oxi tiêu thụ bởi toàn cơ thể = 500 ml/phút
Lưu lượng máu do tim bệnh nhân đó tạo ra là bao nhiêu?
A. 1,65 lít/phút	B. 4,55 lít/phút	C. 5,0 lít/phút	D. 6,25 lít/phút
Câu 16: phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Tất cả các tĩnh mạch mang máu chảy về tim
B. Tất cả các tĩnh mạch mang máu bão hòa oxi
C. Tất cả các tĩnh mạch mang máu đã khử oxi
D. Các động mạch lớn hơn các tĩnh mạch tương ứng
Câu 17: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng:
A. Tĩnh mạch có đường kính lớn hơn động mạch tương ứng
B. Do mao mạch có tiết diện nhỏ nên tốc độ máu chảy trong mao mạch cao hơn các mạch máu khác
C. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục
D. Tĩnh mạch chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác
III.3. Câu hỏi và bài tập thi HSG.
Câu 1.Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập?
Đáp án:
Định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập:
+ Mạch đập: áp lực của máu tác động không đều lên thành động mạch
+ Nguyên nhân: Do hoạt động bơm máu của tim và sự đàn hồi của thành động mạch (tim co mạch dãn, tim dãn mạch co lại....) Quá trình co dãn của thành mạch tạo thành làn sóng qua các phần mạch khác nhau.
Câu 2. Trình bày cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng?
Đáp án
a. Cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nên co bóp khoẻ à đẩy máu vào động mạch.
- Mô cơ tim là mô được biệt hoá, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa nối tạo nên 1 mạng lưới liên kết với nhau dày đặc à xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
- Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ tim có 1 giai đoạn nghỉ nhất định để hồi sức co cho nhịp co tiếp theo à làm cho tim hoạt động suốt đời.
- Trong tế bào cơ tim có sắc tố miôglôbin có khả năng dự trữ O2 cung cấp cho hoạt động của tim khi lượng O2 do máu cung cấp bị thiếu.
Câu 3: Sóng mạch là gì? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch?
Đáp án:
- Sóng mạch: nhờ thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn của gốc chủ động mạch (mỗi khi tâm thất co tống máu vào) sẽ được truyền đi dưới dạng sóng gọi là sóng mạch.
- Sóng mạch còn gọi là mạch đập, phản ánh đúng hoạt động của tim. Sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì động mạch có nhiều sợi đàn hồi còn tĩnh mạch thì ít sợi đàn hồi hơn
Câu 4: Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở mao mạch các mô khác
Đáp án:
- Do cấu tạo thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải
- Lượng máu bơm ra từ 2 tâm thất là như nhau
- Thành động mạch chủ dày hơn thành động mach phổi
- Áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi khoảng 30 mmHg trong khi đó trong vòng tuần hoàn lớn khoảng 120 mmHg
Câu 5: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Giải thích?
Đáp án: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi, cụ thể:
- Hẹp van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ít đi, kết quả làm cho máu bơm lên động mạch mỗi lần giảm. Hở van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm thất bơm lên động mạch ít đi làm thể tích tâm thu giảm vì khi tim co một phần máu từ tâm thất qua van nhĩ thất trở lại tâm nhĩ.
- Thể tích tâm thu giảm nên nhịp tim sẽ tăng lên đảm bả

Tài liệu đính kèm:

  • docxhe_thong_ly_thuyet_va_cau_hoi_phan_cau_truc_phu_hop_chuc_nan.docx