Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân gian

Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân gian

 Như¬ chúng ta đã biết hệ thống giáo dục của n¬ước ta bao gồm rất nhiều bậc học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT,CĐ, ĐH, trên đại học,trong đó GD bậc tiểu học đư¬ợc coi là nền móng cơ bản nhất của ngành giáo dục.

 Là một giáo viên tiểu học tôi luôn có ý thức và trăn trở về vai trò trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục, dạy dỗ các em học sinh, giúp các em luôn có cơ hội để thể hiện và phát huy hết khả năng của mình trong từng tiết, từng môn học , xây dựng hứng thú học tập và niềm tin vào bản thân cho các em.Để làm đư¬ợc điều đó tôi thấy không chỉ tôi mà tất cả chúng ta đều cần phải chú trọng đến môn tiếng việt, bởi lẽ: Với vai trò, nhiệm vụ là hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ thông qua các kỹ năng cơ bản là: nghe , nói , đọc, viết. môn tiếng việt chính là nền tảng cho tất cả các môn học, học sinh không thể học tốt các môn học khác nếu môn Tiếng Việt yếu.

 Trong số các phân môn của môn Tiếng Việt, Phân môn Luyện từ và câu góp phần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở trường Tiểu học theo đặc trưng bộ môn của mình.Phân môn LTVC là cơ sở cho việc lĩnh hội tri thức mới. Thông qua phân môn LTVC , các em sử dụng tiếng Việt văn hoá, hiện đại, để làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Không những thế, phân môn Luyện từ và câu còn rèn cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ. Hình thành ở các em nhân cách mới, con người mới- con người Xã hội chủ nghĩa.

 Phân môn LTVC là cầu nối cho các môn học bởi việc cung cấp những từ mới, các nội dung mới. Việc các em học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ hiểu được các nội dung bài học của các môn học khác là rất tốt.

 

doc 23 trang thuychi01 11544
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC :
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. lí do chon đề tài . Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu.. Trang 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.. Trang 2
4. Đối tượng nghiên cứu. Trang 2
5. Phương pháp nghiên cứu. Trang 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Cơ sở lí luận về việc dạy LTVC ở trường tiểu học Trang 3
Thực trạng của vấn đề.Trang 4
Các giải pháp thực hiện  Trang 6
Tổ chức thực hiệnTrang 7
Trò chơi : “ Bắc cầu ô thước ”Trang 7
Trò chơi : “ Túi ba gang ” Trang 10
Trò chơi : “ Chim Sẻ giúp cô Tấm ”  Trang 13
Kiểm nghiệm Trang 16
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :
Kết luận  Trang 18
Đề xuất Trang 19
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Như chúng ta đã biết hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm rất nhiều bậc học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT,CĐ, ĐH, trên đại học,trong đó GD bậc tiểu học được coi là nền móng cơ bản nhất của ngành giáo dục.
 Là một giáo viên tiểu học tôi luôn có ý thức và trăn trở về vai trò trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục, dạy dỗ các em học sinh, giúp các em luôn có cơ hội để thể hiện và phát huy hết khả năng của mình trong từng tiết, từng môn học , xây dựng hứng thú học tập và niềm tin vào bản thân cho các em.Để làm được điều đó tôi thấy không chỉ tôi mà tất cả chúng ta đều cần phải chú trọng đến môn tiếng việt, bởi lẽ: Với vai trò, nhiệm vụ là hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ thông qua các kỹ năng cơ bản là: nghe , nói , đọc, viết. môn tiếng việt chính là nền tảng cho tất cả các môn học, học sinh không thể học tốt các môn học khác nếu môn Tiếng Việt yếu.
 Trong số các phân môn của môn Tiếng Việt, Phân môn Luyện từ và câu góp phần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở trường Tiểu học theo đặc trưng bộ môn của mình.Phân môn LTVC là cơ sở cho việc lĩnh hội tri thức mới. Thông qua phân môn LTVC , các em sử dụng tiếng Việt văn hoá, hiện đại, để làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Không những thế, phân môn Luyện từ và câu còn rèn cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ. Hình thành ở các em nhân cách mới, con người mới- con người Xã hội chủ nghĩa.
 Phân môn LTVC là cầu nối cho các môn học bởi việc cung cấp những từ mới, các nội dung mới. Việc các em học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ hiểu được các nội dung bài học của các môn học khác là rất tốt.
 Mặt khác, LTVC là phân môn khó dạy và học. Bởi vì qua môn học các em sẽ nắm được những khái niệm, những kiến thức trừu tượng, khó thuộc, khó nhớ. Do đó, các em ít có hứng thú học, dẫn đến chán nản. Nên kết quả học chưa cao. Việc đưa trò chơi học tập vào trong dạy học Luyện từ và câu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh. 
 Với các em học sinh lớp 4, ở lứa tuổi này các em chưa có tính kiên trì, tính khí thất thường, ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ dưới những hình thức khác nhau. Nên trò chơi hấp dẫn các em bởi đặc trưng của nó. Động cơ chơi không nằm trong kết quả mà nằm trong quá trình chơi. Trò chơi mang tính tự do nên khi chơi học sinh có cảm giác thoải mái, hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, trong hành động vui chơi. Do đó có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình, không phụ thuộc vào yếu tố xung quanh. Qua trò chơi những quy tắc về ngữ âm, ngữ pháp, biện pháp tu từ trong tiếng Việt trở nên cụ thể, trực quan hơn với học sinh.
 Trên thực tế, trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu dựa theo tích truyện dân gian làm tăng tính giả định của trò chơi học tập, càng làm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Yếu tố giả định là yếu tố không có thật trong thực tế. Trò chơi càng có tính giả định càng lí thú, hấp dẫn học sinh hơn. Bởi các em được sống trong thế giới tưởng tượng kì ảo. Còn gì vui hơn khi mỗi học sinh được giả định là một nhân vật tốt bụng, tài giỏi trong câu truyện dân gian( cô Tấm, Người em út trong câu truyện Cây khế, Thạch Sanh) và luôn gặp kết thúc “ có hậu” như đó diễn ra trong cổ tích.
 Trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu dựa theo tích truyện dân gian còn làm tăng tính tích hợp cho bài học với các môn học khác như: Tập đọc, Kể chuyện Qua trò chơi học tập còn rèn cho các em các kĩ năng sống như: Thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, đây cũng là một trong những nội dung mới được đưa vào trường học trong năm học 2016 – 2017 này.
 Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân gian” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
 Nghiên cứu để tìm ra và đề xuất phương án giúp cho học sinh lớp 4 học tốt phân môn luyện từ và câu để thông qua đó đọc tốt các môn học khác, góp phần giảm thiểu học sinh Chưa hoàn thành cho công tác giáo dục.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
 3.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn việc dạy học LTVC ở tiểu học có liên quan đến đề tài.
 3.2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng học kém, chán học của học sinh.
 3.3 Nêu các giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
 3.4 Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
 Học sinh lớp 4C trường tiểu học Hoàng Hoa Thám ( năm học 2016-2017 )
Với các dạng bài và các trò chơi được áp dụng cụ thể.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
+ Phương pháp quan sát thống kê
+ Phương pháp phân tích so sánh
+ Phương pháp kiểm tra, nghiên cứu tài liệu.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1.Cơ sở lý luận về việc dạy LTVC ở truờng tiểu học:
 - Việc dạy LTVC trong nhà trường chính là nhằm hình thành năng lực tư duy, giao tiếp và học tập cho học sinh , là cầu nối cho các môn học từ việc cung cấp những từ mới, các nội dung mới. Việc các em học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ hiểu được các nội dung bài học của các môn học khác là rất tốt.
 - Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu là một phân môn khó dạy và học. Bởi vì qua môn học các em sẽ nắm được những khái niệm, những kiến thức trừu tượng, khó thuộc, khó nhớ. Do đó, các em ít có hứng thú học, dẫn đến chán nản. Nên kết quả học chưa cao . Vậy nên giáo viên phải là người làm chủ được nội dung dạy học, làm chủ được các phương pháp- thủ pháp dạy học , phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập để tạo ra hứng thú trong học tập cho học sinh, tạo niềm tin học tập cho các em, kích thích được nhu cầu nhận thức cho các em. Mà muốn làm được điều đó hơn ai hết giáo viên phải là
 người hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học nói chung và đặc điểm tâm lý của học sinh lớp mình chủ nhiệm nói riêng.
 - Đối với học sinh tiểu học đặc điểm tâm lý của các em bao gồm: tri giác, trí nhớ, tư duy, khả năng chú ý.
 Cùng với việc phát huy khả năng tri giác, trí nhớ, tư duy, của học sinh thì việc duy trì sự chú ý của học sinh trong quá trình dạy học là điểu rất cần thiết để đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.Nghiên cứu khả năng tập trung chú ý của học sinh tiểu học , các nhà tâm lý học kết luận ràng: sức tập trung chú ý phụ thuộc vào khối lượng vật thể được chú ý của học sinh.Cùng một lúc các em chưa chú ý được đến nhiều đối tượng” . Theo G.piagiê : “ sức tập trung và độ bền vững về chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ý, mức độ hoạt động với sự vật ”. .Để việc dạy học phù hợp với khả năng chú ý của học sinh tiểu học , chúng ta cần xác định được mức độ kiến thức vừa sức với lứa tuổi học sinh và trong giờ học cần tạo điều kiện tối đa để các em tham gia vào hoạt động tri giác các yếu tố trực quan. Bởi vì ở bậc học này “ sự chú ý của học sinh đối với việc thực hiện những hành động bên ngoài thường bền vững hơn sự chú ý đối với việc thực hiện các hành động trí tuệ ”.Điều này cho thấy khi dạy học nói chung và dạy LTVC nói riêng giáo viên cần phải đa dạng hoá đối tượng tri giác và phải phong phú hoá cách trình bày bài học về LTVC 
Tạo được sự thu hút , lôi cuốn , chú ý đối với học sinh thì việc ghi nhớ nội dung bài học sẽ đạt hiệu quả rất cao.
 Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học nói chung có trí nhớ tốt,Các em có khả năng nhớ được nhiều điều, ghi nhớ của các em vẫn chủ yếu là ghi nhớ không chủ định , nghĩa là các em chỉ ghi nhớ những gì các em thích, những gì gây ấn tượng mạnh mẽ , gây được xúc cảm thì các em dễ nhớ và có thể nhớ lâu.Lên lớp trên thì trí nhớ có chủ định mới phát triển và năng lực ghi nhớ tăng dần. Học sinh tiểu học luôn ưa thích cái mới và rất sáng tạo trong hoạt động nhưng chưa có chiến luợc tích luỹ.Trẻ em tiếp thu rất nhanh nhưng khá mau quên, nếu không có hình thức nhắc lại thích hợp.Như vậy ,để giúp học sinh phát huy có hiệu quả khả năng ghi nhớ của mình trong việc dạy LTVC , nội dung học tập phải được sắp xếp có hệ thống. Nội dung LTVC cần có sự lặp lại ở mức độ phù hợp, giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em huy động kiến thức đã học vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới .Cụ thể trong dạy học chúng ta nên vận dụng phương châm: “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.” 
 Từ đặc điểm chung về tâm lý của học sinh tiểu học nói trên, giáo viên chủ nhiệm có thể có những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm nói riêng, kích thích được nhu cầu học tập và nhận thức, tạo niềm tin trong học tập cho học sinh Chưa hoàn thành để các em phấn đấu vươn lên là học sinh Hoàn thành, học sinh Hoàn thành vươn lên là học sinh Hoàn thành tốt . 
2. Thực trạng của vấn đề : 
 - Qua thực tế giảng dạy cùng với việc tìm hiểu thực trạng hiện nay ở trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, tôi thấy một số vấn đề như sau:
* Về phía nhà trường :
 - Hoàng Hoa Thám là một trường nội thành của thành phố, cơ sở vật chất rất đầy đủ và khang trang , đạt chuẩn. Có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao.
* Về phía phụ huynh : 
 Đa phần phụ huynh ở đây vẫn còn rất vất vả trong việc mưu sinh của mình cũng như của gia đình, nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của con em vẫn còn nhiều hạn chế. 
 * Về phía giáo viên : 
 Giáo viên khối 4 trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám có trình độ chuyên môn vững vàng, có kiến thức và kĩ năng, truyền thụ kiến thức cho học sinh tốt. Không những thế, giáo viên còn có ý thức học hỏi, tìm tòi, đưa những phương pháp mới trong dạy học nói chung và dạy học Luyện từ và câu nói riêng vào giảng dạy.
 Tuy nhiên trong dạy Luyện từ và câu giáo viên vẫn còn gặp những hạn chế sau: 
 +Thời gian nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp, hình thức mới còn hạn chế.
 + Tài liệu, phương tiện nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của phân môn.
 + Đôi khi việc giảng dạy của giáo viên còn theo lối mòn dẫn đến học sinh nhàm chán.
 +Phương pháp trong dạy học Luyện từ và câu chưa phong phú, chưa linh hoạt ( GV chỉ mới áp dụng các phương pháp truyền thống như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan,.) .
* Về phía học sinh:
 Bên cạnh việc chưa được bố mẹ quan tâm sát sao đến việc học tập của con em mình, thì một bộ phận không ít học sinh còn có tâm lí ngại học, lười học.
 Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về hứng thú và kết quả học tập của học sinh về phân môn LTVC ở lớp 4 như sau:
2.1: Hứng thú học Luyện từ và câu:
 Qua điều tra, quan sát trong một thời gian tôi thấy kết quả như sau:
TT
Lớp điểu tra
sĩ số
Số HS điểu tra
Kết quả điểu tra
Yêu thích
Bình thường
Không yêu thích
SL
TL%
SL
TL %
SL
TL%
1
4C
40
40
7
17,5
22
45
11
27,5
2
4B
40
40
5
12,5
23
57,5
12
30
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy hứng thú của học sinh về phân môn Luyện từ và câu chưa cao. Một số em còn thờ ơ với môn học. Biểu hiện ở chỗ: các em không ôn laị kiến thức của bài học, khi giáo viên kiểm tra không nhớ kiến thức cũ, các tiết học kiến thức mới thờ ơ không chú ý,giáo viên hỏi bài thì ngơ ngác , nắm bắt kiến thức chưa sâu,...
2.2:Về kết quả học tập:
 Sau khi học xong bài tuần 5.Tôi đã tiến hành kiểm tra hai lớp:
 Kết quả như sau:
TT
Lớp điều tra
sĩ số
Số HS điều tra
Kết quả điểu tra
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
điểmdưới5
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL TL%
1
4C
40
40
7
17,5
9
22,5
22
45
2 5
2
4B
40
40
5
12,5
9
22,5
23
57,5
3 7,5
2.3: Kết luận thực trạng:
 Qua điều tra hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu của học sinh khối 4. Tôi thấy kết quả chưa cao, chưa tương xứng với phân môn khác của tiếng Việt.
 So sánh hai bảng tổng hợp hứng thú học tập và kết quả học tập của học sinh ta thấy : Hứng thú học của các em ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài, từ đó ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh.
 Những em yêu thích phân môn Luyện từ và câu thường có kết quả cao hơn trong học tập. Ngược lại những em không yêu thích môn Luyện từ và câu thường có kết quả không cao( điểm dưới 5 )
 Từ thực trạng nêu trên tôi đã đưa ra các giải pháp để làm tăng hứng thú học tập của các em đối với phân môn Luyện từ và câu, từ đó để năng cao dần kết quả học tập của các em.
 Các giải pháp tôi đưa ra các em nắm kiến thức Luyện từ và câu và được luyện tập qua những nhân vật trong những câu truyện cổ tích, qua những Túi ba gang, ( trong câu truyện cây khế), gặp Ngưu Lang- Chức Nữ, hay những hạt thóc, hạt đỗ ( trong câu truyện Tấm Cám)
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Giáo viên nắm vững kiến thức, nội dung chương trình một cách hệ thống của cả bậc học:
 - Nội dung dạy học Luyện từ và câu được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Học sinh nắm kiến thức từ dễ đến khó theo từng lớp học.
 - Việc giáo viên nắm vững kiến thức, nội dung của cả cấp học giúp giáo viên lựa chọn đúng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học, và khơi gợi ở học sinh khả năng tư duy, liên hệ, tạo nên một chuỗi kiến thức đồng nhất.
3.2. Phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
 -Mỗi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có những ưu điểm và hạn chế nhất định, giáo viên phải lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với nội dung bài học, mang lại hiệu quả cao nhất với học sinh.
 -Không lạm dụng một phương pháp, hình thức dạy học, dẫn đến học sinh nhàm chán, làm giảm hứng thú học của học sinh.
3.3 Nắm vững quy trình tổ chức các trò chơi dựa theo tích truyện dân gian trong dạy học Luyện từ và câu:
 - Giáo viên phải nắm vững quy trình các trò chơi tổ chức cho học sinh là:
 + Trò chơi “ Bắc cầu ô Thước”.
 + Trò chơi: “Túi ba gang”.
 +Trò chơi: “Chim sẻ giúp cô Tấm”
3.4. Sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho các trò chơi học tập Luyện từ và câu dựa theo tích truyện dân gian:
 - Đồ dùng giáo viên đưa ra phải khoa học, thẩm mĩ, phục vụ tốt nhất yêu cầu của trò chơi.
 - Giáo viên phải khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng thiết bị đã đưa ra.
3. 5. Giáo viên làm tốt khâu đánh giá, rút ra kết luận sau các trò chơi học tập:
 - Nhận xét đội thắng-thua một cách chính xác, công bằng. Có thưởng phạt một cách nhẹ nhàng, hợp lí.
 - Rút ra được kết luận về hai nội dung: 
 + Kết luận về nội dung bài tập.
 + Kết luận về ý nghĩa trò chơi.
* Lưu ý: Một số điều kiện để tổ chức thành công trò chơi học tập dựa trên tích truyện dân gian trong phân môn Luyện từ và câu: 
 - Giáo viên nắm vững kiến thức nội dung bài dạy.
 - Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo.
 - Nắm vững nội dung câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện để giáo dục học sinh.
 -Nắm vững quy trình tổ chức trò chơi.
 - Có đồ dùng phục vụ cho tiết dạy. đồ dùng phải khoa học, thẩm mĩ.
 - Phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. 
 - Không qúa lạm dụng một phương pháp.
4. Tổ chức thực hiện:
* Quy trình tổ chức trò chơi học tập dựa trên tích truyện dân gian trong dạy học Luyện từ và câu:
 Bước 1:Giới thiệu trò chơi.
 + Nêu tên trò chơi.
 + Hướng dẫn cách chơi ( hướng dẫn kĩ nếu chơi trò chơi ấy lần đầu).
 Bước 2: Chơi thử.
 Bước 3: Chơi thật: Có khen – chê hợp lí.
 Bước 4: Nhận xét, đánh giá trò chơi. Kết luận chung.
* Các trò chơi học tập dựa theo tích truyện dân gian trong dạy học Luyện từ và câu:
4.1 Trò chơi “ Bắc cầu ô Thước”
 Từ tích truyện dân gian Ngưu Lang – Chức Nữ chúng ta có thể xây dựng trò chơi “ Bắc cầu ô Thước” dành cho các bài nhận diện từ, phân loại các kiểu câu : Ai làm gì ?, Ai thế nào?, Ai là gì? hoặc bài tập về điền từ, nối hoặc giải nghĩa từ trong các bài Mở rộng vốn từ
 Trò chơi được tiến hành như sau:
* Mục đích chơi:	
 - Cung cấp và củng cố cho học sinh kiến thức, kĩ năng về nhận diện từ, nhận diện câu, làm phong phú vốn từ cho học sinh và giúp học sinh hiểu nghĩa từ thuộc chủ điểm môn học.
.* Chuẩn bị:
 - Nội dung câu chuyện(nếu chơi một số lần đầu).
Tuỳ thuộc vào dạng bài tập áp dụng trò chơi mà sự chuẩn bị có khác nhau:
 + Với các bài tập dạng điền từ: Chuẩn bị các thẻ chữ ghi các từ cần điền và nội dung văn bản cần điền.
 + Với các bài tập nối- ghép từ cần chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập, bút để học sinh nối
 + Với các bài tập nhận diện các kiểu câu: Cần chuẩn bị bút dạ, giấy, phấn,..
* Cách tiến hành:
 Với nội dung các bài tập mà các cách tiến hành có đôi chút khác nhau. Nhưng trò chơi có thể được miêu tả như sau:
 Mỗi thành viên trong đội của mình được giả định là một con quạ trong câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ, mỗi thẻ chữ, hay một lần nối được giả định là một nhịp cầu ô Thước trên dòng sông Ngân Hà.
 Đội nào nối nhanh, nối đúng và đủ, đội đó giúp được chàng Ngưu và nàng Chức gặp nhau. Đội đó sẽ là đội chiến thắng.
 Các đội chơi trong một thời gian nhất định (tuỳ thuộc vào nội dung của bài tập của trò chơi).
* Các bài tập có thể áp dụng:
 Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 rất nhiều bài tập có thể áp dụng được trò chơi này. Một số bài tiêu biểu như sau:
TT
Bài tập
Bài dạy
Trang
Tuần
Ghi chú
1
Củng cố
Danh từ chung-Danh từ riêng
57
6
2
Bài tập 1
MRVT: Trung thực-Tự trọng
62
6
3
Bài tập 3
MRVT: ý chí- Nghị lực
118
12
4
Bài tập 4
MRVT: Đồ chơi- Trò chơi
147
15
5
Bài tập 3
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
171
17
6
Bài tập 2
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
29
21
7
Bài tập 1
MRVT: Cái đẹp
52
23
.
..
* Các ví dụ:
 Ví dụ 1: Dạng bài tập điền từ:
Bài tập 3: Bài Mở rộng vố từ: ý chí – Nghị lực (Tuần 12- Trang118)
 Em chọn từ nào trong ngoặc đơn ( nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng) để điền vào chỗ chấm
 Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu. . Bị liệt hai tay, em buồn nhưng không. ở nhà, em tự tập viết bằng chân của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu. , nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng.. học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt. trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
a) Mục tiêu:
 - Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm ý chí – Nghị lực, áp dụng điền đúng được vào văn bản cho trước.
b) Chuẩn bị:
 - Nội dung truyện Ngưu Lang – Chức Nữ.
 - Hai đoạn văn như nội dung đề bài.
 - Các thẻ chữ ghi các từ cần điền( mỗi từ dưới hình thức là một nhịp cầu)
c) Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Luật chơi:
Bài tập yêu cầu ta làm gì?
 Để hoàn thành bài tập này cô cùng các em chơi một trò chơi có tên “ Bắc cầu ô Thước”. 
 Trò chơi dựa trên tích tuyện dân gian Ngưu Lang – Chức Nữ 
 Giáo viên treo bảng phụ và giải thích cách chơi:
 Chúng ta có hai đội chơi. Mỗi tổ cử ra 6 bạn. Mỗi bạn đóng vai là một con quạ trong tích truyện sẽ cầm một thẻ chữ tương ứng là một nhịp cầu ô Thước. Trong quá trình chơi mỗi con quạ sẽ đem một nhịp cầu lên gắn đúng vào vị trí tương ứng. Đội nào nối đúng, nối nhanh sẽ sớm giúp được Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Đội đó là đội chiến thắng.
 2. Thời gian chơi: 3 phút
 3. HS chơi
 Gv phân tổ trọng tài.
 Gv quan sát nhận xét.
 Kết thúc trò chơi: 
 Gv nhận xét trò chơi và kết luận đáp án đúng. Nêu lên đội thắng cuộc.
4. GV kết luận: Qua trò chơi dưới vai là những con quạ tốt bụng, chúng ta đã đi đến được đáp án đúng và giúp được Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.
- HS đọc nội dung bài tập.
- Điền các từ vào chỗ chấm thích hợp.
HS nghe cách chơi
- Nghe hướng dẫn chơi.
HS tiến hành chơi.
Tổ trọng tài quan sát để nhận xét.
Tổ trọng tài nhận xét.
HS lắng nghe
 Ví dụ2: Dạng bài tập nối, ghép từ tư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_luyen_tu_va_cau_thong_q.doc