Giáo dục lòng yêu nước trong dạy học lịch sử thông qua dạy bài 16 và bài 19 - Lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của con người; Lịch sử dạy con người hiểu biết về nguồn cội, hun đúc lòng yêu nước. Sinh thời, Bác Hồ từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”2.
Nếu ở nhà trường, học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ biết quý trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước. Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là ưu thế của bộ môn lịch sử. Hay có thể khẳng định: môn Lịch sử góp phần hình thành nhân cách học sinh.
Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta và được vun đắp nên từ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua quá trình lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc, là sợi dây xuyên suốt trong chiều dài lịch sử nước ta. Do đó, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là tăng cường dạy và học môn lịch sử trong trường học nhằm đẩy mạnh việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI _____________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THÔNG QUA DẠY BÀI 16 VÀ BÀI 19 - LỊCH SỬ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC TT Mục Trang I MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 II NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lí luận 3 2..2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.3.1 Truyền thống yêu nước của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc 6 2.3.2 Phát huy truyền thống yêu nước trong kỷ nguyên Đại Việt 9 2.3.3 Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 15 2.4 Hiệu quả của phương pháp tính điểm thi đua 17 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1 Kết luận 19 3.2 Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của con người; Lịch sử dạy con người hiểu biết về nguồn cội, hun đúc lòng yêu nước. Sinh thời, Bác Hồ từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”2. Nếu ở nhà trường, học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ biết quý trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước. Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là ưu thế của bộ môn lịch sử. Hay có thể khẳng định: môn Lịch sử góp phần hình thành nhân cách học sinh. Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta và được vun đắp nên từ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua quá trình lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc, là sợi dây xuyên suốt trong chiều dài lịch sử nước ta. Do đó, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là tăng cường dạy và học môn lịch sử trong trường học nhằm đẩy mạnh việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Trong suốt 1117 năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đất nước bị mất độc lập, mất tên gọi, nhân dân ta lầm than, cực khổ dưới ách áp bức của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nhờ lòng yêu nước mà nhân dân ta đã đứng lên giành lấy độc lập, tự do. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cũng từ lòng yêu nước mà nhân dân ta tiếp tục đánh thắng giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là một tình cảm thiêng liêng, tạo nên sức mạnh to lớn để xây dụng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là hết sức quan trọng trong nhà trường thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là tăng cường dạy và học môn lịch sử. Đặc điểm của môn lịch sử nhằm dựng lại những bức tranh toàn cảnh về quá khứ một cách khách quan, sống động, về truyền thống đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Do đó, nội dung giáo dục lòng yêu nước cho học sinh ở bộ môn lịch sử hết sức phong phú, đa dạng. Qua mỗi bài học, sự kiện lịch sử trang bị cho học sinh niềm tin vững chắc - Ở mục 1, tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 2 vào lý tưởng cách mạng trên cơ sở nhận thức đúng đắng sự phát triển khách quan, hợp quy luật của xã hội loài người. Giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ đó, hình thành cho các em ý thức tình yêu với quê hương đất nước để ra sức học tập, xây dựng, bảo vệ đất nước. Để phát huy được vai trò của môn lịch sử trong công tác giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, chúng ta cần coi trọng đúng mức việc giảng dạy môn lịch sử cũng như vị trí và vai trò của môn học này trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh; đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn lịch sử nói riêng, phương pháp dạy học nói chung một cách khoa học hơn nữa để phù hợp với sức học của học sinh, không nên quá dồn ép kiến thức tạo áp lực trong việc học của học sinh. Người giáo viên không đơn giản là người có tri thức, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, mà còn phải là người có tác phong chuẩn mực, tư cách đạo đức tốt. Trang thiết bị phục vụ cho môn học phải được trạng bị đầy đủ như: bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, phòng bộ môn; cung cấp thông tin bằng nhiều kênh, đặc biệt là kết hợp giữa việc cung cấp kiến thức với cho học sinh quan sát những hình ảnh, thước phim liên quan đến nội dung bài học. Qua đó, học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi học môn lịch sử, chủ động tìm tòi, say mê nghiên cứu. Từ những lý do trên nên Tôi mạnh dạn chọn đề tài: Giáo dục lòng yêu nước trong dạy học lịch sử thông qua dạy bài 16 “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)” và bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV” - Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn)1 làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài Giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước; từ đó học sinh sẽ quý trọng những gì mà cha ông đã xây dựng nên. - Giúp các em hình thành và phát huy khả năng tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2016-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Thao giảng, dạy thử nghiệm về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm. - Hướng dẫn học sinh tự học bằng cách: sưu tầm tranh ảnh minh họa - Trong trang này, đoạn “bài 16. (chương trình chuẩn)” tác giả trích TLTK số 1 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1. Tại sao phải giáo dục lòng yêu nước? Mỗi quốc gia, dân tộc đều có cương vực, lãnh thổ riêng, đều gắn liền với những yếu tố địa lý, khí hậu, thời tiết, đặc biệt là có lịch sử của mình. Trong quá trình xây dựng quốc gia, dân tộc, xây dựng cộng đồng gia đình, con người gắn bó với nhau trước hết bằng tình cảm và thông qua tình cảm. Người dân nước nào cũng có lòng yêu nước, dĩ nhiên đặc điểm lòng yêu nước ở mỗi quốc gia có khác nhau. Biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước là tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Khi Tổ quốc lâm nguy, khẩu hiệu của người dân Cu Ba: “Tổ Quốc hay là chết”, khẩu hiệu của người dân Pháp “Tự do, bình đẳng, bắc ái”5 Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã tạo nên nhiều truyền thống tốt đẹp, như truyền thống cần cù lao động, sản xuất, truyền thống nhân ái, giàu lòng vị tha, truyền thống tôn sư trọng đạo v.v, trong đó nổi bật là truyền thống yêu nước. Đây là điều thiêng liêng, cao quý nhất, là cơ sở tạo nên những truyền thống khác. Hồ Chí Minh nói rằng: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có thể cất dấu kín đáo trong rương. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước”2. Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết, vấn đề xung đột tôn giáo, xung đột chủng tộc, khủng bố, đang diễn ra gay gắt, gây nên những tổn thất lớn. Điều đó làm cho chúng ta cần phải tăng cường giáo dục ý thức dân tộc, bản sắc dân tộc, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đang tìm mọi cách làm sói mòn tinh thần đoàn kết dân tộc, làm lung lay ý chí của một bộ phận thanh niên, xa rời truyền thống yêu nước. Hơn thế nữa, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nói chung, giáo dục truyền thống yêu nước nói riêng là một trong những nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường phổ thông mà người giáo viên phải quán triệt và thực hiện, nhằm góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Trong trang này, đoạn “Khi Tổ quốcbắc ái” tác giả tham khảo TLTK số 5 - Đoạn: “Tinh thầnyêu nước”, tác giả tham khảo TLTK số 2 2.1.2. Thế nào là truyền thống yêu nước? Theo từ điển tiếng Việt “truyền thống” là những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác5. Lòng yêu nước được hình thành trong quá trình lao động và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Yêu nước không chỉ là tình cảm nữa mà là nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người đối với quê hương, đất nước. Lòng yêu nước theo dòng lịch sử, được củng cố, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, trở thành truyền thống. Trong mỗi thời đại, yêu nước được nhận thức một cách khác nhau do quan điểm của nhân dân và của giai cấp thống trị trong thời đại đó; tư tưởng của giai cấp thống trị chi phối quan niệm yêu nước, nhưng, lòng yêu nước của nhân dân là chủ đạo. Ở Việt Nam lòng yêu nước đã được nâng lên thành tư tưởng yêu nước, và trở thành chủ nghĩa yêu nước (mà ngày nay là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa). Dưới chế độ phong kiến, yêu nước tức là thần dân phải thể hiện đúng bổn phận của mình, nghĩa là “Trung quân – ái quốc”. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu nước gắn với lòng trung thành của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa đã biến thành sức mạnh vật chất và tinh thần để nhân dân Việt Nam vượt qua những cuộc đọ sức lịch sử với đế quốc Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ (1954 - 1975), vượt qua những thử thách trong cuộc khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hiện nay. Bởi vì, chính Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh đã phát triển lòng yêu nước truyền thống của dân tộc ta lên một tầm cao mới: đó là sự kết hợp truyền thống yêu nước chân chính với chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Yêu nước xã hội chủ nghĩa, về khách quan, gắn liền với tinh thần quốc tế chân chính (tinh thần quốc tế vô sản). Có người cho rằng, từ khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu thì tinh thần quốc tế vô sản không còn nữa. Điều này không đúng, vì hiện nay mọi quốc gia, mọi dân tộc đều phấn đấu cho lợi ích dân tộc, vì lợi ích dân tộc, nhưng không thể không đấu tranh cho lợi ích và tương lai của nhân loại, phát triển lên chủ nghĩa xã hội một cách hợp quy luật. Trong điều kiện đấu tranh gay go, phức tạp chống chủ nghĩa khủng bố thì sự đoàn kết quốc tế là điều không thể thiếu. Cần khẳng định rằng, tinh thần đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh thần quốc tế chân chính. Chính tinh thần quốc tế đó đã phát huy tác dụng trong lịch sử và hiện nay vẫn duy trì và phát triển. Phải hiểu tinh thần quốc tế chân chính một cách toàn diện. - Trong trang này, đoạn “Theo từ điển thế hệ khác”, tác giả tham khảo TLTK số 5 2.1.3. Biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua môn lịch sử Thứ nhất, khai thác nội dung các khóa trình lịch sử để giáo dục lòng yêu nước, tránh tình trạng chỉ nói lý luận chung chung, hời hợt. Thứ hai, đảm bảo những nguyên tắc của phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt các nguyên tắc giáo dục bộ môn. Thứ ba, phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác của học sinh, tránh sự áp đặt, công thức. Thứ tư, tích cực hóa việc học tập của học sinh để vừa tiếp nhận việc giáo dục của thầy, vừa giúp đỡ nhau và tự giáo dục. Thứ năm, kết hợp học tập với thực hành, bởi vì lòng yêu nước không chỉ dừng ở lời nói, nhận thức mà phải biểu hiện ở hành động. Thứ sáu, cần tiến hành nhiều hình thức giáo dục phong phú, sinh động thông qua bài học nội khóa và các hoạt động ngoại khóa. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi. - Các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học môn Lịch sử. - Đội ngũ giáo viên môn Lịch sử có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình và tâm huyết với môn học. - Nền nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan, có ý thức học tập tốt. 2.2.2. Khó khăn. - Đối với giáo viên: Do áp lực kiến thức nặng nề, quá tải nên giáo viên chỉ chú trọng dạy cho học sinh kiến thức, nhớ được các sự kiện lịch sử để đạt kết quả cao khi đi thi đảm bảo chỉ tiêu đề ra mà ít chú trọng đến giáo dục kĩ năng sống, giáo dục cho các em lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của một người học sinh, một công dân với tổ quốc. - Đối với học sinh: + Theo đặc thù bộ môn, theo xu thế của xã hội, môn Lịch sử đang bị mất dần vị thế của nó, học sinh ít mặn mà với bộ môn Lịch sử. + Dưới tác động của nền kinh tế thị trường một số tệ nạn xã hội đã bắt đầu len lỏi vào trong các nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh, vì đây là lứa tuổi rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài; các em dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, game Đặc biệt, có một bộ phận không nhỏ học sinh chỉ nghĩ đến bản thân, muốn “mọi người vì mình” chứ không muốn “mình vì mọi người”. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Truyền thống yêu nước của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc Lòng yêu nước được thử thách trải qua quá trình lao động sản xuất và chiến đấu, bảo vệ tổ quốc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành sợi chỉ đỏ bền chặt xuyên suốt lịch sử Việt Nam qua từng giai đoạn. Trong dạy học lịch sử, chúng ta khai thác nội dung truyền thống yêu nước trên cơ sở tìm hiểu những sự kiện cụ thể của quá trình. Tìm hiểu sự hình thành truyền thống yêu nước qua bài 16 “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)” Khi dạy mục II.Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X), ở phần 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X. Giáo viên cho học sinh trình bày, yêu cầu các em rút ra nhận xét chung về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc? Sau đó giáo viên củng cố, giảng giải, phân tích. Văn hóa Đông Sơn là cơ sở vật chất để tạo nên nhà nước sơ khai thời Hùng Vương của nước Văn Lang – Âu Lạc. Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng tồn tại vào khoảng thế kỷ V - III TCN. Tiếp sau là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương kéo dài khoảng 30 năm. Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc, người Việt sống chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa, làm vườn, chăn nuôi gia xúc đánh cá. Các nghề làm gốm, mộc, đan lát, dệt có trình độ cao. Đặc biệt nghề đúc đồng đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Trong thời kì Văn Lang – Âu Lạc đã có sự phân hóa xã hội. Do ở vị trí đầu mối giao thông của Đông Dương và Đông Nam Á nói chung nên người Việt cổ có thuận lợi trong giao lưu, nhưng cũng phải đụng độ với nhiều kẻ thù và dễ bị tấn công từ nhiều phía. Điều đó đặt nhân dân ta nhiệm vụ phải tự vệ, chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Muốn đạt được thắng lợi, cần phải cố kết với nhau để tạo sức mạnh bảo vệ quê hương, lãnh thổ sinh sống. Sau khi thắng quân Tần, Thục Phán thay thế vua Hùng và tự xưng là An Dương Vương, lập nước Âu Lạc (trên cơ sở kết hai nhóm người Tây Âu và Lạc Việt). Năm 183 TCN, Triệu Đà xưng là Nam Việt Vũ đế, rồi tổ chức xâm lược Âu Lạc. Cuộc xâm lược của Triệu Đà mở đầu thời kì lịch sử nước ta bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Phá vỡ sự phát triển bình thường của xã hội ta. Một thử thách lớn đặt ra cho nhân dân Âu Lạc, phải tiến hành cuộc đấu tranh giành lại đất nước. Lòng yêu nước của nhân dân Âu Lạc được thử thách hết sức gay gắt. Bởi vì, họ bị chuyển sang địa vị của người dân bị đô hộ, mất độc lập, tự do. Người dân Âu Lạc bị bóc lột tàn tệ (đi lao dịch, làm nô lệ), bị làm nhục cả thể xác lẫn tinh thần. Trong quá trình đó, nhân dân Âu Lạc với tinh thần văn hóa Đông Sơn, đã thể hiện rõ lòng yêu nước của mình bằng việc liên tục đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại ách đô hộ, nhằm giành lại độc lập, tự do, bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Để hiểu rõ hơn về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Giáo viên chuyển ý qua phần 2 “Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu”, hướng dẫn cho các em thảo luận nhóm, rồi cử đại diện nhóm lên trình bày từng cuộc khởi nghĩa. Sau đó, giáo viên nhận xét, củng cố lại, đặc biệt là giáo dục lòng yêu nước cho các em thông qua các cuộc khởi nghĩa. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40): Vì nợ nước, thù nhà, vào mùa Xuân năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa. Ngọn cờ nghĩa quân dấy lên ở đất Hát Môn, lập tức các lực lượng nghĩa quân yêu nước ở khắp nơi từ Bắc Bộ tới Thanh Hóa ngày nay, lần lượt đứng lên chung sức đánh giặc. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kéo đi đánh chiếm được 65 thành. Khí thế yêu nước, đánh giặc của Hai Bà vang xa, ngay cả người Choang ở Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) cũng hưởng ứng. Trong nghĩa quân không chỉ có thanh niên trai tráng mà còn có cả phụ nữ và nhiều bô lão tham gia. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, Hai Bà Trưng được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Chính quyền tự chủ của nhân dân ta được khôi phục sau hơn 150 năm bị đô hộ. “Đô kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”5. Rõ ràng họ ý thức được rằng, mất nước là nỗi nhục chung của mọi tầng lớp. Do vậy, chống giặc, đòi lại độc lập, tự do không phải là công việc của một lớp người nào, mà là nhiệm vụ của toàn dân. Tinh thần đó thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc, mà ý thức dân tộc là cội nguồn xâu xa của tinh thần đoàn kết, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Nhà sử học thời Trần, Lê Văn Hưu khi đề cập đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà, đã viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết hình thế đất Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp bá Vương”. Thế nhưng mùa hè năm 42, Mã Viện được cử đưa 2 vạn quân sang xâm lược Âu Lạc. Nghĩa quân bị thất bại. Hai Bà Trưng chạy về phía sông Hát rồi nhảy xuống sông tự tử cùng một số vị tướng trung thành. Người đời còn truyền lại: - Trong trang này, đoạn “Đô kỳnước ta”, tác giả trích nguyên văn TLTK số 5 “Cấm khê đến lúc hiểm nghèo Chị em thất thế cùng liều với sông”3 Khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248): Sau khi Hai Bà Trưng mất, Mã Viện những tưởng đã dập tắt được lòng yêu nước của nhân dân Âu Lạc và đồng hóa được họ. Nhưng, lòng yêu nước của nhân dân Âu Lạc vẫn âm ỷ cháy để 250 năm sau, nó lại bùng lên ở mảnh đất Thanh Hoá mà Triệu Thị Trinh là người phát động. Triệu Thị Trinh đã nói lên chí khí của mình : “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Quân thù đã khiếp sợ mà thốt lên rằng : “Hoành qua đương hổ dị, Đối diện bà Vương nan”. Tức : “Múa giáo trước hổ dễ, Đối diện bà Vương khó”.5 Khởi nghĩa Lý Bí (Năm 542): Năm trăm năm dưới ách đô hộ, kìm kẹp của các triều đại Đông Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương là 5 thế kỉ nô lệ tủi nhục của nhân dân ta. Trong 5 thế kỉ đó, lòng yêu nước của nhân dân ta vẫn cháy lên, thể hiện qua việc không ngừng nổi dậy chống lại ách đô hộ của quân xâm lược phương Bắc. Những cuộc đấu tranh đó phát triển dần dần chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Năm 542, nghĩa quân Lý Bí chiếm thành Long Biên. Quân nhà Lương tan rã. Năm 544, Lý Bí dựng nước, lấy quốc hiệu là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc sẽ được lưu truyền tới muôn đời sau), tự xưng là Lý Nam Đế. Triệu Quang Phục tiếp nối Lý Nam Đế đánh giặc, nên “thế kỷ VI đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước”. Năm 722, Mai Thúc Loan (quê ở Hà Tĩnh) kêu gọi nhân dân nổi dậy chống lại việc gánh vải cống nộp cho nhà Đường. Nhiều người hưởng ứng theo ông thành cuộc khởi nghĩa lớn. Mai Thúc Loan xây thành Vạn An (Nghệ An), xưng đế (Mai Hắc Đế). Nhà Đường cử tướng Dương Tư Húc sang đàn áp và thành Vạn An rơi vào tay giặc. Năm 783, Phùng Hưng (Hà Tây) nổi dậy khởi nghĩa đánh chiếm Tống Bình, xây dựng nền tự chủ trong bảy năm thì qua đời. Con của Phùng H
Tài liệu đính kèm:
- giao_duc_long_yeu_nuoc_trong_day_hoc_lich_su_thong_qua_day_b.doc