Gắn kiến thức những hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy vào các bài dạy về đông cơ đốt trong và hướng dẫn cách khắc phục hư hỏng thường gặp trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3

Gắn kiến thức những hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy vào các bài dạy về đông cơ đốt trong và hướng dẫn cách khắc phục hư hỏng thường gặp trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3

Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, theo đó người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định Điều 60 Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Độ tuổi của người lái xe theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 được quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Như vậy, hầu hết học sinh THPT đều đủ tuổi điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Với trường THPT chuyên Lam Sơn, học sinh có hộ khẩu thường trú trên khắp địa bàn tỉnh Thanh Hóa vì vậy có một số lượng không nhỏ học sinh được gia đình cho sử dụng phương tiện đi học là xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 nhưng chưa chắc đã biết khắc phục những hư hỏng thường gặp trên xe máy dưới 50cm3 khi tham gia giao thông.

Mặt khác, trong chương trình công nghệ 11 có 11 bài học về nguyên lí hoạt động, cấu tạo của động cơ động cơ đốt trong và một bài về động cơ đốt trong dùng trên xe máy. Nhưng không có bài và thời lượng cho phần kiến thức về một số hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy và cách khắc phục những hư hỏng thường gặp khi sử dụng xe máy dưới 50cm3.

Với những lý do trên, cá nhân tôi đã lựa chọn đề tài “ Gắn kiến thức những hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy vào các bài dạy về động cơ đốt trong và hướng dẫn cách khắc phục những hư hỏng thường gặp trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 ”.

 

doc 16 trang thuychi01 12140
Bạn đang xem tài liệu "Gắn kiến thức những hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy vào các bài dạy về đông cơ đốt trong và hướng dẫn cách khắc phục hư hỏng thường gặp trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GẮN KIẾN THỨC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN XE MÁY VÀO CÁC BÀI DẠY VỀ ĐÔNG CƠ ĐỐT TRONG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH KHẮC PHỤC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN XE MÁY CÓ DUNG TÍCH XI LANH DƯỚI 50CM3
 Người thực hiện: Phan Thị Hồng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Công nghệ
Thanh Hóa năm 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Bìa
1
Mục lục
2
1.Mở đầu
3
1.1. Lí do chọn đề tài.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 
14
3. Kết luận, kiến nghị
14
3.1 Kết luận
14
3.2. Kiến nghị, đề xuất
14
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, theo đó người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định Điều 60 Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Độ tuổi của người lái xe theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 được quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Như vậy, hầu hết học sinh THPT đều đủ tuổi điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Với trường THPT chuyên Lam Sơn, học sinh có hộ khẩu thường trú trên khắp địa bàn tỉnh Thanh Hóa vì vậy có một số lượng không nhỏ học sinh được gia đình cho sử dụng phương tiện đi học là xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 nhưng chưa chắc đã biết khắc phục những hư hỏng thường gặp trên xe máy dưới 50cm3 khi tham gia giao thông.
Mặt khác, trong chương trình công nghệ 11 có 11 bài học về nguyên lí hoạt động, cấu tạo của động cơ động cơ đốt trong và một bài về động cơ đốt trong dùng trên xe máy. Nhưng không có bài và thời lượng cho phần kiến thức về một số hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy và cách khắc phục những hư hỏng thường gặp khi sử dụng xe máy dưới 50cm3.
Với những lý do trên, cá nhân tôi đã lựa chọn đề tài “ Gắn kiến thức những hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy vào các bài dạy về động cơ đốt trong và hướng dẫn cách khắc phục những hư hỏng thường gặp trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu và áp dụng đề tài “ Gắn kiến thức những hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy vào các bài dạy về động cơ đốt trong và hướng dẫn cách khắc phục những hư hỏng thường gặp trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 ”, giúp học sinh có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế. Thông qua đó làm cho các em có hứng thú, yêu thích môn học hơn, thấy môn học rất có ích trong cuộc sống và không coi là môn học phụ vì không thi đại học hay học sinh giỏi các cấp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài “ Gắn kiến thức những hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên xe máy vào các bài dạy về động cơ đốt trong và hướng dẫn cách khắc phục những hư hỏng thường gặp trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 ”, sẽ nghiên cứu về một số hư hỏng thường gặp của động cơ đốt trong trên các cơ cấu và hệ thống được học trong chương trình công nghệ 11 và gắn cách sửa chữa, khắc phục mà học sinh có thể làm được trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.
Áp dụng trên các lớp 11T, 11H, 11S, 11N, 11P
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:
* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Đọc các tài liệu về cấu tạo và hoạt động của động cơ đốt trong để rút ra được những hư hỏng có thể gặp phải của từng cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát lấy số lượng học sinh sử dụng xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3 và hiểu biết của các em về những hư hỏng và cách khắc phục khi sử dụng xe. Đồng thời tham khảo một số thợ sửa xe về những hư hỏng mà học sinh THPT có thể khắc phục được.
2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo tài liệu “ Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông” của Bộ giáo dục và đào tạo: Thực hiện Nghị quyêt Trung ương số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. Tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phất triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thông tin và truyền thông trong dạy và học. 
Theo tài liệu “ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Công nghệ” của Bộ giáo dục và đào tạo: Đối với các môn văn hóa, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn được thực hiện qua việc tăng cường tích hợp, liên hệ nội dung môn học với thực tế cuộc sống.
Theo điều 28.2 Luật Giáo dục: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy thính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Mặt khác, ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng, phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến hiện nay là xe máy. Như vậy, học sinh khi học về động cơ đốt trong và biết được những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục của động cơ dùng trên xe máy là rất cần thiết. Bởi những kiến thức này không chỉ giúp ích cho các em hiện nay mà còn có ích trong cuộc sống sau này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Gửi phiếu thăm dò đến học sinh.
Nội dung của phiếu thăm dò
STT
Nội dung câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
1
Em có biết điều khiển xe máy không?
2
Em có được bố mẹ cho đi xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cc đi học không?
3
Nếu đang tham gia giao thông, xe máy của em gặp sự cố em sẽ xử lý như thế nào?
4
Túi phụ tùng đi kèm theo xe máy gồm những dụng cụ nào?
2.2.2.Kết quả thăm dò.
Phát phiếu thăm dò cho 152 học sinh thuộc các lớp: 11T, 11H, 11S, 11N, 11P kết quả như sau:
Câu hỏi 1: 134 học sinh trả lời có; 18 học sinh trả lời không.
Câu hỏi 2: 28 học sinh trả lời có; 124 học sinh trả lời không.
Câu hỏi 3: 82 học sinh trả lời gọi điện thoại cho bố, mẹ, người thân;
 25 học sinh trả lời đưa đến thợ;
 41 học sinh trả lời chưa gặp tình huống này;
 4 học sinh trả lời kiểm tra xem có khắc phục được không, nếu không tự khắc phục được sẽ gọi trợ giúp.
Câu hỏi 4: 127 học sinh trả lời không biết có túi dụng cụ trên xe;
 21 học sinh trả lời có nhìn thấy túi dụng cụ nhưng không biết trong đó có những dụng cụ nào;
 4 học sinh trả lời gồm có 1 tô vít, 1 cà lê, 1 tuýp mở buji....
2.2.3.Đánh giá kết quả.
Như vậy qua khảo sát, hầu hết học sinh từ 16 tuổi trở lên đều biết điều khiển xe máy. Nhưng lại rất ít các em biết khắc phục sự cố khi sử dụng xe máy tham gia giao thông.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Những nội dung cần bổ sung và mở rộng trong các bài về cấu tạo của động cơ đốt trong
Để giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức của môn học vào thực tế, các bài giảng về động cơ đốt trong giáo viên cần: sử dụng phương pháp trực quan sinh động; ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy; các hình ảnh phải được lựa chọn từ thực tế; sưu tầm và sử dụng các chi tiết cụ thể liên quan đến bài dạy; tương ứng từng bài phải có mở rộng gắn với cách vận hành, bảo dưỡng, các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục cụ thể:
Bài: Thân máy và nắp máy + Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền cần mở rộng thêm:
*Cách kiểm tra xi lanh:
Hình ảnh về xi lanh của động cơ dùng trên xe máy
- Rửa sạch, quan sát lòng xilanh, nếu có vết xước dọc từ trên xuống hoặc nơi miệng và vùng điểm chết ở xilanh có gờ, chứng tỏ nó đã bị mòn.
- Nguyên nhân là do piston và xi lanh luôn cọ sát nên làm cho xi lanh bị mòn. 
*Cách khắc phục:
Để có thể tiếp tục sử dụng được xilanh này, cần mang đến cửa hiệu xoáy nòng để lên cốt (code) ( mài mặt trong xi lanh cho không còn gờ hoặc vết xước). Xoáy xilanh lần 1 gọi là cốt 1, đường kính sẽ lớn thêm 0,25 ly. Lòng xi lanh xe Honda có thể xoáy được 4 lần, mỗi lần xoáy phải thay pít tông, xéc-măng mới. Trên đỉnh pít-tông có ghi số 0,25 là cốt 1, 0,50 là cốt 2, 0,75 là cốt 3 và 1,00 là cốt 4. Khi đưa xilanh đến cửa hàng xoáy nòng phải mang theo pít tông mới. Sau khi xoáy nòng xong, kiểm tra bằng cách đưa lên ánh sáng quan sát, nòng phải bóng nhẵn, khít với pít tông. Pít-tông phải được đẩy qua lòng xi lanh không quá nặng, quá nhẹ.
Hình ảnh về piston, séc măng, chốt piston và xupap
Bài: Cơ cấu phân phối khí cần mở rộng thêm:
*Góc mở sớm và đóng muộn: Trên lý thuyết thời điểm đóng mở các xupap trùng với thời điểm piston ở các điểm chết. Nhưng trên thực tế, các xupap mở sớm và đóng muộn hơn so với trên lý thuyết để tận dụng quán tính của các luồng khí nhằm nạp đầy và thải sạch: xupap nạp sẽ mở trước khi piston đến điểm chết trên và đóng sau khi piston qua điểm chết dưới; xupap thải mở trước khi piston đến điểm chết dưới và đóng lại sau khi piston qua điểm chết trên. Thời điểm cả 2 xupap đều mở gọi là góc trùng điệp. Việc điều chỉnh góc mở sớm và đóng muộn phù hợp rất quan trọng, vì sẽ giúp động cơ hoạt động ổn định, tiết kiệm nhiên liệu.
*Động cơ sử dụng một thời gian có thể hơi bị yếu: 
- Nguyên nhân: Do xupap tiếp xúc trực tiếp với nhiên liệu cháy, chịu nhiệt độ cao dẫn đến bị cháy dần, làm cửa khí không đóng kín, khí bị lọt.
- Khắc phục tạm thời: Tháo buji, bơm một lượng nhỏ dầu bôi trơn vào không gian buồng cháy, dầu sẽ lấp kín các vị trí hở.
- Khắc phục ổn định: Tháo và thay xupap.
Bài: Hệ thống bôi trơn cần mở rộng thêm:
Thay dầu bôi trơn định kỳ đối với động cơ lắp trên xe máy: 
	-Lần đầu tiên sau khi sử dụng xe mới, xe đi được khoảng 500Km thay dầu.
	-Các lần sau khoảng 2000Km. 
	-Tuy nhiên, xe máy thời gian sử dụng càng lâu, chất lượng sẽ giảm do secmang bị mòn, dầu bị đưa lên buồng cháy, dầu sẽ nhanh cạn vì vậy phải kiểm tra dầu bôi trơn thường xuyên.
Bài: Hệ thống làm mát cần mở rộng thêm:
-Yếm xe đóng vai trò là tấm hướng gió nên khi sử dụng không nên tháo yếm xe ra.
-Với loại xe làm mát bằng không khí nhưng không có quạt gió, không nên cho xe nổ máy tại chỗ quá lâu quá trình làm mát sẽ kém ảnh hưởng đến độ bền của động cơ vì khi xe chạy tạo thành gió, tăng lượng khí tiếp xúc với động cơ quá trình làm mát mới nhanh và đồng đều.
Bài: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng cần mở rộng thêm:
*Bảo dưỡng bộ chế hòa khí ( bình xăng con ).
Bước 1: Tháo vít giữ bầu lọc gió.
Bước 2: Tháo 2 bulong bắt bộ chế hòa khí vào cổ hút.
Bước 3: Tháo 2 vít khóa xăng (trước khi tháo phải khóa xăng).
Bước 4: Tháo dây le và quả ga, dây ga.
Bước 5: Tháo 2 vít thân chế hòa khí.
Bước 6: Tháo cả 2 jich lơ chính và phụ. 
Bước 7: Tháo vít quả ga và vít chỉnh gió.
Bước 8: Dùng RP7 hoặc dung dịch rửa chế hòa khí rửa sạch các bộ phận và các lỗ thông khí.
Bước 9: Xì khô và lắp lại. 
Lưu ý: Thư tự lắp ngược lại so với khi tháo: Lắp vít quả ga và vít chỉnh gió – lắp 2 jich lơ chính và phụ - lăp 2 vít thân chế hòa khí – lắp dây le và quả ga, dây ga – lắp 2 vít khóa xăng – lắp 2 bulong bắt bộ chế hòa khí vào cổ hút – lắp vít giữ bầu lọc gió.
	*Khi xăng lẫn nước, làm động cơ chết máy, cần tháo xăng ở bình xăng con vì xăng nhẹ hơn nước ở phía trên, nước phía dưới nên không cần xả hết cả bình xăng gây lãng phí và không an toàn.
Hình ảnh về bộ chế hòa khí lắp trên xe máy
Bài: Hệ thống đánh lửa cần mở rộng:
*Kiểm tra và bảo dưỡng buji:
A, Kiểm tra chung thường kỳ; Khi xe chạy được một thời gian (trên 2.000 km), tháo bugi ra để quan sát, ta có thể đoán biết được tình trạng động cơ:
+ Sứ cách điện (bao quanh cực + ở giữa vành tròn đầu bugi) có màu đỏ gạch nung, chấu và nồi bugi khô sạch, chứng tỏ động cơ hoàn toàn tốt.
+ Sứ cách điện và chấu bị bao phủ một lớp muội đen, khô, nghĩa là nhiên liệu không được đốt cháy hết, do các nguyên nhân sau:
- Vít lửa, mobin bị rơ, rỗ.
- Điện thứ cấp yếu. 
- Bugi đang dùng sai tiêu chuẩn.
- Chế hoà khí chỉnh sai tỷ lệ hỗn hợp, bị thừa xăng.
- Áp lực nén trong buồng đốt thấp.
+ Sứ cách điện, chấu mát bẩn, bám đầy muội than ướt, như vậy là dầu nhờn bị lọt vào buồng đốt, do séc măng và xi lanh mòn. 
1 - Điện cực chính; 
2, 8, 9 - Keo chèn; 
3 - Long đen; 
4, 7 - Sứ cách điện; 
5 - Khe hở chấu mát - cực (+); 
6 - Đầu tiếp nguồn cao áp; 
10, 11 - Vỏ kim loại; 
12 - Chấu mát.
B, Trình tự thao tác như sau:
Bước 1. Dựng xe trên chân chống giữa, rút nắp dây cao áp khỏi bugi.
Bước 2. Làm sạch khu vực quanh chân bugi trên nắp quy lát.
Bước 3. Dùng tuýp bugi tháo nó ra khỏi đầu quy lát.
Bước 4. Ngâm đầu chấu vào xăng, dùng dụng cụ moi sạch muội bẩn bên trong nồi bugi, tránh làm sứt vỡ sứ cách điện. Rửa lại với xăng thật sạch và thổi khô.
Chấu mòn, khe hở K rộng. K đúng = 0,6-0,7 mm.
Bước 5. Dùng một vật chuẩn phẳng dẹt dày 0,7 mm để kiểm tra khe hở giữa chấu mát với điện cực (+) ở trung tâm. Khe này rộng quá thì tia lửa khó phóng qua, mất lửa ở tốc độ thấp, chóng hỏng bôbin sườn. Nhưng nếu nó hẹp quá thì tia lửa lại không đủ lớn để hỗn hợp bắt cháy, xe không bốc, tốn xăng. Chỉnh lại khe hở có kích thước đúng tiêu chuẩn.
Bước 6. Sau khi đã làm sạch, quan sát xem sứ cách điện có nứt, mẻ không, điện cực có mòn quá không. Nếu có một trong các dấu hiệu trên thì phải thay bugi mới.​
Bước 7. Bugi vẫn đang ở ngoài, cắm nắp tiếp điện vào, kề vỏ sắt của nó lên thân máy, đạp cần khởi động rồi quan sát tia lửa, chúng phải phóng đều, mạnh, tập trung giữa chấu và cực (+). Nếu lửa nhỏ, phóng lung tung ra xung quanh, chứng tỏ bugi yếu phải thay mới.
Bước 8. Khi lắp lại bugi vào quy lát, giỏ vài giọt dầu vào gien rồi dùng tay xoáy nhẹ cho đến khi vào hết, dùng tuýp siết thêm 1/4 vòng.
Bước 9. Nếu điện cao áp bị mất qua dây và chụp bugi, xe thường chết máy khi đi mưa hoặc sau khi rửa. Kiểm tra kỹ, nếu thấy lỗi thì phải thay mới, thao tác cuối cùng là lắp lại nguồn điện này và nổ thử máy.
Hình ảnh về mobin sườn
 2.3.2 Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục của động cơ dùng trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 
*Giới thiệu về túi phụ tùng được trang bị trên xe:
Gồm: 1 tuôc nơ vít 2 đầu ( 1 đầu 2 cạnh, 1 đầu 4 cạnh ); 1 kìm sắt;
 1 tuyp tháo buji; 1 cà lê 10 – 12; 1 cà lê 14- 17.
Lưu ý: Khi sử dụng xe cần kiểm tra và phải đảm bảo có đầy đủ túi phụ tùng trên xe. Có thể dự trữ thêm 1 buji càng tốt.
	*Các hư hỏng có thể khắc phục bằng túi phụ tùng trên xe:
	+ Bảo dưỡng bộ chế hòa khí ( Đã giới thiệu ở phần 2.3.1 )
	+ Xe đang đi trên đường thì bị chết máy:
	1- Xe chết máy do Cụm CDI đánh lửa bị hỏng. 
Khắc phục : thay mới. Nên có một cụm CDI dự phòng. 
2- Xe máy bị chết máy đột ngột do khe hở của bugi quá lớn. 
Khắc phục : Tháo bugi ra và gõ nhẹ lên điện cực cong để thu hẹp khoảng cách giữa hai điện cực, khoảng nửa ly là vừa , đừng sát quá, sát quá cũng không tốt. 
3- Bugi quá cũ cũng có thể gây tắt máy. 
Khắc phục: Nên thay bugi sau mỗi 15 000 km sử dụng, dù cảm thấy chạy vẫn tốt. 
4- Nắp chụp bugi bị tuột hoặc lỏng ( còn gọi là sút dây ) không thể bắt lửa làm xe tắt máy.
Khắc phục : cắm lại cho chắc. Lưu ý, xe chạy trong mưa mà chết máy là do ở chi tiết này bị nước vào.
5- Xupap bị kênh làm máy hở mất sức nén. 
Hiện tượng: Đột nhiên chạy xe với tốc độ cao khác thường. Các muội cứng trong buồng đốt rơi ra chêm vào miệng xú páp làm nó không đóng kín được, máy chết đột ngột.
Cách kiểm tra : Tháo bugi, tắt công tắc máy để tránh bị điện giật, dùng một ngón tay bịt kín lỗ bugi, đạp máy vài lần, nếu thấy hơi ép ra rất yếu là đúng bệnh. 
Cách khắc phục : Tháo bugi và tìm cách đổ vào trong lỗ bugi khoảng vài cc nhớt, lắp bugi lại như cũ rồi đề máy, nó sẽ nổ lại ngay vì nhớt sẽ tống vật cản ra ngoài.
6- Cốc lọc (lược xăng) bị tắc do có nước trong xăng hoặc do lâu ngày cặn bẩn bám kín làm xe tắt máy giữa chừng khi di chuyển.
Hiện tượng : xe chạy giật giật một lúc mới chết máy. 
Khắc phục tạm thời : Lấy cốc lọc ra, nhớ lưu ý chiều thuận, dùng miệng thổi theo chiều ngược lại để thông. Về nhà nhớ thay cốc lọc mới.
7- Thùng xăng và ống dẫn bị nghẹt. 
Hiện tượng: cũng như phần 6 và khi tháo cốc lọc không thấy xăng chảy ra.
Khắc phục : Dùng khí nén thổi ngược từ ống dẫn lên thùng xăng, cũng có thể thổi bằng miệng. Về nhà nhớ súc thùng xăng. Không cần tháo thùng xăng, dùng một ống hút để hút xăng trong thùng ra một vật đựng khác để ở vị trí thấp hơn bên ngoài. Trong khi xăng đang chảy, rê đầu ống qua lại dưới đáy thùng để các cặn bẩn bị hút ra theo. Sau đó, lọc xăng bằng vải trước khi đổ lại vào thùng. Còn ống dẫn, dùng ruột dây đồng hồ vận tốc (dây công tơ mét ) luồn vào, vừa xoay vừa thụt, ống xăng sẽ thông.
8- Lỗ thông hơi trên nắp thùng xăng bị bít. 
Hiện tượng: cũng như phần 6, 7. 
Cách khắc phục : Xoáy nắp thùng xăng ra, dùng kim nhọn thông lỗ. Lưu ý, có loại nắp lỗ phía trên, có loại nắp lỗ bên dưới, loại có lỗ trên thường hay bị tắc hơn.
9- Xe thiếu dầu bôi trơn (nhớt). Máy nóng khét và chết đột ngột. 
Kiểm tra : Tháo que đo nhớt, lau sạch và cho vào lại, không vặn, lấy ra xem mức
dầu nhớt có đến tầm dấu vạch ở đầu cuối que không, nếu không thấy có dầu nhớt bám là đúng. 
Khắc phục : Nhất thiết không được cố cho xe nổ máy lúc này, dù rằng máy vẫn nổ được khi đã khá nguội. Hãy dựng xe trên chống đứng và cho thêm dầu bôi trơn đến mức quy định, xác định bằng đầu que thăm dầu. 
10- Xe hết xăng làm xe chết máy đột ngột.
Khắc phục :Đưa xe đến cây xăng gần nhất để nạp thêm nhiên liệu.
	2.3.3 Phương pháp dạy học và thời gian sử dụng cho phần kiến thức mở rộng:
	Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan sinh động. Dùng máy tính và máy chiếu để trình chiếu hình ảnh của các chi tiết và hệ thống, video về trình tự tháo lắp, bảo dưỡng các phần bộ phận.
	Thời gian giảng dạy: 
Nội dung có trong sách giáo khoa giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhanh, tóm tắt những kiến thức học sinh cần phải nắm. Phần mở rộng trong các bài, giáo viên dạy vào phần còn lại của các tiết dạy tương ứng. 	
Phần những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục trên xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3, được dạy ở tiết ôn tập về động cơ đốt trong và tiết thứ 2 của bài động cơ đốt trong dùng cho xe máy. Phần này cần dạy kỹ học sinh mới có khả năng vận dụng để khắc phục những hư hỏng khi sử dụng xe máy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy các lớp 11T, 11H, 11S, 11N, 11P, đa số học sinh đều có hứng thú học tập đặc biệt là học sinh nam.
70% học sinh đi xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cc đã biết cách khắc phục một số hư hỏng thông thường với các dụng cụ được trang bị trong túi phụ tùng.
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	3.1 Kết luận
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sừ dụng và nhận thấy có kết quả rõ rệt. Không những giúp cho các em nắm vững kiến thức theo yêu cầu mà còn giúp các em có thói quen tư duy vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách linh hoạt, rèn luy

Tài liệu đính kèm:

  • docgan_kien_thuc_nhung_hu_hong_thuong_gap_cua_dong_co_dot_trong.doc