Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một dạng trong kiểu bài nghị luận xã hội, bên cạnh dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Những bài làm văn của dạng bài này được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 7 đến lớp 9. Ở lớp 7, học sinh đã tiếp cận với những đề bài như: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Hoặc: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Ở lớp 8, các em được làm những đề bài như: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? Tuy nhiên, ở lớp 7 và lớp 8, các em chỉ tiếp cận và thực hành các đề bài đó qua việc tìm hiểu đặc điểm chung của văn nghị luận hoặc tìm hiểu các phép lập luận chứng minh, giải thích. Phải đến học kì II lớp 9, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí mới được dạy thành một dạng bài riêng. Các em được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về dạng bài này như: thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, yêu cầu về nội dung, hình thức của bài, cách làm bài. Tuy nhiên, thời lượng 02 tiết là quá ít để học sinh nắm chắc cách làm, đặc biệt sau đó lại không có bài kiểm tra đánh giá về dạng bài này; vì vậy, hầu như các em vẫn còn rất mơ hồ về kiến thức, lúng túng về kĩ năng khi cuối học kì lại gặp lại bài tập liên quan đến dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mặt khác, trong các đề kiểm tra từ lớp 6 đến lớp 9 và đề thi học sinh giỏi, đề thi vào THPT luôn có câu hỏi đánh giá năng lực đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng về kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó có nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Do chưa nắm chắc cách làm bài từ việc tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, nên hầu như các em chỉ làm bài một cách qua loa, sơ sài, gặp đề bài nào quen thuộc thì viết bài văn theo trí nhớ, còn khi gặp những đề mới thì lúng túng không biết triển khai như thế nào. Vì thế, các bài viết này thường đạt kết quả không cao, trong khi đây mới chính là những bài đánh giá đúng nhất năng lực, phẩm chất người học.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để giúp các em học sinh có thể nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, vận dụng tốt hơn trong quá trình học chương trình chính khóa và bồi dưỡng học sinh giỏi.

docx 23 trang Mai Loan 09/05/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
- Tên sáng kiến: 
 Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị luận 
 về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Tác giả: Đỗ Thị Hồng Hạnh
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
 Hương Canh, tháng 02 năm 2019 Tuy nhiên, thời lượng 02 tiết là quá ít để học sinh nắm chắc cách làm, đặc biệt 
sau đó lại không có bài kiểm tra đánh giá về dạng bài này; vì vậy, hầu như các 
em vẫn còn rất mơ hồ về kiến thức, lúng túng về kĩ năng khi cuối học kì lại gặp 
lại bài tập liên quan đến dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mặt 
khác, trong các đề kiểm tra từ lớp 6 đến lớp 9 và đề thi học sinh giỏi, đề thi vào 
THPT luôn có câu hỏi đánh giá năng lực đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến 
thức, kĩ năng về kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó có nghị luận về một vấn đề 
tư tưởng, đạo lí. Do chưa nắm chắc cách làm bài từ việc tìm hiểu đề, tìm ý, lập 
dàn ý, viết bài, nên hầu như các em chỉ làm bài một cách qua loa, sơ sài, gặp đề 
bài nào quen thuộc thì viết bài văn theo trí nhớ, còn khi gặp những đề mới thì 
lúng túng không biết triển khai như thế nào. Vì thế, các bài viết này thường đạt 
kết quả không cao, trong khi đây mới chính là những bài đánh giá đúng nhất 
năng lực, phẩm chất người học.
 Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để giúp 
các em học sinh có thể nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư 
tưởng, đạo lí, vận dụng tốt hơn trong quá trình học chương trình chính khóa và 
bồi dưỡng học sinh giỏi.
 * Giải pháp 1: Giúp học sinh biết cách làm bài từ việc nắm được yêu cầu 
cơ bản của dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
 - Học sinh cần thấy được nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một 
dạng trong kiểu bài nghị luận xã hội, bên cạnh dạng bài nghị luận về một sự 
việc, hiện tượng đời sống. 
 - Yêu cầu cơ bản của dạng bài này là:
 + Về nội dung: 
 Bài viết phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, 
chứng minh, đối chiếu...
 Bài viết phải bàn luận, chỉ ra được chỗ đúng hoặc sai, thỏa đáng hoặc 
chưa thỏa đáng của một quan điểm, tư tưởng nào đó, từ đó khẳng định tư tưởng 
của bản thân người viết.
 + Về hình thức: 
 Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng; cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc; 
luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, đặc 
biệt cần chú ý lấy các dẫn chứng trong đời sống xã hội.
 Bài văn có dung lượng thông thường khoảng 300 – 400 chữ.
 * Giải pháp 2: Giúp học sinh biết cách làm bài với các thao tác cụ thể
 2.1. Hướng dẫn học sinh nhận diện đề bài nghị luận về một vấn đề tư 
tưởng, đạo lí
 - Các vấn đề tư tưởng, đạo lí thường được gợi mở qua một câu tục ngữ, ca 
dao, danh ngôn, câu nói của người nổi tiếng...
 2 bài (đoạn) thơ... học sinh rất dễ lạc sang phân tích, bàn luận về nhân vật trong 
câu chuyện, nội dung, nghệ thuật... của chính văn bản đó.
 2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các bước làm bài
 2.2.1. Cẩn trọng, nhanh nhạy trong việc tìm hiểu đề và tìm ý
 Đứng trước đề bài, cần xác định rõ đâu là trọng tâm của bài, cần xác định 
rõ vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Có những đề đã định hướng rõ cho bài 
làm qua các từ “tư tưởng”, “đạo lí”, nhưng cũng có những đề hoạc sinh phải tự 
xác định thông qua cách nêu yêu cầu của đề và phần ngữ liệu có trong đề.
 Ví dụ: 
 + Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
 Hoặc đề bài: “Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
 Ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình”
 Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
 Với các đề bài trên, học sinh dễ dàng xác định được yêu cầu trọng tâm là 
“đạo lí”, “tư tưởng”, không sai lạc yêu cầu.
 + Đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. 
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào 
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ 
về ý kiến trên.
 Với đề bài trên, học sinh cần xác định rõ: đề không có chữ “tư tưởng”, 
“đạo lí”, nhưng người làm bài phải bàn luận để thấy được tính đúng đắn của một 
quan điểm về cách nhìn nhận, đánh giá vẻ đẹp con người, từ đó xây dựng quan 
điểm đúng: hãy quý trọng vẻ đẹp bên ngoài, nhưng cần nhất là phải tu dưỡng, 
rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách để xứng đáng là con người.
 - Sau khi xác định đúng yêu cầu của đề, cần vận dụng các kĩ năng để tìm 
ý cho bài.Thông thường, học sinh tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi và trả lời 
các câu hỏi như:
 + Vấn đề tư tưởng, đạo lí đó là gì?
 + Cần hiểu vấn đề tư tưởng, đạo lí đó như thế nào? Tư tưởng, đạo lí đó có 
những biểu hiện như thế nào?
 + Quan điểm, tư tưởng đó đúng sai như thế nào?
 + Xưa nay, chúng ta đã vận dụng tư tưởng, đạo lí đó như thế nào?
 + Chúng ta phải làm gì để thể hiện tư tưởng, đạo lí đó?
 4 “Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
 Ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình”
 2.2.3.2. Rèn cách triển khai phần thân bài
 - Thao tác giải thích: Tùy theo từng đề bài, có thể giải thích từng từ, cụm 
từ, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng... sau đó phải rút ra tư tưởng chung của cả 
câu. Với đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề rút ra từ một câu chuyện, một 
bản tin, một đoạn thơ, một đoạn ca từ trong bài hát..., cần tóm lược nội dung của 
ngữ liệu để rút ra vấn đề nghị luận.
 Ví dụ:
 Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. 
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào 
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ 
về ý kiến trên.
 Học sinh cần giải thích được như sau:
 + Gương mặt đẹp: vẻ đẹp bên ngoài
 + Tâm hồn đẹp: vẻ đẹp của đời sống nội tâm bên trong (bao gồm nhân 
cách, trí tuệ, đạo đức) của con người
 + Gương: sự soi chiếu của cuộc đời vào mỗi con người để đánh giá giá trị 
của con người ấy.
 Ý nghĩa cả câu:Vẻ đẹp hình thức bên ngoài vốn mang lại hạnh phúc cho 
con người. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn bên trong sẽ càng làm cho con người hạnh 
phúc hơn. 
 Câu nói muốn khẳng định một quan điểm sống: Biết quý trọng vẻ đẹp bên 
ngoài là cần thiết, nhưng cần nhất là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm 
hồn, nhân cách để xứng đáng là con người.
 - Thao tác bàn luận:
 + Cần nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh đời 
sống.
 + Có lí lẽ, dẫn chứng xác thực để khẳng định hoặc phủ định quan điểm, tư 
tưởng đó; tránh bàn luận chung chung.
 Ví dụ: 
 Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. 
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào 
 6 tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ 
về ý kiến trên.
 Học sinh có thể xây dựng bài học nhận thức như sau:
 + Mỗi chúng ta cần chú ý cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn, bởi người có 
cả vẻ đẹp hình thức và tâm hồn mới là con người hoàn chỉnh. Hai vẻ đẹp đó hài 
hòa với nhau sẽ đem lại cho con người hạnh phúc trọn vẹn.
 + Tuy nhiên, nếu chẳng may có một hình thức không mong muốn thì cũng 
không nên quá tự ti, đau khổ, mà hãy lạc quan, và điều quan trọng là cố gắng bồi 
đắp vể đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tuệ.
 + Cần phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay quá coi trọng hình thức, 
chạy theo vẻ bề ngoài nhiều khi lố lăng, phản cảm, trái thuần phong mĩ tục. 
Cũng cần tránh cách sống lôi thôi, cẩu thả, không để ý đến hình thức, bởi như 
thế là không coi trọng bản thân và thiếu tôn trọng người khác.
 2.2.3.3. Rèn cách viết phần kết bài
 Khi viết kết bài, cần khắc sâu, khẳng định vấn đề; tránh nhắc lại mở bài 
hoặc kết bài một cách vội vã, qua loa.
 Kết bài cần khéo léo lồng trong đó sự liên hệ của bản thân.
 Ví dụ: 
 Với đề bài: “Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
 Ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình”
 Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
 Học sinh có thể viết kết bài như sau:
 Annatole France từng nói: “Đừng đánh mất quá khứ, vì với quá khứ, 
người ta xây dựng tương lai. Ân nghĩa thủy chung, trân trọng quá khứ không chỉ 
là truyền thống đạo lí của dân tộc ta mà còn là lẽ sống cao đẹp của nhân loại từ 
xưa đến nay và mãi mãi về sau. Những câu thơ đầy tính suy tư, chiêm nghiệm 
của Nguyễn Duy như mãi nhắc nhở chúng ta kế thừa, phát huy những truyền 
thống đạo lí của dân tộc, hướng chúng ta đến với những giá trị bền vững của 
cuộc sống. Đó cũng là bài học đạo lí sâu sắc cho thế hệ trẻ – chủ nhân đất nước 
trong thời đại mới.
 2.2.3.4. Rèn kĩ năng sửa chữa và hoàn thiện bài
 Sau khi biết bài, học sinh cần đọc lại bài, soát lỗi, kiểm tra xem bài viết đã 
thể hiện hết ý định của mình chưa, có mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt 
hay không. Từ đó các em sẽ hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm cho lần sau.
 8 - Các thông tin cần được bảo mật: không
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Cơ sở vật chất trường học
 - Sách báo, tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh
 - Thời gian bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
 Sáng kiến đã được giáo viên môn Ngữ văn tổ Khoa học xã hội trường 
THCS Lý Tự Trọng áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công 
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, 
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
 Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN
 Đỗ Thị Hồng Hạnh
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_giup_hoc_sinh_biet_cach_lam_dan.docx