Đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn Vật lý lớp 11 ở trường THPT Ngọc Lặc
Đất nước ta đang từng bước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự nghiệp to lớn đó đòi hỏi giáo dục phải đào tạo nên những con người tự không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện" (Nghị quyết TW 2 khóa VIII), vì vậy phải "tiếp tục chấn chỉnh nề nếp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp giáo dục ở từng khối lớp" (Nghị quyết TW 9 - Ban chấp hành TW Đảng khóa IX). Như vậy, phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những lĩnh vực trọng tâm nhất của hoạt động quản lý giáo dục. PPDH có một vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước đòi hỏi người giáo viên phải biết dạy học sinh cách học - đổi mới PPDH - để phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Việc học môn vật lý ở THPT hiện nay vẫn còn mang tính chất truyền thụ kiến thức thuần tuý làm hạn chế khả năng phát triển năng lực của người học. Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Do đó thay đổi PPDH trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là rất cần thiết. Vì vậy Bộ GD & ĐT đã công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhằm lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận để hoàn thiện, chỉnh sửa trước khi bắt tay thực hiện “cuộc cách mạng” trong giáo dục. [10]
Với nhận thức muốn đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, tôi đã dành thời gian nghiên cứu, tích lũy được một ít kinh nghiệm và chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn Vật lý lớp 11 ở trường THPT Ngọc Lặc”.
MỤC LỤC Trang Phần I: MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Giới hạn áp dụng của đề tài 3 Phần II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Cơ sở lý luận 4 1.1. Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học 4 1.1.1. Vai trò 4 1.1.2. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới 4 1.1.3. Giải pháp đổi mới 5 1.2. Ý nghĩa, tác dụng của các trò chơi, tranh luận, thảo luận trong giờ học vật lý 5 1.3. Nguyên tắc thiết kế trò chơi 5 1.3.1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện 5 1.3.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành 6 1.4. Nguyên tắc tranh luận và thảo luận trong giờ học 6 1.4.1. Tranh luận nghiêm túc 6 1.4.2. Tranh luận cởi mở 6 1.4.3. Tranh luận trên tinh thần thân mật, hợp tác 6 2. Thực trạng vấn đề 7 2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN 7 2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN 7 3. Các biện pháp tiến hành 7 3.1. Cơ sở xuất phát các biện pháp 7 3.2. Các hình thức chủ yếu tổ chức triển khai và thực hiện 8 3.3. Một số lưu ý chung khi tiến hành các hoạt động trong giờ học 8 3.4. Ví dụ: Tiến trình dạy học bài dòng điện trong chất khí 9 4. Hiệu quả của đề tài 11 4.1. Khảo sát thái độ học tập của học sinh đối với môn vật lý 11 4.2. Phân tích điểm số từ các bài kiểm tra thường xuyên của hai lớp 13 Phần III: KẾT LUẬN 14 1. Kết luận 14 2. Kiến nghị 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 15 PHỤ LỤC ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang từng bước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự nghiệp to lớn đó đòi hỏi giáo dục phải đào tạo nên những con người tự không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện" (Nghị quyết TW 2 khóa VIII), vì vậy phải "tiếp tục chấn chỉnh nề nếp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp giáo dục ở từng khối lớp" (Nghị quyết TW 9 - Ban chấp hành TW Đảng khóa IX). Như vậy, phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những lĩnh vực trọng tâm nhất của hoạt động quản lý giáo dục. PPDH có một vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước đòi hỏi người giáo viên phải biết dạy học sinh cách học - đổi mới PPDH - để phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Việc học môn vật lý ở THPT hiện nay vẫn còn mang tính chất truyền thụ kiến thức thuần tuý làm hạn chế khả năng phát triển năng lực của người học. Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Do đó thay đổi PPDH trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là rất cần thiết. Vì vậy Bộ GD & ĐT đã công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhằm lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận để hoàn thiện, chỉnh sửa trước khi bắt tay thực hiện “cuộc cách mạng” trong giáo dục. [10] Với nhận thức muốn đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, tôi đã dành thời gian nghiên cứu, tích lũy được một ít kinh nghiệm và chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn Vật lý lớp 11 ở trường THPT Ngọc Lặc”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nội dung, phương pháp và thực trạng dạy học Vật lý lớp 11 từ đó thiết kế một số hình thức tổ chức lớp học liên môn, tích hợp góp phần đổi mới PPDH, làm cho giờ học vật lý luôn trở nên hấp dẫn học sinh, phát huy tính chủ động của các em trong giờ học Vật lý ở trường THPT Ngọc Lặc. 3. Đối tượng nghiên cứu - Thu thập dữ liệu trên kết quả điều tra kết quả học tập và thái độ của học sinh đối với giờ học môn Vật lý, các phiếu điều tra, bài kiểm tra thường xuyên của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 11A1 và 11A2 của trường THPT Ngọc Lặc. Lớp thực nghiệm là lớp 11A1 được áp dụng thường xuyên phương pháp đổi mới giờ dạy học môn Vật lý. Lớp đối chứng là lớp 11A2 giảng dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu. 4. Phạm vi, kế hoach nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguồn thông tin, thảo luận theo chủ đề, tổ chức các trò chơi để kiểm tra kiến thức cũ, lập các sơ đồ về nội dung kiến thức của từng chủ đề, liên hệ của từng chủ đề đối với các môn học khác, ứng dụng chúng vào thực tế. - Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách giáo khoa Vật lý lớp 11 cơ bản và nâng cao; tài liệu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; các hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về dạy học theo chủ đề, dạy học liên môn, tích hợp; tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề phương pháp dạy học và hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm khai thác những vấn đề cơ bản về lý luận phục vụ cho nhiệm vụ và mục đích đề tài. - Phương pháp quan sát trò chuyện: Tuy đây không phải là phương pháp chủ yếu, song nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành quan sát hoạt động dạy và học của thầy và trò để thu thập những tài liệu bổ ích nhằm kiểm tra, bổ sung cho những kết quả thu được từ các phương pháp khác nhau. - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra gồm những câu hỏi cho học sinh. Hệ thống những câu hỏi gồm có câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Cụ thể có câu hỏi chỉ là đồng ý hay không đồng ý, có câu hỏi lại để người thực nghiệm trả lời một cách tự do (xem phần phụ lục). - Phương pháp thực nghiệm đối chứng: Tôi tiến hành dạy học ở hai lớp khác nhau, một lớp theo phương pháp truyền thống và một lớp theo phương pháp đổi mới. Nhằm đối chứng kết quả của hai phương pháp dạy học khác nhau xem phương pháp nào có hiệu quả cao hơn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xử lý số liệu để tìm ra mối quan hệ giữa các vấn đề nghiên cứu của đề tài. 6. Giới hạn áp dụng của đề tài Trong giới hạn đề tài, tôi chỉ đưa ra hình thức tổ chức lớp học liên môn, tích hợp đối với chủ đề “Dòng điện trong chất khí” - Chương 3 - Vật lý 11 Đối tượng áp dụng: Áp dụng thực tế trên lớp 11A1 và 11A2 trong năm học 2017 – 2018. Nếu kết quả thu được đáng tin cậy và có hiệu quả cao sẽ nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh trường THPT Ngọc Lặc. Phần II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học 1.1.1. Vai trò Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người năng động, sáng tạo, tự tin, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Những con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự tạo. Để đạt được mục tiêu đó thì trong giảng dạy ở nhà trường phổ thông điều quan trọng nhất là phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. Trong khi cách dạy truyền thống có sự mất cân đối giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò, có những hạn chế nhất định như: tiếp thu tri thức thụ động, hạn chế phát triển tư duy, không bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân Vì vậy, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa thì việc đổi mới PPDH có một vị trí hết sức quan trọng và cần thiết, là việc làm thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. [11] 1.1.2. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới Trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh ở từng cấp học; mục tiêu chương trình môn học xác định những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hướng đến hình thành những phẩm chất, năng lực đặc thù môn học và các phẩm chất, năng lực khác ở từng lớp, từng cấp học, coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục, là căn cứ để chỉ đạo, giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Nội dung giáo dục phổ thông bảo đảm tinh giản, hiện đại, thiết thực, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi học sinh; giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hoá pháp luật và ý thức công dân; tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; dạy Ngoại Ngữ và Tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của học sinh; Giáo dục nghệ thuật và Giáo dục thể chất coi trọng việc định hướng thẩm mỹ và bồi dưỡng hứng thú rèn luyện sức khoẻ, hoạt động nghệ thuật. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông. Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học. Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bộ môn Vật lý nói riêng nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo. [11] 1.1.3. Giải pháp đổi mới - Đổi mới nội dung giáo dục. - Đổi mới hình thức tổ chức dạy học. - Đổi mới môi trường giáo dục. - Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. - Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.2. Ý nghĩa, tác dụng của các trò chơi, tranh luận, thảo luận trong giờ học vật lý: Giờ học Vật lý theo đa số học sinh là giờ học nhàm chán, khô khan với những con số, những định luật, và nhiều công thức. Vì vậy, trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá, suy luận, giảm căng thẳng và đa số học sinh muốn tham gia. Tranh luận và thảo luận về những vấn đề mà bản thân hoặc bạn học còn chưa thấu hiểu hoặc hiểu chưa đủ giúp học sinh củng cố kiến thức, thể hiện năng lực và cá tính của mình. Trong dạy học Vật lý, các trò chơi có nhiều tác dụng như: - Giúp học sinh thay đổi loại hình học tập, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. - Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện mình. - Thông qua trò chơi, học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học, năng nổ hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ, phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện đổi mới của xã hội. - Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tình đoán kết thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm [3] 1.3. Nguyên tắc thiết kế trò chơi 1.3.1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện - Mỗi trò chơi củng cố được một nội dung Vật lý cụ thể trong chương trình (cụ thể là một chủ đề hoặc một chương). - Môn Vật lý lớp 11 được chia làm 7 mạch kiến thức: Điện trường, dòng điện không đổi, dòng điện trong các môi trường, từ trường, cảm ứng điện từ, khúc xạ ánh sáng, các dụng cụ quang học. Các trò chơi được xây dựng từ các kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập có chọn lọc của các chủ đề trong từng mạch kiến thức trên nhằm, gây hứng thú, góp phần củng cố và hệ thống kiến thức. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng Toán học, phát huy trí tuệ, liên hệ thực tế, tích hợp liên môn và phân tích tư duy sáng tạo. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian sử dụng trong tiết học (từ 5 đến 10 phút, thích hợp với môi trường học tập). - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, tổ chức trò chơi không quá cầu kì, phức tạp. 1.3.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở phòng Vật lý, đồ dùng tự làm của giáo viên, học sinh...). - Các đồ dùng tự làm được học sinh khai thác từ những vật liệu gần gũi ở xung quanh, từ các phế liệu như vỏ hộp bánh kẹo, giấy bìa... 1.4. Nguyên tắc tranh luận và thảo luận trong giờ học 1.4.1. Tranh luận nghiêm túc Tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có quy tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những quy tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận. 1.4.2. Tranh luận cởi mở Trong thời gian tranh luận cần đặt mục tiêu vui vẻ, thân thiện lên hàng đầu. Mỗi người nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình cho bạn bè tham khảo, lắng nghe ý kiến của bạn bè, tìm thấy cái đúng, cái hay của họ để thông cảm, để học tập, để điều chỉnh nhận thức của mình. Để hiểu được ý kiến của bạn, nên đặt mình vào hoàn cảnh của bạn. Phải tìm cho được những chỗ hợp lý (hợp hoàn cảnh) trong các ý kiến của bạn để công nhận. Có những ý kiến không hợp với mình thì chớ vội nói bạn sai, mà nên hỏi lại, để bạn giải thích lại, biết đâu mình mới nghe qua chưa hiểu đúng ý bạn. Khi đã thật rõ ràng thì cũng đừng nên bao giờ nói bạn sai mà chỉ nên nói là: điều đó chưa hợp với suy nghĩ của mình, mình thấy thế nào ấy, để rồi cả mình và cậu suy nghĩ lại xem, theo mình nghĩ thì thế này có lẽ hợp lý hơn. 1.4.3. Tranh luận trên tinh thần thân mật, hợp tác Khi tranh luận, thảo luận không đặt việc xem ai đúng, ai sai; không đặt 2 học sinh (hoặc hai tổ, nhóm) đối nghịch nhau; tránh mỗi người cố tranh cãi để giành phần thắng (người thắng thì hớn hở, kẻ thua thì cay cú, tranh luận xong dễ xẩy ra xích mích). Thảo luận là chỉ đặt việc xem ý nào đúng thì sẽ đề cao tinh thần hợp tác, thân thiện, tôn trọng nhau hơn. Kết quả của tranh luận là cả hai cùng thắng (mà người đưa ra ý sai lại được lợi nhiều hơn). Trước khi tranh luận bạn A đã bị nhầm, sau tranh luận bạn A đã thấy được nhận thức sai của mình, vậy chẳng phải bạn A đã thu lợi từ cuộc tranh luận. Còn B, trong lúc tranh luận B đã trưởng thành thêm về việc vận dụng lý lẽ, thuyết phục và cuối cùng đã giúp được bạn sửa sai. Vì vậy sau khi tranh luận, thống nhất là ý của A sai (ý của A sai chứ không phải A sai) thì A nên phấn khởi mà nói rằng nhờ việc tranh luận mà ta đã sửa được sai lầm, thật là có lợi (chứ không phải cay cú, tức giận). 2. Thực trạng vấn đề 2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN Năm học 2011 – 2012, Bộ GD & ĐT giảm tải nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy và học hơn những năm qua. Năm học 2014 – 2015, Bộ GD & ĐT công bố chương trình tổng thể đã dự thảo nhằm xin ý kiến rộng rãi để tiếp tục hoàn chỉnh. Giáo viên đã được Sở GD & ĐT Thanh Hóa tổ chức tập huấn về dạy học theo chủ đề, dạy học theo định hướng đổi mới... Ban giám hiệu trường THPT Ngọc Lặc luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Một số phần mềm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm minh họa được phổ biến rộng rãi nên đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh khi trình bày bài thuyết trình, chủ đề được phân công tìm hiểu, biên soạn các trò chơi trên máy chiếu. 2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN Một bộ phận không nhỏ các em học sinh còn yếu về các môn học tự nhiên, tư duy và kỹ năng môn học yếu, chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết giải bài tập. Phần lớn học sinh không nhớ biểu thức định lí hàm số sin, cosin, định lí Pitago, phép cộng vectơ, không xác định được giá trị của các hàm số lượng giác... Hoặc nhớ được các hàm lượng giác thì việc vận dụng toán vào giải bài tập vật lý rất khó khăn. Một số học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn. Thậm chí có học sinh học chỉ để đối phó lúc giáo viên kiểm tra, sau đó thì chẳng còn nhớ mình đã học những gì. Một số học sinh xem nhẹ việc học lý thuyết, không học các định nghĩa và bản chất của các hiện tượng vật lý mà chỉ chú trọng vào học thuộc các công thức nên không thể giải được các dạng bài tập ở mức độ tư duy. Khi dự giờ các tiết dạy, giáo viên còn theo bảng chấm điểm cũ, hầu như đa số giáo viên của các trường THPT đều chưa định hướng phương pháp giảng dạy theo chủ đề, tích hợp, liên môn. 3. Các biện pháp tiến hành 3.1. Cơ sở xuất phát các biện pháp - Xuất phát từ mục tiêu giáo dục. - Xuất phát từ lí luận dạy học: nhằm gây sự hứng thú của học sinh đối với môn học Vật lý. - Xuất phát từ tình hình học tập của học sinh trường THPT Ngọc Lặc. 3.2. Các hình thức chủ yếu tổ chức triển khai và thực hiện Chia mỗi chương kiến thức thành những chủ đề nhỏ. Mỗi chủ đề có thể gồm 1, 2 hay 3 bài học, tiến hành trong 2 hoặc 3 tiết. Trình tự thực hiện một chủ đề như sau: 3.2.1. Giao nhiệm vụ về nhà cho từng nhóm - Chia nhóm, cử 1 học sinh trong nhóm làm nhóm trưởng. - Giao chủ đề cho từng nhóm. - Nhóm trưởng phân công cho từng thành viên trong nhóm những nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề nhóm mình được phân công. - Các thành viên thảo luận các vấn đề mình được phân công, trao đổi những khó khăn của bản thân khi thực hiện, đề nghị hoán đổi nhiệm vụ. - Nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến của từng thành viên trong nhóm. - Cả nhóm thảo luận và đưa ra hình thức thực hiện chủ đề của mình: thiết kế bài thuyết trình, bài báo cáo bằng word hoặc powerpoint, thiết kế trò chơi, câu hỏi, - Giáo viên hướng dẫn từng nhóm cách viết báo cáo và trả lời những thắc mắc của học sinh. 3.2.2. Học sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ - Mỗi học sinh tự tìm hiểu công việc mình được phân công bằng sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu từ internet, tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, hoặc các thầy cô giáo bộ môn khác, - Các nhóm tự xắp xếp thời gian gặp nhau để tranh luận, thảo luận và bàn luận về kết quả mà mỗi thành viên trong nhóm thu thập được. - Nhóm trưởng lắng nghe, ghi và tổng hợp lại những nội dung cần thiết. - Cả nhóm cùng lên ý tưởng, thiết kế và hoàn thành một bài báo cáo. 3.2.3. Các nhóm trình bày báo cáo tại lớp - Nhóm trưởng (hoặc có thể kết hợp với 1 vài học sinh khác) lên trước lớp báo cáo những nội dung mà nhóm mình được phân công. - Các nhóm khác đặt
Tài liệu đính kèm:
- doi_moi_phuong_phap_nham_phat_huy_tinh_chu_dong_tich_cuc_cua.docx