Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông trong trường tiểu học

Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông trong trường tiểu học

Tai nạn giao thông không giống như đại dịch Ebola hay chiến tranh đang diễn ra trên thế giới. Nhưng nếu cộng các con số những người chết và thương vong do tai nạn giao thông lại trong từng năm, trong vài năm thì con số thật đáng ngạc nhiên và báo động, nó chẳng kém gì con số thương vong do chiến tranh đem lại. Thật đáng lo ngại! Vấn đề trật tự an toàn giao thông nói chung và tai nạn giao thông nói riêng luôn là một vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội.

Trước thực trạng về trật tự an toàn giao thông, Đảng và nhà nư¬ớc đã có nhiều biện pháp, chính sách để từng bư¬ớc ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông như: Đề ra nhiều chỉ thị, nghị quyết đối với công tác đảm bảo trật tự giao thông, đồng thời đề ra các giải pháp chống ùn tắc và tai nạn giao thông. Vì Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông chủ yếu là do thiếu hiểu biết về luật giao thông và ý thức chấp hành luật ch¬ưa nghiêm của ng¬ười tham gia giao thông nên trong các giải pháp đề ra thì giải pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

 Để chung tay với xã hội trong việc góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, làm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông và tránh những hiện tượng tượng ùn tắc giao thông, ngành giáo dục đã đưa “Giáo dục an toàn giao thông” vào trường phổ thông, trong đó có trường Tiểu học.

 

doc 20 trang thuychi01 14783
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Vũ Thị Mỹ Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1, TP Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động GDNGLL 
THANH HÓA NĂM 2016
 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tai nạn giao thông không giống như đại dịch Ebola hay chiến tranh đang diễn ra trên thế giới. Nhưng nếu cộng các con số những người chết và thương vong do tai nạn giao thông lại trong từng năm, trong vài năm thì con số thật đáng ngạc nhiên và báo động, nó chẳng kém gì con số thương vong do chiến tranh đem lại. Thật đáng lo ngại! Vấn đề trật tự an toàn giao thông nói chung và tai nạn giao thông nói riêng luôn là một vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội. 
Trước thực trạng về trật tự an toàn giao thông, Đảng và nhà nước đã có nhiều biện pháp, chính sách để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông như: Đề ra nhiều chỉ thị, nghị quyết đối với công tác đảm bảo trật tự giao thông, đồng thời đề ra các giải pháp chống ùn tắc và tai nạn giao thông. Vì Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông chủ yếu là do thiếu hiểu biết về luật giao thông và ý thức chấp hành luật chưa nghiêm của người tham gia giao thông nên trong các giải pháp đề ra thì giải pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
           Để chung tay với xã hội trong việc góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, làm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông và tránh những hiện tượng tượng ùn tắc giao thông, ngành giáo dục đã đưa “Giáo dục an toàn giao thông” vào trường phổ thông, trong đó có trường Tiểu học. 
Thực tế, việc dạy an toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Thời lượng để truyền tải hết được kiến thức về Luật giao thông cho học sinh còn ít. Bên cạnh đó phương tiện, tài liệu dạy an toàn giao thông cho học sinh còn thiếu nhiều. Vì thế đa số giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại và thuyết trình dựa vào kênh hình trong sách giáo khoa. Kiến thức về “Luật” bao giờ cũng khô khan và với cách dạy “Thầy hỏi – Trò trả lời”, thầy làm chủ thể trong quá trình dạy học. Giáo viên chưa dành đủ thời gian cho việc dạy các tiết an toàn giao thông dẫn đến việc học sinh cũng không thiết tha với việc học các tiết an toàn giao thông và dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Trước thực trạng đó, tôi đã băn khoăn, trăn trở và quyết định phối kết hợp với đồng nghiệp cùng ban ban giám hiệu nhà trường tìm ra giải pháp làm thế nào để đổi mới được phương pháp dạy an toàn giao thông để mỗi tiết dạy an toàn giao thông là tiết học mong chờ của các em học sinh. Có như vậy thì hiệu quả của việc giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh mới đạt hiệu quả cao. 
Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục Luật an toàn giao thông cho học sinh tiểu học, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học.
2.2. Mục đích nghiên cứu
	Xây dựng và áp dụng đề tài nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành giao thông và đảm bảo an toàn cho học sinh Tiểu học.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trực quan, quan sát.
Phương pháp tìm hiểu, trò chuyện, điều tra, phỏng vấn học sinh, phụ huynh nhà trường.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Sử dụng linh hoạt các phương pháp: sắm vai, đóng tiểu phẩm, tổ chức trò chơi,trong mỗi tiết học sẽ gây hứng thú học tập của học sinh.
Đổi mới phương pháp giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, chính là việc tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh thông qua các hoạt động dạy học vui, thiết thực, bổ ích. Mỗi tiết học, các em không thụ động ghi nhớ kiến thức mà được trải nghiệm, thực hành, được trao đổi, thảo luận, từ đó rút ra những kiến thức cần ghi nhớ cho mình. Không chỉ có vậy, giáo dục an toàn giao thông còn được thực hiện bằng nhiều hoạt động tuyên truyền trực quan sinh động, hiểu quả. Trong hoạt động tuyên truyền, học sinh được tham gia, được trái nghiệm và thực sự thấy vui. Học sinh được trực tiếp tham gia đóng tiểu phẩm, giao lưu văn nghệ thơ ca, hò vè, hát đố,với nội dung tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông, qua đó các em nhớ nhanh, nhớ lâu luật an toàn giao thông mà không thấy cứng nhắc, khô khan. Như vậy tiết học an toàn giao thông sẽ đạt hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng
* Giáo viên:
Thực tế cho thấy đa số giáo viên lên lớp dạy luật giao thông cho học sinh còn theo phương pháp thầy hỏi trò trả lời, chủ yếu là thảo luận nhóm, đọc kênh chữ kết hợp quan sát tranh để rút ra kiến thức cần ghi nhớ. Do vậy giờ dạy trở nên nhàm chán và khô khan. Bên cạnh đó tài liệu sách giáo khoa và điều kiện phương tiện giảng dạy còn thiếu nhiều cộng với việc hiểu biết về luật giao thông của giáo viên còn hạn chế. Nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học luật giao thông cho học sinh trong trường chưa cao. 
* Học sinh:
 Giáo viên chủ yếu giảng dạy an toàn giao thông theo phương pháp hỏi đáp, quan sát và trình bày nên việc lĩnh hội kiến thức về luật càng khó khăn hơn. Chính vì thế không lôi kéo được sự hứng thú học tập ờ học sinh. Do vậy sự hiểu biết về luật giao thông của học sinh còn hạn chế. Điều đó thể hiện rõ ở ý thức của học sinh khi tham gia giao thông: một số học sinh khi tham gia giao thông bằng xe máy cùng với bố mẹ không đội mũ bảo hiểm đe dọa đến tính mạng bản thân, một số học sinh còn ngang nhiên qua đường không chú ý quan sát, một số học sinh còn nô đùa, chạy nhảy, đá bóng trên vỉa hè và dưới lòng đường khi chờ bố mẹ đón. 
	Trước thực trạng đó, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để giúp học sinh nâng cao hiểu biết và có kiến thức nhất định về luật giao thông. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
Từ suy nghĩ và hành động của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp sau nhằm nâng cao ý thức chấp hành tốt Luật giao thông cho học sinh tiểu học.
2.3. Các giải pháp giúp học sinh nâng cao ý chấp hành tốt Luật giao thông
2.3.1. Dùng hình ảnh sống động để dạy an toàn giao thông.
Dạy học bằng hình ảnh sống động, có thực, gần gũi sẽ gây được sự chú ý cao của học sinh. Học sinh sẽ tập trung để quan sát, phán đoán đồng thời kích thích tư duy vào một vấn đề cụ thể. Từ tư duy cụ thể học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức về luật giao thông một cách dễ dàng và vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống hàng ngày. 
Tôi đã sử dụng những hình ảnh sống động vào thực dạy ở các bài: Lớp 3 Chủ đề 3: Đi bộ sang đường an toàn; chủ đề: Đường đi bộ an toàn đến trường. Lớp 2 –chủ đề 4: Đi bộ và sang đường an toàn. Lớp 5 – chủ đề 4: Đường đi an toàn.
Trước mỗi tiết dạy trên, tôi tự chụp ảnh, quay clip các hoạt động giao thông diễn ra trên địa bàn trường học, những hành vi giao thông của học sinh trường mình, lớp mình hay bản thân học sinh đó khi tham gia giao thông. Học sinh được quan sát những hành động đúng, sai của những đối tượng tham gia giao thông ngay xung quanh mình (bản thân mình và bạn tham gia giao thông) sẽ giúp các em dễ tiếp thu bài hơn và nhằm gây hứng thú học tập. Mục đích của mỗi tiết dạy là giúp học sinh nắm chắc luật giao thông và vận dụng được vào thực tế. Để việc thực hành của học sinh đạt hiệu quả thiết thực nhất thì việc hàng ngày học sinh thực hiện luật giao thông ngay những tuyến đường mà các em thường xuyên đi quả là vô cùng cần thiết. 
Ví dụ như: Giáo viên có thể chụp ảnh, quay clip các con đường dẫn từ các phố trên địa bàn phường đến trường để học sinh nhận biết đâu là con đường an toàn, biết lựa chọn đường đi an toàn để đến trường. Chụp hình ảnh vòng xuyến ở ngã tư Phan Chu Trinh – Trường Thi – Quốc lộ 1A (Ngay gần khu vực trường) để học sinh nhận biết cách xử lí khi tham gia giao thông. 
Với dạng bài này, tôi sẽ cho học sinh quan sát một số clip, hình ảnh tham gia giao thông của học sinh trong trường, của lớp và sát thực hơn là hình ảnh của chính bản thân học sinh đó. Để từ đó các em nhận biết được hành vi đúng, sai qua một số câu hỏi như:
- Các em hãy quan sát và nhận xét hành vi tham gia giao thông của bạn học sinh (các bạn học sinh) trong clip (hình ảnh)?
- Những hành vì nào các em nên và không nên học tập?
Qua quan sát và thực tế, học sinh sẽ dễ nhận thấy hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông. Từ đó học sinh sẽ biết được những hành vi sai khi tham gia giao thông để kịp thời tránh và thực hiện tôt những hành vi đúng khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
Những hình ảnh có tính thực tế ngay xung quanh các em sẽ giúp các em thực hiện luật khi tham gia giao thông một cách hiệu quả nhất.
2.3. 2. Dạy an toàn giao thông bằng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật.
Dạy an toàn giao thông cho học sinh với phương pháp thuyết trình, giảng giải thì tiết học sẽ trở nên khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Học sinh tiểu học phát triển từ tư duy cụ thể đến tư duy trường tượng. Tức là từ cái phải nhìn thấy hay được thực hiện thì sẽ giúp các em hiểu và nắm bài tốt. Chính vì vậy dậy an toàn giao thông cho trẻ qua hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai là các em thích nhất. Mặc dù phương pháp này là khó với giáo viên nhưng vì học sinh thì mỗi giáo viên cần cố gắng. 
Giáo viên và học sinh cùng tham gia đóng tiểu phẩm, sắm vai để tiết học trở nên sôi nổi, lôi cuốn sự hứng thú học tập của học sịnh.
Trẻ tiểu học thường thích đóng tiểu phẩm, thích thể hiện mình. Mỗi tiểu phẩm học sinh tham gia đóng vai sẽ theo các em không chỉ hết bài học mà còn theo suốt năm học, suốt những năm tháng tham gia giao thông tiếp theo đó. 
Để có thể thực hiện được việc đóng tiểu phẩm trong các tiết dạy an toàn giao thông thì bản thân mỗi giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, mày mò suy nghĩ để có tiểu phẩm phù hợp, để chuẩn bị về trang phục, đạo cụ,Công việc của giáo viên cần:
- Đọc kĩ nội dung bài học
- Viết kịch bản 
- Dự kiến nhân vật, thời gian cho tiểu phẩm
- Lựa chọn nhân vật
- Chuẩn bị các câu hỏi, dự đoán các tình huống xảy ra
Sau tiểu phẩm, giáo viên cho học sinh nhận xét về hành vi giao thông cần thực hiện, cần tránh trong tiểu phẩm đó,Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi như: 
Học sinh trực tiếp tham gia đóng tiểu phẩm thì sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức về luật giao thông. Bên cạnh đó cũng lôi kéo, thu hút được những học sinh khác theo dõi để nhận biết được hành vi đúng sai khi tham gia giao thông.
- Qua tiểu phẩm em cần thực hiện những hành vi nào?
- Những hành vi nào không nên thực hiện?
Mỗi một lần học sinh được nhận xét là thêm mỗi một lần các em được khắc sâu kiến thức về luật giao thông và từ đó vận dụng tốt vào thực tế tham gia giao thông hằng ngày.
Ví dụ: Dạy bài: Chủ đề 2: Em tìm hiểu biển báo hiệu giao thông (Lớp 3), giáo viên sắm vai Ngọc Hoàng, học sinh sắm vai các táo biển báo. Dạy dưới hình thức đóng tiểu phẩm “Táo quân”. Mỗi ông (bà) táo phụ trách một loại biển báo. “Táo cấm”; “Táo chỉ dẫn”; “Táo nguy hiểm”; Mỗi táo phụ trách một số táo mang biển cụ thểNhư vậy bản thân mỗi học sinh được đóng vai là các táo quân đã nắm được cá biển báo giao thông. Học sinh trong lớp sẽ gọi tên học sinh bằng tên biển như: “Táo cấm đi ngược chiều”, “Táo chỉ dẫn đi bộ qua đường”Bằng cách này học sinh sẽ dễ dàng nhớ được các dạng biển báo giao thông hơn. 
Hay giáo viên khi lên lớp dạy an toàn giao thông có thể đóng vai là cảnh sát giao thông, mặc trang phục của cảnh sát giao thông để bước đầu gây sự chú ý, tạo sự hứng thú cho học sinh học tập giúp tiết học trở nên sinh động và đạt hiệu quả hơn.
Ví dụ: Dạy chủ đề 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông (Lớp 2): Giáo viên mặc trang phục và đóng vai cảnh sát giao thông. Học sinh tập trung quan sát hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và thực hiện theo hiệu lệnh (học sinh sẽ đóng vai các phương tiện tham gia giao thông). Học sinh trực tiếp được thực hành sẽ giúp các em khắc ghi kiến thức về hiệu lệnh của cảnh sát giao thông một cách dễ dàng. Với phương pháp này, chắc chắn sẽ gây hứng thú đối với học sinh.
Hay: Dạy chủ đề 5: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông (Lớp 5). Giáo viên và học sinh sẽ cùng đóng một tiểu phẩm với nội dung nguyên nhân gây tai nạn giao thông: Một nhóm bạn trong khi chờ bố, mẹ đón đã tổ chức chơi đá bóng dưới lòng đường ngay ở cổng trường đã gây ra tai nạn đáng tiếc cho người qua đường. Qua tiểu phẩm giáo viên sẽ tuyên truyền, giáo dục tới học sinh ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
2.3. 3. Dạy an toàn giao thông bằng hình thức tổ chức trò chơi.
	Ở lứa tuổi tiểu học trẻ thích vui chơi, trò chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi tiếp thu bài, không cảm thấy áp lực về học tập. “Chơi mà học – Học mà chơi”. 
Ví dụ: Trong bài dạy Tín hiệu đèn giao thông, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Đi qua ngã tư bằng tín hiệu đèn”: giáo viên tổ chức cho 5 học sinh chơi, một bạn đứng điều khiển đèn, 4 bạn mỗi bạn đứng ở 4 ngã đường quan sát tín hiệu đèn và tham giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được phép đi, (lưu ý đèn vàng nếu đã qua vạch thì vẫn tiếp tục đi và đi nhanh hơn. Còn nếu chưa đến vạch kẻ thì nên dừng lại). Qua trò chơi, học sinh nắm được cách đi qua ngã tư bằng tín hiệu đèn. 
Hay: Tổ chức cho học sinh chơi trên sa bàn giao thông về cách đi đúng làn đường, đi đúng theo tín hiệu đèn. Có thể cho học sinh lớp 1 chơi vào giờ giải lao giữa tiết học bằng cách hát bài hát: Đèn xanh đèn đỏ. Nếu hát đến câu đèn xanh thì học sinh đi, đèn đỏ thì học sinh dừng lại.
Hay: Tổ chức cho học sinh chơi lựa chọn phương án đúng sai. Qua trò chơi học sinh sẽ nhận biết được kiến thức về luật giao thông và vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống. Phương pháp này sẽ hiệu quả khi giáo viên vận dụng vào dạy bài: Đường đi an toàn (Lơp 5); bài: Đi bộ và sang đường an toàn (Lớp 2); bài: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy (Lớp 2),
Hay: Tổ chức cho học sinh chơi ghép tranh và chú thích hợp lí. Khi ghép tranh và ghi chú thích đòi hỏi học sinh phải tập trung quan sát và tư duy, phán đoán làm sao cho hình ảnh phải phù hợp với chú thích. Quá trình tư duy sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về luật giao thông một cách hiệu quả.
2.3.4. Dạy an toàn giao thông qua hoạt động ngoại khoá.
Ngoài việc giáo dục an toàn giao thông ở các tiết học về an toàn giao thông hay lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào các tiết học của môn học khác, học sinh còn được giáo dục an toàn giao thông ở các tiết sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoài. Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức tại lớp, tổ chức trong khối, tổ chức với quy mô toàn trường.
 Mỗi hoạt động ngoại khoá đều có nội dung giáo dục an toàn giao thông qua các hình thức phong phú như: Trả lời câu hỏi, quan sát hình ảnh để nhận biết hành vi tham gia giao thông đúng hay sai, hay trò chơi giao thông, đóng tiểu phẩm, hùng biện, văn nghệ: thơ ca, hò vè, hát đối,về chủ đề giao thông
Hay vẽ tranh tuyên truyền về an toàn giao thông. Tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia, được nói lên ý tưởng của mình và qua mỗi bức tranh học sinh sẽ gửi đến mọi người một thông điệp “Hãy nói không với tai nạn giao thông”. Hay tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông lồng ghép vào Hội thi “Rung chuông vàng”. Trong hội thi Rung chuông vàng”, giáo viên đưa ra một số câu hỏi như:
- Đi xe đạp như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người?
- Khi sang đường không có vạch kẻ cho người đi bộ, em đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Em hãy nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
- Để tránh ùn tắc giao thông ngoài cổng trường em cần làm gì?
- Khi tham gia giao thông bằng xe máy cùng bố mẹ em cần làm gì để đảm bảo an toàn?
Học sinh được trả lời và nhận xét về hành vi tham gia giao thông sẽ giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức về luật giao thông.
Hay tổ chức cho học sinh thi hùng biện về an toàn giao thông. Học sinh trực tiếp được tìm hiểu, được nói về vấn đề an toàn giao thông các em sẽ hiểu cặn kẽ, kĩ càng. Mỗi một lần nhắc đến luật giao thông là mỗi một lần các em được khắc sâu, ghi nhớ kiến thức về luật giao thông. Nhu vậy qua hùng biện sẽ giúp học sinh có sự hiểu biết hơn về luật giao thông.
Ngoài ra, trong hoạt động ngoại khoá còn có thể tổ chức hoạt động rất vui nhộn, được học sinh rất thích như: Ban tổ chức đưa ra một tình huống giao thông và một vế đối, học sinh hai đội phải đối lại (hai đội cần thảo luận, thống nhất vế đối)
Vế thứ nhất được giáo viên đưa ra: Thanh Hoá đông dân, xe cộ lắm
Vế được học sinh đối lại: Mọi người thuộc luật ắt lưu thông 
Hay tổ chức cho học sinh sáng tác các bài vè về an toàn giao thông và trực tiếp biểu diễn dưới hình thức hò vè như:
Ve vẻ vè ve,
Nghe vè nhớ luật
Ngồi trên xe máy
Đội mũ bảo hiểm
Cài quai quy cách.
Khi đi qua đường
Đánh mắt quan sát
Nhìn trước, nhìn sau
Đảm bảo an toàn
Mới qua bạn nhé!
Ngã ba, ngã tư
Đèn xanh, đèn đỏ
Bạn ơi chú ý
Đèn đỏ dừng lại
Đèn xanh đi liền
Đèn vàng chớ ngại
Chờ nhé bạn ơi!
Bạn ơi hãy nhớ
Học luật đi đường
Bất cứ ở đâu
Chấp hành nghiêm chỉnh
An toàn, hạnh phúc,
Cho bạn, cho tôi,
Cho cả mọi người, 
Hãy tuân theo luận.
Ve vẻ vè ve,
Nghe vè nhớ luật.
Hoạt động ngoại khoá thường tổng hợp nhiều hoạt động và có số lượng học sinh tham gia đông nên học sinh rất hào hứng. Công tác chuẩn bị cho mỗi hoạt động này đều có phụ huynh tham gia vì học sinh tiểu học còn nhỏ, cần có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường vì thế thông qua các hoạt động này nhà trường đã góp phần tuyên truyền Luật giao thông đến các bậc phụ huynh. 
Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá là tổ chức cho các em một ngày hội, thông qua đó giáo dục an toàn giao thông cho học sinh một cách hiệu quả.
2.3.5. Dạy an toàn giao thông qua thực tế cuộc sống
Trong xã hội hiện nay, nhất là vùng đô thị, kĩ năng sống của học sinh Tiểu học đang được quan tâm. Hằng ngày, học sinh hầu như được phụ huynh đưa đến trường, các em ít có dịp tự tham gia giao thông. Vì thế ngoài việc dạy học sinh nắm vững luật giao thông thì việc trải nghiệm thực tế có ý nghĩ vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động thực tế học sinh được củng cố việc nắm luật giao thông và điều chỉnh hành vi tham gia giao thông thông qua các hoạt động này. Nhà trường cần tổ chức cho học sinh tham gia giao thông tập thể như đi dã ngoại (xe ô tô), đi cổ động học sinh tham gia giải bóng đá (đi bộ). Thông qua hoạt động này học sinh biết cách lên, xuống xe, cách ngồi trên xe an toàn. Qua việc đi dã ngoại tập thể, học sinh còn được giáo dục ý thức văn minh khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng như nhường ghế cho người già, em nhỏ, không đùa nghịch, vứt rác trên xe,... Nếu đi dã ngoại bằng đi bộ, các em sẽ được thực hành để đi đúng luật tại các ngã ba, ngã tư trên các tuyến đường kể cả nơi có tín hiệu đèn lẫn nơi không có tín hiệu đèn; cách đi bộ trên vỉa hè, đi bộ qua đường nơi có vạch kẻ dành cho người đi bộ và cách đi bộ trên tuyến đường không có vỉa hè, qua đường không có vạch dành cho người đi bộ. Qua trải nghiệm thực tế, giáo viên trực tiếp đặt câu hỏi để kiểm tra việc nắm luật giao thông của học sinh. 
Ví dụ: Trước khi học sinh tham gia giao thông đi bộ qua đường giáo viên có thể đặt câu hỏi như:
- Khi đi bộ trên đường phố các em đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Các em qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người? 
Trước khi học sinh lên xe đi dã ngoại, giáo viên đặt ra một số câu hỏi để học sinh nhớ lại cách lên, xuống xe an toàn như:
- Các em lên, xuống xe như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Ngồi trong xe các em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người?
Với cách giảng dạy như vậy sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức về luật giao thông một cách dễ dàng.
Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh được đóng vai các nhà báo thị sát tình hình giao t

Tài liệu đính kèm:

  • docdoi_moi_phuong_phap_day_giao_duc_an_toan_giao_thong_trong_tr.doc