Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: lực ma sát – Vật lí 10

Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: lực ma sát – Vật lí 10

Để đạt được các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân (Luật giáo dục 2005), thì yếu tố quyết định đến kết quả giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội. [1]

docx 20 trang thuychi01 9083
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: lực ma sát – Vật lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LỰC MA SÁT – VẬT LÍ 10. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Dương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:	2
1.2. Mục đích nghiên cứu:	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:	2
1.4 Phương pháp nghiên cứu	3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý thuyết :`	4
2.1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh:	4
2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông :	4
2.1.3 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương..........................................................................................................4
2.1.4. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh:	.5
2.2. Thực trạng dạy, học Vật lí ở nhà trường phổ thông: 	.5
2.3. Nội dung của đề tài:	.6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:	15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:	16
2.Kiến nghị:	16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	18
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Để đạt được các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân (Luật giáo dục 2005), thì yếu tố quyết định đến kết quả giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội. [1]
	Thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị Trương ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. Thực hiện công văn số 323/ DATHPT 2 – ĐTBD ngày 16/11/2017 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương .
	Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Vật lí tại trường THPT Hoằng Hóa 3, tôi nhận thấy việc dạy học môn Vật lí gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương là một biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LỰC MA SÁT – VẬT LÍ 10”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	 Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vân dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành của học sinh.
	Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm học đi đôi với trải nghiệm sáng tạo.
	Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học	.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Học sinh lớp 10 trường THPT Hoằng Hóa 3
- Giáo viên dạy bộ môn Vật lí của trường
- Tìm hiểu về những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép nội dung về dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học Lực ma sát – Vật lí 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dạy học theo hướng giải quyết vấn đề
Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm
Phương pháp quan sát thực tế: đi tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy và xe đạp.
Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý thuyết 
2.1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
	Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận.
b. Một số loại hình sản xuất, kinh doanh
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành dịch vụ khách sạn du lịch
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp
2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông [5]
	Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau
- Kích thích hứng thú trong học tập của học sinh
- Phát triển tư duy của học sinh
- Giáo dục nhân cách của học sinh
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh
- Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh [4]
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng đặt câu hỏi
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng
+ Kĩ năng tư duy phê phán 
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
+ Kĩ năng quản lí thời gian
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
2.1.3. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương [5]
	Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương thời gian qua có thể đề xuất quy trình tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như
Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học
Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/ dạy học
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/ kinh doanh
Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/ dạy học
Bước 5: Thực hiện kế hoạch giáo dục/ dạy học
2.1.4. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh [5]
a. Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu sản xuất kinh doanh
	Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu của từng cấp học nói chung, mục tiêu cụ thể của từng môn học mà mục tiêu của từng bài học được xây dựng. Vì vậy chuẩn bị lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung, một chuyên đề của môn, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học, chuyên đề và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu về cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với học sinh. 
b. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chuẩn bị chu đáo
	Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học bộ môn, giáo viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học.
2.2. Thực trạng dạy, học Vật lí ở nhà trường phổ thông
	Vật lí là một trong những môn học khó trong trường phổ thông, nếu không có bài giảng, phương pháp phù hợp rất dễ làm cho học sinh thụ động tiếp thu. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học Vật lí, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Vật lí. Và tại trường THPT Hoằng Hóa 3 cũng không phải là ngoại lệ, chỉ có 9 lớp trên tổng 30 lớp của trường là đăng kí theo nguyện vọng KHTN.
	Nguyên nhân đầu tiên là do chương trình hiện nay vẫn còn nặng về mặt kiến thức. Trong một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên cố gắng để truyền tải kiến thức cho học sinh, nên thời gian để liên hệ thực tế hoặc mở rộng, thực hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức là rất hạn chế.
	Hơn nữa, cơ sở vật chất dành cho phòng học bộ môn Vật lí ở nhiều trường còn hạn chế, các bộ thí nghiệm cấp cho các trường cách đây đã 20 năm kể từ khi thay sách giáo khoa nên việc thực hiện các thí nghiệm cũng gặp khó khăn. Học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với thí nghiệm thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài học dẫn đến học sinh không quan sát, không hiểu rõ được hiện tượng, không được trực tiếp tiến hành thí nghiệm, từ đó kém hứng thú, ghi nhớ bài học máy móc, nhanh quên kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tế còn kém.
	Cạnh đó dạy học Vật lí còn chưa gắn liền với sản xuất, kinh doanh nên còn xa rời định hướng phát triển nghề nghiệp, còn chưa phát huy tốt vai trò định hướng, phân luồng sau phổ thông.
	Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lí, cần phải tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng đề có lồng ghép kiến thức thực tế làm cho học sinh phải thay đổi phương pháp học cho phù hợp. Đồng thời, phải thay đổi phương pháp dạy của giáo viên, phải có tư duy đổi mới gắn kiến thức Vật lí với thực tế và thí nghiệm thực hành. Một trong các phương pháp đổi mới giáo dục nhằm đảm bảo các yêu cầu trên là phương pháp dạy học gắn với sản suất kinh doanh tại địa phương.
2.3. Nội dung của đề tài
Chủ đề: LỰC MA SÁT
(Vật lí lớp 10)
A, THÔNG TIN CHUNG VỀ BÀI HỌC
1. Xác định vấn đề cần giải quyết (bài học gắn với sản xuất, kinh doanh)	
Lực ma sát liên quan chặt chẽ đến nguyên tắc sản xuất, chế tạo và hoạt động của nhiều thiết bị máy móc, đồ gia dụng, phục vụ cuộc sống. Xây dựng chủ đề Lực ma sát gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp cho HS phát triển phẩm chất và năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp phân luồng sau trung học. 
Ngành nghề liên quan đến bài học: Cơ khí, mộc, nề, vật lý trị liệu, sửa xe đạp, sửa xe máy, đồ gốm. Đây là các ngành nghề liên quan đến việc cung cấp đồ gia dụng, nội thất, nâng cao chất lượng cuộc sống, phương tiện đi lại cho nhân dân. Vì vậy, các nghề này luôn có nhu cầu nhân lực cao trên thị trường lao động.
2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
	- Xây dựng danh mục và khảo sát các cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ mĩ nghệ tại địa phương. 
	- Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện đối với bài lực ma sát.
	- Lập kế hoạch dạy học (Chú ý đến đối tượng HS; điều kiện đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ GV, trong đó có tiến trình dạy học khái quát).
	- Xây dựng hệ câu hỏi/ vấn đề của bài học gắn với sản xuất, kinh doanh để học sinh tìm hiểu tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Kế hoạch dạy học
(I). Mục tiêu bài học	
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ [2]
* Kiến thức
	- Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn.
	- Viết được công thức của lực ma sát trượt.
	- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.
- Trình bày được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phổ thông khi vào làm trong các cơ sở sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ.
- Trình bày được qui trình cơ bản của việc hoàn thành việc làm bóng nhẵn sản phẩm trong sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ tại địa phương, những công đoạn khó khăn...
* Kỹ năng
	- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học.
	- Giải thích được vai trò phát động của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ.
	- Bước đầu đề xuất giả thuyết hợp lí và đưa ra được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết.
- Tìm hiểu ngành nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương liên quan đến chủ đề lực ma sát.
* Thái độ
- Quan tâm đến các vấn đề liên quan đến chủ đề lực ma sát.
- Hào hứng và chủ động nhận nhiệm vụ tìm hiểu về lực ma sát và vai trò của nó trong khoa học kĩ thuật và sản xuất.
- Chia sẻ, hợp tác, có tỉnh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học .
2. Các năng lực được hình thành và phát triển cho HS
	Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu KHTN&XH, công nghệ, tin học. Cụ thể:
	- Năng lực hiểu biết kiến thức về lực ma sát và vai trò của nó;
	- Năng lực tìm tòi, khám phá quá trình mài mòn bề mặt của vật liệu;
	- Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan
	Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy và xe đạp
(II). Chuẩn bị
1. Giáo viên
	- Video clip, ảnh liên quan đến việc làm mòn và nhẵn bề mặt gỗ, tre
	- Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS.
	- Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá
	- Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo
2. Học sinh
	- Vở ghi, SGK, Internet, tư liệu GV cung cấp
- Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập.
(III). Tổ chức hoạt động học
1. Hướng dẫn chung
Chủ đề được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:Trải nghiệm thực tiễn, tìm hiểu gia công làm nhẵn, bóng bề mặt gỗ, tre,
Giai đoạn 2:Học tập tại lớp, báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm trước lớp, từ đó đặt các câu hỏi tìm hiểu các vấn đề lí thuyết về lực ma sát. Thực hiện các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm trong sách giáo khoa về ma sát.
Giai đoạn 3:Thực hiện ở lớp và ở nhà, tìm tòi, báo cáo, thảo luận, chia sẻ, trình bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học.
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Quá trình dạy học
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Thời lượng dự kiến
Tình huống xuất phát
Hoạt động 1; Trải nghiệm thực tiễn, xây dựng báo cáo
- Thăm quan và tìm hiểu thực tiễn về việc làm nhẵn bề mặt bằng ma sát trượt tại các cơ sở sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ tại địa phương. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào phiếu học tập 01.
-Tìm hiểu thêm các thông tin từ các nguồn khác (sách báo, Internet), sắp xếp các kiến thức về các lực ma sát.
- Tự đặt ra các câu hỏi về cáclực ma sát và vai trò của nó.
Trong 1 ngày, gồm: 
1 buổi tham quan từ 1h đến 2h.
Làm báo cáo trải nghiệm 2 đến 3 h
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Báo cáo kết quả, trao đổi thảo luận
Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết quả để trao đổi, thảo luận và đề ra các câu hỏi nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm
45 phút ở lớp
Hoạt động 3
Hình thành hệ thống kiến thức
-Các nhóm đọc sách giáo khoa tìm hiểu các kiến thức lí thuyết về lực ma sát
- Báo cáo kết quả học tập.
30 phút ở lớp 
Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống kiến thức và luyện tập
- Hệ thống hóa kiến thức bài học
- Giải nhanh một số bài tập
- Giải thích hiện tượng, sự kiện
10 phút ở lớp
Vận dụng, tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5:
Tìm tòi mở rộng về lực ma sát
Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: Tìm hiểu một số ngành nghề khác liên quan chặt chẽ đến ứng dụng của ma sát: Các yêu cầu về nhân lực, khả năng sản xuất, kinh doanh, quản lí, vận hành
Xây dựng bản báo cáo dưới dạng tờ rơi hoặc tập san để nộp lại hoặc giới thiệu sản phẩm khi sinh hoạt tập thể (buổi chào cờ hoặc các ngày hội)
5 phút giao nhiệm vụ và 01 tuần xây dựng sản phẩm nhóm
2. Hướng dẫn chi tiết các hoạt động học
Hoạt động 1: HS trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ và làm việc ở nhà –Thời gian 1 ngày (2 đến 3 h)
a) Mục tiêu
Trải nghiệm tìm hiểu về ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉtrong thực tiễn để thu thập thông tin, sắp xếp các thông tin và đặt các câu hỏi nghiên cứu.
b) Nội dung
- Tổ chức trải nghiệm thực tế tại các cơ sở sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ thu thập các thông tin thực tiễn. Tìm hiểu cách làm nhẵn bề mặt của vật liệu; tìm hiểu nguyên nhân sự mài mòn của các dụng cụ sản xuất như lưỡi bào, lưỡi cưa,..trong quá trình sử dụng; tìm hiểu khi nào ma sát xuất hiện và tác dụng của ma sát; cách làm giảm ma sát trong máy móc khi hoạt động để tăng tuổi thọ cho máy móc.
- Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập 01 và các kết quả trải nghiệm.
- Đề xuất và lựa chọn các câu hỏi có liên quan.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động
Chia lớp 4 nhóm. Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm (từ 1h đến 2 h), tìm hiểu cơ sở sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ tại địa phương. Giao nhiệm vụ thực hiện phiếu học tập 01
Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01)
Có thể liên hệ trước các cơ sở tham quan.
Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà:
Tìm kiếm thêm các thông tin về ma sát từ các nguồn khác nhau (người lớn, sách báo, Internet). 
Xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
d) Sản phẩm mong đợi
Báo cáo sản phẩm về tìm hiểu thực tiễn và các câu hỏi nghiên cứu của các nhóm.
e) Gợi ý đánh giá
GV đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm là các câu hỏi, ý kiến trao đổi, đánh giá kết quả vở ghi
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp -thời gian 45 phút
a) Mục tiêu
Trình bày báo cáo, chia sẻ thảo luận về các điều thu được từ trải nghiệm về ma sát tại các cơ sở sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ.
b) Nội dung
-Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm
-Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu: tìm hiểu về ma sát; cách làm nhẵn, bóngbề mặt gỗ; cách làm giảm ma sát trong chi tiết máy khi nó hoạt động.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Đại diện HS của 1 đến 2 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung
- Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí.
- Thống nhất các câu hỏi nghiên cứu lí thuyết và thí nghiệm.
d) Sản phẩm mong đợi
- HS tiến hành trình bày báo cáo và thảo luận theo kế hoạch
- Lựa chọn được các câu hỏi hợp lí
Các câu hỏi mong muốn:
Ma sát xuất hiện khi nào? Có những loại ma sát nào?
Vai trò của từng loại ma sát như thế nào trong sản xuất?
Cách xác định độ lớn của lực ma sát trượt bằng thực nghiệm?
Đặc điểm của từng loại lực ma sát?
Cách làm giảm ma sát và bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất?
Các bước tiến hành làm nhẵn, bóng bề mặt của vật liệu?
e) Gợi ý đánh giá
+ GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả ghi chép được của các HS và việc trình bày thảo luận trước lớp của HS.
+ HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm (bàn học).
Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiến thức trong sách giáo khoa về lực ma sát - thời gian 30 phút [3]
a) Mục tiêu
Nghiên cứu tìm hiểu và trình bày các kiến thức từ sách giáo khoa.
b) Nội dung
- Đọc sách giáo khoa, lựa chọn và ghi chép các kiến thức về lực ma sát ở mức độ sách giáo khoa
- Sắp xếp kiến thức thành sản phẩm nhóm để báo cáo.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Làm việc nhóm đọc SGK (bài 13 - Vật lí 10) kết hợp với các tài liệu bổ trợ đã nghiên cứu từ buổi trải nghiệm trước để tìm hiểu về lực ma sát nhằm trả lời các câu hỏi vấn đề.
- Thảo luận, lựa chọn các kiến thức quan trọng để xây dựng sản phẩm nhóm để báo cáo trước lớp. 
- Đại diện một nhóm báo cáo về các kiến thức thu được, trao đổi với các nhóm còn lại để hoàn thiện các kiến thức lí thuyết về lực ma sát.
d) Sản phẩm mong đợi
Các báo cáo, bản ghi chép của nhóm HS đầy đủ nội dung, đạt các yêu cầu:
- Ma sát xuất hiện khi nào, các loại ma sát.
- Cách xác định độ lớn của lực ma sát trượt bằng thực nghiệm, độ lớn của nó phụ thuộc vào những yếu tố nào, hệ số ma sát trượt và xác lập công thức tính độ lớn của lực ma sát lượt.
- Đặc điểm của từng loại lực ma sát và vai trò của chúng.
 - Cách làm giảm ma sát và bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất.
e) Gợi ý đánh giá
+ GV

Tài liệu đính kèm:

  • docxday_hoc_trong_nha_truong_gan_voi_san_xuat_kinh_doanh_tai_dia.docx