Dạy học tích hợp liên môn trong Chuyên đề “địa lí các tỉnh, thành phố” (lớp 12 chương trình cơ bản)

Dạy học tích hợp liên môn trong Chuyên đề “địa lí các tỉnh, thành phố” (lớp 12 chương trình cơ bản)

- Trong xu thế đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục và đào tạo, việc dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn rất được quan tâm, nhằm đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng các kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

- Trong chương trình lớp 12, nội dung Địa phương xuất hiện cả ở môn Địa lí và Lịch sử. Đây là nội dung rất quan trọng giúp học sinh có hiểu biết cơ bản về địa lí, lịch sử nơi mình sinh sống, nhưng trong thực tế dạy học, giáo viên và học sinh chưa có sự quan tâm thích đáng. Do đó, ở phần Địa lí các tỉnh, thành phố trong chương trình Địa lí 12 (chương trình cơ bản) tác giả lựa chọn chủ đề “Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn” để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp cận với các phương pháp học mới và phát huy được những năng lực của bản thân.

 

doc 27 trang thuychi01 8231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học tích hợp liên môn trong Chuyên đề “địa lí các tỉnh, thành phố” (lớp 12 chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHUYÊN ĐỀ “ĐỊA LÍ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ” (LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
Người thực hiện: Đỗ Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHUYÊN ĐỀ “ĐỊA LÍ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ” (LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
Người thực hiện: Đỗ Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Phần một. Mở đầu.
3
1. Lí do chọn đề tài..
3
2. Mục đích nghiên cứu...
3
3. Đối tượng nghiên cứu..
3
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
Phần hai. Nội dung
4
1. Cơ sở lí luận
4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu..
4
3. Các giải pháp thực hiện...
4
Phần ba. Kết luận.................................................................................
25
MỤC LỤC
Phần một. Mở đầu.
3
1. Lí do chọn đề tài..
3
2. Mục đích nghiên cứu...
3
3. Đối tượng nghiên cứu..
3
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
Phần hai. Nội dung
4
1. Cơ sở lí luận
4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu..
4
3. Các giải pháp thực hiện...
4
Phần ba. Kết luận.................................................................................
27
PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Trong xu thế đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục và đào tạo, việc dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn rất được quan tâm, nhằm đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng các kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Trong chương trình lớp 12, nội dung Địa phương xuất hiện cả ở môn Địa lí và Lịch sử. Đây là nội dung rất quan trọng giúp học sinh có hiểu biết cơ bản về địa lí, lịch sử nơi mình sinh sống, nhưng trong thực tế dạy học, giáo viên và học sinh chưa có sự quan tâm thích đáng. Do đó, ở phần Địa lí các tỉnh, thành phố trong chương trình Địa lí 12 (chương trình cơ bản) tác giả lựa chọn chủ đề “Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn” để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp cận với các phương pháp học mới và phát huy được những năng lực của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận với việc dạy học tích hợp liên môn.
- Gây hứng thú học tập, phát triển năng lực tư duy học sinh và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Tăng cường vốn hiểu biết của học sinh về địa lí địa phương, từ đó bồi đắp cho các em lòng yêu quê hương đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Địa lí.
- Áp dụng việc dạy học tích hợp liên môn vào giải quyết một chủ đề cụ thể trong môn Địa lí, thuộc phần Địa lí địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm,....
PHẦN HAI. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
- Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là định hướng quan trọng trong việc đổi mới giáo dục. Theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm. Theo đó, thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/ tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/ nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
- Phần Địa lí địa phương là nội dung rất quan trọng trong chương trình Địa lí và Lịch sử 12. Áp dụng hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đối với nội dung này có tính thiết thực rất cao, từ đó có thể mở rộng ra các chủ đề khác trong chương trình.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Trong nhà trường, giáo viên đã áp dụng dạy học liên môn trong quá trình giảng dạy, nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu tiến hành ở các bài học cụ thể.
- Việc dạy học theo chuyên đề chưa được tiến hành rộng rãi.
- Vấn đề Địa lí địa phương chưa được chú ý thích đáng trong chương trình.
3. Giải pháp thực hiện
	Giáo viên xây dựng đề tài Dạy học tích hợp liên môn trong chuyên đề “Địa lí các tỉnh, thành phố” (lớp 12 chương trình cơ bản) thông qua một nội dung cụ thể là “Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn”.
CHỦ ĐỀ
HÀM RỒNG - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Nội dung các môn học được tích hợp trong chủ đề
a. Cơ sở xây dựng chủ đề
	- Nội dung địa phương là một trong những nội dung được phân bố ở nhiều bộ môn, trong đó bộ môn Địa lí và Lịch sử là hai trong số các bộ môn nội dung địa phương được nhắc đến nhiều nhất.
	- Thực tế trong phân phối chương trình, mặc dù chủ đề địa phương đã phân bố thành các tiết dạy cụ thể: Địa lí - 2 tiết, Lịch sử - 2 tiết nhưng một bộ phận giáo viên còn xem nhẹ, hơn nữa các tiết dạy này lại phân bố ở cuối năm nên nhiều giáo viên để học sinh tự học hoặc dạy sơ sài.
	- Chương trình Địa lí lớp 12 được phân bố ở các tiết 49,50. Lịch sử được phân bố ở các tiết 46,47. Việc cấu trúc lại nội dung chủ đề địa phương trong môn Địa lí, Lịch sử bao gồm cả kiến thức Lịch sử, Địa lí là cần thiết. Các vấn đề của địa phương rất đa dạng, trong đó tôi tập trung vào vấn đề phát triển du lịch ở địa phương để xây dựng chủ đề: "Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn" nhằm kích thích tính tích cực và sáng tạo của học sinh. 
b. Nội dung chủ đề
Nội dung chính của chủ đề tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
	+ Vị trí địa lí và khái quát đặc điểm của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
	+ Các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
	+ Ý nghĩa du lịch và định hướng quy hoạch Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
c. Phương án, kế hoạch dạy học chủ đề: Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn
	+ Thời lượng dạy học chủ đề này là 2 tiết được lấy từ quỹ thời gian của môn Địa lí lớp 12 (2 tiết), môn Lịch sử lớp 12 (2 tiết).
	+ Thời điểm thực hiện chủ đề: Học kì II lớp 12- Dạy vào tiết " Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố " của môn Địa lí 12.
d. Ý nghĩa xây dựng chủ đề
	- Việc xây dựng chủ đề liên môn Địa lí - Lịch sử: "Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn" góp phần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt phần địa phương trong chương trình, giúp giáo viên đa dạng hóa các hoạt động dạy học, học sinh được tự học, tự nghiên cứu, thông qua đó góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh.
	- Khắc phục được tình trạng thiếu sự liên kết giữa kiến thức Lịch sử - Địa lí, học sinh ngoài việc sử dụng kiến thức Địa lí còn sử dụng kiến thức Lịch sử để giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ đề địa phương.
	- Nội dung học tập của bài được sử dụng, xây dựng thành chủ đề với các hoạt động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở nhà từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh.
2. Mục tiêu của chủ đề
 Sau khi học xong chủ đề này học sinh cần đạt được:
a. Kiến thức:
	- Trình bày được vị trí địa lí, khái quát đặc điểm của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
	- Trình bày được các di tích, danh thắng tiêu biểu của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
	- Nêu được ý nghĩa du lịch và các định hướng phát triển du lịch Hàm Rồng.
b. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
	- Có khả năng tìm kiếm, xử lí, sử dụng thông tin từ các nguồn: các website trên Internet, báo chí, bản đồ....
c. Thái độ:
	- Giúp học sinh đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
	- Học sinh có ý thức trong việc bảo vệ, giữ gìn, quảng bá Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng đến với bạn bè khắp nơi.
d. Các năng lực chính hướng tới
	- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học...
	- Năng lực chuyên biệt: Phát triển các năng lực làm việc theo nhóm, cá nhân, giao tiếp, sử dụng bản đồ tranh ảnh, thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, khảo sát thực tế.
 3. Sản phẩm cuối cùng
	- Bản thuyết trình về chủ đề: Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn
	- Các tranh ảnh, bản đồ, tư liệu có liên quan đến chủ đề.
 4. Phương pháp dạy học
	- Dạy học nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại....
	- Thảo luận nhóm.
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ.
II. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ
1. Bảng mô tả
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Vị trí địa lí, đặc điểm khái quát Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng đối với hoạt động du lịch. 
Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng trong định hướng phát triển du lịch địa phương.
Đề ra các giải pháp để phát triển Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Kể tên được các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Xác định được vị trí, đặc điểm nổi bật của các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Phân tích được quá trình hình thành, phát triển của các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Vận dụng kiến thức đã học đóng vai trò là một hướng dẫn viên giới thiệu với du khách về Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Ý nghĩa và các định hướng phát triển du lịch Hàm Rồng
Nêu được ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Trình bày được định hướng phát triển du lịch ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Xác định hướng trọng tâm trong phát triển
Kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
2. Một số câu hỏi, bài tập. 
Câu hỏi nhận biết 
Chọn một đáp án đúng trong các đáp án sau: 
	Câu 1: Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng thuộc địa phận phường nào của TP. Thanh Hoá?
	a. Nam Ngạn b. Hàm Rồng
 c. Đông Thọ d. Trường Thi
	Trả lời: Đáp án đúng: b 
	Câu 2: Nêu vị trí địa lí của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Gợi ý trả lời
Khu di tích lịch sử - văn hoá Hàm Rồng thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, cách thành phố 3km về phía bắc, trên trục quốc lộ 1A.
Câu hỏi thông hiểu
	Xác định được vị trí, đặc điểm nổi bật của các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Gợi ý trả lời:
- Cầu Hàm Rồng: Là huyết mạch giao thông nối liền hai miền Nam Bắc Trung cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đế quốc Mĩ đã mang đủ các loại vũ khí tối tân đánh phá cầu Hàm Rồng, nhằm ngăn cách sự chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Nhưng bằng sự dũng cảm kiên cường, sự phối hợp đồng điệu của cả tập thể Công- Nông- Binh đặc biệt là đường lối chỉ đạo của Đảng quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 117 máy bay của giặc Mỹ và đã bắt sống nhiều tên giặc lái Cầu Hàm Rồng trở thành di tích lịch sử - cách mạng quan trọng của tỉnh Thanh.
 - Trận địa đồi C4: Trận địa đồi C4 nằm trên dãy núi Rồng, đã lập nên nhiều chiến công hiển hách cùng với quân và dân Thanh Hoá bảo vệ cầu Hàm Rồng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồi C4 được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
- Đồi Quyết Thắng: Để trả lời kẻ thù: “ Đây là sức mạnh Việt Nam- sức mạnh của 4000 năm dựng nước và giữ nước” quân và dân Hàm Rồng đã lấy đá trắng xếp trên sườn núi cao của ngọn Cách Tiên thành 2 chữ “Quyết Thắng”. Đây là sự động viên cổ vũ khích lệ kịp thời của cán bộ chiến sỹ, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hăng hái lên đường ra trận.
- Tượng đài thanh niên xung phong: Tượng đài thanh niên xung phong nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào thành phố Thanh Hoá và được xây dựng với diện tích hơn 3000m2 của thế hệ trẻ Thanh Hoá thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” tôn vinh sự hy sinh anh dũng của các anh chị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng: Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng được xây dựng với diện tích 9 ha tại núi Rồng, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá đây là nơi khôi phục lại dòng thiền của dân tộc do Phật hoàng Trần Nhân Tông khai sáng. 
- Làng cổ Đông Sơn: Đây là ngôi làng vào thời Hùng Vương đã có cư dân sinh sống cách ngày nay khoảng hai, ba nghìn năm. Làng cổ Đông Sơn hiện tại được lập vào khoảng thế kỷ 17 sau lưng núi Cánh Tiên khuỳnh ra như tay ngai, trước mặt là sông Mã cuồn cuộn chảy. 
- Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn: Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn nằm trong làng cổ Đông Sơn phường Hàm Rồng thành phố Thanh Hoá được phát hiện năm 1924 từ đó đến nay được khai quật nhiều lần và tìm thấy được nhiều di vật nhưng di vật tiêu biểu và độc đáo nhất là trống đồng. 
- Ngoài ra còn có Đền thờ đức thánh cả Lê Uy- Trần Khát Trân, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ tỉnh Thanh Hoá, động Long Quang, động Tiên Sơn,
Câu hỏi vận dụng thấp
 Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
	Gợi ý trả lời
- Thuận lợi:
+ Quần thể danh thắng đa dạng, có giá trị về nhiều mặt: cách mạng, lịch sử, tâm linh, văn hoá, sinh thái,
+ Kết cấu hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông vận tải khá hoàn thiện.
+ Được quan tâm đầu tư phát triển.
- Khó khăn:
+ Hạn chế về nguồn vốn đầu tư.
+ Chưa có nhiều chương trình quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách thập phương
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu về Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, em hãy thử nêu ra các biện pháp để thu hút khách du lịch đến với Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Gợi ý trả lời
+ Tăng cường công tác tuyên truyền về Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng trên các phương tiện truyền thông.
+ Nâng cấp cơ sở vật chất như đường giao thông, các nhà hàng..
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh để tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước cũng như hiểu biết của bản thân về Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng 
Câu 2: Vai trò của bản thân trong việc phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
	Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể tự trả lời theo ý kiến của các em sao cho đảm bảo với đặc điểm lứa tuổi và trình độ học vấn.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1.Hoạt động học tập
Thời gian
Tiến trình dạy học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
Kết quả/sản phẩm của từng nhóm
Tuần 1
Hoạt động 1:
Khởi động và giao nhiệm vụ
Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên giao về tìm hiểu những vấn đề:
+ Vị trí Địa lí của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng 
+ Các di tích, danh thắng tiêu biểu ở khu vực này
+ Ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng 
+ Định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới
Giáo viên nêu tính cấp thiết của chủ đề và chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu hỏi. Cung cấp tư liệu, hình ảnh mang tính chất định hướng hỗ trợ học sinh
Học sinh nêu được những hiểu biết ban đầu, có thể chưa đầy đủ về Vị trí địa lí của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
+ Các di tích, danh thắng tiêu biển ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
+ Ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Tuần 2
Hoạt động 2: Thực hiện chủ đề
Thực hiện chủ đề theo kế hoạch và những định hướng của giáo viên nêu ra
Chuẩn bị kế hoạch thực hiện chủ đề, phiếu đánh giá sản phẩm và những hỗ trợ khác cho việc thực hiện chủ đề của học sinh.
 Hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Kế hoạch thực hiện chủ đề của nhóm. 
Phân công nhiệm vụ, thống nhất địa điểm và cách thức thực hiện
Tuần 3
Báo cáo và đánh giá nhiệm vụ thực hiện.
Báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
Lắng nghe và đánh giá sản phẩm của nhóm khác.
Thảo luận, tổng kết vấn đề nghiên cứu.
Lắng nghe các nhóm trình bày.
Nêu câu hỏi.
Tiến hành đánh giá sản phẩm của các nhóm. Nhận xét và tổng kết hoạt động nhóm.
Bản thuyết trình báo cáo, poster kết quả tìm hiểu.
Bảng đánh giá hoạt động của cá nhân trong nhóm. Kết quả đánh giá sản phẩm của nhóm. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Các câu hỏi và bảng đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
	- Giấy A0, bút dạ..để học sinh thảo luận nhóm.
 2.2 Chuẩn bị của học sinh
	- Sổ tay ghi chép.
	- Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh có liên quan tới chủ đề Hàm Rồng.
3. Hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh:
	- Xác định được các tiểu chủ đề trong chủ đề: Hàm Rồng - điểm du lịch hấp dẫn.
	- Hình thành được các nhóm có cùng sở thích tìm hiểu các tiểu chủ đề.
2. Tiến trình hoạt động
	- Giáo viên giới thiệu cho học sinh: Là một người yêu thích lịch sử đất nước, thích khám phá tự nhiên, các em có nhiệm vụ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng ngay tại địa phương của các em và dựa trên cơ sở đó liên hệ với bản thân bằng những việc làm thiết thực để phát triển, giới thiệu Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng với bạn bè.
	- Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xây dựng các tiểu chủ đề nhất là những vấn đề học sinh hứng thú. Với chủ đề này có thể xây dựng thành cá tiểu chủ đề sau:
	+ Tiểu chủ đề 1: Vị trí địa lí và đặc điểm nổi bật của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
	+ Tiểu chủ đề 2: Các di tích, danh thắng tiêu biểu của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
	+ Tiểu chủ đề 3 :Ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng và định hướng phát triển trong thời gian tới.
	Sau khi xác định các tiểu chủ đề, các học sinh cùng sở thích có thể tập trung vào một chủ đề nếu có sự đồng đều giữa các nhóm. 
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC NHÓM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
1.Mục tiêu:
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch làm việc cho dự án.
- Học sinh cần xác định được các vấn đề cần giải quyết trong tiểu chủ đề của nhóm.
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, lược đồ, các video về các nội dung được phân công.
Giáo viên phát phiếu thăm dò sở thích nhóm:
 Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phú hợp với em.
1. Em quan tâm đến ( hoặc hứng thú) đến nội dung nào của chủ đề
Nội dung
Có
Không
1. Vị trí địa lí, đặc điểm nổi bật của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
2. Các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
3. Ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng và định hướng phát triển
2. Khả năng của học sinh
TT
Nội dung điều tra
Trả lời
Có
Không
1
Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint
2
Khả năng hội họa.
3
Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
4
Khả năng thiết kế bản thuyết trình trên các ứng dụng phần mềm CNTT
6
Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin
7
Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel
8
Khả năng thuyết trình
3. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_tich_hop_lien_mon_trong_chuyen_de_dia_li_cac_tinh_th.doc