Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Quảng Xương 2

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Quảng Xương 2

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện.Tổ chức khoa học thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình. Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người dạy học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

doc 19 trang thuychi01 11063
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Quảng Xương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 
Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 2
Người thực hiện : Nguyễn Thị Ninh
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn : Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ....... 
2
1.1.Lí do chọn đề tài .
2
1.2.Mục đích nghiên cứu ..
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ....
3
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ..
3
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn....
3
2.1.1.Cơ sở lí luận......
3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.
4
2.2.Thực trạng dạy và học .....
4
2.3. Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
5
2.3.1.Thực tiễn ứng dụng phương pháp học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn GDCD lớp 12........................ 
5
2.3.2.Thực tiễn ứng dụng trong dạy học tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua bài 2 - Thực hiện pháp luật ..
11
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ... 
16
 3.1 Kết luận .. 16
 3.2 Kiến nghị  17
 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện.Tổ chức khoa học thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình. Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người dạy học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Chiến lược phát triển giáo dục giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tâp, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề cơ sở và môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực người học trong môn giáo dục công dân nói riêng. Bởi vì môn giáo dục công dân trong trường THPT có vai trò quan trọng trong giáo dục tư tưởng tình cảm, lí tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa, lối sống mà chính những cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Nhờ được cung cấp hệ thống tri thức mà học sinh có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, năng động, sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với những năng lực cơ bản của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định mình, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hợp tác.
Để đảm bảo điều đó và nâng cao chất lượng và hiệụ quả trong giờ dạy đồng thời tạo sự hứng thú, say mê học tập bộ môn của học sinh Tôi đã và đang sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục công dân lớp 12 THPT và thu được kết quả đáng khích lệ.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản:
- Rèn luyện cho học sinh cách suy luận, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, tạo điều kiện cho các em suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn.
- Nhằm phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn, đồng thời nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức.
- Đề tài này có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy kiến thức pháp luật theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục công dân lớp 12.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục công dân lớp 12 THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: Thu thập tài liệu và xử lí thông tin, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề, tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiến
2.1.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Trong những năm qua, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “chuyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
Mục tiêu của môn giáo dục công dân không đơn giản là truyền thụ kiến thức mà quan trọng là hình thành thái độ và các hành vi đối với học sinh. Để thực hiện điều đó cùng với chương trình giáo dục công dân lớp 10, lớp 11 thì chương trình lớp 12 có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ pháp lí của người công dân trên một số lĩnh vực cơ bản, từ đó học sinh hiểu rằng bất cứ người công dân nào, ở bất kì cương vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, phải có trách nhiệm góp phần xậy dựng đất nước giàu đẹp, giữ gìn kỉ cương xã hội, và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.
Sự giác ngộ sâu sắc về các vấn đề được học trong chương trình lớp 12 sẽ giúp học sinh những công dân tương lai của đất nước có được sự chủ động, sáng tạo khi thực hiện quyền nghĩa vụ của mình trong cuộc sống chung của đất nước. Nội dung môn học góp phần tích cực vào giáo dục ý thức và hành vi của người công dân, hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân trong xã hội.Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là việc làm cần thiết góp phần tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động sáng tạo, hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật và vận dụng pháp luật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng linh hoạt các phương phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, do đó đã huy động khai thác tối đa năng lực của học sinh tạo cơ hội cho các em bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề trong cuộc sống.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về các hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, tăng cường hoạt động nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trong nhằm phát triển năng lực xã hội. Môn giáo dục công dân có đặc điểm là gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn giáo dục công dân có những lợi thế để giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát triến năng lực cho học sinh. Bên cạnh các năng lực chung, môn giáo dục công dân còn cung cấp các năng lực chuyên biệt như năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, đất nước; năng lực giải quyết vấn đề pháp luật, đạo đức, chính trị xã hội.
2.2. Thực trạng dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Quảng Xương 2
Cũng giống như thực tế chung của các trường THPT trong cả nước trường THPT Quảng Xương 2 cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Về phía giáo viên: Từ thưc tiễn giảng dạy môn giáo dục công dân trong những năm qua tôi thấy dạy học chương trương trình lớp 12 chủ yếu là kiến thức cơ bản của pháp luật , trong khi đó tài liệu hỗ trợ cho bộ này còn nhiều hạn chế, những nội dung pháp luật sữa đổi, bổ sung thì chưa được cập nhật kịp thời gây khó khăn cho vệc dạy và học
Về phía học sinh: Ở lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi hiếu động, thích tìm tòi khám phá, thích được tự khẳng định bản thân, nhưng các em còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống nên dễ vấp vấp trong cuộc sống.Trong khi đó các em lại chịu nhiều áp lực bởi chương trình học ngày càng nặng hơn, áp lực về thi cử để thực hiện ước mơ hoài bảo của mình.Do đó các em còn lơ là,coi nhẹ bộ môn, mà chỉ học để để đối phó, vì vậy hiệu quả dạy và học chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Về phía nhà trường: Chưa xây dựng được hệ thống tư liệu tham khảo cho bộ môn, cập nhật bổ sung kịp thời được các văn bản pháp luật mới .
2.3. Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Với mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, có thể khẳng định,các phương pháp sử dụng có sự khắc biệt so với phương pháp truyền thống. Trong đó, sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi, sự thay đổi này đã biến quá trình học của học sinh từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Các phương pháp dạy học giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã được đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên làm quen qua các đợt tập huấn và thực hiện trong các giờ dạy trên lớp. Mỗi phương pháp dạy học có những bước cấu trúc khác nhau, thực hiện những chức năng lí luận dạy học khác nhau, có những ưu, nhược điểm. Trong đề tài này tôi xin trình bày một số phương pháp và kĩ thuật dạy học có ưu thế trong việc định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua các giờ học môn giáo dục công dân lớp 12.
2.3.1. Thực tiễn ứng dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Quảng Xương 2:
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn, cần bổ sung cac chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
a) Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát triển năng lực học sinh.
Dạy học nhóm được tổ chức tốt sẽ có tác dụng phát triển năng lực giao tiếp, tăng sự tự tin cho học sinh; năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực sáng tạo, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.
- Ví dụ minh họa 1: Khi dạy bài 2:Thực hiện pháp luật (giáo dục công dân lớp 12), để làm rõ đơn vị chuẩn kiến thức: Thế nào là vi phạm pháp luật, giáo viên tổ chức cho học sinh tháo luận nhóm.
- Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành ba nhóm, cho thảo luận làm rõ các dấu hiệu của vi phạm pháp luật,quy định thời gian giới hạn cho các nhóm.
Nhóm 1: Làm rõ dấu hiệu thứ nhất và cho ví dụ minh họa.
Nhóm 2: Làm rõ dấu hiệu thứ hai và cho ví dụ minh họa.
Nhóm 3: Làm rõ dấu hiệu thú ba và cho ví dụ minh họa.
 + Các nhóm thảo luận , ghi kết quả ra giấy khổ lớn và dán lên bảng.
 + Học sinh cả lớp xem kết quả thảo luận của các nhóm khác và ghi ý kiến bình luận, hoăc bổ sung ý kiến.
+ Sau khi học sinh báo cáo kết quả tháo luận nhóm, giáo viên kết luận dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật:
Thứ nhất là hành vi trái pháp luật.
* Hành vi đó có thể là hành động- làm nghững việc không được làm theo quy định của pháp luật, hoặc không hành động – không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
* Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm, hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
Giáo viên tống kết: Như vậy, vi phạm pháp luật là những hành vi mang đầy đủ ba dấu hiệu trên. Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu cơ bản này thì sẽ không có vi phạm pháp luật.
- Ví dụ minh họa 2: Khi dạy bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (Giáo dục công dân lớp 12), để làm rõ đơn vị chuẩn kiến thức: công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
- Cách thực hiện: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cấu các nhóm đọc sách giáo khoa và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
Nhóm 1,3: Cho ví dụ minh họa về sự bình đẳng trước pháp luật của công dân.
Nhóm 2,4: Cho biết thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Cho ví dụ minh họa.
+ Các nhóm thảo luận, trong khi các nhóm thảo luận giáo viên quan sát, hướng dẫn gợi mở vấn đề cho học sinh và kẻ bảng kết quả thảo luận để học sinh điền sau khi báo cáo.
+ Đại diện nhóm lên trình bày, mỗi nhóm cử 2 học sinh, một học sinh trình bày và một học sinh ghi ngắn gọn kết quả làm việc nhóm váo ô tương ứng ở trên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. giáo viênn kết luận các ý đúng của mỗi nhóm đống thời bổ sung phần còn thiếu và sữa chữa các phần chưa chính xác: “Bình đắng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.”
Sau khi truyền đạt tri thức giáo viên có thể sử dụng câu chuyện pháp luật để giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
 Án chung thân cho người đàn bà bạc nghĩa.
Võ Thị Bờ (48 tuổi) được bà Huỳnh Thị Lũy (59 tuổi hành nghề bói toán) cảm thông với hoàn cảnh kêu về sống chung. Mỗi lần về quê lo công việc, Bờ đều mượn tiền bà Lũy, tổng cộng 6 triệu đồng, lãi suất 2% một ngày, lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền nợ lên đến 20 triệu đồng, Bờ không còn khả năng tri trả nên hai bên xảy ra mâu thuẩn. Bực tức, Bờ nảy sinh ý định giết bà Lũy để kết thúc mọi chuyện nợ nần. Bờ lấy con dao về dấu ở hông nhà, đợi lúc bà Lũy say giấc mò đến lạnh lùng xuống tay. Khi nạn nhân chết Bờ lột hết của cải trên người gồm ba chiếc nhẫn, một sợi dây chuyền, một vòng vàng, 120 ngàn đồngTuy nhiên lực lượng công an đã nhanh chóng tìm ra hung thủ.
Ngày 14/4/2010. Hội đồng xét xử tuyên phạt Võ Thị Bờ mức án chung thân về hai tội giết người và cướp tài sản.( Theo WWW.baomoi.com,ngày 16/4/2010)
Câu hỏi:Qua câu chuyện trên ta thấy công dân khi vi phạm pháp luật phải chị trách nhiệm gì?
Giáo viên kết luận; Qua câu chuyện ta thấy Võ Thị Bờ đã vi phạm pháp luật hình sự (giết người, cướp của) và phải chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm của bà Bờ đã bị xử lí theo luật định. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra.
- Ví dụ minh họa 3: Khi dạy bài 7 “Công dân với các quyền dân chủ” (giáo dục công dân lớp 12), giáo viên có thể tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau.
1.Theo em , học sinh trung học phổ thông có quyền tố cáo các hành vi tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ, sách nhiễu không? Vì sao?
2. Chúng ta cần có thái độ như thế nào và nên làm gì khi phát hiện hành vi tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ?
+ Học sinh thảo luận và trình bày kết quả
+ Giáo viên tổng hợp ý kiến,nhận xét và kết luận.
b) Ứng dụng phương pháp động não.
Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học trước khi giáo viên giới thiệu bài học mới, giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đấy. Phương pháp này góp phần rèn luyện năng lực tư duy độc lập; năng lực giao tiếp; năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Ví dụ minh họa 1: Khi dạy bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (giáo dục công dân lớp 12). Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 1b nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình – Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não.
 - Cách thực hiện: Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện pháp luật.
“Hùm không nỡ ăn thịt con”
Dư luận hết sức phẩn nộ trước vịêc cháu bé Nguyễn Thị Hảo (3 Tuổi) bị hành hung dã man do chính người mẹ của bé. Câu chuyện liên quan đến vợ chồng ông Nguyễn Văn Tước và bà Nguyễn Thị Mỳ (xã Đức Hạnh, Phước Long, Bình Phước).
Ngày 13/9/2008, sau khi đi là về thấy Hảo đang dùng kéo cắt tờ 100 000 đồng nên bà Mỳ tức giận lấy kéo cắt ngón tay của Hảo. Đến ngày 19/9, khi cháu Hảo nghịch ngợm leo cây dâu bên nhà, bà đã lớn tiếng chửi và dùng dao chặt gót chân của Hảo (theo tuoitre.vn.com, ngày 25/9/2008)
+ Gv đưa ra câu hỏi thảo luận lớp:
1. Phân tích hành vi ngược đãi, hành hạ dã man bé Nguyễn Thị Hảo của bà Nguyễn Thị Mỳ?
2. Em có nhận xét gì về hành vi của bà Mỳ và ý kiến của em như thế nào?
+ Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi, những học sinh khác chú ý, bổ sung
+ GV theo dõi, phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh, đồng thời bổ sung và kết luận, đưa ra đáp án hoàn chỉnh.
Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật ( vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái), đồng thời tỏ được thái độ lên án, tố cáo hành vi dã man, ngược đãi con cái của bà Mỳ nói riêng và những gia đình khác trong cuộc sống.
- Ví dụ minh họa 2: Để tìm hiểu đơn vị kiến thức công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. (Bài 3 giáo dục công dân lớp 12)
Giáo viên đưa ra tình huống:
Gia đình anh Nam có hai vợ chồng và một cô con gái.Trong cuộc sống gia đình, anh Nam luôn đi làm về muộn với lí do bận việc cơ quan, vì thế bê trễ việc nhà không hề quan tâm đến gia đình.Một lần con gái ốm nặng phải đi cấp cứu, vợ gọi điện mãi nhưng anh Nam vẫn lặng thinh và vẫn về muộn. Khi vào thăm con trong bệnh viện, thấy vợ cằn nhằn anh Nam còn nổi khùng quát vợ và lí giải vì là đàn ông nên có quyền như vậy, còn bổ phận nuôi con là bổn phận của phụ nữ nên trong chuyện này anh không hề có lỗi.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và phân tích hành động trên của anh Nam.
Sau đó cho học sinh tự xây dựng khái niệm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ dựa trên các kết luận dẫn dắt của giáo viên. “Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật”.
c) Ứng dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
Giáo viên sử dụng câu chuyên có thật hoặc câu chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để chứng minh cho một vấn đề hay một số vấn đề. Nghiên c

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_mon_gia.doc