Dạy - Học bài thơ Chiều tối trong tập Nhật kí trong tù theo đặc trưng thi pháp thể loại, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THPT

Dạy - Học bài thơ Chiều tối trong tập Nhật kí trong tù theo đặc trưng thi pháp thể loại, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THPT

Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc, được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học ở THPT. Tác phẩm vừa là nhật kí vừa là một tập thơ, một văn kiện lịch sử vô giá. Màu sắc đậm đà nhất của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển - một nét phong cách nghệ thuật của Nhật kí trong tù. Bài thơ Chiều tối (Mộ) và phần lớn các bài thơ trong Nhật kí trong tù đều viết bằng chữ Hán theo thể tứ tuyệt cổ điển. Tiếp nhận tập thơ nói chung và Chiều tối nói riêng cần thiết phải nắm được đặc điểm thể thơ tứ tuyệt - một thể thơ hết sức hàm súc, có kết cấu chặt chẽ, hình tượng thơ đa diện, ngôn ngữ thơ đa nghĩa. Hiện nay ở trường THPT, chúng ta đã dạy và học Nhật kí trong tù trên tư cách một tác phẩm văn học hiện đại. Tập thơ thuộc văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Tuy nhiên, trong thực tế có một số bất cập là nhiều người đã từng sai lầm tán dương bản dịch thơ ngay cả khi dịch không đúng nguyên tác hoặc non yếu so với nguyên tác. Dạy học Nhật kí trong tù là dạy học thơ chữ Hán làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt cổ điển nên phải rất thận trọng khi giảng bình về thi đề, thi tứ đặc biệt là phân tích từ ngữ và âm điệu. Như thế, vấn đề dạy học Chiều tối với tư cách là một tác phẩm văn học dịch, một bài thơ cổ điển về hình thức mà hiện đại trong nội dung tưởng chừng là vấn đề cũ hóa ra còn rất mới cần được cập nhật.

doc 24 trang thuychi01 10421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy - Học bài thơ Chiều tối trong tập Nhật kí trong tù theo đặc trưng thi pháp thể loại, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
1.1.1. Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc, được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học ở THPT. Tác phẩm vừa là nhật kí vừa là một tập thơ, một văn kiện lịch sử vô giá. Màu sắc đậm đà nhất của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển - một nét phong cách nghệ thuật của Nhật kí trong tù. Bài thơ Chiều tối (Mộ) và phần lớn các bài thơ trong Nhật kí trong tù đều viết bằng chữ Hán theo thể tứ tuyệt cổ điển. Tiếp nhận tập thơ nói chung và Chiều tối nói riêng cần thiết phải nắm được đặc điểm thể thơ tứ tuyệt - một thể thơ hết sức hàm súc, có kết cấu chặt chẽ, hình tượng thơ đa diện, ngôn ngữ thơ đa nghĩa. Hiện nay ở trường THPT, chúng ta đã dạy và học Nhật kí trong tù trên tư cách một tác phẩm văn học hiện đại. Tập thơ thuộc văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Tuy nhiên, trong thực tế có một số bất cập là nhiều người đã từng sai lầm tán dương bản dịch thơ ngay cả khi dịch không đúng nguyên tác hoặc non yếu so với nguyên tác. Dạy học Nhật kí trong tù là dạy học thơ chữ Hán làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt cổ điển nên phải rất thận trọng khi giảng bình về thi đề, thi tứ đặc biệt là phân tích từ ngữ và âm điệu. Như thế, vấn đề dạy học Chiều tối với tư cách là một tác phẩm văn học dịch, một bài thơ cổ điển về hình thức mà hiện đại trong nội dung tưởng chừng là vấn đề cũ hóa ra còn rất mới cần được cập nhật.
1.1.2. Hiện nay, xã hội ta đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự suy giảm đạo đức trong lớp trẻ đặc biệt ở một bộ phận học sinh. Đó không chỉ là vấn đề nhức nhối của riêng gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội. Đây là lứa tuổi các em bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, các em thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, có lối sống ích kỉ, thực dụng. Việc giáo dục tư tưởng cho các em, nhất là Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh - tư tưởng được kết tinh, phát triển từ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa cho đến nay ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng trong hình thành nhân cách, có được những phẩm chất tốt đẹp, trở thành một công dân có ích cho xã hội. 
	Bộ môn Ngữ văn có đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, rất phù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh kĩ năng sống, bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần yêu nước, tự hào về những truyền thống quý báu của dân tộc, giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách thông qua bài học được rút ra từ tác phẩm văn học. 
	Nhật kí trong tù với giọng điệu hồn nhiên, thoải mái, bình dị đã chuyển tải thành công tư tưởng thẩm mĩ của một nhà cách mạng vô sản chân chính, một bức chân dung tinh thần tự họa của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng Hồ Chí Minh. Trong đó, Chiều tối được xem là bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn, ý chí nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan yêu đời cùng phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng kiên cường của Bác. Dạy bài học này cũng là cách giúp các em có ý thức tự bồi dưỡng tâm hồn, tìm hiểu về tấm gương của Bác và rút ra bài học thiết thực cho chính mình.[12] Qua đó, giúp các em nhận thức được: tác phẩm của một nhà thơ cách mạng không hề triết lí khô khan mà ở đó vẫn thấm đẫm một hồn thơ phóng khoáng cùng chất Đường thi trữ tình sâu lắng, thiết tha. 
 	Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: Dạy - học bài thơ Chiều tối trong tập Nhật kí trong tù theo đặc trưng thi pháp thể loại, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Giúp giáo viên, học sinh nắm chắc đặc trưng thi pháp thể loại của bài thơ Chiều tối trong tập Nhật kí trong tù, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ. Từ đó, giáo dục cho học sinh học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh.
- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học Ngữ Văn, đặc biệt là giờ đọc - hiểu văn bản. 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
	Đối tượng: Là học sinh lớp 11 học chương trình Ngữ văn cơ bản của trường THPT Nông Cống 2. 
	Phạm vi nghiên cứu: Một số văn bản thơ luật Đường thuộc chương trình cơ bản, tập thơ Nhật kí trong tù mà trung tâm thể nghiệm là bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận
	- Phương pháp nghiên cứu điều tra và khảo sát
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
	- Phương pháp phân tích, đánh giá. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Thơ tứ tuyệt và lí luận dạy học thơ tứ tuyệt
a. Khái niệm:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi định nghĩa:
Thơ tứ tuyệt về nghĩa rộng là những bài thơ bốn câu, mỗi câu có năm chữ hoặc bẩy chữ. Loại câu năm chữ gọi là ngũ ngôn tuyệt cú hay là ngũ tuyệt. Theo nghĩa hẹp là một dạng của thơ Đường luật, có quy định bằng trắc, đối. Loại này còn gọi là luật tuyệt để phân biệt với cổ tuyệt là những bài thơ tuyệt cú không làm theo thể thơ Đường luật.[13]
b. Lí luận về dạy học thơ tứ tuyệt
	Thơ tứ tuyệt là một dạng của thơ Đường, là thơ nên khi dạy học thơ tứ tuyệt chúng ta phải dựa trên cơ sở lý thuyết về dạy loại hình trữ tình. Đó là tổ chức cho học sinh phân tích, cắt nghĩa, hoạt động vào chiều sâu tác phẩm để chiếm lĩnh tác phẩm.
	Theo quan niệm của Nguyễn Sỹ Cẩn trong Mấy vấn đề về phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam, giảng thơ Đường theo đặc điểm thể tài cần xuất phát từ kết cấu, từ ngôn ngữ và đặc trưng thẩm mĩ có tính tổng hợp trong thơ cổ. Thơ cổ coi trọng yếu tố họa và nhạc nên trong giảng dạy yêu cầu đọc cần được coi trọng đúng mức. Đọc rõ ràng, diễn cảm, ngắt giọng đúng tiết tấu, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
	Dạy học tác phẩm thơ chính là việc đi phân tích cắt nghĩa bài thơ, là việc đi tìm hiểu hình thức nghệ thuật để khám phá nội dung toàn bài. Nghệ thuật đó là hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ... được sử dụng trong bài thơ. Giảng dạy thơ tứ tuyệt cũng cần tuân thủ theo quy luật ấy.[4] Ở đây, tôi xin nêu các bước cơ bản tiến hành giảng dạy một bài thơ như sau:
 Đọc: Sau khi tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến bài thơ như hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh cảm hứng, chúng ta sẽ đi phân tích văn bản. Muốn thâm nhập vào chiều sâu ấy, ta phải cho học sinh đọc nhiều lần để phá vỡ lớp vỏ bọc ngôn ngữ. Đây là một hoạt động tinh thần cao cấp, một hoạt động sáng tạo đi tới cái tận cùng, cái mà người sản sinh ra văn bản gửi gắm vào câu chữ, hình ảnh. Qua đọc tác phẩm người đọc lĩnh hội được hiện thực cuộc sống, lịch sử được phản ánh thông qua các hình tượng nghệ thuật, hiểu được các vấn đề cuộc sống con người, lí tưởng đạo đức và bước đầu tiếp xúc với quan niệm nghệ thuật của tác giả. Cũng qua việc đọc tác phẩm, học sinh phải nêu được cảm nhận chung của mình về bài thơ. Những cảm nhận ấy trước hết là từ nhạc điệu, âm thanh, sau là hình ảnh, ý tình tác phẩm thấm sâu vào chúng ta. Đọc thơ để bước đầu cảm nhận được nội dung tư tưởng và cảm xúc của toàn bài. Đồng thời qua đọc thơ để đối chiếu với phiên âm tìm ra chỗ dịch chưa sát nghĩa trong bản dịch thơ (hoặc đối chiếu các bản dịch thơ khác nhau). 
 Cắt nghĩa và chú giải: Cắt nghĩa gồm: Cắt nghĩa từ (Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn); cắt nghĩa câu (cấu trúc ngữ pháp - từ hình thức biểu đạt đến cái biểu đạt trong câu); cắt nghĩa hình ảnh (dụng ý của tác giả). Chú giải sâu gồm: Chú giải từ, chú giải điển cố, điển tích
 Đưa ra hệ thống câu hỏi: Về phương diện lí luận, trong công việc dạy văn cần có một hệ thống câu hỏi xuất phát từ đặc trưng bộ môn (đối với thơ tứ tuyệt thì xuất phát từ đặc điểm riêng của chất Đường thi). Câu hỏi phải xoay quanh giá trị hình thức và nội dung của bài. Đặt câu hỏi phải tùy theo bản dịch và mức độ thành công của bản dịch so với nguyên tác mà tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Hệ thống câu hỏi phải luôn ở ba dạng: Câu hỏi phát hiện dành cho học sinh yếu và trung bình; Câu hỏi liên tưởng, cảm xúc dành cho học sinh khá và câu hỏi sáng tạo dành cho học sinh giỏi.[4]
Ngoài ra còn có các thao tác: Tìm hiểu phân chia bố cục; Giải thích từ ngữ, hình ảnh; Mở rộng liên hệ; Thẩm bình nội dungTuỳ từng văn bản cụ thể mà người dạy có thể vận dụng một cách linh hoạt. 
c. Đặc điểm thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
	Nguyễn Đăng Mạnh trong Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: Thơ trữ tình của Bác thường dùng thể tứ tuyệt cổ điển...Mặt khác trong thơ luật, thể tuyệt cú vẫn tự do, phóng túng hơn. Thơ ngắn nên đòi hỏi tính hàm súc cao. Đọc loại thơ này của Bác có nghĩa là tìm hiểu một tâm hồn vĩ đại chứa đựng tập trung trong một khuôn khổ rất hạn chế. Giải quyết mâu thuẫn này về mặt kết cấu không gian thơ Bác phải xây dựng nên nhiều tầng ý nghĩa và hình tượng.[6]
	Nhật kí trong tù phần lớn là những bài thơ đa nghĩa. Bài thơ Chiều tối không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tầng thứ nhất biểu hiện tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên. Tầng thứ hai là tấm lòng kiên cường, ý chí, bản lĩnh phi thường cùng tấm lòng hướng về Tổ quốc, hướng về nhân dân của người chiến sĩ cách mạng, của một thi sĩ. Tứ thơ vận động từ cái riêng đến cái chung, từ bộ phận đến toàn thể, từ bóng tối đến ánh sáng, từ hiện tại đến tương lai. Trong sự vận động ấy mỗi bài thơ lại có vẻ đẹp bất ngờ, độc đáo riêng.
Nhìn chung, thơ Bác uyển chuyển, linh hoạt, kết thúc đột ngột, vừa khép lại lời thơ vừa mở ra một cách bất ngờ cả thế giới hình tượng và ý nghĩa của nó mới khiến lời hết mà ý không cùng.
2.1.2. Lí luận về dạy học tích hợp và tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Tích hợp và dạy học tích hợp
Tích hợp: Theo Từ điển Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, kết hợp. Theo từ điển Giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.[14]
Dạy học tích hợp: Là lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học. Từ đó giúp cho học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống; được thực hiện ngay trong qúa trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
b. Mục đích, nguyên tắc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
Mục đích: Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ hành vi tích cực. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, luôn có tinh thần lạc quan tin tưởng, biết sống và làm việc có trách nhiệm với đất nước.
Nguyên tắc: Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình học của một số môn và hoạt động, phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được triển khai theo hướng tích hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học. Tích hợp phải chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài, góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thưc tiễn cuộc sống.
Tích hợp phải phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình. Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết học đó .
c. Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong bộ môn Ngữ văn và bài thơ Chiều tối trong tập thơ Nhật kí trong tù
Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Mỗi tác phẩm văn chương đến với chúng ta chứa đựng biết bao tình cảm mà các nhà thơ, nhà văn gửi gắm. Mục đích của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà quan trọng hơn là thông qua các tác phẩm để góp phần giúp các em phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách.[9] 
Ngữ văn là môn học có khả năng cao trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh (các bài học viết về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; các tác phẩm của chính Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; những tác phẩm có nội dung gần gũi với tư tưởng Hồ Chí Minh...).
Nhật kí trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (29-8-1942 / 10-9-1943), hơn 70 năm sau, năng lượng tinh thần ngời sáng, tư tưởng đạo đức cách mạng cao cả của bậc minh triết Hồ Chí Minh vẫn lan tỏa và có giá trị giáo dục cao. Tuy đứng ở nhiều góc độ khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung phân tích, đánh giá bài học về ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn song vẫn thể hiện tinh thần lạc quan cánh mạng, lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[12] Bài thơ Chiều tối trong tập thơ Nhật kí trong tù là bài thơ tiêu biểu cho thấy hình ảnh Hồ Chí Minh khác với những người tù, ngay cả trong cảnh lao tù nguy nan nhất, vẫn là người tự do hơn mọi người. Bài thơ đã thể hiện rõ nét tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh kiên cườngcủa nhân cách nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Từ đó giúp học sinh nhận thức: Trong cuộc sống con người luôn là trung tâm, lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống; Con người cần gần gũi với thiên nhiên để cân bằng được cảm xúc, giúp lí trí tỉnh táo; Con người cần gắn bó với đời sống lao động để hướng tới tương laiđó là những nội dung quan trọng cần được tích hợp giáo dục cho học sinh. 
Định hướng về yêu cầu, nguyên tắc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn: Bám sát mục tiêu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng không thể lấy việc dạy học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hay kể chuyện Hồ Chí Minh thay thế cho nội dung bài học Ngữ văn. Đưa nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào giờ học Ngữ văn tùy theo nội dung từng bài học trên nguyên tắc đảm bảo mạch kiến thức, kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn. 
2.2. Thực trạng của bài học
2.2.1. Thuận lợi
	 Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại đã rất được chú ý trong nội dung chương trình bộ môn Ngữ văn. Điều đó được thể hiện trong SGK, đặc biệt ở phần cung cấp tri thức đọc hiểu các loại văn bản.
	Nhật kí trong tù rất tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh, là tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo từ nội dung đến hình thức, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về tập thơ này. Đây chính là những nguồn tài liệu hỗ trợ hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài. Bài thơ Chiều tối được giới thiệu trong chương trình đọc hiểu văn bản lớp 11 chính là cơ sở thuận lợi để thực hành làm sáng rõ những sáng kiến đã nghiên cứu trong đề tài.
2.2.2. Khó khăn
	Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ viết bằng chữ Hán theo thể tứ tuyệt vốn hàm súc. Hơn nữa học sinh lại được tiếp cận thông qua bản dịch thơ nên đây là một khó khăn lớn trong việc định hướng làm thế nào để hướng dẫn học sinh nắm chắc được đặc điểm và phân tích đúng theo đặc trưng thi pháp thể loại.
Khó khăn về điều kiện cập nhật thông tin hiện đại. Giáo viên chưa nắm được những thành tựu lí luận về đặc trưng thi pháp thể loại, về lý thuyết tiếp nhận, về phương pháp đổi mới dạy học văn. Mặt khác, thực tế lâu nay khi giảng dạy các tác phẩm văn thơ Hồ Chí Minh, giáo viên chỉ chú trọng kiến thức về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tâm lí và suy nghĩ của học sinh khi học chỉ cần nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đã là quá đủ.
Khó khăn ở môi trường giáo dục nơi tôi đang công tác: các phương tiện dạy học hiện đại vừa thiếu vừa lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu dạy và học; Thư viện trường chưa đủ những tư liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
Từ thực trạng ấy, thiết nghĩ mỗi giáo viên của chúng ta trong quá trình hoà nhập vào sự nghiệp giáo dục mới cần trang bị cho bản thân nguồn kiến thức phong phú, phương pháp linh hoạt, sáng tạo và chiêm nghiệm, đúc kết những giải pháp thật sự phù hợp; giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội tri thức đầy đủ, sâu sắc; Đồng thời giáo dục các kĩ năng sống, nâng cao khả năng vận dụng đời sống xã hội vào văn học, giải quyết tốt các tình huống đặt ra. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp
	Qua trải nghiệm trong thực tế giảng dạy, tôi nhận ra rằng với bài Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh nên khai thác theo đặc trưng thi pháp thể loại kết hợp sử dụng kỹ thuật dạy học hiện đại (như hoạt động nhóm, kỹ thuật mảnh ghép..); tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thì sẽ thành công hơn. 
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học 
Tiết 89 CHIỀU TỐI
 (MỘ) 
 - Hồ Chí Minh - 
I. Mức độ cần đạt
	- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. 
	- Nhận thức được đặc sắc của bút pháp thơ tứ tuyệt Đường luật thể hiện trong bài thơ. 
II. Trọng tâm kiến thức - kĩ năng
 1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh; phong thái ung dung, tự do, tự tại và niềm lạc quan cách mạng. 
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
 2. Kĩ năng
 Đọc hiểu một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ
 	Tự nhận thức bài học cho bản thân về tinh thần lạc quan, tấm lòng yêu thương, chia sẻ giữa con người với thiên nhiên; giữa con người với con người trong cuộc sống.
III. Phương pháp
 Phương pháp đọc hiểu - đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng; kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
IV. Thiết kế tiến trình giờ dạy – giáo dục
 *Ổn định tổ chức (1 phút)
 * Kiểm tra bài cũ (4 phút) 
? Em hãy đọc lại một bài thơ trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mà em đã được học.
- Yêu cầu: Đọc thuộc, diễn cảm bài thơ.
? Qua bài thơ em có hiểu biết gì về vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh?
-Yêu cầu: Học sinh phát biểu được cảm nhận của mình về vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh qua tác phẩm đã đọc: Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, ý chí cách mạng kiên cường; tấm lòng nhân đạo bao la....
 *Bài mới:
 Trong thời gian bị tù ở Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh bị giải qua nhiều nhà lao. Không thể nói hết những nỗi gian khổ dọc đường giải tù, nhưng Bác ít nhắc đến nỗi khổ ải đó mà nếu có nhắc thì Người pha giọng châm biếm, hài hước, tự trào. Bài thơ Chiều tối (Mộ) là một bài thơ đặc sắc, tưởng như không phải là thơ của tù nhân Hồ Chí Minh mà là một bài thơ của thời thịnh Đường.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5 phút).
 GV yêu cầu 01 đến 02 HS đọc kĩ phần Tiểu dẫn trong SGK. GV cho HS thảo luận bổ sung. 
- HS thuyết trình giới thiệu tập thơ NKTT
- GV chuẩn xác kiến thức.
- Cho HS quan sát tranh bìa tập thơ
?Nêu hoàn cảnh sáng tác và vị trí bài thơ? Xác định thể thơ?
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn văn phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Yêu cầu HS phát hiện những chỗ dịch đạt và chưa đạt. Giải thích vì sao chưa đạt.
- Từ các bài thơ luật Đường đã học, GV cho HS tìm hiểu hướng tiếp cận bài thơ. HS thảo luận tự do theo từng bàn, sau đó đề xuất ý kiến. GV tổng hợp và có thể phải định hướng để HS cảm nhận chung về bài thơ từ đó xác định đúng bố cục văn bản. 
I. Tìm hiểu chung
1. Tập thơ Nhật kí trong tù
- Hoàn cảnh sáng tác: được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
- Giá trị cơ bản: Là tập nhật kí viết bằng thơ. Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán: là bức tranh hiện thực nhà tù và xã hội Trung quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch; vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh; phong cách

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_bai_tho_chieu_toi_trong_tap_nhat_ki_trong_tu_theo_da.doc
  • docBìa ,ML SKKN 2017 2018.doc
  • docPHỤ LỤC SKKN 2018.doc