Chuyên đề Effective writing

Chuyên đề Effective writing

Câu là một nhóm từ chúng ta sử dụng để giao tiếp dưới dạng chữ viết hoặc lời nói. Câu là một đơn vị ngôn ngữ hành chính, độc lập và bao gồm hai thành phần chính: chủ ngữ (subject) và vị ngữ (predicate).

+ Chủ ngữ là một từ hoặc một cụm từ định danh con người, sự vật hoặc địa điểm mà câu nói tới. Chủ ngữ thường là một danh từ (noun), cụm danh từ (noun phrase) hoặc đại từ (pronoun).

+ Vị ngữ cung cấp thông tin về chủ ngữ. Vị ngữ bao gồm một động từ (verb) và thành phần phụ (modifier) hoặc bổ ngữ (complement). Động từ là một bộ phận quan trọng nhất của vị ngữ. Động từ diễn tả hành động (action) hoặc trạng thái (state of being). Bổ ngữ là một từ hoặc một cụm từ được sử dụng để hoàn thiện nghĩa của động từ.

Note: Tất cả các câu trong tiếng Anh phải có chủ ngữ và động từ (Trường hợp với câu mệnh lệnh ẩn chủ ngữ “you”). Một câu có thể là câu trần thuật (statement), câu hỏi (question), câu mệnh lệnh (command), câu cầu khiến (request) hoặc câu cảm thán (exclamation). Chữ cái đầu tiên của một câu phải được viết hoa và câu phải được kết thúc bằng một đấu chấm hết – full stop (.), dấu chấm hỏi – question mark (?) hoặc dấu chấm than –exclamation mark (!).

doc 39 trang Mai Loan 13/07/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Effective writing", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYÊN ĐỀ:
 Effective Writing
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thông qua nội dung chuyên đề, giúp HS đội tuyển HSG có cái nhìn khái quát, hệ 
thống, đầy đủ về kĩ năng làm phần thi viết, một trong những phần khó trong đề thi môn 
tiếng Anh. Bao gồm viết câu theo cấu trúc, và viết esay.
 - HS có kiến thức mở rộng nâng cao và biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập liên 
quan đến nội dung chuyên đề.
- Giáo dục cho HS có ý thức tìm hiểu tài liệu để mở rộng, nâng cao, hiểu sâu sắc kiến 
thức trong chương trình học; kích thích tinh thần ham học, sự sáng tạo của HS trong học 
và làm bài thi.
B/ ĐỐI TƯỢNG- PHẠM VI- PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG.
1- Đối tượng bồi dưỡng: HS đội tuyển HSG Tiếng Anh lớp 9( đang bồi dưỡng thi HSG 
cấp Tỉnh)
 Thời gian thực hiện: 8 tiết.
2- Phạm vi kiến thức bồi dưỡng: - Sentence writing.
 - Essay.
 - Unity, coherence, and progression. 
3- Phương pháp bồi dưỡng: Phương pháp dạy kỹ năng viết.
C/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
 Chapter I
I- Sentence writing.
 A- Định nghĩa câu.
 Câu là một nhóm từ chúng ta sử dụng để giao tiếp dưới dạng chữ viết hoặc lời nói. 
Câu là một đơn vị ngôn ngữ hành chính, độc lập và bao gồm hai thành phần chính: chủ 
ngữ (subject) và vị ngữ (predicate).
 + Chủ ngữ là một từ hoặc một cụm từ định danh con người, sự vật hoặc địa điểm 
mà câu nói tới. Chủ ngữ thường là một danh từ (noun), cụm danh từ (noun phrase) hoặc 
đại từ (pronoun).
 + Vị ngữ cung cấp thông tin về chủ ngữ. Vị ngữ bao gồm một động từ (verb) và 
thành phần phụ (modifier) hoặc bổ ngữ (complement). Động từ là một bộ phận quan 
trọng nhất của vị ngữ. Động từ diễn tả hành động (action) hoặc trạng thái (state of 
being). Bổ ngữ là một từ hoặc một cụm từ được sử dụng để hoàn thiện nghĩa của động 
từ.
Note: Tất cả các câu trong tiếng Anh phải có chủ ngữ và động từ (Trường hợp với câu 
mệnh lệnh ẩn chủ ngữ “you”). Một câu có thể là câu trần thuật (statement), câu hỏi 
(question), câu mệnh lệnh (command), câu cầu khiến (request) hoặc câu cảm thán 
(exclamation). Chữ cái đầu tiên của một câu phải được viết hoa và câu phải được kết Ví dụ: That sweet memory is always in my mind.
 S V A 
 We can come back there this summer.
 S V A( place) A (time)
 Last summer our family went to Ha Long Bay.
 A (time) S V A (place)
d. Chủ ngữ + động từ + tân ngữ ( SVO)
Trong cấu trúc này thành phần tân ngữ phải là một tân ngữ trực tiếp (direct object). Tân 
ngữ trực tiếp đề cập đến con người hay sự vật bị tác động bởi hành động của động từ. 
Tân ngữ trực tiếp phải đứng ngay sau động từ. Tân ngữ ở cấu trúc này có thể là một 
danh từ, đại từ, một cụm từ hoặc một mệnh đề.
Ví dụ: I like watching horror film.
 S V O
 They didn’t see me.
 S V O
e. Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + bổ ngữ ( SVOC)
 Trong cấu trúc này động từ luôn là một nội động từ (intransitive verb), tân ngữ 
luôn là một tân ngữ trực tiếp (direct object) và bổ ngữ (complement) theo sau tân ngữ 
cung cấp thông tin cho tân ngữ chứ không phải là chủ ngữ. Thành phần bổ ngữ có thể là 
danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ: Sports and games make our bodies strong.
 S V O C
 I consider him my elder brother.
 S V O C
f. Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + trạng ngữ (SVOA)
 Cũng giống như ở cấu trúc SVOC, tân ngữ trong cấu trúc này cũng là một tân ngữ 
trực tiếp và thành phần trạng ngữ bổ nghĩa cho tân ngữ chứ không phải là chủ ngữ.
Ví dụ: She keeps her stamp collection in the wordrope.
 S V O A
 You can put it anywhere you want.
 S V O A
g. Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + tân ngữ ( SVOO)
 Trong cấu trúc này tân ngữ đầu là tân ngữ gián tiếp (Indirect object: Oi). Tân ngữ 
gián tiếp đứng ngay sau động từ và thường chỉ người. Tân ngữ trực tiếp ( direct object: 
Od) đứng ngay sau tân ngữ gián tiếp và thường đề cập đến những vật bị tác động bởi 
hành động của động từ.
Ví dụ: My parents bought me a computer on my birthday.
 S V Oi Od A
 Keeping pets brings me a lot of benefits.
 S V Oi Od
h. Một số dạng thức biến đổi câu. * Chủ ngữ mệnh đề tường thuật là everything, something, anything, nothing thì đại 
từ nhân xưng đuôi là it.
* Chủ ngữ là everyone, everybody, someone, somebody, anyone, anybody, no one, 
nobody thì ta dùng they.
(d). Let’s go for a walk, shall we?
* Sau Let’s thì đuôi để hỏi là shall we.
(e) - Open the door, will you?
 - Don’t be late, will you?
* Ở câu mệnh lệnh kể cả câu khẳng định và phủ định ta đều dùng đuôi hỏi will you.
(f) I’m late, aren’t I?
* Ở mệnh đề khẳng định là I am, ta dùng đuôi hỏi aren’t I. Ta cũng có thể dùng am 
I not nhưng không phổ biến và chỉ được dùng trong văn phong trang trọng, xã giao 
( formal).
(g). I think you shouldn’t buy that house, should you?
* Mệnh đề tường thuật bắt đầu bằng I think, I don’t think, I’m sure, I suppose + 
mệnh đề (clause) thì ta cấu tạo câu hỏi đuôi cho mệnh đề sau.
 Note: Nghĩa của câu hỏi đuôi phụ thuộc vào ngữ điệu (tone) của phần đuôi. 
Nếu ngữ điệu giáng ( falling tone), thì đó không thực sự là một câu hỏi mà thực chất 
người nói muốn tranh thủ sự đồng tình của người nghe. Nếu ngữ điệu thăng (rising 
tone), đó thực chất là câu hỏi để kiếm chứng xem thông tin, ý kiến của người nói có 
đúng không.
3. Viết câu phức hợp. ( COMPLEX SENTENCE)
 Một câu phức được cấu tạo bởi một mệnh đề độc lập (independent clause) và một 
hoặc nhiều mệnh đề phụ thuộc (dependent clause). Mệnh đề phụ thuộc là một mệnh đề 
đi với một từ nối phụ thuộc (subordinator) như: when, while, where, who, because, as, 
if, even though, so that
 Mệnh đề phụ thuộc có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu phức. Khi mệnh đề phụ 
thuộc đứng ở đầu câu, ta phải dùng dấu phẩy (,) để tách với mệnh đề độc lập.
Trong một câu phức nối hai ý, một ý thường quan trọng hơn ý kia. Ý quan trọng hơn 
được đặt ở mệnh đề độc lập, còn ý ít quan trọng hơn được đặt ở mệnh đề phụ thuộc.
Một câu phức được tạo bởi:
 Mệnh đề độc lập + Mệnh đề phụ
 ( Independent clause) ( Dependent clause)
Hoặc: 
 Mệnh đề phụ + Mệnh đề độc lập
 ( Dependent clause) ( Independent clause)
Note: Mệnh đề phụ thuộc được tạo bởi:
 Từ nối phụ thuộc + Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ
 ( Subordinator) (Subject) (Verb) ( Complement)
Ví dụ: 
1. Because the cost of education is rising, many students must work part-time
 Sub Independent clause - If you don’t hurry, you’ll miss the train.
- (=Unless you hurry, you’ll miss the train.)
- You can use my car as long as you drive carefully.
- Suppose you won the first prize, what would you do?
- She’ll go to the party only if she has finished her work.
- You should take some water with you in case you get thirsty.
C. Mệnh đề danh từ ( Noun clause)
 Từ nối phụ thuộc Nghĩa
 (Subordinator ( Meaning)
 That 
 Who
 Whoever Bất cứ người nào
 What Bất cứ cái gì
Bao gồm những câu hỏi lấy Whatever Bất cứ nơi đâu
thông tin ( Wh- questions) Where Bất cứ nơi nào
 Wherever
 How much (many, often)
Bao gồm những câu hỏi trả Whether ( or not) Liệu ..(có) không
lời Có/ Không ( Yes / No If
questions)
Ví dụ: 
- I think that he is a good teacher.
- That the world is round is a fact.
( = It is the fact that the world is round.)
- I don’t know where she lives.
- We don’t care whatever he has done.
- What she said surprised me.
- I don’t know whether / If she will come.
- I wonder whether or she will come or not.
D. Mệnh đề trạng ngữ ( Adverbial Clauses)
 Từ nối phụ thuộc Nghĩa
 (Subordinator ( Meaning)
 When Khi
 While Trong khi
 As soon as Ngay sau khi
Thời gian ( Time) After Sau khi
 Before Trước khi
 Until/ till Mãi đến khi
 Since Kể từ khi
 As = while / when Trong khi; khi
 Where And Furthermore, besides, in 
 addition, moreover, also, Cung cấp thêm thông tin.
But, yet however, nevertheless, still, 
 in contrast, on the contrary, Cho ý kiến trái ngược
 on the other hand
For Otherwise, consequently, Lí do
Or therefore, thus, Lựa chọn giữa hai khả 
 accordingly, as a result năng có thể.
So Kết quả
nor Sự lựa chọn phủ định.
b. Cách cấu tạo câu ghép ( Formation of a compound sentence)
b1. Sử dụng từ nối mệnh đề ( Using coordinating conjunctions).
- Một câu ghép được cấu tạo bởi: 
Mệnh đề độc lập + Từ nối mệnh đề + Mệnh đề độc lập
( Independent clause) ( Coordinating conjunction) ( Independent clause)
Ví dụ: 
- John is very good at speaking in the public, and his ambition is to become an orator.
- I enjoy playing tennis, but I hate playing golf.
- We have taken two tests, yet we must take two more this week.
- We listened eagerly, for he bought news of our families.
- Are you planning to meet her, or she’ll go to meet you?
- Tom finished his homework early, so he decided to go to the party.
- She didn’t study maths, nor did she study English.
b2. Sử dụng từ nối câu ( Using sentence connectors).
Một câu ghép cúng có thể được tạo bởi:
Mệnh đề độc lập + Từ nối câu + Mệnh đề độc lập
( Independent clause) ( Sentence connector) ( Independent clause)
Ví dụ: 
- I know this painting is a forgery; moreover, I know who painted it.
- Travelling by train is very interesting; however, it has both its advantages and 
disadvantages.
- I have no problems; otherwise,I would have telephoned you.
- He is on holiday; therefore, he is unable to attend the meeting.
Note: Ta có thể dùng những từ nối câu ( sentence connectors) ở trên để nối các ý câu 
hoặc các đoạn văn với nhau bằng cách dùng dấu chấm (.) thay cho dấu chấm phảy (;).
Ví dụ: 
- I know the painting is a forgery. Moreover, I know who painted it.
- Tavelling by train is very interesting. However, it has both its advantages and 
disadvantages.
6. Viết câu đảo ngữ ( INVERSION)
Trong tiếng Anh, khi những từ và nhóm từ sau đứng ở đầu câu thì động từ trong mệnh 
đề chính của câu đảo lên trước chủ ngữ để nhấn mạnh nghĩa câu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_effective_writing.doc