Chuyên đề Các dạng bài tập nhằm nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém môn Lịch sử Lớp 9 thông qua chuyên đề lịch sử Việt Nam trong những năm 1930-1945

Chuyên đề Các dạng bài tập nhằm nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém môn Lịch sử Lớp 9 thông qua chuyên đề lịch sử Việt Nam trong những năm 1930-1945

- Về đội ngũ: 100% CBQL,GV-NV được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, đảm bảo giảng dạy, công tác. Nhà trường là tập thể đoàn kết, tập trung dân chủ, thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các tổ chức, đoàn thể được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Công tác quản lý đã có tiến bộ. Chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện được nâng lên.

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể thành phố Vĩnh Yên, của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân phường Hội Hợp, đặc biệt sự lãnh đạo trực tiếp của phòng GD-ĐT thành phố Vĩnh Yên để nhà trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm năm học 2018-2019 và được công nhận tập thể lao động tiên tiến, trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục năm 2015 và tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chuẩn trong năm học 2018-2019.

- Học sinh ngoan, chăm học, kết quả giáo dục toàn diện năm học 2017-2018 tiến rõ rệt như thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và thi vào lớp 10 THPT là điều kiện tốt cho năm học 2018-2019.

- Cơ sở vật chất được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, UBND thành phố, Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên, phường Hội Hợp đầu tư, trang bị tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2018-2019.

doc 47 trang Mai Loan 12/06/2025 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Các dạng bài tập nhằm nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém môn Lịch sử Lớp 9 thông qua chuyên đề lịch sử Việt Nam trong những năm 1930-1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TÊN CHUYÊN ĐỀ
“CÁC DẠNG BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤ ĐẠO 
HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 THÔNG QUA CHUYÊN 
ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1945”
 MỞ ĐẦU
I. Thực trạng chất lượng giáo dục của trường THCS Hội Hợp năm học 
2018-2019
1. Thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi 
- Về đội ngũ: 100% CBQL,GV-NV được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, đảm bảo 
giảng dạy, công tác. Nhà trường là tập thể đoàn kết, tập trung dân chủ, thực hiện 
tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các tổ 
chức, đoàn thể được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Công tác quản lý đã có 
tiến bộ. Chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện được nâng lên.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân 
dân, các đoàn thể thành phố Vĩnh Yên, của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân phường 
Hội Hợp, đặc biệt sự lãnh đạo trực tiếp của phòng GD-ĐT thành phố Vĩnh Yên 
để nhà trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm năm học 2018-2019 và được công 
nhận tập thể lao động tiên tiến, trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất 
lượng giáo dục năm 2015 và tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chuẩn trong năm 
học 2018-2019.
- Học sinh ngoan, chăm học, kết quả giáo dục toàn diện năm học 2017-2018 tiến 
rõ rệt như thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và thi vào lớp 10 THPT là 
điều kiện tốt cho năm học 2018-2019.
 - Cơ sở vật chất được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, UBND thành phố, Phòng 
GD&ĐT Vĩnh Yên, phường Hội Hợp đầu tư, trang bị tạo điều kiện cho nhà 
trường thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2018-2019. 
1.2. Khó khăn
 1 - Tốt nghiệp THCS 158/158 = 100%.
- Tỷ lệ thi đỗ vào THPT\học sinh dự thi đạt 120/158 = 75.95%, tỷ lệ học sinh đỗ 
THPT/học sinh tốt nghiệp là 120/158 = 75.95%.
3. Kết quả bộ môn lịch sử năm học 2018- 2019
3.1. Điểm trung bình môn
 Trung 
 Giỏi Khá Yếu Kém
TSHS bình
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
158 22 13,9 40 25,4 90 57 6 3,7 0 0
3.2. Điểm trung bình thi vào Trung học phổ thông
- Điểm trung bình thi vào THPT: 6,1; đứng thứ 4 thành phố và đứng thứ 41 tỉnh. 
- Có 13 học sinh có điểm thi dưới 5.
II. Mục đích của chuyên đề
1. Đối với học sinh: Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản phần lịch sử Việt 
Nam giai đoạn 1930-1945, biết giải quyết các dạng bài tập lịch sử đơn giản ở 
các mức độ nhận thức nhận biết và thông hiểu có liên quan đến giai đoạn này.
2. Đối với giáo viên: Đây là giai đoạn lịch sử thường được sử dụng nhiều trong 
các kì thi và kiểm tra, nên giáo viên cần khắc sâu kiến thức cơ bản, sử dụng 
phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với từng kiểu bài để nâng cao chất 
lượng học tập môn Lịch sử, giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
III. Cấu trúc nội dung của chuyên đề
Chương 1. Hệ thống hóa nội dung kiến thức
Chương 2. Các dạng câu hỏi và phương pháp giải các câu hỏi trong luyện 
thi học sinh yếu kém
Chương 3. Hệ thống bài tập tự giải
 3 - Giải thích được một số sự kiện lịch sử
c. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ Hồ chí Minh, niềm tin vào 
sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào dân tộc.
d. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và 
sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tìm hiểu lịch sử; năng lực nhận thức và tư duy 
lịch sử:
2. Bảng mô tả mức độ nhận thức
 Cấp độ tư duy Mô tả
 Nhận biết đây là nhóm bài tập chủ yếu - Trình bày được nội dung, ý nghĩa của 
 tái tạo lại hình ảnh quá khứ, qua đó rèn Hội nghị thành lập Đảng.
 luyện cho học sinh kĩ năng ghi nhớ, tái 
 - Trình bày được nội dung cơ bản của 
 hiện , liệt kê, trình bày được sự kiện, hiện 
 Luận cương chính trị.
 tượng, niên đại, nhân vật, địa danh lịch 
 sử, nêu diễn biến các cuộc kháng chiến, - Trình bày được những nét chủ yếu 
 chiến dịchtrong chương trình, sách giáo của phong trào cách mạng giai đoạn 
 khoa, bài giảng mà học sinh đã học. 1930 – 1931 và 1936 – 1939. 
 Nhóm bài tập này chủ yếu xây dựng dưới - Nêu được tình hình Việt Nam dưới 
 hình thức trắc nghiệm khách quan với các ách thống trị của Pháp – Nhật Bản.
 từ để hỏi thường là, cái gì, bao nhiêu, 
 hãy định nghĩa, cái nào., bao giờ, . - Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân 
 hoặc câu hỏi tự luận ở dạng trình bày với dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành 
 các động từ nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, chính quyền: chuyển hướng chiến lược 
 khái quát . của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra 
 đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào 
 Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm kháng Nhật cứu nước. 
 tra trí nhớ của Hs về các dữ liệu, số liệu, 
 các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm, giúp - Trình bày được diễn biến chính của 
 học sinh ôn lại được những gì đã học, đã Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự 
 5 - Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do 
Nguyễn Ái Quốc dự thảo
- Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng
- Ngày 24 tháng 2, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra nhập Đảng Cộng Sản 
Việt Nam 
* Ý nghĩa : như một Đại hội thành lập Đảng: Chính Cương Vắn Tắt, Sách 
Lược Vắn Tắt, Điều lệ tóm tắt được Đại hội thông qua là cương lĩnh đầu tiên 
của Đảng
b. Luận cương chính trị (10/1930)
* Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng (10/1930)
- Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương
- Bầu ban chấp hành trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư
- Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo
* Nội dung luận cương chính trị
- Nhiệm vụ: Cách mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn : Cách mạng tư sản dân 
quyền và Cách mangjxax hội chủ nghĩa.
- Lực lượng : Công nhân, nông dân do công nhân lãnh đạo
- Vai trò lãnh đạo của Đảng
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
* Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Với cách mạng Việt Nam:
+ Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân 
và phong trào yêu nước
+ Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt 
Nam. Khẳng định giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo 
cách mạng chấm dứt thời kì khủng hoảng trong đường lối lãnh đạo phong trào 
cách mạng.
+ Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu quyết định cho những bước phát triển 
nhảy vọt của cách mạng Việt Nam sau này
- Với thế giới : Là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới 
3.2. Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935
a. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
 7 * Phong trào ở Nghệ- Tĩnh:
- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Mở đầu là cuộc đấu 
tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930.
- Phong trào phát triển lên bước mới là cuộc tổng bãi công của toàn thể công 
nhân khu công nghiệp Vinh-Bên Thủy nhân ngày Quốc tế chống chiến tranh đế 
quốc 1-8-1930. 
- Từ sau 1-5 đến tháng 9-1930, ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An 
và Hà Tĩnh nổ ra hàng loạt cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hình 
thức biểu tình có vũ trang tự vệ.
- Phong trào phát triển tới đỉnh cao trong tháng 9-1930. Phong trào quần chúng 
tập hợp dưới khẩu hiệu chính trị kết hợp với khẩu hiệu kinh tế diễn ra dưới hình 
thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ, tiến công vào cơ 
quan chính quyền địch ở địa phương.
- Ngày 12-9-1930, hai vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) đã biểu tình 
phản đối chính sách khủng bố của Pháp và tay sai.
- Trong suốt hai tháng 9 và 10-1930, nông dân ở Nghệ-Tĩnh đã vũ trang khởi 
nghĩa, công nhân đã phối hợp với nông dân phản đối chính sách khủng bố của 
địch. Hệ thống chính quyền đế quốc, phong kiến ở nhiều nơi tan rã.
- Để thay thế chính quyền cũ, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, các Ban 
Chấp hành nông hội đã đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở 
nông thôn. Đây là một hình thức chính quyền nhân dân theo kiểu Xô-viết.
- Chính quyền Xô viết ở các làng, xã đã thực hiện một số chính sách:
+ Kinh tế : chia lại ruộng đất công , giảm tô , xóa nợ , bãi bỏ thuế của đế quốc , 
phong kiến.
+ Xã hội: khuyến khích học chữ quốc ngữ , bài trừ mê tín dị đoan , giáo dục ý 
thức chính trị cho nhân dân .
+ Quân sự : tổ chức các đội tự vệ vũ trang .
+ Chính trị :thực hiện quyền tự do dân chủ, các tổ chức quần chúng.
 9 thêm ngột ngạt. Yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân 
chủ được đặt ra.
b. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939
* Chủ trương của Đảng:
- Về kẻ thù: Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân là bọn phản động thuộc 
địa Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân 
dân Pháp.
- Về nhiệm vụ cách mạng. “Chống phát xít, chống Chiến tranh đế quốc, chống 
bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.
- Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936) (đến 3/1938 đổi 
tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp lực lượng yêu nước.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: triệt để lợi dụng khả năng đấu tranh hợp 
pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ đảng viên được nâng cao, uy tín và 
ảnh hưởng của Đảng lan rộng, thấm sâu trong quần chúng.
- Quần chúng được tập hợp đấu tranh; chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chính sách của 
Đảng, của Quốc tế Cộng sản được tuyên truyền và giáo dục sâu rộng.
- Tổ chức Đảng được củng cố và phát triển. Đảng ta được rèn luyện và trưởng 
thành trong lãnh đạo đấu tranh.
- Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của 
Đảng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
3.4. Việt Nam trong những năm 1939-1945
a. Tình hình thế giới và Đông Dương
* Tình hình thế giới
- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tháng 6/1940, phát xít 
Đức tiến vào nước Pháp, chính phủ Pháp nhanh chóng đầu hàng.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_cac_dang_bai_tap_nham_nang_cao_chat_luong_phu_dao.doc
  • docbìa chuyên đề.doc